1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx

54 606 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kế toán là mộtcông cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô vàvi mô Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thườngxuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Do đó côngtác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là côngtác trọng tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, hầu như không có sự độc quyền về giádưới mọi hình thức Các doanh nghiệp luôn dùng giá bán sản phẩm làm vũkhí cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Vì vậy, muốn đứng vững trên thịtrường, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm của mìnhở cách hợp lý mà khách hàng có thể chấp nhận được Một trong những côngcụ giúp cho công tác tổ chức quản lý sản xuất, mang lại hiệu quả nhất là hạchtoán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm nói riêng.

Sự cạnh tranh về giá cả trên thị trường được thể hiện rõ hơn trong cácdoanh nghiệp xây dựng lắp Đặc điểm tổ chức kế toán ở các doanh nghiệp nàycó một số điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất khác bởi sản phẩm xâylắp có đặc điểm riêng biệt và có ảnh hưởng lớn đến tổ chức kế toán Sản phẩmxây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấuphức tạp và mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài Vìvậy đặc điểm của sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toántrong đơn vị xây lắp chủ yếu ở nội dung, phương pháp, trình tự hạch toán chiphí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp

Đối tượng hạch toán chi phí ở đây có thể là các công trình hoặc các hạngmục công trình Nó rất đa dạng và phức tạp vì công trình thường kéo dàinhiều thời gian, qua nhiều kỳ kế toán Bởi vậy, việc hạch toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản không phải là vấn đềđơn giản, đó không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của kế toán mà còn là cơ sởcho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 2

Trong thời gian thực tập tại: Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nộiem nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng quan trọng của công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nó liên quan hầu hết đếncác yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Ý thức được

điều đó, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm"

để nghiên cứu.

Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thành chuyên đềnày, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chúphòng kế toán cũng như các phòng ban khác trong doanh nghiệp đặc biệt là

sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo: Phạm Thị Gái cùng với sự nỗ nực của

bản thân nhưng do bước đầu làm quen với công tác thực tế và do khả năngchuyên môn còn hạn chế Hơn nữa chuyên đề lại mang tính chuyên sâu dovậy mà chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Vậy em tất mongđược tiếp thu những ý kiến chỉ bảo của các thầy giáo cô giáo cũng như các côchú trong Công ty để em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến thức phục vụ tốthơn cho công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô các chú trong công ty đãgiúp em hoàn thành chuyên đề này

Trang 3

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI GỒM 3 CHƯƠNG :

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

- 1.31 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán- 1.32 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦNPHẤT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI.

2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại côngty.

- 211 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán- 212 Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán

2.2 Thực trạng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp2.3 Thực trạng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp2.4 Thực trạng chi phí sử dụng máy thi công

2.5 Thực trạng chi phí sản xuất chung

CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƠ BỘ3.1 Đánh giá chung:

3.2 Một số kiến nghị sơ bộ.

Trang 4

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triểnkinh tế Hà Nội.

1.1.1 Tên cơ quan:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI

HANOI ECONOMIC DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY* Địa chỉ: Khu Liên cơ – 33 Phố Tân ấp – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 04.7168379 – Fax: 04.7168389E-mail: mekongtradinghouse@yahoo.com.vn

- Làm đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho các thành phần kinh tếtrong và ngoài nước như thuốc lá nội, bia, rượu, đường sữa và bánh kẹo…

- Kinh doanh đầu tư, nhận thầu xây dựng phát triển nhà phục vụ chocác nhu cầu trong, ngoài ngành và nhu cầu của thị trường nước ngoài.

- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mởrộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất, dịch vụ và đầu tư của doanhnghiệp.

Trang 5

Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần, cótư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngânhàng (kể cả ngân hàng ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy địnhcủa Nhà nước.

Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là: 8.120.979.200 đồngTrong đó: Vốn cố định: 5.963.979.200 đồng

Vốn lưu động: 2.157.000.000 đồng

Kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã qua 5 lần đăng ký thay đổikinh doanh và địa chỉ mới của trụ sở công ty.

