Kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (Trang 82)

7. Phạm vi khảo sát

3.3.4. Kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3

Qua kết quả giá trị hồi qui chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại Bảng 3.10 cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 03 biến độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể :

Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi = 0.170 x F1 + 0. 491 x F2 + 0.204 x F3 + 0. 609

83

 Giá trị hồi quy chuẩn của biến lãnh đạo ảnh hưởng 19.3% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

 Giá trị hồi quy chuẩn của biến Công tác quản lý ảnh hưởng 46.8% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

 Giá trị hồi quy chuẩn của biến hệ thống văn bản ảnh hưởng 24,90% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3.

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1: Lãnh đạo có mối tương quan thuận với sự thay đổi

nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV. Không bác bỏ H2: Công tác quản lý có mối tương quan thuận với sự

thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV.

Không bác bỏ H3: Hệ thống văn bản có mối tương quan thuận với sự

thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV.

Không bác bỏ

Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui với 03 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Qua bảng trên (Bảng 3.11) chúng ta thấy các giả thuyết H1, H2 và H3 đều được chấp nhận, vì khi tăng những yếu tố này sẽ làm gia tăng sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV, điều đó có nghĩa là khi cảm nhận của CBGV và SV về các hoạt động xây dựng văn hóa chất lượng tăng lên thì sự thay đổi cũng tăng theo hướng tích cực hơn.

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận (giả thuyết H1, H2 và H3). Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua hình 3.13.

84

Hình 3.13 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

Qua hình 3.13 cho ta thấy được tầm quan trọng của các thành phần phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi qui đã chuẩn hóa. Thành phần nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Có thể nhận thấy sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thành phần công tác quản lý (Beta = 0,468); thứ hai là thành phần hệ thống văn bản (Beta = 0,249); thứ ba là thành phần

lãnh đạo (Beta = 0,193). Kết luận chƣơng 3:

Tuân thủ phương pháp tiếp cận nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu đã được đề ra, trong chương này kết quả nghiên cứu định lượng đã lần lượt được trình bày. Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, cụ thể là công tác lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa chất lượng.

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được mô hình hồi quy về mức độ tác động của các yếu tố lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản đến sự

Lãnh đạo Công tác quản lý Hệ thống văn bản thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV HSHQ: 0.17 Hệ số Beta: 0.193 HSHQ: 0.491 Hệ số Beta: 0.468 HSHQ: 0.204 Hệ số Beta: 0.249

85

thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của CBGV và SV trong việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường.

Qua nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy, kết quả các yếu tố mà đề tài nghiên cứu chỉ giải thích được 62.1% kết quả của việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng. Trong đó:

 Lãnh đạo có mối tương quan thuận và ảnh hưởng 19.3% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

 Công tác quản lý có mối tương quan thuận và ảnh hưởng 46.8% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

 Hệ thống văn bản có mối tương quan thuận và ảnh hưởng 24,90% đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của CBGV và SV;

Điều này khẳng định lại phần cơ sở lý thuyết của đề tài đưa ra là đúng, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển văn hóa chất lượng trong một tổ chức. Nhưng đối với các tổ chức mới bắt đầu triển khai xây dựng văn hóa chất lượng cần chú ý tới 3 yếu tố lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản.

86

KẾT LUẬN 1. Kết luận.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tác động của các yếu tố lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản đến việc xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, Lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản đã có nhiều thay đổi tích cực và hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng ở nhà trường. Có tác động thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ, sinh viên trong nhà trường theo hướng tích cực hơn. Kết quả đã chứng minh được 3 giả thuyết nghiên cứu đề ra.

Có thể kết luận việc xây dựng văn hóa chất lượng là hoạt động tốt, cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các mục tiêu, chiến lược, các cơ chế chính sách sao cho tối ưu nhất. Nhà trường cần huy động sự tham gia của tất cả CBVC và SV trong đơn vị.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được vai trò của lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản là hết sức quan trọng trong việc xây dựng văn hóa chất lượng. Nhất là trong giai đoạn bắt đầu triển khai xây dựng.

