1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc

70 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 743,5 KB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khi các doanh nghiệp tham gia vào thương trường họ luôn hướng tới mụcđích cuối cùng là đạt lợi nhuận tối đa Để có được lợi nhuận tối đa, đó không phải làchuyện đơn giản, bởi muốn làm ra lợi nhuận thì trong kinh doanh doanh nghiệp phảitính toán cân nhắc từng quyết định Lợi nhuận được gắn liền cả một quá trình baogồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng cái chính của nó vẫn là mốiquan hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm – lợi nhuận Từ đó doanh nghiệp đề ranhững biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời mang lại lợinhuận để thực hiện tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp

Trong điều kiện hoạt động kinh tế thị trường cùng với chất lượng sản phẩm,giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, là nhân

tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhậpcủa người lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Ngoài ra, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạtđộng của doanh nghiệp về các mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán

và tính toán kết quả kinh doanh

Qua đó chúng ta nhận thấy sự quan trọng của giá thành sản phẩm trong hoạt

động của doanh nghiệp Chính vì vậy “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành” là chuyên đề mà em quan tâm nhất trong thời gian thực tập

tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾ VINH Vì công ty chủ yếu là sảnxuất sản phẩm nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa trong sản xuất

là yếu tố quan trọng giúp hạ giá thành các sản phẩm, nó là điều kiện giúp cho công

ty nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, giữ được uy tín và nâng cao chấtlượng các sản phẩm của mình

Trên nền tảng những kiến thức đã có từ học tập, nghiên cứu và một thời gianthực tập, học hỏi, tiếp xúc thực tế tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾVINH, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Cô Nguyễn Thị Hiền và các

anh chị cán bộ kế toán trong công ty, em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ TẠI

Trang 2

báo cáo thực tập của mình Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo thực tập có

Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực tập có hạn,chắc chắn đề tài sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo vàcác cán bộ anh chị Kế toán tại công ty, để đề tài thêm phần hoàn thiện và sâu sắccũng như để em có thêm điều kiện bổ sung kiến thức phục vụ tốt hơn trong công tácthực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2010

Sinh viên thực hiện

VŨ THỊ BÍCH NGỌC

Trang 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG

TY TNHH THƯƠNG MẠI

& SẢN XUẤT THẾ VINH

Trang 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH TM & SX THẾ VINH.

1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM & SX THẾ VINH

- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại THẾ VINH

- Cửa hàng chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH TM & SX THẾ VINH

+ Địa chỉ : 972 Lạc Long Quân, Phường 8, Quận Tân Bình, TP HCM.1.1.2 Sự hình thành và phát triển

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại THẾ VINH được thành lập theoquyết định số 4102033679 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư và Phát Triển TP HCM cấp lầnđầu ngày 04/10/2005, thay đổi lần thứ nhất ngày 25/03/2009 Tổng số vốn điều lệban đầu 600.000.000đ Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã tăngvốn điều lệ lên 1.900.000.000đ làm doanh thu công ty ngày một tăng

Công ty thành lập dưới hình thức là một công ty TNHH, là một đơn vị kinh

tế có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng Qua 4 năm xây dựng và phát triểncông ty ngày càng lớn mạnh về qui mô cũng như chiều sâu Ngoài trụ sở chính ởThủ Đức, công ty còn mở thêm chi nhánh nhằm hoạt động rộng rãi trên thi trường

Cùng với sự đổi mới của đất nước, trên con đường hội nhập, công ty thamgia sản xuất các mặt hàng về sơn gỗ, sơn PU, sơn EX, xăng NC, xăng AC, Bột tréttường…và luôn được các đơn vị khách hàng đánh giá tốt về chất lượng, mỹ thuật.1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của công ty

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại THẾ VINH là một đơn vị kinh tế tưnhân được thành lập tháng 10/2005, thực hiện các chức năng sản xuất và thươngmại, quy mô hoạt động của công ty không lớn, đang tạo dựng uy thế trên thị trường.Tuy nhiên, qua 4 năm hoạt động của công ty đạt được kết quả khả quan Giá trị sảnlượng tăng từ 2 → 2.5 lần, chỉ tiêu nộp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng

Trang 5

Công ty được cơ quan thuế và các đơn vị liên doanh khác đánh giá là một đơn vị cótình hình tài chính lành mạnh.

Công ty đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của bangiám đốc và sự tận tâm, tận lực trong công việc của đội ngũ nhân viên Trong tươnglai, trên nền phát triển hiện tại, công ty sẽ nỗ lực hơn nữa để tiếp tục phát triển, mởrộng hoạt động kinh doanh của công ty trên nhiều lĩnh vực

Thuận lợi.

