Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi tin học lớp 12 Tin học ôn thi tốt nghiệp Tin học cơ bản
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Gợi ý: Học sinh có một câu trả lời hoàn chỉnh, cụ thể nói rõ thêm: - Trong CSDL đó có những thông tin gì? - CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, về vấn đề gì? Ví dụ: Trường ta có ứng dụng CSDL. CSDL của trường chứa thông tin về HS và phục vụ quản lí HS (điểm, thông tin về HS, ) 2. Trong câu trả lời cần thể hiện rõ hai điểm: - CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiết bị nhớ của máy tính. - Hệ QT CSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. 3. Câu hỏi gợi ý: - Để quản lí sách cần thông tin gi? - Để quản lí người mượn cần thông tin gì? - Để biết về những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn, cần những thông tin gì? - Để phục vụ một bạn đọc: + Người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện hay không? + Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay không? + Có phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không? 4. Ví dụ nêu ra không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu. Do đó có thể đưa ra nhiều ví dụ để giải thích các yêu cầu khác nhau của hệ CSDL. Bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Cho phép: - Khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu. - Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu. 2. Các thao tác trên CSDL có thể phân nhóm: - Thao tác với cấu trúc dữ liệu: khai báo tạo lập dữ liệu mới, - Cập nhật dữ liệu, các thao tác này chỉ tác động lên nội dung dữ liệu. - Khai thác thông tin: tìm kiếm, sắp xếp dữ liệu và kết xuất báo cáo. 3. HS cần phải nêu được hai điểm quan trọng nhất nhằm nói rõ các hệ QT CSDL cần phải có khả năng kiểm soát và điều khiển truy cập. - Đảm bảo an ninh hệ thống, ngăn chặn các truy cập và xử lí không được phép. Ví dụ: hệ thống quản lí kết quả học tập. - Đảm bảo tính nhất quán khi có thao tác cập nhật. 4. HS phải giải thích được cho sự lựa chọn của mình. 5. Chức năng quan trọng nhất của hệ QT CSDL là cung cấp các dịch vụ cần thiết để khai thác thông tin từ CSDL, bởi vì CSDL được xây dựng để "đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau". 6. Lưu ý: thông tin chuyển động hai chiều: xuất phát người dùng đến CSDL rồi trở lại người dùng. Tuy vậy, khi xuất phát thông tin là các yêu cầu truy vấn, còn khi trở lại người dùng thi thông tin là kết quả truy vấn. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1 1. HS chỉ cần tìm hiểu cách thức phục vụ mượn đọc tại chỗ, mượn về nhà, nội quy thư viện (thời gian mượn sách, số lượng sách được mượn mỗi lần, quy ước một số sự cố khi vi phạm nội quy, ) và một số loại phiếu hay sổ sách tối thiểu như thẻ mượn đọc, thẻ mượn về nhà, sổ theo dõi sách trong kho, sổ theo dõi tình hình sách cho mượn, 2. HS cần biết phân chia hệ thống thành các hoạt động chính của quá trình quản lí sách và mượn/trả sách trong thư viện trường THPT: - Quản lí sách gồm các hoạt động như nhập/xuất sách vào/ra kho (theo hóa đơn mua hoặc theo biên lai giải quyết sự cố vi phạm nội quy), thanh lí sách (do sách lạc hậu nội dung hoặc theo biên lai giải quyết sự cố mất sách), đền bù sách hoặc tiền (do mất sách), - Mượn/trả sách gồm các hoạt động như: + Cho mượn: kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm sách trong kho, ghi sổ mượn/trả và trao sách cho HS mượn. + Nhập sách trả: kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối chiếu sách trả và phiếu mượn, ghi sổ mượn/ trả, ghi sự cố trả quá hạn