• Về phía giáo viên chủ nhiệm: Những giáo viên nào nghiêm khắc, theodõi, đôn đốc, có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn;giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh thì việc
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2017 -2018
1 Tuyên bố lý do, giới thiểu đại biểu: cô Hồ Thị Thu Hương
2 Thông qua báo cáo chung của chuyên đề: cô Võ Thị Xuân Thảo
3 Báo cáo tham luận
a Cô Nguyễn Thị Mỹ Hoa
Giúp học sinh hứng thú trong giờ học Ngữ văn
b Cô Lê Thị Tố Nguyên
Hướng dẫn học sinh cách học trên lớp và ở nhà
c Cô Trần Thị Kim Lợi
Giúp đỡ học sinh yếu viết được đoạn văn nghị luận xã hội
d Cô Trần Thị Hạnh
Rèn kỹ năng làm bài tập Đọc hiểu cho học sinh
e Cô Hồ Thị Thu Hương
Chú trọng khâu đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá đối với họcsinh
g Cô Võ Thị Xuân Thảo
Kỹ năng làm bài thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt nhất
Sau mỗi báo cáo tham luận của giáo viên, các đại biểu tham gia đóng góp
Trang 2số giáo viên nhiệt tâm, nhiệt tình có năng lực và triển vọng tốt.
Trong những năm gần đây tổ luôn đạt được danh hiệu tổ lao động tiêntiến; 100 % giáo viên trong tổ đạt danh hiệu LĐTT trở lên
Các thành viên trong tổ đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sốngcũng như trong công tác
Tổ luôn nhận được sự quan tâm của Chi bộ, của Ban giám hiệu vàđược sự giúp đỡ của các tổ chức trong nhà trường
II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN
1 Chất lượng môn Ngữ văn
a Chất lượng môn Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2017
Trang 3b.Tỉ lệ tốt nghiệp 12 đạt: 48,04 %
Tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn của Tỉnh : 58,2%
01 Võ Thị Xuân Thảo A1,A8 78 37 47,4 41 52,6
02 Trần Thị Kim Lợi A3,A6 76 44 57,9 32 42,1
03 Nguyễn T Mỹ Hoa A5 38 20 52,6 18 47,4
04 Hồ Thị Thu Hương A2,A7 75 35 46,7 40 53,3
06 Lê Thị Tố Nguyên A4 38 21 55,2 17 44,8
Qua thực tế việc học tập, ôn luyện của học sinh; giảng dạy của giáo viên
và kết qủa đạt được chúng tôi đưa ra những ý kiến sau:
• Về phía học sinh: Học sinh 12, nếu chọn thi ĐH khối A, B hầu hết là bỏhẳn hoặc lơ là trong việc học bộ môn Ngữ văn ; phương châm của các em
đó là không liệt là ổn, chỉ là đủ điều kiện xét tốt nghiệp Vì thế, ngay cảnhững em có khả năng đạt điểm trung bình cũng không cần nhu cầu ôntập nên dẫn đến kết quả thấp
Những lớp trong quá trình học tập và đặc biệt là giai đoạn ôn tập cho thitốt nghiệp mà không tập trung, chểnh mảng thì kết quả rất thấp
• Về phía giáo viên chủ nhiệm: Những giáo viên nào nghiêm khắc, theodõi, đôn đốc, có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn;giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh thì việc học tập,ôn luyện đi vào quy củ vàhiệu quả tương đối
• Về phía giáo viên bộ môn: Cần phải hệ thống hóa kiến thức một cách hợp
lý tránh gây áp lực và nhàm chán cho học sinh Xây dựng đề cương một cáchkhoa học giúp học sinh ít tốn thời gian học tập mà vẫn nắm được kiến thức cơbản nhất để áp dụng vào việc làm bài, kết quả cũng rất khả quan
c Kết quả khảo sát đầu năm (2017-2018)
d Kết quả bài viết số I (2017- 2018)
Trang 4Khối Tổng số Dưới TB Trên TB
2 Một số nguyên nhân
a Về phía gia đình và xã hội: Xã hội và phụ huynh học sinh cũng ít
quan tâm đến môn Ngữ văn vì theo họ, môn Ngữ văn không phục vụ thiết thựccho thi Đại học, việc lựa chọn ngành nghề cũng nhiều hạn chế (ít trường, ítngành nghề, ra trường khó tìm việc làm…)
b Về phía giáo viên:
Giáo viên đa số đã có ý thức đầu tư, đổi mới phương pháp dạy - học phát huytính tích cực chủ động của học sinh nhưng chưa thực sự phát huy được năng lực
tư duy, sáng tạo của học sinh Giáo viên còn nặng thói quen dạy học đọc chép vìvậy dẫn đến học sinh sẽ không tích cực, thụ động không phát huy được khảnăng sáng tạo Một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệthông tin