Bộ máy hoạt động của công ty được tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng thích nghi vớinền kinh tế thị trường thường xuyên biến đổi Bên cạnh đó nhân viên công ty lànhững người có kinh nghiệm lâu năm trên thương trường, nắm vững các nguyên tắchoạt động kinh doanh lại nỗ lực, nhiệt tình Đây cũng là yếu tố giúp công ty thànhcông

Khó khăn.

Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất Sơn trên thị trường tạo nên một sựcạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ lớn mạnh Chỉ cần sản phẩm chênh lệch giá từ1.000 đ đến 2.000 đ là cũng có thể mất hợp đồng kinh tế Bên cạnh đó, công ty chưatập trung được nhiều nhân viên tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng, còn hạn chế vềchiến lược Marketing, trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa cao, chưa thể trực tiếpgiao dịch vớicác đối tác Đây là một điều bất lợi cho công ty

Phương hướng phát triển.

Đứng trước nền kinh tế thị trường luôn biến động với những thách thức và thuậnlợi, công ty TNHH TM & SX THẾ VINH đã đưa ra những phương hướng hoạtđộng trong thời gian sắp tới là:

- Trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho công việc sản xuấtcác mặt hàng nhanh hơn và đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng

- Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, bố trí phùhợp với công việc theo trình độ nghiệp vụ được đào tạo

- Đảm bảo thu nhập ổn định theo mức ngày càng tăng của xã hội cho cán bộcông nhân viên

- Ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế với khách hàng bằng cách triển khai

Trang 6

- Do các mặt hàng ngày càng yêu cầu mỹ thuật chất lượng cao, cùng với sựtăng trưởng về sản lượng, đòi hỏi công ty phải mở rộng sản xuất kinh doanh tạođiều kiện cho người lao động có việc làm

- Mặc dù trên thị trường có nhiều công ty cùng sản xuất cùng một mặt hàngtạo nên sự cạnh tranh gay gắt nhưng công ty luôn luôn cải tiến, nâng cao chấtlượng sản phẩm với mong muốn là đem lại cho người tiêu dùng những sảnphẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Và tập trung phát triển công tytheo hướng: “ đa dạng hóa mẫu mã”, “phong phú về màu sắc, chủng loại, kích

cỡ, “chất lượng cao” nhằm tăng uy tín và mở rộng thương hiệu trên thị trường

1.2 Đặc điểm và chức năng hoạt động, quy trình sản xuất, cơ cấu tổ chức và quản lý công ty.

1.2.1 Đặc điểm và chức năng hoạt động

1.2.1.1 Đặc điểm.

- Hình thức sở hữu vốn: Góp vốn

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Công ty hiện đang sản xuất các mặt hàng vềsơn gỗ, sơn PU, sơn EX, xăng Nhật, xăng AC, xăng NC, vật liệu chống thấmdùng trong xây dựng…đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, kích cỡđược bán rộng rãi trên khắp thị trường Việt Nam

- Phương pháp thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.1.2.1.2 Chức năng hoạt động.

Chức năng chính của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại THẾ VINH làsản xuất các mặt hàng về sơn gỗ, sơn PU, sơn EX, xăng Nhật, xăng AC, xăng NC,Bóng 449…Ngoài ra, công ty còn mua bán nguyên vật liệu sản xuất sơn, dịch vụthương mại

1.2.2 Quy trình sản xuất của công ty

Nhìn chung quy trình sản xuất của công ty bao gồm 3 bước:

- Bước 1 : Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu.

Bất cứ một nguyên vật liệu nào trước khi đưa vào sản xuất đều phải đượckiểm nghiệm lại về chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn mà phòng kỹ thuật đề rahay không

- Bước 2 : Đưa nguyên vật liệu vào máy phân tán.

Trang 7

Nguyên vật liệu sau khi đã qua khâu kiểm nghiệm sẽ được đưa vào máy phântán Tùy từng loại sản phẩm mà khâu sản xuất sẽ cho nguyên vật liệu nào vào trước,nguyên vật liệu nào vào sau và điều chỉnh máy phân tán cho quay với tốc độ phùhợp.

- Bước 3 : Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hiện đóng gói.

Sau khi sản phẩm được sản xuất ra thì phải qua khâu kiểm nghiệm xem sảnphẩm đó có đạt được tiêu chuẩn hay không Sản phẩm sau khi được kiểm nghiệm sẽđược đóng gói (cho vào cal hoặc phuy), xuất bán hoặc nhập kho

Sơ đồ 1.1: Mô tả quy trình chế biến sản phẩm Cứng Epoxy

Các nguyên vật liệu sau khi đã được kiểm nghiệm về chất lượng và độ cứngrắn, lần lượt được cho vào máy phân tán theo trình tự sau:

Máy phân tán

Hardiner PU

và Toluene1

Epoxy Resin và Butyl Acetate2

Đónggói

Trang 8

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty.