Tóm lại, qua nghiên cứu tác động của lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản đến việc xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN chúng tôi rút ra được tác động của các yếu tố này như sau:

Về lãnh đạo: đã xây dựng được mục tiêu và chiến lược phát triển văn hóa chất lượng ở tất cả các đơn vị trong nhà trường; đã đưa ra được các biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của mọi cán bộ công chức và SV trong việc xây dựng văn hóa chất lượng; gương mẫu thực hiện văn hóa chất lượng ở đơn vị; đã đưa ra được các chính sách nhằm hỗ trợ cán bộ và người học trong công tác, học tập, nghiên cứu khoa học; có chiến lược nhằm đổi

87

mới phương pháp giảng dạy, KTĐG và chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Về công tác quản lý: đã lập kế hoạch triển khai văn hóa chất lượng tới toàn thể CBVC và SV, điều hành tổ chức tốt các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa chất lượng, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện việc triển khai xây dựng văn hóa chất lượng; tạo được môi trường làm việc dân chủ, công bằng, thân thiện và cởi mở; thực hiện tốt việc hỗ trợ người học và khai thác tốt tiềm năng sẵn có của nhà trường.

Về hệ thống văn bản: đang được xây dựng, cập nhật đầy đủ, thích hợp và rõ ràng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của nhà trường, được lưu trữ một cách khoa học, an toàn dưới nhiều hình thức, dễ dàng tìm kiếm, khai thác và sử dụng, được triển khai rộng rãi tới mọi đối tượng trong nhà trường.

Tuy nhiên, ba yếu tố này được đánh giá là phát triển có sự lệch pha nhau, cần điều chỉnh bổ sung sao cho lãnh đạo phải tốt hơn, nhạy bén hơn. Công tác quản lý cần theo kịp yêu cầu của lãnh đạo và hệ thống văn bản cần phải nhanh chóng và đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu là phương tiện truyền tải thông tin. Hỗ trợ cho việc xây dựng VHCL nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.

2. Khuyến nghị

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị đối với trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN:

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng và thực hiện văn hóa chất lượng trong nhà trường một cách sâu rộng, bằng hoạt động cụ thể, từ các hoạt động nhỏ cho tới những chủ trương chính sách lớn.

- Có biện pháp phổ biến, tập huấn về văn hóa chất lượng cho toàn thể CBVC và SV trong nhà trường.

88

- Cần xây dựng lộ trình cụ thể cho việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển.

- Triển khai đồng bộ tới tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức trong nhà trường.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và tuyên truyền tới mọi thành viên trong đơn vị về việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.

- Định kì kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được theo đúng lộ trình xây dựng.

3. Hạn chế của đề tài

Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung.

4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Để tiếp tục phát triển đề tài, cần nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố còn lại như: chủ trương chính sách của ngành và của nhà nước, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, vai trò của CBGV và SV… và mở rộng nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Phương Anh (2012), Những thách thức trong việc xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường ĐH tại Việt Nam

2. Nguyễn Kim Dung, Huỳnh Xuân Nhựt, Viện Nghiên cứu Giáo dục “Các khái niệm chất lượng, văn hóa chất lượng, đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục”.

3. Đỗ Diên (2011), Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học là nền tảng cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục một cách bền vững. 4. Ngô Doãn Đãi (2012), Những thách thức đối với các trường đại học Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng.

5. Nguyễn Chí Hòa, Vũ Minh Hiền (2011), Phát triển văn hóa chất lượng hướng tới xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế.

6. Bùi Thị Thu Hương (2009), Về “văn hoá chất lượng” khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo trong trường đại học theo cách tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 25 (2009) 33‐38.

7. Lê Đức Ngọc, Trịnh Thị Vũ Lê và Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2011), Bàn về mô hình văn hóa chất lượng cơ sở GDĐH.

8. Huỳnh Văn Thông (2006), Kiểm định chất lượng – Hướng đến văn hóa chất lượng (trường hợp của Đại học Đà Lạt).

9. Trần Thu Thủy, Nguyễn Lương Lệ Chi, bạn biết gì về kiểm định chất lượng GDĐH? Kỳ 2: Văn hóa chất lượng.

10. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2012), những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng trường đại học, tạp chí khoa học xã hội và nhân văn 04 (2012) 39-43. 11. Đỗ Quốc Sam (2007), Lãnh đạo và quản lý.