Một bộ phận giáo viên chưa có đầu tư, tìm tòi sáng tạo để bài giảng có sựhấp dẫn, chưa phát huy được sự say mê của học sinh Đánh giá học sinh cònmang tính động viên, khích lệ nên tạo ra tính chủ quan cho học sinh Chú trọngđến việc hình thành,cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức tới việcrèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh (vốn là đặc trưng của bộ môn) Các bài đưa vào chương trình có sự chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, đảm bảotrọng tâm kiến thức ở từng bài, thể hiện được tính tích hợp cao, đạt được mụctiêu giáo dục của cấp học Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao có sựphân hóa rõ ràng Tuy nhiên, một số tiết còn nặng kể cả chuẩn kiến thức, kĩnăng, một số bài còn khó cho đối tượng tiếp nhận là học sinh THPT
c.Về phía học sinh:
Do nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - xã hội, do tâm lí thực dụng của
học sinh hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nênban A-B “lên ngôi”, học sinh đổ xô đi học ban A, và các môn KHXH dần dầntrở thành môn phụ Năm học 2016-2017 theo thống kê ở tất cả các trường phổthông, số lượng thí sinh đăng ký thi Đại học, Cao đẳng Khối C, D ngày càngthu hẹp dần
Trang 5Thống kê điểm thi THPT Quốc gia của toàn quốc năm học 2016 -2017
(Nguồn Bộ GD & ĐT)
Môn Ngữ văn là môn học duy nhất thi tự luận, nhưng năng lực viết văn củacác em còn rất hạn chế Chưa xác định trọng tâm bài viết ; văn viết lạc đề, lan
Trang 6man; không biết xác định luận điểm chính của bài; diễn đạt vụng về, khôngthoát ý; dùng từ không chính xác, viết văn không đúng phong cách
Thậm chí, học sinh quan niệm môn Ngữ văn là môn “chém gió” nên trong quátrình làm bài đã tán gẫu một cách tùy tiện, làm lệch lạc nội dung hoặc một chuỗicâu vô nghĩa…
(Một vài dẫn chứng minh họa)
Giáo viên giảng dạy chưa nhiệt tình, khó hiểubài, ít lôi cuốn
Trang 7trao đổi với
giáo viên
Có cách giảng phong phú, lôi cuốn hơn; tránhgây áp lực, giúp học sinh thấy thoải mái tronggiờ học
39 9.4%
Ngữ văn là môn học chính yếu trong nhà trường phổ thông, nhằm trau dồi kiếnthức văn học cũng như rèn luyên kỹ năng nói và viết cho học sinh; ngoài ra còngóp phần hình thành nhân cách, đạo đức và nuôi dưỡng tâm hồn, ý thức dân tộccho học sinh Điều đáng lo lắng là môn học quan trọng này trong những nămgần đây ngày càng suy giảm chất lượng đến mức đáng báo động Cần thấy rõnhững nguyên nhân trên để có thể tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
và học môn Ngữ văn
III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
1 Về phía nhà trường:
Có những hoạt động tích cực như trao đổi, ngoại khóa về nghề nghiệp để
học sinh và phụ huynh nhận thức rõ hơn vai trò môn học trong nhà trường và
có những định hướng trong việc chọn trường
Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện
cơ sở vật chất tạo điều kiện cho giảng dạy và học tập
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn thực hiện các kế hoạch của nhà trường
có hiệu quả Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các hoạt động kế hoạch kịp thời
2 Về hoạt động của tổ chuyên môn:
Phân luồng học sinh ngay từ lớp 10 để sàng lọc được các đối tượng họcsinh và có kế hoạch thực hiện để nâng cao chất lượng Các em yếu được bổ trợkiến thức, các em khá, giỏi được quan tâm và phát huy khả năng của mình.Việc khảo sát chất lượng đầu năm dựa vào kết quả năm học trước và qua bàikhảo sát đầu năm, học sinh lớp 10 xem xét thêm kết quả môn học ở trung học
cơ sở qua học bạ Giữa mỗi kì rà soát lại kết quả để điều chỉnh và có kế hoạchbồi dưỡng
Duy trì đều đặn sinh hoạt tổ chuyên môn Cùng BGH và các tổ chức kháctrong nhà trường, tổ có sự kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất các giờdạy có đánh giá xếp loại Thường xuyên có sự trao đổi chuyên môn trong tổ,trong trường để có phương pháp giảng dạy hay, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, tổ chức dự giờ thăm lớp giữa các thành viên Khuyến khích giáoviên làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học hỗ trợ cho bài giảng
