1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi sơ sinh hài nhi ấu nhi (0 3t)

27 4,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 44,96 KB

Nội dung

Sự phát triển vận động và định hướng vào môi trường xung quanh của trẻ hài nhi - Thông qua giao tiếp với người lớn, đứa trẻ không những pháttriển về mặt sinh lý mà còn phát triển về cả m

Trang 1

I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH (0-2 THÁNG)

1 Vai trò của các phản xạ không điều kiện

Từ một môi trường tương đối ổn định trong bụng mẹ, đứa trẻchào đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ củamôi trường không khí với vô số kích thích từ bên ngoài Đờisống của bé được đảm bảo nhờ những cơ chế di truyền có sẵngiúp bé hình thành những phản xạ không điều kiện đầu tiên:

- Phản xạ tự vệ: co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt khi

có ánh sáng lóe lên trước mặt… để hạn chế bớt những kíchthích từ môi trường bên ngoài

- Phản xạ định hướng: trẻ quay đầu về phía ánh sáng mạnh,

nhìn theo một nguồn ánh sáng đang chuyển động

Phản xạ định hướng không phải là một phản xạ bẩm sinh Nóđược nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờnhững kích thích bên ngoài (do người lớn tạo ra), là cơ sở banđầu của hoạt động tìm tòi ở trẻ

- Các phản xạ khác như: phản xạ mút, phản xạ thở, phản xạbấu, phản xạ trườn (khi chạm vào lòng bàn chân), phản xạ vềnhiệt độ…

=> Các phản xạ không điều kiện trên dù không phải cơ sở của

sự phát triển tâm lý, tuy nhiên chúng giúp trẻ:

+ Thích nghi với điều kiện sống mới, đảm bảo sự sống cho cơthể và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể

+ Là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện, tiếp nhận kinhnghiệm và hành vi đặc biệt của con người

2 Tình trạng bất phân (cảm giác không phân định)

- Trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân trong cảm nhận mọi vật+ Trong tháng đầu, trẻ hầu như không tiếp nhận kích thích từbên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bênngoài quá mạnh mới nhận ra Ban đầu, nội cảm chiếm ưu thế,

về sau, ngoại cảm chiếm ưu thế

+ Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định.+ Đến hết tuần thứ sáu, bé có thể cảm nhận một số kích thích

từ môi trường bên ngoài

Trang 2

- Trẻ sớm nhận ra mặt người và phản ứng với gương mặt người,còn những đồ vật khác thì không gây phản ứng gì.

+ Ớ giai đoạn này, cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảmlấn át ngoại cảm Nhưng ở vùng môi, miệng và họng, là nơi màmột kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìmbú

+ Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển

+ Bé vừa bú vừa nhìn mẹ, hai cảm giác ở miệng và mắt kết hợplại Những lúc miệng rời vú, không còn cảm giác gần nhưngcảm giác xa vẫn còn

+ Dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng vì không bị đứtđoạn

=> Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ với đối tượng

3 Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài, nhu cầu gắn bó với người khác

3.1 Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài

- Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng

+ Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng khi nhìn vật sáng để gần và khinghe tiếng động to

=> Nhu cầu tiếp nhận ấn tượng xuất hiện, trẻ nhìn theo các vật

di động hoặc phản ứng với âm thanh, đặc biệt là giọng nóingười lớn và rất thích nhìn vào mặt người

Dần dần, trẻ có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vịkhác nhau

- Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giácphát triển nhanh để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài Đó lànhờ sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết lànão bộ

- Điều kiện thiết yếu để não bộ có thể phát triển bình thường là

sự luyện tập của các giác quan để thu nhận các tín hiệu từ thếgiới bên ngoài

- Người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoàicho trẻ tiếp nhận để phát triển nhanh các phản xạ định hướngcủa trẻ vào thế giới xung quanh

Trang 3

3.2 Nhu cầu gắn bó với người khác

- Lọt lòng mẹ, trẻ đã có những ứng xử làm người lớn phải quantâm như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thểhiện một nhu cầu gắn bó với người lớn, đặc biệt là với mẹ

- Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm bú, mặt khác

là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về

=> Quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng bậc nhất

và xuất hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ - con

- Sự gắn bó mẹ - con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọngnhất, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ

- Mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một trong những nhu cầu gốc,

có ngay từ đầu, lúc trẻ mới sinh ra

- Như vậy, trong trường hợp trẻ bị tách khỏi mẹ quá sớm, thìđiều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bó

mẹ - con, nhu cầu này có thể thỏa mãn bằng một người khácyêu thương, sẵn lòng ôm ấp, vỗ về

- Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con, ở cả hai phía mẹ và conđều phát ra tín hiệu cho nhau Có bốn kiểu quan hệ gắn bó mẹ -con như sau:

Kiểu

quan hệ

mẹ-con

Đặc điểm tín hiệu

Đối tượng thường gặp

Đặc điểm hành vi

Biện pháp khắc phục

Kiểu thứ

nhất

Tín hiệuphát ra

ở mẹ vàcon đềumạnh

Cặp mẹcon sinh

nở bìnhthường,

mẹ tròncon

vuông,xuất phát

từ lòngước aomong đợicủa mẹđối với sự

Mối quan hệgắn bó mẹ -con được thiếtlập một cách

dễ dàng,thuận lợi

Trang 4

ra đời củacon

Kiểu thứ

hai

Tín hiệuphát ra

từ người

mẹ thìmạnh,

từ conthì lạiyếu

Trẻ bịthiếu

tháng haykhuyết tậtbẩm sinh

Con thườngchậm chạm

và khó khăntrong việctiếp nhận tínhiệu và bày tỏcảm xúc vớimẹ

Người mẹ nêngiao tiếp với conmột cách nhẹnhàng, từ tốn

Kiểu thứ

ba

Tín hiệucủa conthì mạnhnhưngtín hiệucủa mẹlại yếu

Nhữngngười mẹ

có conmột cáchbất đắc dĩ,khôngtheo ýmuốn…

-Người mẹthường lạnhlùng, thờ ơ vớicon, khôngmuốn giaotiếp với con…

-Không nhậnđược tín hiệucủa mẹ, tínhiệu phát racủa đứa béyếu dần đi, cókhi mất hẳn,

bé lâm vàotình trạng ủ ê,mệt mỏi, dễmắc phảichứng “trầmcảm”

-Cần có biệnpháp khơi dậy tínhiệu từ người mẹ.-Sự động viên và

sự quan tâm từngười chồng,người thân vàngười xungquanh sẽ gópphần giúp mẹtìm lại tình yêu

và khao khát gầngũi con

-Giải pháp tâm lýcũng là một biệnpháp hiệu quảđối với những mẹmắc bệnh trầmcảm sau sinh…Kiểu thứ

Tín hiệuphát rađều yếu

ở cả mẹ

và con

Cả mẹ vàcon đềukhông cócảm giáccần sựgần gũi,gắn bó(con bị

Mẹ và conđều không có

sự trao đổi tínhiệu chonhau, dầndần cả mẹ và

bé đều lâmvào tình trạng

-Cần có biệnpháp khơi dậy tínhiệu ở cả haiphía -Trườnghợp này rất cần

sự hỗ trợ củanhững ngườixung quanh, cần

Trang 5

thiếuthánghoặckhuyếttật; mẹ cócon mộtcách bấtđắc dĩ,khôngtheo ýmuốn…)

ủ ê, mệt mỏi,tỉnh cảm mẹ-con xa cách

cả thầy thuốc lẫnnhà tâm lý học => Tạo ranhững quan hệgắn bó mẹ - conngay từ nhữngngày đầu trẻ mới

ra đời là cáchphòng ngừa tốtnhất, tránh chotrẻ nguy cơ chậmphát triển hayphát triển lệchlạc về sinh lýcũng như tâm lýsau này

=> Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giaotiếp giữa em bé với những người xung quanh

- Dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúccảm đặc biệt hướng tới người lớn Phản ứng này gọi là phứccảm hớn hở

=> Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là lúc chuyển từ thời kì

sơ sinh bước sang thời kì mới: tuổi hài nhi

II ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI (2 - 15 THÁNG)

1.Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo

Trang 6

- Cùng với giao tiếp với người lớn, dần dần xuất hiện ở trẻ nhucầu cầm nắm, sờ mó đồ vật Lúc này người lớn trở thành trunggian giữa trẻ với đồ vật.

