Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.doc

19 384 0
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Một phần của Chiến tranh Việt Nam . Thời gian Theo Hoa Kỳ: 21 tháng 1 năm 1968 – 8 tháng 4 năm 1968 Theo QĐNDVN: 21 tháng 1 năm 1968 – 25 tháng 7 năm 1968 Địa điểm Khe Sanh, Quảng Trị - UTM Grid XD 852-418 [1] Kết quả Mỹ rút khỏi Khe Sanh, hủy bỏ trung tâm chỉ huy Hàng rào McNamara. Hai bên cùng tuyên bố chiến thắng Tham chiến Hoa Kỳ Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chỉ huy Đại tướng William C. Westmoreland (toàn chiến trường) Đại tá David E. Lownds (tại chỗ) Đại tướng Võ Nguyên Giáp (toàn chiến trường) Thiếu tướng Trần Quý Hai (tại chỗ) Thiếu tướng Lê Quang Đạo Đại tá Cao Văn Khánh Lực lượng ~45.000 (sau tăng lên 69.000) trên toàn tuyến, trong đó 6.000 đóng tại Khe Sanh [2] Chiến dịch Pegasus: ~20,000 (Sư đoàn 1 Không ~40.000 trên toàn tuyến, trong đó ~17.000 bao vây Khe Sanh (2 Sư đoàn 304 và 325) , ~17.000 chốt chặn đường 9 (2 sư đoàn 320 và 324) [3] kỵ, 2 trung đoàn TQLC Mĩ và 1 trung đoàn biệt kích Dù VNCH) Chiến dịch Niagra và chiến dịch Arc Light: Không quân chiến thuật và chiến lược Hoa Kỳ Tổn thất Từ 20-1 đến 14-4: Tại Khe Sanh: Mỹ: 274 chết, 2.541 bị thương (chưa kể thương vong của Biệt động quân VNCH, Sở chỉ huy 3 của Lục quân Mỹ và quân Hoàng gia Lào) [4] Chiến dịch Scotland I và Pegasus: Mỹ: 730 chết, 2.642 bị thương, 7 mất tích, 3 bị bắt VNCH: 229 chết, 436 bị thương Dân vệ (CIDG): 309 chết, 64 bị thương, 250 bị bắt [5] Tổng từ 20-1 đến 14-4: Trên 7,485 thương vong (1,542 chết, 5.675 bị thương, 7 mất tích, 253 bị bắt) [6] [7][8] Từ 15-4 đến 15-7: Khoảng 3.000 thương vong [9] Theo QĐNDVN: ~11.900 chết hoặc bị thương; 197 máy bay, 78 xe tăng-thiết giáp, 46 khẩu pháo, 50 kho 3.966 chết, 450 mất tích, 6868 bị thương trong cả năm 1968 (80% là trong thời gian diễn ra trận đánh [11] Theo Hoa Kỳ: Phát hiện 1.600 thi thể [12] , tổng số thương vong được Mỹ ước tính khoảng 10.000. đạn bị phá hủy [10] . [hiện] x • t • s Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một trận chiến giữa một bên là trung đoàn 26, sau đấy tăng cường thêm tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và tiểu đoàn 37 Biệt động quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam VN) với 2 đến 3 sư đoàn của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Theo Hoa Kì trận đánh diễn ra trong suốt 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968. Tuy nhiên đối với QDNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9-4 đến 25-7, tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh, đánh dấu sự cáo chung của kế hoạch mở rộng Hàng rào điện tử McNamara [13] . Đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là đại tá Lownds (TQLC/HK), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn TQLC và sau đó nhận thêm tiểu đoàn 37 Biệt động quân Việt Nam nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6000 người vào cuối tháng giêng. Mục đích chủ yếu của QĐNDVN khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 nhằm: - Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mĩ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh. - Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mĩ tham chiến, thu hút cả nước Mỹ hồi hộp theo dõi trận "Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam. Mục lục [ẩn] • 1 Tầm quan trọng của Khe Sanh • 2 Kế hoạch của hai bên o 2.1 Hoa Kỳ o 2.2 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa • 3 Binh lực các bên • 4 Diễn biến o 4.1 Đợt 1 o 4.2 Đợt 2 o 4.3 Đợt 3 o 4.4 Đợt 4 • 5 Điện Biên Phủ thứ hai • 6 Kết quả • 7 Xem thêm • 8 Hình ảnh • 9 Chú thích • 10 Liên kết ngoài [sửa] Tầm quan trọng của Khe Sanh Từ năm 1962, quân Mỹ và quân Sài Gòn xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Sau thất bại trong mùa khô 1965 -1966, Mc Namara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương. Ý tưởng của Mc Namara đã được 47 nhà khoa học tài ba nhất nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi. Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều khiển của Mc Namara đã vạch ra một kế hoạch với tham vọng lớn: - Phòng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào) trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san bằng như một sân bóng. - Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn. - Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn clây-mo, mìn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức thì (Mỹ dự kiến sử dụng 20 triệu quả mìn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây nhiệt đới", “máy thông minh", “máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3 tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần. Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh- Quảng Trị được Mỹ xây dựng một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn. Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lõi của tập đoàn phòng ngự Khe Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km, có một đường băng dã chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo hoạt động của máy bay C-130 và một số trực thăng vũ trang. Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn; công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao bọc từ 6 đến 10 hàng rào giây thép gai các loại, các bãi mìn dày đặc, xen kẽ rải cây nhiệt đới (loại thu tin điện tử) khắp các nơi. [sửa] Kế hoạch của hai bên [sửa] Hoa Kỳ Ở ngưỡng cửa năm 1968, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam, tướng Wesmoreland, quyết định rằng cần phải “thả mồi ngon” lùa quân địch vào bẫy, để buộc tướng Giáp phải đánh nhau theo cung cách quy ước, vốn là sở trường của quân Mỹ. Chiến dịch này mang tên Operation Scotland (1-11-1967/31-3-1968), nhận được sự tán thưởng của bộ sậu “diều hâu” ở Mỹ và Sài Gòn, Tổng thống Johnson cho đắp sa bàn Khe Sanh ở Nhà trắng và hằng ngày nghe “giao ban” về chiến sự ở đây. Vậy là, trong vành đai sắt dựng trên khu vực giáp giới với miền Bắc và Lào, ngoài hàng rào điện tử McNamara và hàng loạt căn cứ như Cửa Việt, Cồn Tiên, Đông Hà, Cam Lộ… Khe Sanh được kỳ vọng sẽ là “nam châm” hút quân Giải phóng, để dùng ưu thế hỏa lực tiêu diệt trong một thế trận “Điện Biên Phủ đảo ngược”. Cả Nhà Trắng, Lầu Năm góc và Bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ ở Sài Gòn (MACV) tập trung nghiên cứu chiến lệ Điện Biên Phủ (Hồ sơ nghiên cứu trận Điện Biên Phủ phục vụ riêng cho Tổng thống Johnson dày hàng chục trang). Cả MACV lẫn Bộ chỉ huy tối cao Hoa Kỳ đều đã nhận thấy Khe Sanh có một thế mạnh căn bản so với không chỉ với Điện Biên Phủ, mà với mọi pháo đài từng có trong lịch sử. Đó là Khe Sanh được hỗ trợ bởi hệ thống hỏa lực cực mạnh, chế áp độc lập từ bên ngoài, gồm hàng chục lần chiếc pháo đài bay B- 52 đánh phá mỗi ngày (lấy từ Chiến dịch Arc Light, 1965-1973, theo hồ sơ mật Nhà Trắng), gồm yểm trợ đường không cự ly gần bởi lực lượng khoảng 2.000 máy bay chiến đấu khác của không quân chiến thuật, không lực của hải quân, không lực của thủy quân lục chiến, với tần suất 500 lần chiếc ngày, hoạt động được cả trong điều kiện tầm nhìn zero (bay hoàn toàn bằng khí tài) cũng như ban đêm. Tuy nhiên, trong số những người ở Washington tin tưởng rằng sẽ có một “Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh, không phải nhân vật nào cũng nhất quyết rằng Mỹ chắc thắng được ở đó. Theo thư gửi Tổng thống ngày 10 tháng Giêng năm 1968, một đại diện cho khuynh hướng ngờ vực này phát biểu: “Điều đáng lo ngại là sự tập trung của bộ đội Việt Nam ở Lào chống lính thủy đánh bộ đồn trú ở Khe Sanh. Tổng thống nên yêu cầu tướng Westmoreland cân nhắc lợi hại về việc rút khỏi Khe Sanh, nhất là khi đường 9 đã bị cắt… Tổng thống cần được yên tâm rằng, tướng Westmoreland tuyệt đối tự tin về khả năng đương đầu ở Khe Sanh; vì đây chính là cơ hội tốt nhất để một Điện Biên Phủ xảy ra. Mà kẻ địch thì đang tìm kiếm một trận Điện Biên Phủ”. Cho dù thông điệp đầu năm 1968 của Tổng thống Mỹ đầy khích lệ, nhưng mối lo ngại về cái dớp “Điện Biên Phủ” vẫn lơ lửng trong phòng bầu dục. Có lần, Johnson quay về phía các trợ lý quân sự và hét to: “Quỷ tha ma bắt cái trận Điện Biên Phủ kia đi!”. [sửa] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Qua nghiên cứu tình hình cách bố trí lực lượng cuối năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng VNDCCH đã vạch ra kế hoạch chiến lược năm 1968 là: Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực nhằm thu hút, phân tán lực lượng, tiêu diệt địch mà chiến trường chính là hướng Đường 9 - Khe Sanh, thực hiện cuộc tiến công đồng loạt vào thành phố, thị xã kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng mở đầu cho một cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị - Thiên - Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh sẽ thực hiện nhiệm vụ thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến lược của địch (chủ yếu là lính Mỹ), góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền thực hiện đòn chiến lược tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Để thực hiện quyết tâm chiến lược trên, ngày 6 tháng 12 năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Theo quyết định trên, Thiếu tướng Trần Quý Hai Phó tổng tham mưu trưởng làm tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy mặt trận. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra nghị quyết chỉ rõ: Trong Xuân - Hè năm 1968, toàn mặt trận phải quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chủ yếu là Mỹ. Khi có điều kiện thì phá vỡ một phần hệ thống phòng ngự của địch ở đường 9 và phát triển vào Trị - Thiên - Huế. Thu hút, giam chân, tiêu diệt lực lượng Mỹ - ngụy ra đường 9 càng nhiều càng tốt. [sửa] Binh lực các bên Quân đội Nhân dân Việt Nam Các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324B và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh (16, 45, 84 và 204), 3 trung đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn hoá học, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6 tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá. Tổng cộng lực lượng trên toàn tuyến có khoảng 40 ngàn quân. Trong đó 2 Sư đoàn 204 và sư đoàn 325 (tổng cộng khoảng 17.000 quân) thực hiện bao vây Khe Sanh, còn các sư đoàn 320 và 324 thực hiện cắt đường 9, chặn quân tiếp viện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang địa phương thực hiện đánh tập kích diệt các đoàn vận tải, tiêu hao sinh lực địch Quân đội Hoa Kỳ Có khoảng 45.000 quân trên toàn tuyến (trong đó có 28.000 quân Mỹ),gồm 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 3; 4 tiểu đoàn tàu tuần tra và vận tải (5, 10, 53 và 301), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau. Riêng ở Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 26, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy chiến dịch lưu động - FOB-3 của Lục quân Mỹ (588 lính), 1 tiểu đoàn pháo 155 ly, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội chống tăng, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng cộng 6.680 lính. Từ tháng 4 khi Mỹ mở Chiến dịch Pegasus huy động thêm Sư đoàn kỵ binh không vận 1 của Mỹ, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 26 TQLC Mĩ, Chiến đoàn dù 3 VNCH cùng nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an, tổng