Năm học 2017-2018 tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạtchuyên đề : Tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học;dạy học tích hợp liêm môn
Xây dựng bộ đề cương ôn tập dành cho học sinh khối 12 nhằm giúp chohọc sinh nắm vững những kiến thức cơ bản để làm bài; lên kế hoạch ôn tập cụthể để giáo viên thực hiện, tổ chuyên môn tiện theo dõi…
Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kĩ năng cho học sinh như phát biểu theo chủ đề,
3 Về giáo viên:
Trang 8Giáo viên cần năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong dạy học, là người chủđạo, người hướng dẫn, gợi ý để học sinh tìm hiểu, tiếp nhận, khám phá các giátrị nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; là người định hướng cho học sinh tìm hiểu tác phẩm, nhiều khi phải khuyến khích các em tinh thần phản biện,tìm tòi, phát hiện những cái đẹp trong tác phẩm.
Thường xuyên tự nâng cao trình độ và hun đúc niềm say mê văn học Có ýthức và tinh thần trách nhiệm cao, có sự đầu tư về chuyên môn Tích cực đổimới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt và sángtạo, khuyến khích các em tham gia tích cực vào bài học Có thái độ ứng xử linhhoạt và thân thiện với học sinh cùng với tâm huyết của người thầy sẽ khơi dạyniềm yêu thích say mê văn học Định hướng cho học sinh khá giỏi đọc tài liệu,
sách tham khảo có hiệu quả
Kiểm tra đánh giá nghiêm túc đảm bảo công bằng nhưng cũng cần có sự
động viên khuyến khích hợp lí Thường xuyên trao đổi trong tổ, nhóm chuyênmôn về nội dung cách ra đề kiểm
tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, 90 phút
Tích cực kiểm tra việc chuẩn bị bài và học bài của học sinh tạo cho họcsinh ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp Cho các em những chuyên đềnhỏ theo chủ đề học sinh hoàn thành chuyên đề ở nhà, giáo viên kiểm tra vàkhuyến khích cho điểm đối với những chuyên đề tốt Tổ chức các buổi ngoạikhóa nhỏ theo chủ đề trong phạm vi tiết học như theo thể loại kịch, trò chơi dângian, thi sáng tác thơ theo chủ đề
Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước và đọc kỹ tác phẩm, bước đầu cảm hiểu tác phẩm, sơ bộ nắm được chủ đề, kết cấu, trạng thái cảm xúc, hay cốttruyện, tính cách các nhân vật Nắm được tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm Tác phẩm văn học là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tưtưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, khát vọng Chân- Thiện-
-Mỹ của nhà văn Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tácphẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm… Ôn tập, rènluyện kĩ năng làm văn, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập Nâng caoviệc tự học, tự rèn luyện, chịu khó đọc nhiều sách báo để nâng cao năng lực đọcvăn thẩm văn, tham gia viết báo, sáng tác văn học…
BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ RIÊNG CHO HỌC SINH YẾU, KÉM
1.Sớm phát hiện ra những học sinh có lực học yếu hơn với các em kháctrong lớp Bằng nhiều hình thức, giáo viên có thể đánh giá được trình độ và khảnăng của học sinh trong tuần đầu giảng dạy, ví dụ như thông qua bài kiểm tra,bài viết trên lớp và qua những trả lời ngắn trên lớp Ngay từ đầu năm học, saukhi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộmôn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa racác dự báo về học sinh yếu kém
Trang 9Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công táckhắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn tráchnhiệm cho giáo viên
2 Gặp riêng các em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập chưatốt trong việc hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các quy tắc của lớp học baogồm cả thời gian lên lớp, … Rất nhiều học sinh luôn trốn tránh, không chịu thừanhận các khuyết điểm trong học tập của mình với những câu tương tự như: “Dạkhông có gì đâu thưa cô, cô đừng lo.” Những lúc đó, bạn phải chỉ ra cụ thể vàthẳng thắn, ví dụ như “Cô không tìm được một câu nào đúng trong bài viết củaem.”
