1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến dịch đường 9 nam lào (từ tháng 1 đến tháng 3 1971) (tt)

11 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 401,75 KB

Nội dung

Đã có rất nhiều chiến công của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ đầu năm 1961 trở đi, trong đó, chiến thắng trong “Chiến dịch đường 9 - Nam Lào từ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

………

VIÊNG XĂM CHĂN THẠ LA

CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO (TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 3-1971)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Sample

Batch PDF Merger

Sample

Batch PDF Merger

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

………

VIÊNG XĂM CHĂN THẠ LA

CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO (TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 3-1971)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN HOA

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i

Sample

Batch PDF Merger

Sample

Batch PDF Merger

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có tính xác thực

và nguồn gốc rõ ràng

Tác giả

VIÊNG XĂM CHĂN THẠ LA

ii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ sự cảm

ơn sâu sắc tới quý Thầy giáo, Cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch

sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn

TS Nguyễn Văn Hoa đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về mặt nhận thức của một học viên người nước ngoài nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy giáo, Cô giáo để tôi được tiến bộ hơn trong học tập và nghiên cứu

Học viên

VIÊNG XĂM CHĂN THẠ LA

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

1

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Bố cục luận văn 7

Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, ÂM MƯU CỦA MỸ, CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 8

1.1 Bối cảnh lịch sử 8

1.1.1 Ở miền Nam Việt Nam 8

1.1.2 Ở Lào và Campuchia 9

1.1.3 Ở Đường Trường Sơn 559 11

1.2 Âm mưu của Mỹ, chính quyền Sài Gòn và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam 12

1.2.1 Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn 12

1.2.2 Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam 15

Tiểu kết chương 18

Chương 2: SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO 20

2.1 Sự chuẩn bị lực lượng 20

2.1.1 Về phía chính quyền và quân đội Sài Gòn 20

2.1.2 Về phía các lực lượng cách mạng 22

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

2

2.2 Diễn biến chiến dịch đường 9 - Nam Lào 26

2.2.1 Đợt 1 (từ ngày 30-01 đến ngày 8-02-1971) 27

2.2.2 Đợt 2 (từ ngày 09-02 đến ngày 12-3-1971) 32

2.2.3 Đợt 3 (từ ngày 13 đến ngày 23-3-1971) 45

Tiểu kết chương 48

Chương 3: KẾT QUẢ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 49

3.1 Kết quả 49

3.1.1 Chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào của quân giải phóng Việt Nam đã giành được thắng lợi 49

3.1.2 Với chiến thắng của chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào, sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam Việt Nam trên Đường Trường Sơn 559 đã được đảm bảo và ngày càng được tăng cường 51

3.2 Ý nghĩa 53

3.2.1 Về phía cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào 53

3.2.2 Về phía chính quyền và quân đội Sài Gòn 56

3.3 Bài học kinh nghiệm 57

Tiểu kết chương 65

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 73

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

3

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (21-7-1954), đế quốc Mỹ đã thay thực dân Pháp, tiến hành chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam Âm mưu cơ bản của Mỹ là chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, qua đó lập một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á

Miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève đã không có một ngày hòa bình Nhân dân miền Nam với sự chi viện của miền Bắc Việt Nam, của hậu phương quốc

tế và sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia, đã anh dũng kháng chiến, từng bước làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ Đã có rất nhiều chiến công của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ đầu năm 1961 trở đi, trong đó, chiến thắng trong “Chiến dịch đường 9 - Nam Lào (từ tháng 1 đến tháng 3-1971)” là một trong những chiến công tiêu biểu Trong đông xuân 1970 - 1971, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chương trình bình định nông thôn, ra sức bắt lính, phát triển quân đội Sài Gòn và ráo riết chuẩn bị tiến hành các cuộc tiến công ra chiến trường ba nước Đông Dương nhằm triệt phá hành lang vận chuyển chiến lược của các lực lượng kháng chiến trên Đường Trường Sơn 559

Cuối tháng 1-1971, Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở cuộc hành quân Lam Sơn

719, tiến công sang Nam Lào

Trong các chiến dịch quân sự thời kỳ quân và dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch đường 9 - Nam Lào chiếm một vị trí đặc biệt, là chiến dịch phản công với một quy mô lớn trong việc huy động lực lượng cũng như trong công tác chuẩn bị chiến trường, hậu cần

Nghiên cứu chiến dịch đường 9 - Nam Lào thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhất là đối với một học viên đến từ nước Lào như tôi

Về ý nghĩa khoa học, luận văn đề cập tương đối toàn diện và có hệ thống về

chiến dịch đường 9 - Nam Lào Trên cơ sở tập hợp các tài liệu đã công bố, luận văn

bổ sung một số tư liệu về đóng góp của nhân dân các bộ tộc Lào, thiết thực phục vụ

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

4

cho việc nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào

Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu

tham khảo để phục vụ cho giảng dạy, học tập lịch sử Việt Nam và lịch sử Lào thời

kỳ hiện đại, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết chiến đấu, nhất là đối với thế hệ trẻ nước Lào

Với những ý nghĩa nói trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Chiến dịch đường 9 -

Nam Lào (từ tháng 1 đến tháng 3-1971)” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học của

mình

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Nghiên cứu về Chiến dịch đường 9 - Nam Lào đã được đề cập ở một số công

trình đã được xuất bản với những mức độ khác nhau Có thể kể đến một số công trình chủ yếu như sau:

- Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1995 Trong công trình rất quan trọng này đã đánh giá: “Do phán đoán đúng và

dự kiến sớm, ta (cách mạng Việt Nam) đã chuẩn bị tốt và tiến hành thắng lợi chiến dịch phản công có ý nghĩa chiến lược đường số 9 - Nam Lào, đánh bại quân chủ lực ngụy có sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của quân ngụy trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

- Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch

trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội, 2003 Riêng phần trình bày về “Chiến dịch đường 9 - Nam Lào (phản công, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971”, từ trang 236 đến trang 249, đã có tính hệ thống về chiến dịch đường 9 - Nam Lào, từ việc phân tích chủ trương của Việt Nam và công tác chuẩn bị, mục đích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, lực lượng tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719, cho đến diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch

- Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến

chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập VI: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

5

Dương, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013 Với những tư liệu từ nhiều

nguồn đáng tin cậy, mục II “Đánh thắng quân đội Sài Gòn tiến công ra đường 9 - Nam Lào, Đồng Bắc Campuchia, Ngã ba biên giới” của chương 26, được trình bày

từ trang 279 đến trang 333, đã giúp người đọc nhận thức đúng đắn về chiến dịch đường 9 - Nam Lào từ bối cảnh lịch sử, âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam, quá trình chuẩn bị lực lượng của cả hai bên, cho đến diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến dịch đường 9 - Nam Lào

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng đường 9 - Nam Lào (1971 - 2011), ngày 29-11-2011, tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị), Bộ Quốc phòng đã phối hợp

với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Chiến thắng đường 9 - Nam Lào 1971 -

Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử”

Các báo cáo tại Hội thảo đã khẳng định vai trò, sự lãnh đạo đúng dắn của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương; sự trưởng thành về chỉ đạo, điều hành chiến dịch của Bộ Quốc phòng trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào; phân tích sự độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tổ chức chiến dịch; đặc biệt là làm rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trong chiến dịch

Ngoài ra, trên các tạp chí Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Đảng, trên các Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam… đã

có rất nhiều bài viết đề cập đến chiến dịch đường 9 - Nam Lào, giúp người đọc có thêm những thông tin bổ ích về chiến dịch phản công quan trọng này của quân và dân Việt Nam

Riêng tại Lào, trong các công trình lịch sử nước Lào liên quan đến thời kỳ nhân dân Lào kháng chiến chống Mỹ cũng đã nêu vắn tắt chiến dịch đường 9 - Nam Lào Nhưng cho đến nay ở Lào vẫn chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu

về chiến dịch đường 9 - Nam Lào để giúp cho nhân dân Lào, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được tình đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa Việt Nam và Lào, nhất là khi nhân dân hai nước cùng nhau chống lại một kẻ thù chung là đế quốc Mỹ với chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

6

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tái hiện một cách có hệ thống về chiến dịch đường 9 - Nam Lào đầu năm 1971, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tình đoàn kết Việt - Lào và trong công cuộc bảo vệ nền độc lập của hai nước láng giềng hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày bối cảnh lịch sử, âm mưu của Mỹ, chính quyền Sài Gòn và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam

- Nêu quá trình chuẩn bị lực lượng của chính quyền Sài Gòn và của các lực lượng kháng chiến Việt Nam; sự chuẩn bị của Việt Nam về hậu cần cho chiến dịch

- Trình bày diễn biến của chiến dịch đường 9 - Nam Lào

- Phân tích kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến dịch đường 9 - Nam Lào

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chiến dịch đường 9 - Nam Lào

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn diễn ra chiến dịch đường 9 - Nam Lào

- Về thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 3-1971

5 NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng 2 nguồn tài liệu: Nguồn tư liệu thành văn và nguồn thông tin từ kết quả thực tế điền dã, trong đó chủ yếu là nguồn tư liệu thành văn

Về nguồn tư liệu thành văn, chúng tôi cố gắng thu thập các sách đã xuất bản ở Việt Nam và ở Lào trong đó có những văn kiện của Đảng Lao động Việt Nam, những trang nghiên cứu, viết về chiến dịch đường 9 - Nam Lào; cố gắng đọc, ghi chép các bài nghiên cứu về chiến dịch đường 9 - Nam Lào đăng trên các tạp chí

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

7

nghiên cứu và trên các website đã nói ở trên Từ đó, chọn lọc ra những thông tin có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn để sử dụng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp liên ngành (điền dã, thống kê, quan sát, phỏng vấn nhân chứng lịch sử) nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận văn

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Thứ nhất: Đối với Việt Nam, chiến dịch đường 9 - Nam Lào đã được nghiên

cứu có hệ thống và toàn diện, nhưng đối với nhân dân Lào, đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về chiến dịch quan trọng này Qua tập hợp các tài liệu đã công bố, bổ sung một số tư liệu về sự đóng góp của nhân dân các bộ tộc Lào, luận văn thiết thực phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào

Thứ hai: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho giảng

dạy, học tập lịch sử Lào thời kỳ hiện đại ở các trường học, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam và Lào, nhất là đối với thế hệ trẻ nước Lào

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm có 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của Mỹ, chính quyền Sài Gòn và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 2: Sự chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch và diễn biến chiến dịch Chương 3: Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/01/2019, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w