Lần 1: Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh:

Kinh doanh nhà ở, đầu tư, nhận thầu, xây dựng các công trình côngnghiệp, nông nghiệp dân dụng và xây dựng khác phục vụ nhu cầu trong nướcvà ngoài nước.

Lần 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:

Liên doanh Đầu tư khai thác và Xuất khẩu Lâm sản, Khoáng sản tạiNước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Lần 3: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Buôn bán dụng cụ cơ khí, vật tư, phụ tùng thay thế các loại máy côngnghiệp, ngư nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản, xăng dầu, thiết bị ngành bưuchính viễn thông, vật liệu xây dựng, cao su và các sản phẩm từ cao su, nhựavà các sản phẩm từ nhựa.

Lần 4: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng lương thực và các sản phẩm chế biến từlương thực Nhập khẩu các mặt hàng bột mỳ, kim khí, điện máy, vật liệu xâydựng, thiết bị văn phòng phục vụ sản xuất và đời sống (theo Quyết định số3804/QĐ-UB ngày 16/9/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội).

- Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và trạmbiến áp đến 35KVA; Kinh doanh khí đốt ga (có quyết định số 1955/QĐ-UBngày 26/3/2002 của UBND Thành phố Hà Nội).

Trang 6

Lần 5: Đăng ký Trụ sở giao dịch mới tại:Khu Liên Cơ - Số 33 Phố Tân Ấp - Hà Nội

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng, thương mại và dịchvụ, với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹthuật viên và công nhân lành nghề, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nộiđã và đang tham gia hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở,công trình văn hóa, công nghiệp, công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạtầng đô thị, công trình giao thông, thủy lợi, kinh doanh xuất nhập khẩu hànghoá.

1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất

1.2.1 Các ngành nghề kinh doanh chính:

* Xây dựng công trình nhà ở, công trình dân dụng, công trình văn hóa.* Xây dựng công trình công cộng và phần bao che công trình côngnghiệp quy mô lớn.

* Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình giaothông đường bộ, công trình thủy lợi.

* Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để pháttriển các khu đô thị, khu phố và các công trình đô thị khác, liên doanh với cáctổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện cácđề án đầu tư của Công ty.

* Kinh doanh nhà.

* Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế.

Trang 7

1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty:

- Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định

- Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phâncông phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trựcthuộc nhưng không có quyền ra lệnh Các phó giám đốc điều hành trực tiếpcác phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúpgiám đốc ra quyết định.

- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủtrương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuấtkinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản

Trang 8

xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý Chịu trách nhiệm cá nhân vềcác hoạt động của phòng mình phụ trách

- Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các côngtrình, được Công ty uỷ quyền.

- Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công, đảmbảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn.

1.2.3 Đặc điểm lao động của Công ty

Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trongnhững yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất Lao động là nguồn gốc sáng tạo rasản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh Nhờcó lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyênvật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm Như vậy việc nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động.

Chất lượng CBCNV của Công ty được thể hiện như sau:

Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2006

Stt Cán Bộ chuyên môn và kỹ thuật

Theo thâm niên công tác (Năm)>5 >10 >15 Ghi chú

Trang 9

Biểu 3: Chất lượng công nhân kỹ thuật Đơn vị: Người

SttCông nhân kỹ thuậttheo nghềlượngSốBậc thợ

7 Công nhân trắc đạc 4

Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công táckhoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học.Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công tylà rất lớn Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thựchiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với số lượng 535 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sựcạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho 431 laođộng là việc làm rất khó tuy nhiên Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nộiđó làm được trong những năm qua, đây là một thành công lớn của Công ty vàchiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinhdoanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và củacông nhân toàn công ty nói chung.

Trang 10

1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.