- Nhờ hoạt động phối hợp của người lớn, ở trẻ nảy sinh khảnăng bắt chước hành động của người lớn Đây là điều kiện quantrọng để trẻ gia tăng vốn kinh nghiệm

- Nhờ giao tiếp với người lớn, dần dần hình thành cho trẻ thóiquen, hành vi, cung cách ứng xử tốt

- Giao tiếp với người lớn là điều kiện quan trọng để trẻ pháttriển ngôn ngữ mới, hình thành trong tuổi hài nhi

=> Tóm lại: Giao tiếp với người lớn là điều kiện quan trọng

trong sự phát triển của trẻ hài nhi Đây vừa là điều kiện để trẻphát triển xúc cảm, ngôn ngữ, hành vi của trẻ Vừa là điều kiệntiên quyết để trẻ trưởng thành

2 Sự phát triển vận động và định hướng vào môi trường xung quanh của trẻ hài nhi

- Thông qua giao tiếp với người lớn, đứa trẻ không những pháttriển về mặt sinh lý mà còn phát triển về cả mặt tâm lý, nói nhưbác sỹ Nguyễn Khắc Viện: “Sự giúp đỡ của người lớn trong giaiđoạn này biến đứa trẻ từ 1 thực thể sinh vật thành 1 thực thể

xã hội”.Để thấy được sự phát triển tâm lý của trẻ trong giaiđoạn này, người ta xem xét trên một số khía cạnh đó là sự pháttriển về cảm giác và nhận biết thế giới, vận động

2.1 Cảm giác

- Về thị giác:

Trang 7

+ Người ta thấy trong những tuần đầu ở trẻ chưa có sự hội tụ

về hình ảnh ở 2 mắt, hình ảnh 1 vật nhưng ở 2 mắt lại khácnhau Lúc đầu đứa trẻ chỉ tập trung vào những vật di độngtrong vài giây Đến tháng thứ 2 đứa trẻ đã nhìn vào đối tượngđược lâu vài phút ở khoảng cách lúc đầu từ 20-30 cm, đến đầutháng thứ 3 nhìn được 1,5-2m Cuối tháng thứ 3 nhìn được 2-4m.Đến tháng thứ 4 trẻ đã biết phối hợp giữa thị giác và vậnđộng

- Về thính giác:

+ Từ lâu người ta thường cảm thấy cái thai cựa quậy sau khitiếng động lớn vang lên được vài giây.Kết quả nghiên cứu chothấy là cái thai ở tuần thứ 26-28 đã nhạy cảm với tiếngđộng.Cuối tháng 1 đứa trẻ đã ức chế được các cử động tậptrung vào kích thích âm thanh, trẻ có thể phát hiện ra hướng cótiếng động Cuối tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 trẻ đã biết quayđầu về phía có tiếng động Các nhà nghiên cứu đã cho thấy làtrẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể phân biệt được các tiếng động cómức chênh lệch về cường độ khá nhỏ Trẻ cũng rất giỏi phânbiệt các tiếng nói

+ Ví dụ: Đang khóc mà nghe thấy tiếng mẹ nói là trẻ nín ngay

- Khả năng nhận biết mặt người: Khi nhì vào mắt người xungquanh, trẻ 1 tháng chỉ nhìn thấy 1 phần nhỏ của bộ mặt và cóchiều hướng nhìn vào các đường viền bên ngoài.Khi trẻ đã được

3 tháng trẻ đưa mắt nhìn vào bên trong khuôn mặt và nhìn các

bộ phận như mắt, tai, mũi, miệng khá lâu.Người ta đã quan sátthấy trẻ mỉm cười thích thú ngay cả khi đứa trẻ thấy 1 cái mặt

nạ người Tuy nhiên trẻ 3 tháng vẫn chưa phân biệt người nàyvới nười khác mà phải 6 tháng tuổi trẻ mới bước đầu phân biệtđược và có thể nhớ được mặt người lạ