cộng 20.000 quân yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo. Bên cạnh đó, Chiến dịch Niagra và Chiến dịch Arc Light để hỗ trợ không quân cho Khe Sanh cũng thu hút một lực lượng hùng hậu: 3.300 trực thăng (nhiều hơn số trực thăng chiến đấu của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại), không quân Mỹ đã xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến lược B-52, trút hơn 110.000 tấn bom các loại (gấp 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và bằng lượng bom ném xuống Nhật suốt cả năm 1945). Bảo đảm kỹ thuật - hậu cần cho Khe Sanh, bao gồm tải thương bằng trực thăng (MediVac); và phương thức tiếp tế LAPES (thả dù ở độ cao tầm thấp) thực hiện bởi một cầu hàng không hiện đại, qui mô khổng lồ trên các máy bay trọng tải lớn C-130. Mỹ có thể đáp ứng cho Khe Sanh tới 600 tấn hàng tiếp tế/ngày (trong khi Pháp chỉ cung cấp được cho Điện Biên Phủ 100 tấn). Từ 19 đến 25 tháng Giêng, một hệ thống cảm biến điện tử hiện đại mang bí hiệu Muscle Shoals cũng được triển khai quanh Khe Sanh để hỗ trợ cho các hệ thống trinh sát đường không và trên bộ. Quân đội Hoa Kỳ ở Khe Sanh được yểm trợ hỏa lực bởi những vũ khí tân kỳ nhất thời đó. Các tổ hợp ra-đa phản pháo mới như SKY SPOT; 16 bộ pháo tự hành trên xe xích “Vua Chiến trường” 175mm bố trí tại trại Carol ở gần Cam Lộ và trận địa trên đỉnh Rockpile, 18 lựu pháo 105mm, 8 lựu pháo 155mm tại các căn cứ pháo binh tại Quảng Trị, pháo yểm trợ tầm trung từ trận địa bắc đèo Hải Vân… Được đặc biệt tin tưởng còn có đạn pháo 105mm COFAM (Combined Ordinance Fragmentary Antipersonnel Munition) nổ từng tràng trên cao, văng vô vàn mảnh bao phủ một tầm sát thương rộng lớn, giống như bom bi; cũng như đạn pháo “tổ ong” (flechettes), khi nổ bắn ra muôn vàn mũi tên thép trong một hình nón 30 độ, rất hữu hiệu chống bộ binh… [sửa] Diễn biến Quân đội Nhân dân Việt Nam chia chiến dịch ra làm 4 giai đoạn: Chiến dịch diễn ra 4 đợt: • Đợt 1 (20/1-7/2), Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quận lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24-1-1968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 6-7/2/1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Lu đến biên giới Việt - Lào. • Đợt 2 (8/2-31/3): phát triển lên vây lấn và pháo kích căn cứ Khe Sanh suốt 50 ngày đêm; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng Đông Quốc lộ 1. • Đợt 3 (1-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu trong chiến dịch Pegasus, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9. • Đợt 4 (8/5-15/7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh quân Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh. [sửa] Đợt 1 Trận đánh mở màn nổ ra ngày 20 tháng 1/1968, xảy ra trên Đồi 881-Nam (Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam). Ngọn đồi này được phòng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Rạng sáng 20-1, Đại đội I/3/26 TQLC Mỹ bị QĐNDVN phục kích ở gần 881 Nam, chỉ trong ít phút đã có hơn 15 lính Mỹ chết, 21 bị thương và 19 mất tích (ngày hôm sau tìm thấy xác). Các căn cứ hỏa lực Mỹ quanh vùng đáp trả, bom Napalm từ phi cơ không yểm ném xuống ngăn cản được đợt xung phong của QĐNDVN. Toán TQLC Mỹ bị thiệt hại nặng, phải rút lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam. Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc. Cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc với tiểu đoàn 6, trung đoàn 95C QĐNDVN. Quân Mỹ thiệt hại 7 chết và 35 bị thương, QĐNDVN có 15 người chết và 95 bị thương. Rạng ngày 21 tháng 1/1968, Sư đoàn 325 dùng tiểu đoàn 6 Trung đoàn 2 đánh điểm cao 832 (Mỹ gọi là 861, tây bắc Tà Cơn khoảng 4 km) do đại đội K/3/26 lính thủy đánh bộ Mỹ tổ chức phòng ngự. Mặc dù được hỏa lực pháo binh chi viện nhưng quân Mỹ dựa vào lợi thế điểm cao, có hệ thống công sự trận địa phòng ngự vững chắc, đặc biệt là được cụm pháo Tà Cơn chi viện trực tiếp nên các đợt tấn công tiểu đoàn 6 đều bị đẩy lùi và bị thiệt hại lớn, 20 người chết, 68 bị thương. Quân Mỹ có 4 chết và 11 bị thương. Đêm ngày 20 rạng ngày 21 tháng 1, pháo binh chiến dịch và của Sư đoàn 304 phát hỏa. Đòn tiến công bất ngờ kéo dài với uy lực mạnh đánh vào nhiều mục tiêu quan trọng của địch ở Khe Sanh đã “khoan" nhiều hố trên đường băng, làm cháy kho đạn 1.500 tấn, phá một máy bay lên thẳng [14] . Mô tả cảnh tượng trên, nhà báo Mỹ Micheal Mclair viết: “Rạng sáng ngày 21 tháng 1 năm 1968, pháo tầm xa của Bắc Việt Nam mở màn cuộc bao vây ở Khe Sanh với sự chính xác tai hại, 300 quả đạn đã làm 18 lính Mỹ chết, 40 bị thương, những quả đạn pháo ấy như rơi ngay vào Oa-sinh-tơn” [15] Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình Khe Sanh nguy ngập bởi kho đạn 1.500 tấn, chiếm phần lớn dự trữ đã bị phá hủy. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 9 TQLC Hoa Kỳ cùng máy bay vận tải chở đạn dược khẩn cấp đến tăng cường cho Khe Sanh. Tiếp tục thực hiện ý định chiến dịch, ngày 23 tháng 1, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh hạ lệnh tiến công tiêu diệt cứ điểm Huội San nằm sát biên giới Việt - Lào. Huội San là khu vực phòng ngự của quân Hoàng gia Lào (6 đại đội) và một số trung đội dân vệ, tổ chức thành 12 cứ điểm nhỏ, trung tâm là cứ điểm Tà Mây. Để đảm bảo đánh chắc thắng, ngoài lực lượng Trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Bộ tư lệnh đã tăng cường thêm 1 đại đội xe tăng lội nước (11 xe PT-76) 1 đại đội công binh, một số trung đội địa phương và một số cán bộ địch vận của Quân giải phóng Lào. 19 giờ ngày 23 tháng 1, khi hỏa lực pháo binh bắn chuẩn bị, các mũi tiến công của bộ binh và xe tăng QĐNDVN bắt đầu xuất phát xung phong. Được xe tăng chi viện, các mũi tiến công của bộ binh nhanh chóng vượt qua cửa mở, tiến vào tung thâm, chia cắt địch, diệt sở chỉ huy, chiếm các mục tiêu và dập tắt mọi sự chống cự của quân Hoàng gia Lào. 8 giờ sáng cùng ngày, QĐNDVN đã làm chủ căn cứ Tà Mây cùng hệ thống phòng ngự Huội San. Phần lớn hơn 1.000 quân Lào chốt giữ ở đây đều bị tiêu diệt và bị bắt, chỉ một bộ phận nhỏ (khoảng 350 lính) chạy thoát về Làng Vây. QĐNDVN chỉ bị thiệt hại nhẹ với 29 chết và 54 bị thương. [16] Đêm ngày 23 tháng 1, Sư đoàn 320 lệnh cho tiểu đoàn 1 Trung đoàn 64 cùng các tiểu đoàn 14 (pháo, cối mang vác) và 16 khẩu súng máy cao xạ 12,7 ly cơ động triển khai xây dựng hệ thống công sự trận địa ở Động Mã; lệnh cho tiểu đoàn 8 Trung đoàn 64 vào bố trí ở đông nam Cù Đinh (điểm cao 182) sẵn sàng đánh địch ra ứng cứu đường 9. Qua 4 ngày chiến đấu quyết liệt (23 đến 28 tháng 1), tổn thất 97 người hy sinh, tiểu đoàn 7 và 8 Trung đoàn 64 đã phá hủy 10 xe quân sự (có 2 xe tăng), loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 quân Mỹ, hoàn thành được nhiệm vụ cắt đứt đường 9, tạo điều kiện thuận lợi cho các Sư đoàn 304 và 325 siết chặt vòng vây ở Khe Sanh. Cùng với các đòn tiến công trên bộ, trong các ngày 20, 21, 22 tháng 1 năm 1968, Đoàn 126 đặc công Hải quân có sự phối hợp chiến đấu của tiểu đoàn 47 bộ đội Vĩnh Linh và du kích huyện Do Linh đã liên tiếp đánh chìm 6 tàu LCU trên cảng Đông Hà và đoạn sông làng Xuân Khánh. Tiếp đó, trong 3 ngày 26, 27 và 28 tháng 1, đặc công Hải quân Đoàn 126 lại dùng thủy lôi diệt thêm 3 tàu LCU chở đầy hàng hóa quân sự của Mỹ từ Đà Nẵng qua Cửa Việt lên Đông Hà. 9 giờ sáng ngày 8 tháng 2, đặc công Hải quân Đoàn 126 lại phục kích đoàn tàu vận tải Mỹ, đánh chìm 4 tàu LCU cùng hàng ngàn tấn đạn dược. Thắng lợi bước đầu trong việc phong tỏa cảng sông Cửa Việt đã góp phần quan trọng cho