Cụ thể kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phátsinh

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, nhân công,chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác Phát hiện kịpthời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoàikế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng, trong quá trình sản xuất đểđề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời

- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm xây lắp các sản phẩmvà lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theotừng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm và lao vụ, vạch rakhả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả

- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tácxây lắp hoàn thành Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dangtheo nguyên tắc quy định

- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng côngtrình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ, đội sản xuất trongtừng thời kỳ nhất định, kịp thời lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giáthành công tác xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu ích vềchi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo côngty

1.31 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội được tổ chứctheo hình thức kế toán tập trung Với hình thức này thì toàn bộ công việc kếtoán được tập trung tại phòng kế toán Công ty Các đội, đơn vị sản xuất trựcthuộc Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhânviên thống kê, kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập,phân loại, kiểm tra các chứng từ ban đầu sau đó lập Bảng kế toán chuyểnchứng từ ban đầu về phòng Kế toán - Tài chính Tại đây, việc ghi chép kếtoán được tiến hành.

Trang 11

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền mặt, tiền gửi

ngân hàng

Kế toán Vật tư - Công cụ

dụng cụ

Kế toán Tài sản cố

Kế toán tiền lương, BHXH

Thủ quỹ

Nhân viên thống kê ở các đội sản xuất trực thuộc

Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.

Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận:

+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Giám đốc về mặt

nghiệp vụ đó là công tác tài chính kế toán Tổ chức điều hành công tác hạchtoán kế toán của Công ty.

+ Kế toán tổng hợp: Giúp cho kế toán trưởng về công tác kế toán tổng

hợp Đó là thực hiện phân tích hoạt động sản xuất của Công ty, tình hìnhthanh toán với Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành trích lập cácquỹ và lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.

+ Kế toán tiền mặt, tiền ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi giúp kế

toán trưởng hạch toán quỹ tiền mặt, kế toán thu chi.

+ Thủ quỹ: Giữ két, thực thi theo lệnh của kế toán trưởng, căn cứ vào

chứng từ gốc (hợp lệ) để xuất, nhập, ghi sổ quỹ phần thu, chi của kế toán tiềnmặt.

+ Kế toán vật tư, CCDC: Giúp cho kế toán trưởng về công tác theo dõi

tiêu hao (chi phí) về vật tư cho sản xuất (nhập - xuất - tồn) xác định chi phínguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình.

Trang 12

+ Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi sự biến động của

TSCĐ trong Công ty tính khấu hao, tăng giảm, nguyên giá và giá trị còn lạicủa TSCĐ

1.3.2 Đặc điểm tổ chức hình thức bộ sổ kế toán.

* Chế độ chứng từ :

Kế toán Công ty sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quyết định1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính bao gồm: các mẫu hoáđơn các loại sổ kế toán tổng hợp, bảng kê, bảng phân bổ, các sổ Cái, sổ kếtoán chi tiết theo quy định và yêu cầu quản lý.

* Chế độ tài khoản:

Kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyếtđịnh 1141/TC/QĐ/CDSDKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và cácthông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp củaBộ Tài chính

* Chế độ Báo cáo Tài chính:

+ Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/1 đến 31/12 hàng năm.

+ Lập Báo cáo tài chính định kỳ theo quý, nộp cho Tổng công ty vàcác cơ quan chức năng.

+ Mẫu biểu Báo cáo tài chính:áp dụng mẫu biểu theo quyết định số167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tưsố89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.

Ngoài ra Công ty còn lập các Báo cáo nhanh tuỳ theo yêu cầu quản lýcủa Công ty.

Trang 13

Báo cáo tài chínhSổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Số thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

- Cuối tháng, kế toán lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra tính chínhxác của việc ghi chép kế toán tổng hợp và lập Bảng Tổng hợp chi tiết theotừng tài khoản cấp 1 đã được mở chi tiết để kiểm tra tính chính xác của việcghi chép kế toán chi tiết.

- Cuối mỗi quý, căn cứ vào Bảng Tổng hợp chi tiết và Bảng Cân đối tàikhoản, kế toán lập bảng Cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính khác.

Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong hình thức này gồm : - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ Cái các tài khoản - Sổ Chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Trang 14

Thủ quỹ

Ghi hàng ngày Ghi cuối thángĐối chiếu

* Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưuđộng được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong quan hệthanh toán.

Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội chủ yếu luân chuyển bằng tiềnmặt và vốn lưu động Các xí nghiệp trực tiếp sản xuất, xây lắp, xây dựng trựctiếp với khách hàng.