Trang 8

hướng xem chỗ nào, ở đâu phát ra âm thanh ấy vận động củatay từ chỗ bấu, nắm chặt ( mang tính chất phản xạ ) đến chỗtrẻ biết cầm, nắm vật gì đó 1 cách chủ động hơn

- Ví dụ: Trẻ 1-2 tháng bất cứ cái gì đặt vào lòng tay trẻ cũng

chặt, nhưng trẻ 3,4 đến 5 tháng thấy cái gì hay hay, thích thúthì trẻ lập tức với tay và cầm ngay Đôi bàn tay của trẻ cũngngày càng phát triển từ chỗ trẻ chưa biết cầm nắm đồ vật đếnchỗ trở thành công cụ nhận thức các thuộc tính của đối tượngkhi nó cầm ,nắm, sờ, nắn đồ vật

- Đến tháng thứ 3 trẻ biết lẫy, tháng thứ 4 trẻ bắt đầu cầm nắm

đồ vật xong còn vụng về các thao tác trên đồ vật

- Khoảng từ tháng thứ 6 trở đi trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật nhưngchưa làm hoàn toàn hoạt động của mình, cuối tháng thứ 6 đầutháng thứ 7 trẻ đã biết trườn, bò, đứng, 9 tháng lò dò biết đi( tuy nhiên ở 1 số trẻ thì ở giai đoạn này chậm hơn )

- Đến 12 tháng trở đi động tác nắm đồ vật trở nên chính xácthuần thục.Vò trí các ngón tay co duỗi phù hợp với các đồ vật.Tuy nhiên quá trình phát triển vận động với đồ vật và địnhhướng với môi trường xung quanh của trẻ phụ thuộc nhiều vào

sự hướng dẫn tổ chức của người lớn

- Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàntoàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của con người.Cho nên ngườilớn thường xuyên, hướng dẫn giúp đỡ trẻ thao tác trên đồ vật làđiều kiện cho sự phát triển vận động đặc biệt là đôi bàn tay

=> Từ chỗ quan sát đồ vật trẻ dần dần quan tâm kết quả hànhđộng đến đồ vật, nhờ vậy tạo điều kiện cho sự phát triển khảnăng quan sát (tri giác) tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ đồng thời giúptrẻ nắm được những thuộc tính khác nhau của sự vật tạo điềukiện của sự phát triển khả năng định hướng vào môi trườngxung quanh của trẻ tốt hơn Trong dạy học ở lứa tuổi này, ngườilớn (giáo viên) cần hướng dẫn tổ chức, khuyến khích trẻ hoạtđộng thao tác trên đồ vật nhằm xây dựng cho trẻ biểu tượng ởmôi trường xung quanh tạo điều kiện phát triển tư duy và cácchức năng tâm lý khác

3.Hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ

Trang 9

Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ

* Khoảng 3 tháng tuổi:

- Những cuộc "trò chuyện" giữa người lớn với trẻ hài nhi đã khêu gợi ở đứa trẻ những trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn

- Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe và bắt chước những âmthanh trong lời nói của những người xung quanh

- Đứa trẻ sớm biết yên lặng khi người lớn nói chuyện với nó

- Trẻ nói được tối thiểu 2 âm tiết khác nhau như u a…

* Khoảng 5-6 tháng tuổi:

- Nhu cầu giao tiếp với người lớn của trẻ đã có chọn lọc, trẻ có thể nhận ra người lạ, người quen

Ví dụ: Trẻ thường mừng rỡ khi gặp người quen, chơi cùng người quen và đôi

khi sợ hãi, khóc khi gặp người lạ

- Trẻ bắt đầu phân biệt trạng thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn

Ví dụ: Trẻ vui mừng khi người khác cười, vỗ tay và mếu máo khi nghe tiếng

Trang 10

nó xuống”;…Thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ của đầu , cơ thể,bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên.