cho việc cô lập quân Mỹ trên hướng chủ yếu Khe Sanh. Sau khi tiêu diệt các căn cứ Hướng Hóa, Huội San, đánh thiệt hại lực lượng Mỹ trên đường 9 và chi khu Cam Lộ, Bộ Tổng Tham mưu đã gửi công điện khẩn cho Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị: "Phải diệt căn cứ Làng Vây trong ngày 6 tháng 2 để phối hợp tác chiến chung với toàn Miền”. Để đánh chắc thắng Làng Vây, Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương dùng một lực lượng mạnh áp đảo gồm Trung đoàn 24 Sư đoàn bộ binh 304, tiểu đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 325, Trung đoàn công binh 7 (thiếu), 2 đại đội xe tăng với 14 xe, 2 đại đội đặc công. Đến 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, cả ba hướng đã cơ bản hoàn thành việc đánh chiếm được các mục tiêu theo phân công. Đến 10 giờ trưa ngày 7 tháng 2, trận Làng Vây kết thúc, hơn 900 quân đồn trú chỉ có 255 thoát về được Khe Sanh (trong đó có 75 bị thương). QĐNDVN diệt gọn một cứ điểm quan trọng án ngữ trên đường 9, đẩy cụm cứ điểm Tà Cơn vào thế bị cô lập hoàn toàn giữa lòng chảo thung lũng Khe Sanh. Sức ép của Quân giải phóng ở Đường 9 - Khe Sanh ngày càng tăng đã làm cho bộ chỉ huy quân Mỹ ở Nam Việt Nam thực sự lo ngại. Tướng Westmoreland đã từ Sài Gòn ra Đà Nẵng để gặp các tướng lĩnh chỉ huy các sư đoàn lính thủy đánh bộ và lục quân vùng 1 chiến thuật bàn cách đối phó. Cùng với việc tăng quân, Mỹ thiết lập một Bộ chỉ huy quân sự Mỹ (MACVFOARD) tại Phú Bài để điều khiển lực lượng đánh trả các cuộc tiến công của Quân giải phóng trên đường 9 - Khe Sanh. Vì vậy số lượng quân chiến đấu của Mỹ ở đây đã lên tới 43 tiểu đoàn chủ lực (25 tiểu đoàn Mỹ, 18 tiểu đoàn quân Sài Gòn) với tổng quân số 69.490 lính (trong đó có 40.800 Mỹ). Đến đây, Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã hoàn thành được nhiệm vụ thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến lược của Mỹ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền thực hiện đòn chiến lược tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Giai đoạn 1 chiến dịch đến đây cũng kết thúc [sửa] Đợt 2 Sau các trận đánh ở Động Trị, Huội San, Hướng Hóa, Cam Lộ thất bại Làng Vây đã đẩy cụm cứ điểm Khe Sanh của Mỹ vào thế bị cô lập hoàn toàn giữa lòng chảo thung lũng Khe Sanh. Để bảo vệ Khe Sanh, ngoài lực lượng hỏa lực bố trí trong căn cứ, Mỹ còn dùng pháo binh hỗn hợp cùng máy bay các loại kể cả B-52 chi viện tối đa (có ngày pháo binh bắn tới 15.000 quả, máy bay chiến thuật oanh tạc tới 300 lần xung quanh căn cứ mỗi ngày). Ngày 8 tháng 2, để đảm bảo cho việc phục vụ vây lấn ở hướng tây chắc chắn thắng lợi, Bộ chỉ huy Mặt trận đã điện cho Sư đoàn 304, Sư đoàn 325 phải thực hiện tốt việc nhanh chóng chuẩn bị chu đáo mọi yếu tố cần thiết để đưa lực lượng vào thực hành vây lấn ngay. Thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Mặt trận, bằng sự nỗ lực rất cao của mỗi chiến sĩ, đến ngày 10 tháng 2 năm 1968, hai Trung đoàn 9, 66 Sư đoàn 304, các trung đoàn 95c và 101D thuộc Sư đoàn 325C cùng bộ đội địa phương Hướng Hóa đã xây dựng được 13 trận địa vây lấn bao quanh căn cứ Khe Sanh. Chiến thuật vây lấn từng làm nên trận Điện Biên Phủ sẽ được sử dụng. . Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Một phần của Chiến tranh Việt Nam . Thời gian. hủy [10] . [hiện] x • t • s Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là " ;Chiến dịch Đường 9& quot; hay "Trận Khe Sanh& quot;, là một trận chiến giữa một bên là trung. Do đó có thể nói Trận Khe Sanh là bàn đạp cho các chiến dịch lớn của QĐNDVN sau này (chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch Hè 197 2 ), và cuối cùng là chiến dịch quyết định Xuân 197 5. Đúng như lời Chủ

Ngày đăng: 30/06/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan