7. Phạm vi khảo sát
3.1.1 Đánh giá chung
Qua việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của 110 cán bộ ở các khoa. Tiến hành xử lý số liệu ý kiến đánh giá của cán bộ đối với từng tiêu chí, và các nhóm vấn đề như: Lãnh đạo, công tác quản lý, hệ thống văn bản, thay đổi nhận thức, hành vi. Kết quả đánh giá của CBGV như sau:
Bảng 3.1 Thống kê ĐTB đánh giá của cán bộ theo từng tiêu chí
Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Câu 1 3.37 .788 Câu 19 3.02 .824 Câu 2 3.48 .751 Câu 20 3.33 .920 Câu 3 3.29 .828 Câu 21 3.24 1.013 Câu 4 3.58 .709 Câu 22 3.28 1.033 Câu 5 3.61 .968 Câu 23 3.43 .840 Câu 6 3.64 3.697 Câu 24 3.60 3.872 Câu 7 2.43 1.018 Câu 25 3.06 .781 Câu 8 3.87 4.988 Câu 26 3.13 .825 Câu 9 3.65 .773 Câu 27 3.23 .774 Câu 10 3.44 .934 Câu 28 3.28 .744 Câu 11 3.37 .866 Câu 29 3.49 .843 Câu 12 3.45 .820 Câu 30 3.60 .744 Câu 13 3.45 .853 Câu 31 3.45 .853 Câu 14 3.10 .908 Câu 32 3.46 .895 Câu 15 3.15 .776 Câu 33 3.68 .777 Câu 16 3.19 .924 Câu 34 3.69 .798 Câu 17 3.08 .847 Câu 35 3.67 .791 Câu 18 3.05 .876 Câu 36 3.34 .838
61
Xét bảng 3.1 ta thấy hầu hết các tiên chí đều được đánh giá trên mức khá. Tuy nhiên, không có tiêu chí nào được đánh giá loại tốt; đặc biệt có 1 tiêu chí được đánh giá là trung bình, đó là công tác lãnh đạo hỗ trợ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp (ĐTB Câu 7 = 2.43). Nhà trường cần chú ý quan tâm hơn đến công tác này, đây chính là hoạt động hướng đến khách hàng, khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường trong ngành nói riêng và đối với xã hội nói chung. Cần phát huy tích cực các hoạt động của Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, nhằm tạo ra các cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp như tổ chức hội chợ việc làm, định hướng nghề nghiệp, giữ mối quan hệ tốt với các đơn vị sử dụng lao động do nhà trường đào tạo. Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra vẫn còn khá nhiều các tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức trung bình như câu số 17, 18, 19 và 25. Các vấn đề này bao gồm các hoạt động kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác xây dựng VHCL và phát huy tiềm năng, nội lực sẵn có của đơn vị ở các đơn vị trong nhà trường. Chú ý đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện VHCL trong nhà trường.
Tiến hành phân tích theo các nhóm vấn đề là Lãnh đạo, công tác quản lý, hệ thống văn bản và Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Kết quả thu được bảng sau: Thống kê ĐTB LĐ CTQL HTVB NTHV N Giá trị 110 110 110 110 110 Khuyết thiếu 0 0 0 0 0 Trung bình 3.4318 3.2107 3.2600 3.5489 Sai số của độ nhọn Skewness .230 .230 .230 .230
LĐ: lãnh đạo CTQL: công tác quản lý HTVB: hệ thống văn bản NTHV: nhận thức, thái độ, hành vi ĐTB: Điểm trung bình
62
Giá trị trung bình của điểm đánh giá về VHCL đạt 3.28 (thang điểm 5) đạt trên mức khá, với độ lệch chuẩn là 0.63. Độ nhọn Skewness = 0.23 xấp xỉ = 0 chứng tỏ đây là phân phối gần chuẩn. Có thể áp dụng các phân tích chuyên sâu đối với điểm đánh giá về việc xây dựng và phát triển VHCL trong nhà trường.
Trong các nhóm yếu tố được đánh giá, điểm trung bình cho lãnh đạo là 3.34 cao hơn điểm đánh giá cho công tác quản lý và hệ thống văn bản lần lượt là 3.21 và 3.26 điều này chứng tỏ cán bộ đánh giá cao vai trò và các hoạt động của lãnh đạo, bên cạnh đó công tác quản lý và hệ thống văn bản chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của lãnh đạo đề ra. Tuy nhiên về thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ lại có được sự thay đổi khá tích cực khi nhận được điểm trung bình là 3.55 cao nhất trong nhóm vấn đề được khảo sát. Điều này cũng khá dễ lý giải khi tổ chức là cơ sở giáo dục sư phạm nơi mà các chuẩn mực về mô phạm luôn được đề cao. Có những yếu tố về VHCL đã có sẵn ở môi trường này.
Để đánh giá mức độ đạt được của việc xây dựng VHCL của nhà trường, tác giả đã quy điểm đánh giá trung bình thành 5 mức, cụ thể như sau:
1.00-1.80 Yếu
1.81-2.60 Trung bình
2.61-3.40 Khá
3.41-4.20 Tốt
4.21-5.00 Rất tốt
Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.3
NhomTB
Tần số Phần trăm Phần trăm thực Phần trăm cộng dồn
Giá trị Trung bình 16 14.5 14.5 14.5 Khá 44 40.0 40.0 54.5 Tốt 46 41.8 41.8 96.4 Rất tốt 4 3.6 3.6 100.0 Tổng số 110 100.0 100.0
63
Hình 3.1 Biểu đồ đánh giá theo mức độ của CBGV
Có 16 cán bộ đánh giá trung bình chiếm 14.5% chứng tỏ một bộ phận cán bộ chưa thực sự hài lòng về xây dựng VHCL. 44 cán bộ đánh giá khá chiếm 40%, 46 cán bộ đánh giá mức tốt chiếm 41.8% và có 4 cán bộ đánh giá ở mức rất tốt chiếm 3.6%. Chứng tỏ phần lớn cán bộ hài lòng với kết quả của việc xây dựng VHCL trong nhà trường
Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của 170 SV ở các khoa. Tiến hành xử lý số liệu ý kiến đánh giá của SV đối với từng tiêu chí được sử dụng để tính điểm trung bình đánh giá của SV đối với các nhóm vấn đề cũng như điểm trung bình của các tiêu chí về VHCL như: Lãnh đạo, công tác quản lý, hệ thống văn bản, nhận thức hành vi thay đổi.
Trước hết ta tiến hành xem xét điểm trung bình của từng tiêu chí trong bảng hỏi.
Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Câu 1 3.41 .774 Câu 19 3.55 .730 Câu 2 3.66 .808 Câu 20 3.62 .800 Câu 3 3.46 .793 Câu 21 3.53 .844 Câu 4 3.51 .899 Câu 22 3.55 .777 Câu 5 3.53 .858 Câu 23 3.46 .800 Câu 6 3.54 .829 Câu 24 3.45 .792
64 Câu 7 3.02 1.262 Câu 25 3.51 .844 Câu 8 3.66 .792 Câu 26 3.58 .812 Câu 9 3.35 .844 Câu 27 3.57 .760 Câu 10 3.48 .748 Câu 28 3.50 .794 Câu 11 3.52 .793 Câu 29 3.52 .801 Câu 12 3.62 .815 Câu 30 3.76 .710 Câu 13 3.47 .716 Câu 31 3.73 .768 Câu 14 3.57 .704 Câu 32 3.54 .878 Câu 15 3.53 .747 Câu 33 3.75 .785 Câu 16 3.55 .792 Câu 34 3.60 .873 Câu 17 3.71 2.448 Câu 35 3.61 .865 Câu 18 3.56 .761 Câu 36 3.63 .862
Bảng 3.4 Thống kê ĐTB đánh giá của SV theo từng tiêu chí
Có thể dễ dàng nhận thấy, SV đánh giá khá cao những hoạt động đã làm được trong việc xây dựng VHCL trong nhà trường. Các tiêu chí hầu hết được đánh giá ở mức khá đến tốt. Tuy nhiên, vẫn có tiêu chí số 7 về có chính sách hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp vẫn bị đánh giá thấp, chứng tỏ đây là vấn đề cần phải được quan tâm khi cả 2 đối tượng được khảo sát là CBGV và SV đều đánh giá thấp nhất tiêu chí này.
Phân tích theo các nhóm vấn đề là Lãnh đạo, công tác quản lý, hệ thống văn bản và thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Cho thấy kết quả sau:
Thống kê
ĐTB LĐ CTQL HTVB NTHV N Giá trị 170 170 169 170 170
Khuyết thiếu 0 0 1 0 0 Trung bình 3.4760 3.5368 3.5224 3.6426 Sai số của độ nhọn Skewness .186 .187 .186 .186
LĐ: lãnh đạo CTQL: công tác quản lý HTVB: hệ thống văn bản NTHV: nhận thức, thái độ, hành vi ĐTB: Điểm trung bình
Bảng 3.5 thống kê theo từng nhóm vấn đề của đánh giá sinh viên
Giá trị trung bình của điểm đánh giá về VHCL đạt 3.54 (thang điểm 5) đạt trên mức khá, với độ lệch chuẩn là 0.508. Độ nhọn SkewNess = 0.187 xấp
65
xỉ = 0 chứng tỏ đây là phân phối gần chuẩn. Có thể áp dụng các phân tích chuyên sâu về kết quả điểm trung bình của đánh giá về xây dựng VHCL trong nhà trường.
Trong các nhóm yếu tố được đánh giá, điểm trung bình cho lãnh đạo là 3.47 thấp hơn điểm đánh giá cho công tác quản lý và hệ thống văn bản lần lượt là 3.54 và 3.52 điều này chứng tỏ theo đánh giá của sinh viên công tác quản lý và hệ thống văn bản đã đáp ứng được tốt yêu cầu của lãnh đạo đề ra. Hệ quả là có sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của SV, điểm trung bình là 3.64 cao nhất trong nhóm vấn đề được khảo sát. Điều này cũng khá dễ lý giải khi tổ chức là cơ sở giáo dục sư phạm nơi mà các chuẩn mực về mô phạm luôn được đề cao. Có những yếu tố về VHCL đã có sẵn ở môi trường này.
Để đánh giá mức độ đạt được của việc xây dựng VHCL của nhà trường, tác giả đã quy điểm đánh giá trung bình thành 5 mức, cụ thể như sau:
1.00-1.80 Yếu
1.81-2.60 Trung bình
2.61-3.40 Khá
3.41-4.20 Tốt
4.21-5.00 Rất tốt
Kết quả phân tích được trình bày trong bảng số 3.6
NhomTB
Tần số Phần trăm Phần trăm thực Phần trăm cộng dồn
Giá trị Trung bình 14 8.2 8.3 8.3 Khá 54 31.8 32.0 40.2 Tốt 96 56.5 56.8 97.0 Rất tốt 5 2.9 3.0 100.0 Total 169 99.4 100.0 Khuyết thiếu Hệ thống 1 .6 Tổng số 100.0
66
Có 14 SV đánh giá trung bình chiếm 8.2% chứng tỏ một bộ phận SV chưa thực sự hài lòng về xây dựng VHCL. 54 SV đánh giá khá chiếm 31.8%, 96 SV đánh giá mức tốt chiếm 56.5% và có 5 SV đánh giá ở mức rất tốt chiếm 2.9%. Chứng tỏ phần lớn SV hài lòng với kết quả của việc xây dựng VHCL trong nhà trường. Mặc dù kết quả đánh giá ở mức khá còn cao.
Hình 3.2 Biểu đồ đánh giá theo mức độ của SV
Từ những kết quả khảo sát trên ta có thể đi đến kết luận: trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã triển khai rất nhiều các hoạt động nhằm hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường. Giả thuyết H1 đưa ra là đúng.
Tiến hành phân tích sâu vào từng tiêu chí đánh giá, thu được kết quả như sau:
3.1.2. Về lãnh đạo
- Lãnh đạo nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về văn hóa chất lượng, cũng như ý nghĩa và tính cấp thiết của việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường. Thể hiện qua việc quyết liệt triển khai các hoạt động về đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.
67
Đảng ủy nhà trường đã có một nghị quyết chuyên đề về đảm bảo chất lượng, trong đó việc xây dựng văn hóa chất lượng là một trong nhiệm vụ trọng tâm.