Bập bẹ là hình thức đặc biệt của hoạt động tự lực của đứa trẻ là phương tiện giao tiếp tiền ngôn ngữ và là phương tiện biểu hiện trạng thái cảm xúc

* Càng về cuối 1 tuổi:

- Đứa trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ Lúc này trẻ hiểu ý người lớn chủ yếu qua ngữ âm âm điệu của lời nói

Âm bập bẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này

- Trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ tức quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ

Ví dụ: Cùng là câu nói: “Lại đây với bác !” được nói với ngữ điệu trìu mến, âu

yếm thì đứa trẻ sẽ mỉm cười và ưa tay ra, nhưng nếu được nói với ngữ điệu nặng nề giận dữ thì trẻ tỏ ra sợ hãi thậm chí là òa khóc

- Trong tiếng bập bẹ trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học nói

- Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của việc phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe

+ Quá trình dạy trẻ thông hiểu lời nói thường được diễn ra như sau: Người lớn hỏi trẻ “Cái gì đó ở đâu ?”

Ví dụ như “ Mẹ đâu, bố đâu ?”, “ con mèo đâu ?”…

+ Những câu hỏi đó gây ra ở trẻ phản ứng định hướng, đứa trẻ bắt đầu tìm kiếm.Lúc đầu người lớn cần chỉ ra đối tượng cho trẻ nhìn thấy, sau đó cần lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình đó kết quả là hình thành được mối liên hệ giữa các âm thanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho

* Cuối tuổi hài nhi:

- Mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ

- Trẻ có thể hiểu được đa số các từ chỉ các đồ chơi, quần áo, người thân và các con vật nuôi trong gia đình

Ví dụ: Từ chỉ người thân như “mẹ, bà”, từ chỉ con vật: “mèo, chó”…

Như vậy trong quá trình giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh

Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơ nhưng rất

quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người, ở giai

Trang 11

đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.

III ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ ẤU NHI (15-36 THÁNG)

1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi

- Ngay trong thời kì hài nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạtđộng khá phức tạp với các đồ vật, nhưng những hành động củatrẻ hài nhi với đồ vật chỉ là vu vơ (manipulation) chứ khôngnhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng

nó Do đó trẻ chơi nghịch với cái thìa cũng chẳng khác gì chơivới cái bút, cái que,cái gậy,

- Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồvật được thay đổi đáng kể Đồ vật lúc này đối với trẻ không phảichỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó mộtchức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tươngứng Chẳng hạn cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìanhất định Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạtđộng của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật Cứ như vậy

nó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội được kết tínhvào trong các đồ vật Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày cànggiống với cách sử dụng của người lớn (như cầm bút, cầm thìa,

gõ trống, tháo mở hộp)

- Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo Vì nhờ

có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiênđược bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đốitượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm,lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày.Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trítuệ

- Chức năng của đồ vật là thuộc tính ẩn tàng, trẻ không thểphát hiện được bằng những hành động chơi - nghịch như trẻ hàinhi vẫn làm Hành động đồ vật của trẻ ấu nhi cũng khác vềchất so với các hành động tương tự mà người ta thường thấy ởloài khỉ Con khỉ cũng có hành động với đồ vật, nhưng khôngnhằm tìm hiểu chức năng của đồ vật và cũng không cần tìm

Trang 12

hiểu phương thức sử dụng tương ứng Con khỉ có thể uống nướctrong cốc nhưng cũng có thể uống nước trong chậu, trong xô,miễn là có nước Đối với con khỉ thì chậu, cốc, xô đều như nhau.Sau khi thỏa cơn khát xong, nó coi những đồ vật đó cũng nhưmọi đồ vật khác và hành động với đồ vật đó theo tình huốngngẫu nhiên Còn đối với trẻ khi được người lớn dạy cho cáchuống nước bằng cốc, thì sau đó mỗi khi khát nước trẻ chỉ vàocái cốc và đòi lấy cốc, nếu người lớn mang cốc đến thì trẻ tỏ ramừng rỡ và đưa cốc lên miệng để uống