Sản phẩm được các đội sản xuất nhập kho, lúc này thủ kho viết phiếunhập kho đưa cho người giao số nhập kho Thủ kho giữ lại một phiếu, phiếunhập kho phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, thủ quỹ, thủ kho.

Tiền được nhập vào quỹ của công ty bằng tiền thu của khách hàng, muahàng, góp vốn kinh doanh, thu tiền mặt từ hoạt động tài chính.

Tiền thu được nhập quỹ để trả lương cho công nhân viên, mua sắm trangthiết bị, phân bổ các quỹ sửa chữa TSCĐ bị hư hỏng, một phần nộp thuế Nhànước, trả cho bên góp vốn liên doanh.

Sơ đồ luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền

Ghi chú:

: Trực tiếp

Trang 15

: Gián tiếp

* Đặc điểm kế toán lao động tiền lương

Tiền lương (hay tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất sứclao động, bù đắp hao phí sức lao động do người lao động đã bỏ ra trong quátrình sản xuất kinh doanh.

Tiền lương được thủ quỹ dựa vào bảng chấm công của từng công nhânsản xuất trực tiếp ở các đội sản xuất, từng công nhân viên ở các ban, phòngban, các bộ phận quản lý để tính các khoản phụ cấp và lương phụ.

Đối với sản phẩm của Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội , yếu tốchi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành, song lại là độnglực nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động Lương bình quân củaCBCNV trong công ty là: 2.174.000 người/tháng.

Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: Lương thời gian và lương sảnphẩm Tuy nhiên, do Công ty thực hiện chế độ lương khoán, quỹ lương củaCông ty giao khoán từ đầu năm, nên tiền lương trả cho người lao động baogồm hai phần: Lương cứng và lương mềm

Lương cứng là lương sản phẩm hay lương thời gian dựa trên thực tếcông việc mà người lao động đã làm, căn cứ vào bảng chấm công và biên bảnnghiệm thu sản phẩm để tính.

Lương mềm (hay còn gọi là lương kinh doanh) là phần tiền lương căn cứtrên số ngày công đi làm và hệ số lương của người lao động để tính ra phầnphụ cấp thêm vào lương cứng đảm bảo thực hiện quỹ lương đã được giaokhoán.

Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cho sản xuất kinh doanhđược diễn ra liên tục, hàng tháng, Công ty trích BHXH, BHYT và KPCĐ theođúng tỷ lệ quy định: 15% BHXH, 2% BHYT trên tổng quỹ lương cơ bản củaCông ty và 2% KPCĐ trên tổng quỹ lương thực trả.

Sau khi lập bảng chấm công, thủ quỹ chuyển xuống phụ trách các bộphận đến phòng tổ chức cuối cùng chuyển cho giám đốc ký sau đó chuyểnxuống phòng Tài chính - Kế toán để kế toán trưởng kiểm tra và để làm lươngcho công nhân viên và công nhân sản xuất.

Trang 16

Bảng tính lương phân

Bảng thanh toán lương phân xưởng

Bảng tính lương phòng,

Bảng thanh toán lương phòng, ban

Sổ cái TK

Bảng chấm côngBảng nghiệm thu

sản phẩm

Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lương.

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

* Đặc điểm kế toán tài sản cố định

Tài sản cố định trong công ty là các tư liệu lao động chủ yếu và các tàisản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.

Nguyên giá tài sản cố định của Công ty có giá trị tương đối lớn nguyêngiá từ 780.559.568đồng đến 1.989.568.000đồng Thời gian khấu hao TSCĐtừ 5-10 năm Tuy nhiên đó chỉ là thời gian tính khấu hao bởi có những TSCĐthời gian khấu hao đã hết nhưng thời gian sử dụng vẫn còn dài TSCĐ củaCông ty do nguồn mua trong nước và mua nhập khẩu từ nước ngoài, nhữngtài sản đó đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vấn giữ đượchình thái vật chất ban đầu cho đế khi hư hỏng phải loại bỏ Khi tài sản cố địnhđược khấu hao hết có thể đem thanh lý, nhượng bán hay sử dụng tiếp nếu vẫn sửdụng tốt tùy theo quyết định của Giám đốc công ty Giá trị khấu hao TSCĐ sẽ