Hình 3.3 Điểm đánh giá của SV về lãnh đạo theo tỉ lệ %
- 100% CBGV được khảo sát đánh giá Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được mục tiêu, chiến lược dài hạn cho việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng ở đơn vị trong đó có 84.6% đánh giá từ mức khá trở lên. Tương tự đối với SV con số thống kê đánh giá về việc xây dựng mục tiêu chiến lược dài hạn cho việc xây dựng văn hóa chất lượng lần lượt là 100% đánh giá từ mức trung bình trở lên và 87% đánh giá từ mức khá trở lên.
68
Hình 3.4 Điểm đánh giá của CBGV về lãnh đạo theo tỉ lệ %
- Hầu hết CBGV và SV được khảo sát đều đánh giá lãnh đạo các cấp trong nhà trường đã gương mẫu thực hiện đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng trong đơn vị. Chỉ có 1 CBGV và 1 SV đánh giá ở mức trung bình, không có đánh giá ở mức yếu.
- Lãnh đạo đã đưa ra được các biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của mọi CBGV và SV trong trường tham gia xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng như: Tập huấn giới thiệu và triển khai văn hóa chất lượng, quy định về văn hóa công sở cho cán bộ và văn hóa học đường cho SV, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức... kết quả 90.6% SV đánh giá từ mức khá trở lên, tương ứng với CBGV là 83.6%, không có đánh giá ở mức yếu.
- Lãnh đạo nhà trường xác định rõ chất lượng là nền tảng cho sự phát triển của nhà trường, từ đó đề ra chiến lược đổi mới phương pháp giảng dạy, KTĐG và chương trình đào tạo nhằm hướng đến chất lượng cao nhất trong công tác đào tạo. 99.4% SV và 92.7% CBGV được khảo sát đánh giá từ mức khá trở lên cho những hoạt động về đổi mới phương pháp giảng dạy, KTĐG và chương trình đào tạo. Đây là điểm mạnh của trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN trong vấn đề đảm bảo chất lượng khi nhận được sự đồng thuận cao từ phía CBGV và SV.
- Lãnh đạo đã đề ra các chính sách cụ thể hỗ trợ CBGV trong việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học như: CBGV đi học và tham dự hội thảo tập huấn bằng kinh phí của nhà trường; hỗ trợ cho cán bộ đạt điểm cao trong các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng anh quốc tế; khuyến khích ưu tiên cán bộ trẻ trong thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường… 97.3% CBGV đánh giá từ mức khá trở lên, khẳng
69
định lãnh đạo đã có những chính sách hợp lý trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực CBGV.
- Lãnh đạo đã đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ tối đa cho SV trong đời sống sinh hoạt, học tập, rèn luyện cũng như nghiên cứu khoa học như: huy động nguồn học bổng trong và ngoài trường; giới thiệu chỗ ở, việc làm thêm; hỗ trợ kinh phí tham gia nghiên cứu khoa học SV; tạo điều kiện cho SV tham gia nhiều hoạt động học thuật, văn nghệ, thể thao các cấp 99.4% sinh viên đánh giá trên mức trung bình; về vấn đề tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp có 91.2 % đánh giá trên mức trung bình. Qua phỏng vấn CBGV và SV thì vấn đề giới thiệu việc làm cho SV sau tốt nghiệp vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới.
- Nhà trường rất quan tâm tới hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo. Trường đã có chủ trương xây dựng nhiều dự án nhằm bổ sung, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Hầu hết CBGV và SV hài lòng với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Chỉ có 1 CBGV và 1 SV đánh giá ở mức trung bình.
- 98.8% SV và 98.2% CBGV đánh giá cao vai trò của lãnh đạo trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và xây dựng văn hóa chất lượn trong nhà trường. Từ nhận thức đúng đắn đến quyết tâm thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng bằng những hành động cụ thể của lãnh đạo nhà trường đã tạo ra nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển văn hóa chất lượng trong trường thời gian tới. Lãnh đạo nhà trường đã, đang và sẽ là những người đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường.
3.1.3. Về công tác quản lý
- Công tác quản lý đã cụ thể hóa được các mục tiêu, chiến lược của nhà trường bằng các kế hoạch hành động cụ thể, trong đó có việc triển khai văn hóa chất lượng tới tất cả CBGV và SV trong đơn vị. 97.3% Giảng viên đánh
70
giá trên mức trung bình, trong khi chỉ có 90.6 SV đánh giá tương tự. Điều này