=> Như vậy là trẻ đã nắm được chức năng của cái cốc và biếtđược phương thức hành động với cái cốc theo kiểu người Điều

đó tuyệt nhiên không có nghĩa là sau khi đã lĩnh hội được mộthành động với một đồ vật nào đó thì trẻ sẽ luôn luôn sử dụng

đồ vật đó theo chức năng của nó Chẳng hạn khi đùa nghịch,đứa trẻ có thể cho bàn tay vào cốc để nghịch nước, nhưng lúc

đó nó hoàn toàn biết rằng hành động này không phù hợp vớichức năng của cái cốc Trong lứa tuổi trước, trẻ hài nhi có thểlàm bất cứ hành động nào mà trẻ biết được để tác động vàomột đồ vật (như cầm que gõ vào cốc, ném cốc xuống sànv.v ), còn trẻ ấu nhi, sau khi biết hành động đúng với chứcnăng của một đồ vật nào đó, trẻ cũng có thể hành động biếnbáo đi theo ý thích của mình, chẳng hạn, nhiều khi nó cũngmuốn hành động với cái cốc một cách tự do, tuỳ tiện, nhưngtrên một mức độ hoàn toàn khác là, trẻ ấu nhi đã nắm đượcchức năng cơ bản của cái cốc và phương thức hành động tươngứng Điều quan trọng là trong khi lĩnh hội những hành động sửdụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh

hội được những quy tắc hành vi trong xã hội Ví dụ: khi hờn dỗi

trẻ có thể ném cái cốc xuống sàn, nhưng rồi nó tỏ ra sợ hãi khinhìn vào mặt người lớn, vì nó biết làm như vậy là vi phạm quytắc sử dụng đồ vật Thái độ của người lớn lúc này đồng tình hayphản đối là hết sức quan trọng để củng cố việc nắm vững quytắc hành vi xã hội cho trẻ

- Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sựđịnh hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triểnmới Khi gặp một đồ vật lạ, trẻ không chỉ muốn biết "đây là cái

gì ?" mà còn muốn biết "có thể làm gì với cái này ?" Nếu được

Trang 13

sự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, trẻ em sẽ nhanhchóng nắm được phương thức hành động với đồ vật theo kiểungười Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình học làmngười của trẻ

- Nhờ có hoạt động chủ đạo này, chức năng của các đồ vật lầnđầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ, trở thành đối tượng thuhút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá -> Nắmđược chức năng của đồ vật, biết được phương thức và hànhđộng với đồ vật theo kiểu người -> Quá trình tâm lý của trẻphát triển, đặc biệt là trí tuệ

- Trẻ nắm được phương thức sử dụng đồ vật trong sinh hoạthằng ngày thì đồng nghĩa trẻ cũng lĩnh hội được các hành vi,quy tắc trong xã hội, một bước phát triển quan trọng trong quátrình học làm người của trẻ.)

- Suốt trong thời kì ấu nhi, hoạt động với đồ vật luôn luôn giữvai trò chủ đạo, đứa trẻ luôn hướng vào thế giới đồ vật của conngười Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cầnphải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào Do đókhi gặp một đồ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó

Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí củatrẻ Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động vớichúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc dễ bị vỡ,sách dễ bị rách ) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay).Tình hình này dễ làm mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt độngcủa trẻ với sự "bảo vệ" cấm đoán của người lớn Do đó đồ chơi

ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này Trẻ không hành động với

đồ vật thật thì hành động với đồ chơi (là mô hình của đồ vậtthật) Đồ chơi đối với trẻ lúc này hết sức cần thiết chẳng khácnào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với ngườicông nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học Người ta cóthể ví đứa trẻ ấu nhi như là một "nhà hoạt động thực tiễn" haymột "nhà thực nghiệm" bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻmới có thể khám phá được chức năng của chúng và phươngthức hành động tương ứng Tuy vậy hành động đối với đồ vậtthật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng Do đó người lớncũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu khônggây nguy hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vật

Ngày đăng: 19/01/2019, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w