1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy của công ty

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại THẾ VINH là đơn vị kinh tế thuộcvốn góp nên tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có ý thức kỹ thuật và có tinh thần trách nhiệm

về mặt đảm bảo chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất

GIÁM ĐỐC

PGĐ Tài Chính

Phòng Kế Hoạch Vật Tư

Kế Toán Trưởng

Trang 9

Sơ đồ tổ chức công ty theo trực tuyến chức năng được lãnh đạo trực tiếp bởiGiám đốc Đứng đầu mỗi phòng ban là trưởng phòng Các phòng ban độc lập xâydựng kế hoạch trình Giám đốc ký duyệt và khi thực hiện sẽ báo Giám đốc kiểm tra.1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

Giám đốc

Là người đại diện có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động của công

ty, chỉ đạo hoặc định hướng phát triển của công ty đến các phòng ban Điều hànhmột số công tác then chốt quan trọng và những vẫn đề phát sinh đột xuất Đồngthời giám sát quá trình thực hiện của các bộ phận, thu nhập thông tin, phân tíchđánh giá đưa ra quyết định hành động Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ các chính sách về pháp luật và quy định củaNhà nước Ký kết các hợp đồng kinh tế nhân danh công ty Tuyển dụng, bổ nhiệm,miễn nhiệm các chức danh trong công ty

Phó giám đốc kinh doanh

Khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, những biến động của nền kinh tế,các đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với tình hình mới Giám sátquy trình sản xuất và chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo và giải quyếtcông việc kỹ thuật sản xuất mặt hàng Từ đó thống kê báo cáo tình hình kinh doanhcho Giám đốc để có những phương hướng cho giai đoạn tiếp theo

Phó giám đốc tài chính

Giúp đỡ Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, theo dõicác phòng ban thực hiện kế hoạch của công ty để kịp thời điều chỉnh các vấn đề còntồn đọng Quản lý các tài sản, trang thiết bị của công ty, lập kế hoạch bảo dưỡng,nâng cấp sửa chữa và mua mới các loại thiết bị, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạtđộng ở các phòng ban

Kế toán trưởng

- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra tất

cả các nhân viên trong phòng ghi chép, tính toán và phản ánh đúng, chính xác,trung thực, đầy đủ toàn bộ tài sản, tình hình tài chính và phân tích kết quả hoạtđộng của công ty Phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán trong

Trang 10

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý kế toán tài chính, lập kế hoạchtài chính Tổ chức kiểm tra và xét duyệt các báo cáo thống kê Hướng dẫn thihành kịp thời lại các chế độ, thể lệ tổ chức kế toán theo quy định của Nhà nước

và các quy định của cấp trên về thống kê thông tin kinh tế cho các bộ phận vàcác cá nhân có liên quan

- Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu kế toán

và số liệu kế toán thuộc bí mật công ty và Nhà nước Thực hiện phân tích cáchoạt động kế toán trong công ty một cách thường xuyên và theo yêu cầu củaGiám đốc

- Đồng thời chịu sự kiểm tra và giải trình các báo cáo tài chính, bảng cân đối

số phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,thuyết minh báo cáo tài chính, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ về tình hình chínhxác của số liệu theo yêu cầu của Giám đốc, ngân hàng, công ty kiểm toán Định

kỳ quyết toán thuế với cơ quan chủ quản

Phòng kinh doanh

Là bộ phận chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm của công ty, nghiêncứu các hình thức giới thiệu sản phẩm hiệu quả, phù hợp với chính sách kinh doanhcủa công ty Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tìm hiểu đối tác, cung cấp thôngtin, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm Ngoài ra, phòng kinh doanh còn theodõi hoạt động ở các chi nhánh để tăng cường mạng lưới phân phối sản phẩm, mởrộng bán kính kinh doanh của công ty trên toàn quốc Đồng thời phối hợp với phòng

kế toán trong việc thu nợ khách hàng

Phòng kế hoạch vật tư

Đây là phòng có trách nhiệm quản lý các loại nguyên vật liệu, hàng hóa,thành phẩm Tùy theo từng mặt hàng, phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào khối lượngvật tư mà kho sản xuất yêu cầu để cung cấp vật tư cho phân xưởng kịp thời sản xuấttheo đúng tiến độ, đảm bảo quy trình không bị gián đoạn Đồng thời khảo sát cácđơn giá vật tư mà kho sản xuất cần khi sản xuất sản phẩm, tham mưu cho Giám đốc

về các mặt của sản xuất như kế hoạch mua nguyên vật liệu, dự trữ vật tư cho sảnxuất, tiến độ sản xuất, lưu kho…Tổ chức quản lý, thực hiện sản xuất kinh doanh,

Trang 11

tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch đã xây dựng Đồng thời xây dựng kế hoạch,phương án sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ.