3 Yêu cầu học sinh tự nhận thấy nhược điểm trong việc học của riêngmình và tự đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết Chính sự tự nhận thức vàquyết định khắc phục nhược điểm là chìa khóa thành công cho bất kì học sinhnào Bên cạnh đó, giáo viên cố gắng không cho phép học sinh coi nhẹ vấn đề,
và cùng các em phân tích các vướng mặc gặp phải
4 Lắng nghe học sinh trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất Luôn
tỏ thái độ tôn trọng và động viên các em
5 Giúp học sinh vạch ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mangtính thực tế Hãy giúp các em ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bướcnâng cao trình độ Chúng ta không nên đảm bảo với các em là các em sẽ đạtđiểm qua trong các kì thi và hãy cho các em cơ hội để tiến bộ
6 Theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và chắcchắn rằng các em đang làm đúng theo kế hoạch đó Hãy cho các em biết là bạnđang rất quan tâm đến thành công của các em Và cũng đừng tiếc khi khen ngợi
sự tiến bộ của các em hàng ngày trước lớp nếu các em xứng đáng được khenngợi Những lời động viên, khích lệ của có thể giảm dần khi mà bạn thấy rằnghọc sinh đó thực sự tiến bộ
7 Nhắc nhở các em ghi nhớ mục tiêu đề ra Bạn có thể gợi ý các em gặpriêng mình để yêu cầu được giúp đỡ thay vì đưa ra những lời phàn nàn về thái
10 Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bàikiểm tra Hãy dành một vài phút để khen ngợi sự tiến bộ của học trò Và hãy đểhọc sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình
Không thể có kết quả tốt, nếu học trò xem nhẹ và không yêu thích mônhọc Cần làm cho học sinh hiểu rằng: Môn Ngữ văn có vai trò cực kì to lớn nhờ
nó mà ta trở nên con người có văn hóa đích thực và có nhân cách tốt
IV ĐỀ XUẤT CỦA TỔ:
Trang 10Cần tổ chức việc học phụ đạo cho học sinh (yếu, kém) lóp 10 vì nănglực viết văn của các em còn quá yếu
Duy trì việc ôn tập thi THPT Quốc gia một cách nghiêm túc để các em cóthời gian hệ thống và khắc sâu kiến thức bài học; rèn luyện kỹ năng làmbài, để từng bước nâng cao chất lượng thật sự của học sinh, góp phần nângcao chất lượng chung của toàn trường
V KẾT LUẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tập thể tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Huệ nhận thức sâu sắc chủ đề
thực hiện trong năm học “ Tăng cường kỉ cương nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục” là chủ đề thiết thực phù hợp với giáo dục giai đoạn hiện nay và sẽ
mang lại những kết quả nhất định cho giáo dục và đào tạo Trong năm học này,với quyết tâm cao Tổ Ngữ văn không ngừng cố gắng và phấn đấu, thi đua
“Dạy tốt- Học tốt” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thắng
lợi chủ để năm học.góp phần đưa sự nghiệp giáo dục lên một tầm cao mới
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học
là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy.Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu bộ môn xã hội và đặc biệt
Trang 11có thể học tốt Ngữ Văn ? Đó là vấn đề khiến nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn trăntrở Với quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa hứng thú tronghọc tập, các em học bài cũ và chuẩn bị mới chưa thật chu đáo.
Đa số các em còn thụ động trong việc soạn bài mới, coi đó là nhiệm vụbắt buộc khi lên lớp Một số em khi kiểm tra vở soạn thì rất đầy đủ, sạch đẹp,trình bày khoa học nhưng thực chất là những bài sao chép trong sách “Để họctốt Ngữ văn” Điều này tôi đã gặp ở nhiều năm, nhiều lớp học sinh
Để khắc phục điều này, chúng ta cần thiết phải hướng dẫn học sinh cách họctrên lớp và cách học ở nhà để chất lượng dạy và học môn Ngữ văn đạt hiệu quảhơn Chính vì thế tôi tham luận này với mong muốn giúp các em biết cách
chuẩn bị bài ở nhà và học bài trên lớp một cách hiệu quả nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học
Tham luận này chỉ xin trình bày một vài giải pháp của cá nhân tôi
B GIẢI PHÁP CỤ THỂ
I Ở trên lớp : Chúng ta cần hướng học sinh làm tốt ba kĩ năng sau đây
a Thứ nhất : Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa.