hoặc hư hỏng (nếu có), nhập sách về kho. + Tổ chức thông tin về sách và tác giả: giới thiệu sách theo chủ đề. chuyên đề, tác giả, sách mới, Ngoài ra, còn có cách thức giải quyết sự cố vi phạm nội quy, 3. Thông tin về từng đối tượng có thể như sau: - Người mượn (HS): Số thẻ, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Lớp, Địa chỉ, Ngày cấp thẻ, Ghi chú, - Sách: Mã sách, Tên sách, Loại sách, Nhà xuất bản, Năm xuất bản, Giá tiền, Mã tác giả, Tóm tắt nội dung sách (một đến hai dòng), - Tác giả: Mã tác giả, Họ và tên tác giả, Ngày sinh, Ngày mất (nếu có), Tóm tắt tiểu sử (một đến hai dòng), 4. Sau đây là một số bảng: - Bảng TACGIA (thông tin về tác giả): MaTG, HoTen, NgSinh, NgMat, TieuSu - Bảng SACH (thông tin về sách): MaSach, TenSach, LoaiSach, NXB, NamXB, GiaTien, MaTG, NoiDung - Bảng HOCSINH (thông tin về độc giả): MaThe, HoTen, NgSinh, GioiTinh, Lop, NgayCap, DiaChi - Bảng PHIEUMUON (quản lí việc mượn sách): MaThe, SoPhieu, NgayMuon, NgayCanTra, MaSach, SoLuongMuon - Bảng TRASACH (quản lí việc trả sách): SoPhieu, NgayTra, SoBB. - Bảng HOADON (quản lí các hóa đơn nhập sách): So_HD, MaSach, SLNHAP. - Bảng THANHLI (quản lí các biên bản thanh lí sách): So_BBTL, MaSach, SLTL. - Bảng DENBU (quản lí các biên bản về sự cố mất sách, đền bù sách và tiền): So_BBDB, MaSach, SLDENBU, TIENDENBU. Bài 3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS 1. Access là hệ QTCSDL dùng trên các máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ, cho phép lưu trữ và xử lí dữ liệu dạng bảng. Các chức năng chính của Access là thiết kế bảng, thiết lập mối liên kết giữa các bảng, lưu trữ, cập nhật và kết xuất thông tin. 2. Các đối tượng cơ bản trong Access: Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo. 3. Có hai chế độ làm việc với các loại đối tượng: chế độ thiết kế (Design View) và chế độ trang dữ liệu (Datasheet View). Riêng biểu mẫu có thêm chế độ biểu mẫu (Form View). 4. Những cách tạo đối tượng trong Access: dùng các mẫu tạo sẵn bằng thuật sĩ (wizard), tự thiết kế hoặc kết hợp thuật sĩ và tự thiết kế. 5. Để khởi động Access, thực hiện một trong ba thao tác sau: - Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình. - Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ Microsoft Office. - Chọn Start - All Programs - Microsoft Access. Để kết thúc Access, thực hiện một trong ba thao tác sau: - Nháy đúp vào biểu tượng ở góc trên bên trái của cửa sổ Microsoft Access. - Nháy vào nút của cửa sổ Microsoft Access. - Chọn File - Exit. Bài 4: CẤU TRÚC BẢNG 1. Mỗi hàng thể hiện một cá thể phân biệt trong bài toán quản lí. Bởi vậy trong một bảng được thiết kế tốt không có hai hàng giống hệt nhau vì như thế là dư thùa dữ liệu, dẫn tới kết quả không chính xác khi làm việc với CSDL. 2. Có thể khai báo kiểu dữ liệu cho mỗi thuộc tính như sau: - Số báo danh: Text hoặc Number hoặc AutoNumber. - Họ và tên: Text. - Ngày sinh: Date/time. - Điểm số: Number. 3. Các bước chỉ định khóa chính: - Chọn khóa chính: trong bảng dữ liệu nêu ở câu 2 thì chọn trường SBD (số báo danh) vì mỗi số báo danh tương ứng thông tin về một học sinh. - Thao tác: Mở bảng ở chế độ thiết kế. Nháy ô ở bên trái tên trường SBD, nháy nút khóa chính hoặc chọn Edit - Primary Key. 4. Trong trường hợp đã chỉ định là khóa chính thì các trường tạo nên khóa chính và các trường đã thiết đặt tính chất thuộc tính bắt buộc (Required) là không được bỏ trống (Not Null) khi nhập dữ liệu. Trong trường hợp người dùng để Access tự đặt thêm trường ID (kiểu AutoNumber) là khóa thì hiển nhiên trường này cũng tự động không được để trống. 