Phòng kế toán

Hàng ngày phải ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, xác định chi phí, tính giáthành, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thực hiện các chế độtài chính ngân hàng, theo dõi tình hình nộp thuế vào ngân sách Nhà nước Định kỳlập báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành, chế độ, chính sáchcủa Nhà nước lên cấp trên Cung cấp cho các phòng ban những thông tin chính xácnhất về tình hình hoạt động, lời lỗ của công ty để có những biện pháp kinh doanhthích hợp

Kho sản xuất

Tổ chức lực lượng nhân công trực tiếp sản xuất các mặt hàng tại phân xưởng.Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắctrong chất lượng sản phẩm để luôn đảm bảo chất lượng thành phẩm sản xuất ra làtốt nhất, bảo vệ uy tín cho công ty và tăng niềm tin đối với khách hàng

Các đơn vị liên kết

Cùng hợp tác, hỗ trợ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho công ty trongquá trình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng

1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầutrong tổ chức quản lý ở doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán phù hợp với quy

mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí màcòn bảo đảm cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng phù hợp vớicác yêu cầu sử dụng thông tin cho quản lý kinh doanh khác nhau Việc tổ chức côngtác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghềnghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý của cá nhân nhân viên trong bộ máy kếtoán Vì vậy việc lựa chọn mô hình kế toán hết sức quan trọng

Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu nhập, xử

lý và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau Tại Công ty TNHHSản xuất và Thương mại THẾ VINH tổ chức chức bộ máy kế toán theo mô hình

Trang 12

quản lý Theo đó toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp đượctập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việcthu nhập, phân loại và chuyển chứng từ và các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán

xử lý và tổng hợp thông tin

1.3.1 Cơ cấu bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ

Kế toán tổng hợp.

Giúp kế toán trưởng điều hành công việc, chỉ đạo công tác kế toán hạch toán tạicông ty Tổng hợp toàn bộ số liệu tình hình các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồngthời rà soát kiểm tra các bút toán hạch toán trước khi vào sổ, lập bảng cân đối sốphát sinh, bảng cân đối kế toán

Kế toán vật tư và giá thành.

Lập phiếu nhập kho, xuất kho và hóa đơn bán hàng Theo dõi nguyên vật liệu,hàng hóa, thành phẩm tại kho của công ty Định kỳ hàng tháng đối chiếu số liệu với

Kế toán thanh toán, công nợ

Trang 13

các bộ phận có liên quan và làm bảng quyết toán hàng tồn kho, đồng thời kết hợpvới thủ kho kiểm kê nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm tại kho của công ty.Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳtính giá thành Tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ từng loại chi phí sản xuất theođúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng phương pháp đã chọn Vậndụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn

vị của đối tượng tính giá thành Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất vàgiá thành cho các cấp quản lý, tiến hành phân tích tình hình thực hiện giá thành và

kế hoạch hạ giá thành

Kế toán thanh toán, công nợ.

Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, theo dõi chặt chẽ, kịp thời chính xác các khoản

nợ phải thu, phải trả phát sinh trong kinh doanh, chi tiết theo từng đối tượng Theodõi tiến độ thanh toán các hợp đồng, đôn đốc việc chi trả và thu hồi các khoản phảithu của khách hàng Hàng tháng đối chiếu số liệu với khách hàng và thu hồi cácbảng quyết toán công nợ với khách hàng Đồng thời rà soát các khoản phải trả nhằm

có kế hoạch chi trả kịp thời, đúng hạn Thường xuyên kiểm tra các chứng từ thanhtoán và đối chiếu số liệu với thủ quỹ

Thủ quỹ, kế toán lương.

Kiểm tra đầy đủ các chứng từ trước khi lập phiếu thu, phiếu chi theo lệnh, từ đócăn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ hợp lệ để nhập hoặc xuấtquỹ Chịu trách nhiệm theo dõi, bảo quản tiền mặt tồn quỹ, hàng ngày kiểm tra, đốichiếu với kế toán thanh toán về số thu chi trong ngày, tổng hợp số dư trên sổ quỹ vàkiểm tra số tiền thực có tại quỹ dưới sự giám sát của kế toán trưởng

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng, thời gian và kết quảlao động Tính và phân bổ lương, BHXH, các khoản phụ cấp, tính thuế thu nhập vàcác khoản có liên quan như tạm ứng… Chịu trách nhiệm nhận và chi trả tiền lươngcho cán bộ, công nhân viên trong công ty

1.3.3 Tổ chức công tác kế toán

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng

12 của năm dương lịch

Trang 14

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp bình quângia quyền cuối kỳ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thườngxuyên

- Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhằm giúp cho công việc cung cấp thông tintình hình hoạt động kịp thời chính xác, phục vụ công tác quản lý kinh tế củadoanh nghiệp và để phù hợp với đặc điểm kinh doanh cảu công ty mà công ty