- SGK là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong nhà trường phổthông vì đó vừa là một tài liệu chính thống do Bộ Giáo dục biên soạn vừa là cơ
sở tạo nên sự thống nhất trong cách phối hợp làm việc giữa thầy và trò
Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ( SGK) là một nhiệm vụ quantrọng của người giáo viên Học sinh sử dụng SGK hợp lý là góp phần phát huytính chủ động học tập, tính tích cực của tư duy, tạo sự sinh động, thân thiệncho tiết học trên lớp giữa thầy và trò
- Tạo thói quen cho học sinh sử dụng SGK như thế nào ? Trước tiên, giáoviên phải giúp học sinh thấy được sự khác biệt giữa việc có chuẩn bị và khôngchuẩn bị bài trước ở nhà theo dặn dò của giáo viên Thông thường, khi bắt đầubài học mới, tất cả học sinh đều mở SGK đặt trên bàn, vừa chú ý nghe giảngvừa xem trong SGK Khi giáo viên nêu câu hỏi để học sinh
phát biểu tham gia bài học ( thường là loại câu hỏi ở mức độ nhận biết) thì họcsinh cứ việc nhìn vào SGK để phát biểu, thậm chí có em đọc nguyên văn SGK
Sử dụng SGK như thế chưa hiệu quả
Biện pháp 1 : Không để học sinh mở SGK ngay từ đầu tiết học mà chỉ mở ra
theo yêu cầu của giáo viên nhằm mục đích nhấn mạnh, giải thích hay bổ sunghoàn chỉnh kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh đọc lại , gạch chân , hay nhìnvào các chi tiết
Biện pháp 2 : Đặt những câu hỏi thông hiểu để học sinh lí giải, phân tích
hoặc giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ, suy nghĩ của các em về nội dunghay vấn đề mà giáo viên yêu cầu đọc trước trong SGK
Biện pháp 3 : Trước khi giảng bài mới , giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu
hỏi ( có thể là điều các em đã biết hay muốn được giải thích thêm sau khi đọc)
và giáo viên dùng câu hỏi này để yêu cầu học sinh trong lớp tham gia trao đổi,thảo luận và trả lời Sự tham gia thảo luận của các em vừa là tích cực hóa hoạtđộng của các em vừa giúp cho giáo viên theo dõi một cách gián tiếp sự chuẩn bịđọc bài trước ở nhà của học sinh
Trang 12Biện pháp 4 : Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày trước lớp một
cách tóm tắt về nội dung đã thu hoạch được sau khi đọc trong SGK theo yêu cầucủa giáo viên
b Thứ hai : Kĩ năng nghe
“Nghe ” : nghe trao đổi, thảo luận, nghe thầy cô giảng , nghe các học sinhtrong lớp trả lời câu hỏi
“Nghe giảng” là một khái niệm rất quen thuộc với nhiều người từ lúc bướcchân đến trường Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều học sinh nghe thầy cô giảng nhưngkhông hiểu bài, không nắm bắt được thông tin bài học dẫn tới việc học tập kémhiệu quả Câu hỏi đặt ra là nghe giảng có cần phải có kỹ năng không? Và làmthế nào để có thể nghe giảng một cách hiệu quả?