Trang 17

Bảng kê số 4NKCT số 7

Sổ cái triển khai211,212,213,21

được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm Tỷ lệkhấu hao TSCĐ được đăng ký trước với Công ty theo phương pháp khấu haođường thẳng:

Nguyên giá tài sản cố địnhTỷ lệ khấu hao =

Thời gian sử dụng

Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao bình quânTSCĐ của Công ty bao gồm nhà cửa thuộc công ty, máy móc thiết bịnhư: Máy trộn bê tông, máy trộn vữa, máy đầm bàn, máy đầm rung, máy ủiKomatsu, máy bơm nước, máy phát điện, Máy rải bê tông áp phan, cần cẩutháp…các thiết bị khác phục vụ xây dựng các công trình của công ty.

Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

Trang 18

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CễNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CễNG TY

CỔ PHẦN PHẤT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.

2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí.

Nghiên cứu chi phí và cách phân loại nói trên giúp chúng ta có đượccách nhìn tổng thể về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, trênthực tế để làm cơ sở cho việc định giá bán sản phẩm trên thị trường ta khôngthể sử dụng chi phí để định giá mà cần thiết phải dựa vào giá thành Nhữngchi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình thi công đó sẽ thamgia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành của quá trình đó Như vậy: “ Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của nhữngchi phí sản xuất ( bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụngmáy thi công, chi phí sản xuất chung ) tính cho từng công trình, hạng mụccông trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoànthành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán ”.

Mặt khác, giá thành là một đại lượng tính toán, là chỉ tiêu có sự biếnđổi nhất định nên ở phương diện này, giá thành ít nhiều lại mang tính chất chủquan thể hiện ở hai khía cạnh:

- Tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất là thu nhậpthuần tuý của xã hội như : BHXH, các khoản trích nộp cho cơ quan cấp trên,thuế vốn, thuế tài nguyên

- Một số khoản mục chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành của từngloại sản phẩm hay từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp

- Chi phí sản xuất là cơ sở để hình thành nên giá thành Giữa chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm xây lắp có sự khác nhau về phạm vi, giới hạn vànội dung

Trang 19

- Chi phí sản xuất chỉ tính trong một thời kỳ còn giá thành lại liên quan đếnchi phí của khối lượng xây lắp kỳ trước chuyển sang nhưng lại không baogồm chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.

- Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định còn giá thànhsản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất được tính cho một công trình, hạng mụccông trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành.

2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm :

* Trong kinh doanh xây lắp, để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốtgiá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành: giá thành dự toán, giáthành kế hoạch, giá thành thực tế

+ Giá thành dự toán :

Do đặc điểm hoạt động xây lắp: thời gian sản xuất, thi công dài, sảnphẩm mang tính chất đơn chiếc nên mỗi công trình, hạng mục công trình đềuphải được lập dự toán trước khi sản xuất, thi công.

Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xâylắp công trình, hạng mục công trình Giá thành dự toán được xác định trên cơsở các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá của Nhà nước, mặt bằng giá cả thịtrường Giá thành dự toán là số chênh lệch giữa giá trị dự toán và phần lãiđịnh mức.

mục công trình

Lãi định mức

Giá thành dự toáncủa công trình, hạng

mục công trình =

Giá trị dự toán củacông trình, hạng

mục công trình - Lãi định mức

Trang 20

- Giá trị dự toán là giá nhận thầu của đơn vị xây lắp đối với chủ đầu tư.

+ Giá thành thực tế :

Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí thực tế ( chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụngmáy thi công, chi phí sản xuất chung) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoànthành một khối lượng xây lắp nhất định Giá thành khối lượng xây lắp hoànthành quy ước là giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạnnhất định và phải thoả mãn các điều kiện sau:

+ Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật

+ Khối lượng này phải xác định được một cách cụ thể và được bên chủđầu tư nghiêm thu chấp nhận thanh toán.

+ Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.

2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất :- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất :

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chiphí sản xuất phát sinh cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi giới hạn đónhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra phân tích chi phí và yêu cầu tính giá thànhsản phẩm Việc chọn lựa đối tượng chi phí ở từng doanh nghiệp có sự khácnhau, thông thường người quản lý dựa vào các đặc điểm sau:

- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặcđiểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độquản lý, trình độ hạch toán của doanh nghiệp

Giá thành kế hoạchcủa công trình, hạng

mục công trình

Giá thành dự toáncủa công trình, hạng

mục công trình

Mức hạ giá thành kế hoạch

Trang 21

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :

Mỗi loại chi phí sản xuất thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toánkhác nhau Vì vậy phải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tậphợp chi phí sản xuất chính xác Thông thường có hai phương pháp tập hợp chiphí sản xuất sau:

Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có thể quy nạp, tập hợp chotừng đối tượng chịu chi phí Với những chi phí sử dụng có liên quan trực tiếpđến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( công trình, hạng mục côngtrình) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó Đây là phương pháp đượcsử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản vì nó tạo điều kiệncho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp

Phương pháp phân bổ trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp (liên quan đếnnhiều đối tượng) Do đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các đốitượng liên quan theo công thức sau:

Ci = x Ti

Trong đó: Ci : Là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i

 C : Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ

: Là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ti : Là đại lượng dùng để phân bổ của đại lượng thứ i

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Do đó trong phạm vi chuyên đề này em chỉ xin đề cập đến trường hợp kếtoán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 22

TK 152, 153, 331TK 621TK 152

Vật liệu trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ dịch vụVật liệu dùng không hết nhập kho

TK 154Cuối kì kết chuyển chi phí

- TK 621 : “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ”:

Được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trựctiếp dùng để sản xuất sản phẩm, thi công công trình phát sinh trong kỳ.

Kết cấu cơ bản của TK 621 như sau :

Bên Nợ : Trị giá vốn của nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm, lao

vụ trong kỳ (kể cả xuất kho đưa vào sử dụng hoặc mua về sử dụng ngay vào

sản xuất) Bên Có : Trị giá vốn nguyên vật liệu chưa sử dụng hết nhập lại kho.

Trị giá phế liệu thu hồi tính giá nhập kho.

Trị giá vốn NVL sd thực tế kết chuyển sang TK tính giá thành cuối kỳ.

SƠ ĐỒ 1: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

- TK 622 : “ Chi phí nhân công trực tiếp ” Kết cấu của TK 622 như sau:

Bên Nợ: Ghi các khoản được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ

Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK tính giá

Sau khi kết chuyển TK 622 không có số dư.

TK 622 cũng được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.

SƠ ĐỒ 2: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰCTIẾP

Trang 23

Các khỏan đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh

TK 335

Trích trước lương nghỉ phép cho CNTTSX

Kết chuyển chi phí nhâncông

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

TK 623 : “ Chi phí sử dụng máy thi công ”

Kết cấu cơ bản của TK 623 như sau:

Bên Nợ : Tập hợp chi phí sử dụng máy phát sinh trong kỳ.

Bên Có : Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng chịu chi

- TK 627 “ Chi phí sản xuất chung ”

Kết cấu của TK này như sau :

Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Trang 24

Bên Có : Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng cần tính

giá và kết chuyển sang TK tính giá thành

Sau khi kết chuyển TK này không có số dư TK 627 có các TK cấp 2 nhưsau:

+ TK 6271 “ Chi phí nhân viên ” dùng để phản ánh chi phí nhân công phải trảcho cán bộ nhân viên quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất

+ TK 6272 “ Chi phí vật liệu ” dùng để phản ánh chi phí vật liệu, nhiên liệudùng cho phân xưởng, tổ, dội sản xuất như vật liệu phụ, phụ tùng thay thếdùng để sửa chữa TSCĐ ở phân xưởng , vật liệu dùng phục vụ quản lý chungở phân xưởng

+ TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất ” dùng để phản ánh chi phí về công cụdụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất

Trang 25

SƠ ĐỒ 3 : HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

TK 152;153

- TK 154 : “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ”

Dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuấtkinh doanh và tính giá thành sản phẩm

Kết cấu của TK 154 như sau :

Dư Nợ đầu kỳ : phản ánh vốn sản phẩm dở dang đầu kỳ

Phát sinh bên Nợ : tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ kết chuyển từ các TK621, 622, 623, 627 sang

Phát sinh bên Có : phản ánh tổng giá thành sản xuất của sản phẩm , lao vụsản xuất được trong kỳ đã tính được

Dư Nợ cuối kỳ : phản ánh vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chi phí NVL,côngcụ dụng cụ

Các chi phí sản xuấtchung khácChi phí nhân viên

Chi phí theo dự toán

Các khoản giảm chi phí sảnxuất chung cuối kỳ

Phân bổ hoặc kết chuyển chi phísản xuất chung

TK 111, 112, 152

TK 335, 1421

TK 331,111,112

TK 154

Trang 26

SƠ ĐỒ 4: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN PHẨM ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA SƠ ĐỒ SAU

TK 621 TK154

TK622 TK 155;152

TK 157 TK627

TK632

Kết chuyển chi phí NVLTT

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Các khoản ghi giảmchi phí sản phẩm

Nhập kho vật tưsản phẩm

Gửi bánTiêu thụ thẳngTổng

giá thànhthực tế sản

phẩm laovụ hoàn

DCK: x x x

TK 152; 111

Trang 27

* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp :

+ Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp :

Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính cho côngtrình, hạng mục công trình đó

Các đơn vị có thể xuất vật tư cho công trình từ kho của đơn vị hoặc muavật tư thẳng cho từng công trình Khi có nghiệp vụ chi phí phát sinh, kế toánđơn vị căn cứ vào chứng từ gốc để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,kế toán ghi :

- Trường hợp vật tư được xuất từ kho của đơn vị :

Nợ TK 621 “ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ” Có TK 152 “ nguyên liệu, vật liệu ’’

- Trường hợp vật tư được mua ngoài chuyển thẳng vào sản xuất không quakho:

Nợ TK 621 “ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ” ( giá chưa thuế ) Nợ TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ ”

Có TK liên quan : giá thanh toán.

( Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ) Hoặc : Nợ TK621 “ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ” ( giá có thuế ) Có TK liên quan : giá thanh toán.

( Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp )

- Trường hợp chi phí dàn giáo, cốp pha, ván khuôn khi xuất kho đưa vào sửdụng cho hoạt động xây lắp, kế toán ghi:

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
ua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học (Trang 10)
Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu cho các công trình theo mẫu sau : - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
n cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu cho các công trình theo mẫu sau : (Trang 36)
BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2006 - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
h áng 12 năm 2006 (Trang 36)
Bảng - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
ng (Trang 37)
SỔ CÁI TK621 Tháng 12 năm 2006 - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
621 Tháng 12 năm 2006 (Trang 37)
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng, quản lý sản xuất và hình  thức trả lương khoán đối với công nhân trực tiếp sản xuất. - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
i ện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng, quản lý sản xuất và hình thức trả lương khoán đối với công nhân trực tiếp sản xuất (Trang 38)
Đối với hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán sản phẩm được áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
i với hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán sản phẩm được áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất (Trang 39)
SỔ CÁI TK622 Tháng 12 năm 2006 - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
622 Tháng 12 năm 2006 (Trang 39)
SỔ CHI TIẾT TK623 - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
623 (Trang 42)
Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan: Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ khấu hao máy.. - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
n cứ vào các chứng từ gốc liên quan: Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ khấu hao máy (Trang 42)
Cuối tháng kế toán lên Bảng tổng hợp chiphí sản xuất chung của từng công trình theo mẫu sau: ( Biểu 03 ) - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
u ối tháng kế toán lên Bảng tổng hợp chiphí sản xuất chung của từng công trình theo mẫu sau: ( Biểu 03 ) (Trang 45)
SỔ CÁI TK627 - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
627 (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w