đã chọn sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung Quá trình hạch toán của công

ty được thực hiện trên máy tính, sổ sách kế toán được in ra đóng thành quyển vàlưu trữ vào mỗi thánh Tất cả các công việc kế toán thực hiện trên chương trìnhExcel Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công ty thì khối lượng công việccũng ngày càng gia tăng Do đó năm 2010 tất cả công việc kế toán được hỗ trợbởi phần mềm GIA NAM

- Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng: là hệ thống tài khoản thống nhấtđược ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006

- Các loại sổ kế toán công ty sử dụng được thiết kế phù hợp với quy mô và đặcđiểm của công ty:

+ Sổ nhật ký chung

+ Sổ quỹ

+ Sổ cái các tài khoản

+ Sổ chi tiết các tài khoản

+ Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh

Trang 15

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong phòng kế toán

Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán nhật ký chung

Trang 16

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó dựa vào số liệu

đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếunhững nghiệp vụ kế toán có liên quan đến các tài khoản có mở sổ chi tiết thì đồngthời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào các sổchi tiết liên quan

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối

số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái vàBảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính

Tuy công ty TNHH Thương mại và Sản xuất THẾ VINH thành lập không lâu nhưng công ty đang có vị trí khá ổn định trên thị trường, được các đơn vị khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng sản phẩm Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động và tiếp tục phát triển lâu dài về sau Tiếp theo, đề tài xin được đề cập đến cơ sở lý luận về chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm Chương này sẽ đề cập đến các vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như khái niệm, cách phân loại và phương pháp tính giá thành trên cơ sở lý thuyết.

Đối chiếu, kiểm tra

Ghi chú :

Ghi hằng ngày (định kỳ)Ghi vào cuối tháng

Trang 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Trang 18

2.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

2.1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa vàchi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất kinhdoanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định

Xác định nội dung của chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sảnxuất là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanhnghiệp Vậy làm sao để kiểm soát tốt được các khoản chi phí Để đáp ứng được yêucầu trên chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

2.1.1.2 Phân loại chi phí

a Theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí)

Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế để phânloại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanhnào Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sảnxuất kinh doanh trong kỳ

- Chi phí nhân công: Là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theolương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân viênchức trong kỳ

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố địnhchuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại,thuê mặt bằng…

- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưađược phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếpkhách, hội nghị…

b Theo chức năng hoạt động

Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh đểphân loại Toàn bộ chi phí được chia thành 2 loại là chi phí sản xuất và chi phíngoài sản xuất

Trang 19

- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theolương và các khoản phải trả khác cho công nhân Chi phí này được hạch toántrực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưngkhông kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Chiphí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân cônggián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong chi phí sản xuất và quản lý sảnxuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng…

 Chi phí ngoài sản xuất

Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chungtoàn doanh nghiệp

- Chi phí bàn hàng: Là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụsản phẩm, hàng hóa Bao gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao

bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng, khấu hao TSCĐ và những chi phí liênquan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổchức và quản lý trong toàn doanh nghiệp Đó là những chi phí hành chính, kếtoán, quản lý chung…

c Theo mối quan hệ với thời kì xác định kết quả kinh doanh

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại:

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sảnphẩm hoặc mua hàng hóa Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các

Trang 20

chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hếtthành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh Bao gồm chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh ngiệp

d Theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịuchi phí để phân loại, chi phí được chia làm 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chiphí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan Ví dụ: chi phí nguyên vậtliệu, chi phí tiền lương…

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chiphí, do nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhấtđịnh Ví dụ: chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trựctiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm…

e Theo cách ứng xử của chi phí

Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi củamức độ hoạt động kinh doanh để phân loại, chi phí được chia thành 3 loại:

- Biến phí (chi phí khả biến): Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khimức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp

- Định phí (chi phí bất biến): Là những chi phí mà tổng số của nó không thayđổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp

- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí Ở mức

độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của địnhphí Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thể hiện đặcđiểm của biến phí

2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành

2.1.2.1 Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống cầnthiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ,dịch vụ hoàn thành nhất định

Trang 21

2.1.2.2 Phân loại giá thành

a Theo thời điểm xác định

Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinhdoanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinhdoanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chếtạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinhdoanh thực tế đạt được

b Theo nội dung cấu thành giá thành

Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại:

- Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượngcông việc, sản phẩm hoàn thành Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thànhsản xuất gồm 3 khoản mục chi phí :

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượngsản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đếnkhi tiêu thụ xong sản phẩm

2.1.3 Mục đích và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.1.3.1 Mục đích của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Chi phí được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, chi phí là một trong những mối quan tâmhàng đầu đối với người quản lý Vì vậy, thông tin về chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm là vô cùng quan trọng nhằm các mục đích :

- Phục vụ cho viêc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí, nâng cao hiệuquả sản xuất và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc ghichép, phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời tình hình chi phí sản xuất kinhdoanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp

Trang 22

- Cung cấp thông tin tính toán kịp thời, chính xác giá thành sản phẩm, lao vụhoàn thành trong kỳ, từ đó xác định giá vốn, giá bán và thành phẩm tồn kho.Phục vụ cho việc đề ra các chiến lược tổng quát định hướng kinh doanh, sảnxuất theo thị trường.