Theo Joshua D Guilar, trong quá trình học tập của phần lớn học sinh, hoạtđộng nghe của bạn chiếm tới 53%, hơn tổng các hoạt động nói, đọc, viết cộnglại
Điều đó chứng tỏ nghe giảng là quá trình tiếp nhận thông tin cơ bản nhất củaviệc học tập trên lớp Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng học tập, trong đó có
kỹ năng nghe giảng giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập của bạn
“Nếu muốn thông minh, bạn hãy học cách hỏi hợp lý, cách chăm chú lắng nghe, cách trả lời thông minh và ngừng nói khi không còn gì nói nữa” G Lafata
Để học sinh nghe giảng có hiệu quả, giáo viên cần có các bước chuẩn bị cho
- Nhắc học sinh đọc trước nội dung bài học: Trước khi đến lớp, bên cạnh
việc giải bài tập, học bài cũ, HS cần đọc qua nội dung bài học của ngày hômnay Thao tác này giúp bạn định hình được nội dung kiến thức sẽ học, khi lênlớp những điều thầy cô giảng
- Chuẩn bị câu hỏi những chỗ không hiểu: Khi cho HS đọc nội dung bàihọc, GV gợi ý cho HS ghi chú những nội dung quan trọng, những câu hỏi,những vấn đề chưa hiểu; hoặc chưa có cách lý giải để đến lớp đặt câu hỏi nhờthầy cô giáo giải đáp
Trang 13Vậy, làm thế nào thực hiện tốt kĩ năng lắng nghe này thì đòi hỏi phải có mộtgiờ văn đầy sôi nổi,hào hứng, HS phải hứng thú học tập, tập trung tinh thầnhọc tập (đã có tham luận của Mỹ Hoa )
c Thứ ba : Kĩ năng ghi chép
Ghi chép hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng mà tất cả mọi ngườiđều phải học Đối với học sinh, nó đặc biệt có ý nghĩa trong việc nâng cao chấtlượng một bài kiểm tra Đối với các doanh nhân, ghi chép có thể giúp họ theođuổi được những nhiệm vụ và đề án quan trọng mà không bị nhầm lẫn
Dưới đây là một số thủ thuật để ghi chép hiệu quả khi nghe giàng, GV cầnhướng dẫn HS thực hiện:
1 Hướng dẫn HS sử dụng bút màu để đánh dấu những phần quan trọng, những nội dung cần chú ý (Ví dụ: dạy các bài văn sử học, đọc – hiểu văn bản thơ, văn xuôi )
2 Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt, hệ thống viết tắt, biểu tượng, bảng biểu, sơ
đồ hóa, phiếu học tập…
Ví dụ 1: Hướng dẫn HS ghi bằng phiếu học tập bài văn học sử
Phiếu học tập 1: Các thành phần của VH Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX
Trang 14Dựa vào SGK, HS hoàn thành sơ đồ.
Giống nhau - Vh viết của người Việt
- Mang những đ.điểm của VHTĐ VN cả về phương diện ND
- Bao gồm cả thơ và văn xuôi
- Muộn (cuối TK XIII)
- Chữ Nôm
- Tiếp thu VHTQ + t/loạicủa VH d/tộc
- Thơ chiếm đa số
Phiếu học tập 2: Các chặng đường thơ của Tố Hữu
HS dựa vào sách giáo khoa và trả lời theo bảng
Các tập thơ Thời điểm,
hoàn cảnh sáng tác
biểu
TỪ ẤY (1937-1946)
Ra đời trongphong trào dânchủ cho đếnCMT8 thànhcông
Gồm 3 phần:
- Máu lửa: tiếng reo náo nứccủa một tâm hồn được giácngộ lí tưởng Đảng, cảm thôngvới cuộc sống cơ cực củanhững người nghèo khổ, khơidậy ở họ ý chí đấu tranh, niềmtin vào tương lai
- Xiềng xích: lòng yêu đời,khát khao tự do, chiến đấu bấtkhuất trước kẻ thù
- Giải phóng: ngợi ca thắnglợi, thể hiện niềm vui bất tậntrước sự đổi đời của đất nước
Từ ấy, Khi con
tu hú, Nhớ đồng, Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày…
VIỆT BẮC (1947-1954) - Bản hùng ca về cuộc k/c Việt Bắc, Ta đi
Trang 15Kháng chiếnchống Pháp
chống Pháp
- Hình ảnh và tâm tư của quầnchúng, nhân dân kháng chiến
- Kết tinh những tình cảm lớncủa con người Việt Nam
tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…
GIÓ LỘNG (1955-1961)
Miền Bắc xâydựng XHCN,miền Nam đấutranh chống MĨ
- Niềm vui, tự hào tin tưởngvào công cuộc xây dựngCNXH ở miền Bắc
- Tình cảm tha thiết với miềnNam ruột thịt
Ba mươi năm đời ta có Đảng,
Cả nước chống
Mĩ hào hùng vàthắng lợi vẻvang
- Bản anh hùng ca về “miềnNam trong lửa đạn sáng ngời”
- Ghi lại một chặng đường
CM đầy gian khổ, biểu hiệnniềm tự hào, niềm vui khi
“toàn thắng về ta”
Mẹ Suốt, Bác
ơi, Bài ca xuân
68, Nước non ngàn dặm…
- Tình cảm, cảm xúc suyngẫm của nhà thơ về đất nước,con người, tình đời sau nhữngnăm tháng biến động
- Niềm tin vào lí tưởng và conđường CM, tin vào chữ nhânluôn tỏa sáng ở mỗi hồn người
Đảng và thơ, Hôn anh, Một tiếng đờn, Lòng anh…
Ví dụ 3: Vẽ Bản đồ tư duy bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc
(Tố Hữu )
Trang 173 Ghi trực tiếp trên sách
4 Chỉ cần ghi những gì mà bản thân thấy thật cần thiết và diễn đạt bằng câu văn của mình, không cần thiết phải chép nguyên lời thầy cô giảng
I Ở nhà :
- Trong giáo án, sau mỗi tiết dạy, ở phần dặn dò bao giờ cũng có hai phần: + Bài cũ: giáo viên yêu cầu học sinh nắm được những kiến thức đã học vàhoàn thành các bài tập mà giáo viên đã giao
+ Bài mới: Giáo viên không chỉ dặn dò học sinh về nhà soạn bài nào mà cònđưa ra một số câu hỏi hướng dẫn cụ thể Các câu hỏi này được thiết kế theotrình tự bài học mà giáo viên sẽ giảng trong tiết học sau (dĩ nhiên các câu hỏinày chỉ mang tính gợi ý khái quát)
Vậy chúng ta cần tập trung cho HS hai vấn đề
a Học bài cũ
Để học tập đạt kết quả cao, bên cạnh trí thông minh, sự chăm chỉ, chịu khóthì những kỹ năng cũng đóng một vai trò rất quan trọng Mỗi một môn học yêucầu những kỹ năng khác nhau, nhưng đối với tất cả các môn học, đặc biệt lànhững môn học xã hội điển hình như văn, sử, địa,… thì kỹ năng để học bài saocho nhanh thuộc mà nhớ lâu đóng một vai trò quan trọng
1 Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp học sinh thuộc bài nhanh hơn.Nếu không hiểu vấn đề thì thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày
cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệuquả mà còn mất thời gian Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thukiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào khônghiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận Làm như thế là bạn đã tiết kiệmđược 50% thời gian học thuộc bài
2 Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dướinhững từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích củamình sao cho dễ học, dễ nhớ
Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽgiúp các em học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung
ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm
3 Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ
Có một điều chắc chắn rằng việc phân bài học thành những mục nhỏ tươngứng với nội dung cụ thể sẽ giúp học sinh học thuộc bài nhanh hơn và tập trungđược nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ Đây chính làphương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, các em sẽ thấy sau khi học thuộc được 1mục, 1 ý các em sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phầnkhác
4 Kết hợp vừa học vừa ghi
Đây là phương pháp giúp các em nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệthống, vừa tăng cường khả năng tập trung Đối với những đoạn dài các em vừa
Trang 18nhẩm bài vừa ghi ra nháp những nội dung trọng tâm Riêng những công thức,những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớsâu hơn nhé.
6 Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong
Một khi đã thuộc bài các em sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tựcách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy Chính
vì vậy, việc tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ mất vài phút nhưnglại giúp các em nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn Một khi đã nhớ ra đượchình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từngchữ trong bài rất hiệu quả
b Chuẩn bị bài mới
Giáo viên không chỉ dặn dò học sinh về nhà soạn bài nào mà còn đưa ra một
số câu hỏi hướng dẫn cụ thể Các câu hỏi này được thiết kế theo trình tự bàihọc mà giáo viên sẽ giảng trong tiết học sau (dĩ nhiên các câu hỏi này chỉmang tính gợi ý khái quát)
Trước khi học bài “Vợ nhặt” tôi đã dặn học sinh về nhà chuẩn bị những côngviệc sau:
- Tìm hiểu về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945
- Tìm hiểu về tác giả Kim Lân và tìm đọc những tác phẩm cùng thời
- Đọc tất cả các mục trong sách giáo khoa và:
+ Xác định hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Giải thích ý nghĩa nhan đề “Vợnhặt”? Qua nhan đề và tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Phân tích tình huống truyện được xây dựng trong tác phẩm? Ý nghĩa củanó?