12. Alvesson, M. & P. O. Berg (1992) Corporate Culture and Organizational

90

13. Brennan, j và Shah.T (2000) Quality assessment and institutional change:

Experience from 14 countries, Higher Education, 40, 331-349

14. EUA, (2006) Quality Culture in European University: A bottom-up approach, Brussel, EUA.

15. Fazal Wahab (2010) A framework for embedding internal quality culture in higher educational institutes of pakistan.

16. Gagliardi, P. (ed.) (1990) Symbols and artifacts: views of the corporate landscape. Berlin: Walter de Gruyter.

17. Harvey, L. and Green, D. (1993) Defining Quality, Assessment and Evaluation in Higher Education, 18(1), pp. 9-34.

18. Lanaros, J. (2008) Developing a Quality culture, in Froment, E; Kohler, J; Purser, L. and Wilson L (eds), EUA Bologna Handbook, article C.2.1-1, Berlin, Raabe Verlag

19. Mickletwait, J. & A. Wooldridge (1996) The Witch Doctors. What management gurus are saying, why it matters and how to make sence of it.

Heinemann. London.

20. Pedersen, J. S. & Dobbin, F. (2006) In search of identity and legitimation. Bridging organizational culture and neo-institutionalism. American behavioural Scientist, 49(7), pp. 897-907.

21. Rovik, K-A. (1996) Deinstitutionalisation and the Logic of Fashion. In Czarniavska, B. & Sevon, G. (eds.) (1996) Translating Organizational

Change. Walter de Gruyter, Berlin.

22. Richard Lewis (2012), Văn hóa chất lượng trong các cơ sở GDĐH.

23. Uludag University, 2002, Uludag University Report on Quality Culture: Implementing Bologna Reforms.

91

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

Về thực trạng xây dựng văn hóa chất lƣợng và tác động của các hoạt động xây dựng văn hóa chất lƣợng đến nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giảng viên và sinh

viên tại trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHĐN

Nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp trong việc xây dựng văn hóa chất lượng (VHCL) ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. Xin thầy cô và các anh chị sinh viên vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô trống chỉ phương án lựa chọn.

Họ và tên:………..(không bắt buộc) giới tính:……… Tuổi:………… Đơn vị (khoa, phòng): ………...……….. Đối tượng: Cán bộ  Sinh viên 

TT NỘI DUNG Yếu Trung bình khá Tốt Rất tốt

Lãnh đạo

1

xây dựng được mục tiêu, chiến lược và lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng và xây dựng VHCL trong nhà trường

    

2

cam kết và gương mẫu thực hiện các hoạt động hướng tới đảm bảo chất lượng và xây dựng VHCL ở mọi cấp trong đơn vị.

    

3

đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của mọi cán bộ viên chức (CBVC) và sinh viên (SV) trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng VHCL trong đơn vị.

    

4 vận động tất cả các tổ chức đoàn thể trong trường cùng tham gia vào các hoạt động đảm bảo chất lượng và thực hiện VHCL ở đơn vị.

    

5 có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho CBVC học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ

    

6 có chính sách hỗ trợ SV học tập, nghiên cứu khoa học trong quá trình đang học ở trường     

7 có chính sách hỗ trợ, tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp     

8

có chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý và kịp thời cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng công việc và thực hiện VHCL trong đơn vị.

    

9

có chính sách thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

    

10

làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; có kế hoạch và thực hiện việc tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao.

    

92 công tác quản lý và đào tạo.

12

đóng vai trò quan trọng việc xây dựng và phát triển VHCL trong đơn vị; có vai trò lớn trong sự phát triển chung của nhà trường

    

Công tác quản lý

13 tổ chức triển khai tập huấn và ký cam kết về việc thực hiện VHCL tới toàn thể CBVC và SV     

14 đưa ra được các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng công tác quản lý, phục vụ, giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

    

15 điều hành, tổ chức tốt các hoạt động đảm bảo chất lượng và phát triển VHCL trong đơn vị     

16 thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, tuyên truyền việc thực hiện VHCL trong đơn vị     

17 kiểm tra, giám sát tốt việc đảm bảo chất lượng

và thực hiện xây dựng VHCL trong đơn vị.     

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)