5. Tạo cấu trúc bảng: mở cửa sổ cấu trúc bảng, tạo các trường (chọn tên trường, chọn kiểu dữ liệu, thiết đặt tính chất của trường), chỉ định khóa chính, lưu cấu trúc bảng. Thay đổi cấu trúc bảng: thay đổi thứ tự các trường, thêm, xóa, sửa trường. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2 Tạo cấu trúc bảng - Download BÀI 5: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG 1. Các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng. - Cập nhật dữ liệu: + Thêm (Add): Nháy nút New Record (>*); + Chỉnh sửa (Edit): Ở chế độ hiển thị trang dữ liệu của bảng có thể sửa giá trị các bản ghi hiện thời; + Xóa (Delete) bản ghi hiện thời: Nháy nút (>x); - Sắp xếp và lọc dữ liệu: sắp tăng, giảm theo trường (ở chế độ hiển thị trang dữ liệu của bảng), lọc ra các bản ghi thỏa mãn một số điều kiện (có hai cách: lọc theo ô dữ liệu đang chọn, lọc theo mẫu). - Tìm kiếm đơn giản: Tìm kiếm các bản ghi có giá trị của một trường (hoặc một phần của trường) là một cụm từ nào đó. - Thay thế. - In dữ liệu. 2. Các thao tác sắp xếp các bản ghi tăng dần theo trường To: - Mở bảng (chế độ hiển thị trang dữ liệu); - Chọn trường: nháy vào phía trên tiêu đề cột To. - Nháy vào nút tăng dần( A-Z). 3. Các thao tác để lọc các học sinh nữ, sinh ngày 01/09/1991: - Nháy nút lọc theo mẫu Filter by Form; - Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: nhập "Nữ" trong cột GT và nhập ># 01/09/1991# trong cột NgSinh; - Nháy nút lọc để thực hiện lọc. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3 Thao tác trên bảng - Download BÀI 6: BIỂU MẪU 1. Sự khác nhau giữa chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế: - Chế độ biểu mẫu: có thể xem, sửa, thêm bản ghi (thao tác như trên bảng) nhưng chủ yếu là để nhập dữ liệu (thường được thiết kế nhập cho từng bản ghi). - Chế độ thiết kế: dùng để tạo hoặc sửa cấu trúc của biểu mẫu như chọn các trường cần đưa vào biểu mẫu, chọn vị trí hợp lí của chúng trên màn hình giao diện (thường giống các tài liệu chứa dữ liệu nguồn), tạo một số nút lệnh thực hiện một số thao tác. 2. Thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ: Bước 1: Nháy đúp Create form by using wizard; Bước 2: Trong hộp thoại Form Wizard; - Chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô Tables/Queries; - Chọn các trường đưa vào biểu mẫu từ ô Available Fields; - Nháy Next để tiếp tục. Bước 3: Chọn bố cục (layout) biểu mẫu, kiểu dáng (style) biểu mẫu, tên biểu mẫu. Bước 4: Có thể đánh dấu chọn Open the form to view or enter information để xem hay nhập dữ liệu hoặc chọn Modify the form's design để chuyển sang chế độ thiết kế cho phép tiếp tục sửa biểu mẫu. Bước 5: Cuối cùng nháy Finish. 3. Các bước tạo biểu mẫu để nhập và sửa thông tin cho mỗi học sinh: Bước 1: Có thể dùng thuật sĩ trước, thứ tự thao tác như câu 2. Áp dụng cụ thể: - Nháy đúp Create form by using wizard; - Trong hộp thoại Form Wizard; + Chọn bảng HOC_SINH từ ô Tables/Queries; + Chọn các trường của bảng đưa vào biểu mẫu từ ô Available Fields bằng cách nháy vào nút >>; + Nháy Next để tiếp tục. - Chọn bố cục (layout) biểu mẫu là Columnar, kiểu dáng (style) biểu mẫu là Standard, tên biểu mẫu: NHAP THONG TIN HOC SINH. - Chọn Modify the form's design để chuyển sang chế độ thiết kế cho phép tiếp tục sửa biểu mẫu. Bước 2: Thiết kế thêm cho phù hợp - Thay đổi nội dung các tiêu đề; - Sử dụng phông chữ tiếng Việt: Chọn ô nhãn có chứa tên trường, nháy nút phải chuột để xuất hiện bảng chọn tắt, nháy Properties, trong cửa sổ thuộc tính nhãn, chọn Font Name là Times New Roman, trong ô nhãn, gõ lại tên trường bằng chữ Việt. - Thay đổi kích thước ô nhãn (hiện tên trường) và ô nhập dữ liệu (của Text Box). Thực hiện khi con trỏ có dạng mũi tên hai đầu. - Di chuyển vị trí các trường. Thực hiện khi con trỏ có dạng bàn tay. - Sau khi thay đổi, nháy nút Save để lưu biểu mẫu. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4 Tạo biểu mẫu đơn giản - Download BÀI 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU 1. Mẫu hỏi là một đối tượng trong Access để sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác. Mẫu hỏi thường được sử dụng để: - Sắp xếp các bản ghi. - Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước. - Chọn các trường để hiện thị. - Thực hiện tính toán như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm các bản ghi, - Tổng hợp và hiện thị thông tin từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác. 2. Liệt kê các bước cần thực hiện khi tạo mẫu hỏi: - Chọn bảng, mẫu hỏi làm nguồn dữ liệu. - Tạo lập các quan hệ giữa các bảng và mẫu hỏi nguồn (nếu quan hệ cũ không thích hợp). - Chọn các trường cần hiển thị. - Thêm vào các trường mới là kết quả thực hiện các phép tính trên các trường của bảng hay mẫu hỏi nguồn. - Đưa các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi. - Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lọc, gộp nhóm. 3. Cho một ví dụ về biểu thức trong Access. Ví dụ: Biểu thức số học cho từng trường tính toán. TongDiem : [Toan] + [Li] + [Hoa] + [Van] + [Tin] Biểu thức logic thiết lập điều kiện lọc: [GT] = "Nu" AND [NgSinh] > #01/09/1991# 4. Bộ lọc trong bảng khác với điều kiện chọn trong mẫu hỏi như thế nào? Bộ lọc trong bảng: Chỉ đặt điều kiện lọc để lấy dữ liệu trên một bảng; Điều kiện chọn trong mẫu hỏi: Có thể đặt điều kiện lọc dữ liệu trên nhiều bảng liên kết với nhau. 5. Nêu một ví dụ thể hiện sự cần thiết của trường tính toán: Ví dụ: Một bảng quản lí điểm thi có các trường: Toan, Li, Hoa, Van, Tin ghi nhận diểm các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Tin của các học sinh. Mẫu hỏi KETQUATK cho biết điểm tổng kết nhờ có thêm trường tính toán TB thể hiện điểm tổng kết trung bình các môn: TB : ([Toan] + [Li] + [Hoa] + [Van] + [Tin]) / 5 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5, 6, 7 Liên kết giữa các bảng, mẫu hỏi trên một bảng, mẫu hỏi trên nhiều bảng - Download BÀI 9: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO 1. Hãy nêu những ưu điểm của báo cáo Báo cáo là một đối tượng của Access để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo các mẫu văn bản báo cáo tổng hợp dữ liệu. Báo cáo là phương thức tốt nhất, có nhiều khả năng linh hoạt để in các dữ liệu trong một CSDL (đặc biệt là khả năng gộp nhóm). Những ưu điểm của báo cáo: - Trong các báo cáo có thể so sánh, tổng hợp và tính tổng theo nhóm các tập hợp dữ liệu lớn. - Có thể sử dụng các thành phần định dạng (kiểu chữ, màu sắc), các phân tử đồ họa mở rộng (logo, ảnh, nhãn thư, thẻ dự thi, phiếu báo điểm, giấy mời, các bảng biểu như bảng lương, danh sách cán bộ, danh sách phòng thi, các văn bản tổng kết và báo cáo định kì, quý và năm, 2. Câu hỏi và câu trả lời tương ứng? - Hỏi: Báo cáo tạo ra với mục đích gì? Trả lời: Thống kê học sinh có điểm trung bình môn Tin học >= 8.5. - Hỏi: Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Trả lời: Bảng HOC_SINH, các trường MaSo, HoDem, Ten, To, Tin. - Hỏi: Chọn trường nào gộp nhóm? Trả lời: Chọn trường To (phân nhóm theo đơn vị tổ học sinh). - Hỏi: Sắp xếp dữ liệu theo trường nào? Sắp xếp tăng hay giảm? Trả lời: Sắp xếp dữ liệu theo trường Diem, sắp xếp giảm (chọn Descending). - Hỏi: Bố trí các trường trong báo cáo như thế nào? Trả lời: Cách bố trí: Stepped. Kiểu dáng: Compact. 