+ Khung cảnh ngày đói ở xóm ngụ cư được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Gạch chân trong sách giáo khoa những chi tiết miêu tả các nhân vật: Tràng,
vợ Tràng và bà cụ Tứ từ đó phân tích ba nhân vật ấy Chú ý diễn biến tâmtrạng của từng nhân vật để thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ Qua banhân vật ấy, tác giả muốn khẳng định điều gì?
+ Phát hiện những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm
- Chuẩn bị đầy đủ bảng phụ để thảo luận nhóm
Trang 19“HƯỚNG DẪN HỌC SINH YẾU, KÉM VIẾT ĐƯỢC ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (200 từ) TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA”
Người thực hiện: Trần Thị Kim Lợi
Nghị luận xã hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm
2009 và trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những nămtiếp theo Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; kiểm tramức độ hiểu biết của thí sinh về xã hội nói chung Trên cơ sở đó nhằm giáo dụcnhân cách cho lớp trẻ Sự thay đổi về khâu ra đề này đã mang đến một câu hỏikhá thú vị để các thí sinh có quyền được nói lên những suy nghĩ của mình vềcuộc sống, về những tâm tư tình cảm của mình thông qua một bài văn nghịluận Đã nhiều năm làm quen với dạng đề thi này nhưng nó vẫn còn quá khóđối với nhiều thí sinh Bởi vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạtcòn hạn chế, khi làm bài thì nghĩ gì trong đầu là viết nấy chứ không biết cáchlập luận Điểm khác biệt giữa đề Nghị luận xã hội thông thường với đề Nghịluận xã hội 200 chữ trong kì thi THPT Quốc gia của Bộ :
Thứ nhất : Thay đổi về cách ra đề
Trang 20Đề bài yêu cầu bàn luận/ đánh giá về một vấn đề được đặt ra trong đề đọc
hiểu Có những đề yêu cầu dựa vào nội dung ở phần đọc hiểu, anh ( chị) hãy viết đoạn văn 200 chữ bàn về… Hoặc có những đề trích dẫn một câu văn và
yêu cầu học sinh bàn luận,…
Học sinh chỉ có thể làm tốt phần nghị luận xã hội khi đã hiểu thông điệp của vănbản ở đề đọc hiểu và câu văn được trích dẫn
Thứ hai : Bị giới hạn về dung lượng Trước đây học sinh viết bài văn nghị
luận xã hội, nhưng hiện nay chỉ cần viết đoạn văn nghị luận xã hội ( 200 chữ ).
Vì vậy thời lượng làm bài và biểu điểm bị rút ngắn, rất nhiều em gặp khó khăn
về vấn đề này
Với thiết kế đề thi như trên, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọchiểu, thí sinh sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội Bởivấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng baotrùm nhất từ văn bản đọc hiểu Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gầnnhư trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội
Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý phương pháp làm bài, tránh kể lể, nhắc lạinhững chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu "lắp ghép"vụng về vào đoạn nghị luận xã hội
Để nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi này, chưa có một tài liệu tham khảochuyên sâu nào, giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữvăn kì thi THPT Quốc gia để xây dựng ma trận đề, tìm tòi ngữ liệu, xây dựnghướng dẫn làm bài Dưới đây tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinhnghiệm rút ra được từ thực tế dạy học rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luậncho đối tượng học sinh trung bình, yếu
I/ Những kiến thức cơ bản về đoạn văn nghị luận
Theo định nghĩa, đoạn văn là một phần của văn bản, diễn đạt tương đốitrọn vẹn một nội dung
*Về hình thức, đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc là dấu chấm câu xuống dòng Đối với đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, điều cơ bản đầu tiên học sinh cần ghi nhớ là không được ngắt xuống dòng.
Cấu trúc đoạn văn đảm bảo 3 phần liền mạch: mở đoạn, thân đoạn và kếtđoạn Các câu trong từng phần được liên kết chặt chẽ
Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách lập luận: diễn dịch, quy nạp,tổng phân hợp, song hành hay móc xích; đoạn văn so sánh, giải thích, tươngphản, tự sự, thuyết minh hay nghị luận…Các câu đều hướng về làm rõ chủ đềcủa đoạn
Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tínhtiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận Diễn đạt phảitrong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Với dung lượng khoảng 200 chữ, số điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã đượckhai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời giannhiều nhất là 20-25 phút Học sinh tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làmảnh hưởng tới thời gian cho câu nghị luận văn học có số điểm nhiều nhất trong