2.1.3.2 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm

Trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm thì chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nó có bản chất tương tự nhau, đều là haophí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Nhưng do bộphận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm có sự khác nhau :

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chiphí, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, côngviệc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành Nghĩa là những chi phí đã phát sinh trong

kỳ kế toán nhưng vẫn còn trong quy trình sản xuất biểu hiện trong sản phẩm dởdang thì không được tính vào giá thành sản phẩm kỳ này

- Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành màcòn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, cả những chiphí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh Giá thành sản phẩm lại liên quanđến sản phẩm làm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang Nếu không có sản phẩm

dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ, thì giá thành sản phẩm chính làtoàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất là đầu vào và là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra của giáthành sản phẩm Bên cạnh đó, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giáthành Do vậy, hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

sẽ giúp cho việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đượcthuận lợi và chính xác hơn, nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

2.2 Các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.2.1 Mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế

Trang 23

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế làmột trong những mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rađời sớm nhất Mục tiêu, đặc điểm, nội dung sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 2.3Với mô hình kế toán này thì việc tập hợp chi phí chỉ có được sau khi quátrình sản xuất kết thúc và giá thành sản phẩm thể hiện những chi phí trong quá khứ.Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ sản xuất thay đổi nhanhchóng, thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tếđang đứng trước nhu cầu bức bách là cần phải cải tiến để đáp ứng tốt hơn việc cungcấp thông tin kịp thời phục vụ cho quá trình quản trị chi phí.

2.2.2 Mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế kết hợp với chi phí ước tính

Đứng trước sự phát triển về công nghệ sản xuất và sự cạnh tranh gay gắt giữacác doanh nghiệp Điều này đòi hỏi những nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời vàchính xác các thông tin, đặc biệt là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm ở mọithời điểm Với yêu cầu này thì mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm theo chi phí thực tế lại không đáp ứng được Do đó, mô hình kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với ước tínhthực sự là một trong những công cụ rất hữu ích và cần thiết đối với người quản lý.Mục tiêu của mô hình này nhằm:

- Cung cấp thông tin về chi phí một cách kịp thời để xác định giá bán của sảnphẩm và dịch vụ

- Cung cấp thông tin giúp cho người quản lý thực hiện được chức năng hoạchđịnh, phục vụ cho quá trình lập dự toán ngân sách và kiểm tra hoạt động

- Cung cấp thông tin giúp cho người quản lý kiểm soát chi phí một cách hiệuquả

Đặc điểm của mô hình kế toán này là:

- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành ở TK

154 bao gồm 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhâncông trực tiếp là chi phí thực tế, còn khoản mục chi phí sản xuất chung là chiphí ước tính

Trang 24

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giáthành của mô hình này tương tự như mô hình kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh bên Nợ TK 627 được tậphợp theo chi phí thực tế, nhưng khi phân bổ (hoặc kết chuyển) sang TK 154 lạitheo chi phí sản xuất chung ước tính, nên cuối kỳ trên TK 627 thường phát sinhkhoản chênh lệch Do đó trước khi lập báo cáo tài chính, hoặc định kỳ yêu cầu

kế toán phải tiến hành xử lý, điều chỉnh khoản chênh lệch này

Qua những đặc điểm của mô hình này giúp ta có thể có thông tin nhanh vềgiá thành sản phẩm, từ đó cung cấp một cách kịp thời cho việc ra quyết định củangười quản trị, đáp ứng được nhu cầu thông tin về chi phí trong thời đại ngày nay.2.2.3 Mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

định mức

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí định mức là mô hình màcác chi phí sản xuất đều được định mức và lập dự toán trước Định mức chi phí sảnxuất là căn cứ để giới hạn mức chi tiêu nhằm tiết kiệm chi phí, nó cũng là căn cứ đểđánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí – kiểm soát Để định mức chi phí sảnxuất cần dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách, chất lượng nguyên vật liệu, tìnhtrạng máy móc thiết bị, trình độ công nhân và năng lực sản xuất… Mô hình nàynhắm đến các mục tiêu cơ bản sau:

- Cung cấp thông tin để kiểm soát thực hiện định mức chi phí sản xuất

- Cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính

- Cung cấp thông tin để định mức chi phí

Mô hình này tập hợp các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung….theo chi phí định mức sau đó đốichiếu với các chi phí thực tế và tiến hành xử lý khoản chênh lệch

2.3 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế

2.3.1 Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế

Trang 25

Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm theo chi phí thực tế nhằm hướng đến 3 mục tiêu cơ bản:

- Cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính

- Cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định, kiểm soát và ra quyết định trongnội bộ công ty

- Cung cấp thông tin để tiến hành việc nghiên cứu cải tiến chi phí sản xuất.2.3.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế

Đặc điểm của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phíthực tế là:

- Tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh

- Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều dựa trên cơ sở chiphí sản xuất thực tế

2.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá

thành

2.3.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phísản xuất Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí người ta thường dựa vàonhững căn cứ như: địa bàn sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loạihình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kếtoán

Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là phân xưởng sản xuất, quytrình công nghệ sản xuất, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, công trườngthi công…

Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sởxây dựng hệ thống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệthống sổ chi tiết của chi phí sản xuất

2.3.3.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoànthành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Trang 26

như: quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ vàphương tiện của kế toán.

Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụhoàn thành, hoặc những chi tiết, khối lượng sản phẩm dịch vụ đến một điểm dừngthích hợp mà nhà quản lý cần thông tin về giá thành

Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thànhchính xác

Giữa đối tượng tính giá thành với đối tượng tập hợp chi phí có những mỗiquan hệ với nhau:

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giáthành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuấttheo đơn đặt hàng…

Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giáthành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sảnphẩm

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tínhgiá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồmnhiều giai đoạn

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượngtính giá thành giúp kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm và phân bổ chính xác hơn chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.2.3.3.3 Kỳ tính giá thành

Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giáthành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau Kỳ tính giá thành sảnphẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tínhtổng giá thành, giá thành đơn vị Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán nhưtháng, quý, năm

Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gianchi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu nhập,

Trang 27

cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo kế toán, ra quyết định và đánh giá hoạtđộng sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ.

2.3.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế

Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực

tế có thể trình bày qua các bước cơ bản sau:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tínhgiá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanhnghiệp

- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí

- Tổng hợp chi phí sản xuất

- Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm

2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính,nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chếtạo sản phẩm

Khi phát sinh các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để tập hợp chi phínguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các chứng từ và sử dụng những tàikhoản sau:

- Chứng từ sử dụng:

 Phiếu xuất kho (02 – VT)

 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07 – VT)…

- Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Tài khoản 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổchi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung kinh tế

và kết cấu như sau:

BÊN NỢ:

 Trị giá vốn nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chếtạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ

Trang 28

BÊN CÓ:

 Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng sản xuất sản phẩm lao

vụ trong kỳ vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” đểtính giá thành sản phẩm

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên định mức bình thường vàobên Nợ TK 632

Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất và TK 621 không có số dư cuối kỳ

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ.

- Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất, chế tạo sản phẩm, kếtoán ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm,không qua kho, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan và ghi sổ theođịnh khoản:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 141, 331…Tổng giá thanh toán+ Trường hợp không có hóa đơn thuế GTGT, hoặc thuế GTGT không đượckhấu trừ, hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp số tiền tính vàochi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 111, 112, 141, 331…Tổng giá thanh toán

- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết không nhập lại kho.+ Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ kế toán ghi giảm chi phínguyên vật liệu bằng bút toán (ghi đỏ):

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Trang 29

Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toánthường

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho, kếtoán căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp về bên Nợ TK

154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

111,112,131, 141…

Vật liệu mua về được dùng cho

sản xuất (không qua kho)

133

Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào

Vật liệu xuất dùng sản xuất

sản phẩm

Vật liệu sử dụng không hết cuối kỳ nhập lại kho

Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL TT vào đối tượng tập

hợp chi phí

154 152

Trang 30

2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lươngchính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán thường căn cứ vào cácchứng từ và sử dụng những tài khoản sau:

- Chứng từ sử dụng:

 Bảng chấm công (01a-LĐTL)

 Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL)

 Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL)

 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL)…

- Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Tài khoản 622 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổchi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung kinh tế và kết cấunhư sau:

Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

và TK 622 không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

- Căn cứ vào bảng chấm công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong

kỳ kế toán ghi số theo định khoản:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 – Phải trả người lao động

Trang 31

- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

Kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác(Có TK 3382 - KPCĐ)

(Có TK 3383 - BHXH) (Có TK 3384 - BHYT) (Có TK 3389 - BHTN)

- Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích tiền lương nghỉ phép của côngnhân sản xuất, căn cứ kế hoạch trích tiền lương cho công nhân nghỉ phép, kếtoán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 – Chi phí phải trảKhi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả người lao độngCuối năm tiến hành điều chỉnh số đã trích trước theo số đã chi thực tế Nếuthiếu, kế toán trích bổ sung Nếu thừa kế toán ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

- Nếu doanh nghiệp phân bổ các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép côngnhân trực tiếp sản xuất khi phát sinh ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Có TK 334 – Phải trả người lao động

- Sau đó, định kỳ phân bổ, kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 142 – Chi phí trả trước

- Cuối kỳ, kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vềbên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Trang 32

Sơ đồ 2.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ choquá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài 2khoản mục chi phí trên Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung như:

- Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Tiền lương và các khoản phải trảtrực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sảnxuất: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

- Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng sản xuất vớimục đích sản xuất và quản lý sản xuất

- Chi phí dụng cụ sản xuất: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phânxưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộccác phân xưởng sản xuất, quản lý và sử dụng

Tiền lương phải trả cho công

nhân trực tiếp sản xuất

622

Các khoản trích theo lương

335

Trích trước lương nghỉ phép

của công nhân sản xuất

Cuối kỳ kết chuyển chi phí

NC TT vào đối tượng tập

hợp chi phí

154 334

338

142

Phân bổ khoản trích trước tiến lương

nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất

Trang 33

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuấtcủa phân xưởng đội sản xuất.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục

vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng

Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán thường căn cứ vào các chứng từ và sửdụng những tài khoản sau:

- Chứng từ sử dụng:

 Phiếu xuất kho

 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ

 Bảng phân bổ tiền lương

 Bảng phân bổ khấu hao

 Hóa đơn dịch vụ…

- Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Tài khoản 627 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổchi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất với nội dung kinh

tế và kết cấu như sau:

BÊN NỢ:

 Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như: lương, phụ cấplương, các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý phân xưởng,khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của phân xưởng và những chiphí khác có liên quan tới hoạt động của phân xưởng

BÊN CÓ:

 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

 Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154

“Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

 Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường vào tàikhoản 632

 Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốnhàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức côngsuất bình thường

Trang 34

Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

và TK 627 không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

- Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiên hành, kếtoán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác(Có TK 3382 - KPCĐ)

(Có TK 3383 - BHXH) (Có TK 3384 - BHYT)(Có TK 3389 - BHTN)

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ,dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ,dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ+ Trường hợp khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất một lần có giá trị lớn chophân xưởng phải phân bổ dần, khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sảnxuất chung, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước

- Khi trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có các TK 142, 242, 335

Trang 35

- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhàxưởng sản xuất…thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

- Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6277)

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô tả quy trình chế biến sản phẩm Cứng Epoxy - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 1.1 Mô tả quy trình chế biến sản phẩm Cứng Epoxy (Trang 7)
1.2.3.1  Sơ đồ tổ chức. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức (Trang 8)
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty (Trang 12)
-Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhằm giúp cho công việc cung cấp thông tin tình hình hoạt động kịp thời chính xác, phục vụ công tác quản lý kinh tế của doanh  nghiệp và để phù hợp với đặc điểm kinh doanh cảu công ty mà công ty đã chọn  sử dụng hình thức kế - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Hình th ức sổ kế toán áp dụng: Nhằm giúp cho công việc cung cấp thông tin tình hình hoạt động kịp thời chính xác, phục vụ công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp và để phù hợp với đặc điểm kinh doanh cảu công ty mà công ty đã chọn sử dụng hình thức kế (Trang 14)
+ Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Bảng t ổng hợp chi tiết số phát sinh (Trang 14)
Sơ đồ 1.4:  Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong phòng kế toán - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong phòng kế toán (Trang 14)
Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán nhật ký chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 1.5 Hình thức kế toán nhật ký chung (Trang 15)
Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán nhật ký chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 1.5 Hình thức kế toán nhật ký chung (Trang 15)
•Bảng chấm công (01a-LĐTL) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Bảng ch ấm công (01a-LĐTL) (Trang 29)
Sơ đồ 2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 29)
Sơ đồ 2.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất (Trang 31)
-Tập hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào bảng chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, giấy báo có ngân hàng…), các tài liệu liên quan, kế toán ghi: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
p hợp chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào bảng chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, giấy báo có ngân hàng…), các tài liệu liên quan, kế toán ghi: (Trang 35)
Sơ đồ 2.3: Kế toán chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (Trang 35)
Sơ đồ 2.4: Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 2.4 Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Trang 38)
Sổ chi tiết Bảng kê nhập, xuất, tồn - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
chi tiết Bảng kê nhập, xuất, tồn (Trang 50)
Sơ đồ 3.1: Trình tự luân chuyển chứng từ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.1 Trình tự luân chuyển chứng từ (Trang 50)
Sơ đồ 3.2: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.2 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 54)
-Bảng chấm công. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Bảng ch ấm công (Trang 57)
Bảng chấm - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Bảng ch ấm (Trang 57)
Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công (Trang 58)
Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công (Trang 58)
Tập hợp chi phí tính giá thành Bảng kê nhập, xuất, tồn hàng hóa - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
p hợp chi phí tính giá thành Bảng kê nhập, xuất, tồn hàng hóa (Trang 60)
Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.5 Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung (Trang 60)
Sơ đồ 3.6: Tập hợp chi phí sản xuất chung. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.6 Tập hợp chi phí sản xuất chung (Trang 61)
Sơ đồ 3.7: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại công ty tnhh thương mại và sản xuất thế vinh.doc
Sơ đồ 3.7 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w