3. Tại sao nên kiểm tra lại báo cáo trước khi in? Để kiểm tra nội dung và hình thức của báo cáo trước khi in. Nếu cần, có thể dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa lại. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8 Tạo báo cáo - Download BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 9 Bài thực hành tổng hợp - Download BÀI 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 3. Có hai tiêu chí phải đồng thời được thỏa khi chọn khóa chính cho bảng: - Nó là khóa. - Số thuộc tính là ít nhất. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 1. Nên chọn khóa như sau: - Bảng THÍ SINH chọn trường STT, SBD là khóa, trong đó SBD là khóa chính. - Bảng ĐÁNH PHÁCH chọn trường STT, SBD, Phách làm khóa, khóa chính. - Bảng ĐIỂM THI chọn trường STT, Phách làm khóa, trong đó Phách làm khóa chính. 2. BÀI 11: CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1. Có thể dùng máy tính để quản lí các CD (thư viện CD gia đình) ghi bài hát, phục vụ tìm kiếm CD chứa bài hát muốn nghe hay tìm các CD có các bài hát do một ca sĩ nào đó biểu diễn. - Quản lí hồ sơ đăng kí xe máy hoặc ô tô đế có thể nhanh chóng tìm ra chủ phương tiện khi cần thiết. - Quản lí vân tay phục vụ công tác điều tra, phá án. 2. Ví dụ, để quản lí thư viện CD gia đình ta có đối tượng quản lí là các CD. Thông tin cần lưu trữ cho một CD có thể là: - Số hiệu đĩa. - Tên đĩa. - Tên bài hát. - Nhạc sĩ. - Ca sĩ (ban nhạc) thực hiện. - Nơi cất giữ. 3. Thông tin trong CSDL nói trên cần phải được cập nhật khi: - Có thêm CD mới (mới mua thêm hay được tặng). - Khi một CD bị hỏng hoặc bị mất. - Khi thay đổi chỗ lưu trữ của CD. 4. Một trong những lúc cần kết xuất thông tin là khi muốn tìm CD chứa bài hát nào đó hoặc muốn biết là trong thư viện CD của mình đã có bài hát đó chưa. Ví dụ, chuẩn bị đón giao thừa, bạn muốn mở nhạc bài "Happy new year" của ban nhạc ABBA. Nếu không nhớ bài hát này được ghi ở đĩa nào và cất ở đâu, bạn phải truy xuất thông tin từ CSDL để nhanh chóng tìm được đĩa cần thiết. Các mẫu báo cáo có thể cần chuẩn bị là: - Danh sách các bài hát trên một đĩa. - Danh sách các bài hát cùng một tác giả và tên đĩa CD. BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2. Chi phí phần cứng giảm do chỉ cần máy chủ có cấu hình đủ mạnh để lưu trữ và quản trị CSDL. BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CSDL 3. Tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định bảo mật của hệ thống như: - Không tìm cách lấy cắp mật khẩu của người khác. - Không làm lây lan virus, - Định kì thay đổi mật khẩu. 4. Nếu ta không làm thay đổi tham số bảo vệ (như mật khẩu truy cập, khóa mã thông tin ) thì sớm hay muộn các thông tin đó trở thành phổ cập và không còn tác dụng bảo vệ. Ví dụ, một nhân viên phục vụ hệ thống chuyển sang nơi công tác và không có quyền được sử dụng CSDL, tài khoản của người đó phải bị hủy và có thể phải thay đổi mật khẩu của cả nhóm tương ứng. - Các chương trình tin tặc cũng có thể dò tìm cách tránh hệ thống bảo vệ. Việc thay đổi thường xuyên tham số bảo vệ sẽ làm cho việc dò tìm trở nên khó khăn hơn nhiều. . 2. Câu hỏi và câu trả lời tương ứng? - Hỏi: Báo cáo tạo ra với mục đích gì? Trả lời: Thống kê học sinh có điểm trung bình môn Tin học >= 8.5. - Hỏi: . Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Gợi ý: Học sinh có một câu trả lời hoàn chỉnh, cụ thể nói rõ thêm: - Trong CSDL đó có những thông tin gì? - CSDL