1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giờ luyện nói nhằm nâng cao chất lượng môn ngữ văn ở THCS

53 2,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

Trong đó, giáo viên cần tuân thủ những biện pháp mà tôiđã trình bày trong sáng kiến, đó là: xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị tốt kếhoạch dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học, hướng

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học

sinh trong giờ “Luyện nói” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở

trường trung học cơ sở”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thơm Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 03/07/1976

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường THCS Chu Văn AnĐiện thoại: 0168 352 8798

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :

Tên đơn vị: Trường THCS Chu Văn An

Địa chỉ: Phường Sao Đỏ - Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0320 3881 326

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy: máy tính, máy chiếu, video

- Sự ủng hộ hợp tác của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 10 năm 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ :

Nguyễn Thị Thơm

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong các bộmôn nố chung, môn Ngữ văn nói riêng đã được chính thức triển khai từ đầu nămhọc 2014 - 2015 Giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với nội dung đổi mới vàphương pháp dạy học tích cực Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy các tiết “Luyệnnói” ở trường trung học cơ sở (THCS), mặc dù giáo viên đã rất cố gắng nhưnghiệu quả chưa cao, giờ học còn trầm, học sinh ngại nói, có tâm lý ngượngngùng, sợ bị cô giáo gọi lên nói trước lớp, sợ mình nói sai… Ngay bản thângiáo viên cũng còn lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo để động viên khuyếnkhích học sinh Số học sinh nói trước lớp trong giờ học rất ít chỉ khoảng 3-5

em, kĩ năng nói còn nhiều hạn chế Vì vậy, mục tiêu tiết “Luyện nói” đặt rachưa thực hiện được trọn vẹn Để học sinh hoạt động tích cực, tự tin, hứng thútrong giờ học, tôi đã mạnh dạn đề xuất và áp dụng sáng kiến “Dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ “Luyện nói’ nhằm nângcao chất lượng môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở”

Để áp dụng được sáng kiến, bản thân mỗi giáo viên phải say sưa vớichuyên môn, yêu nghề mến trẻ, thường xuyên có suy nghĩ tìm tòi, đổi mớiphương pháp để vận dụng vào từng đối tượng học sinh cho phù hợp Phải làmtốt khâu hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh qua việc gợi ý, định hướngphát triển năng lực Ngoài ra, để áp dụng sáng kiến có hiệu quả nhà trường cầnđầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng,camera vật thể, nối mạng Internet, sắp xếp thời khoá biểu hợp lí để mọi giáoviên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học Học sinh phải hứngthú, yêu thích môn học, tích cực, chủ động, mong muốn được thể hiện, tích cực

sử dụng công nghệ thông tin, chuẩn bị tốt theo hướng dẫn của giáo viên

Sáng kiến này tôi đã áp dụng dạy học trong học kì I, năm học 2014- 2015với đối tượng là học sinh lớp 6,7,8,9 cấp THCS Mỗi khối lớp tôi chọn một đốitượng khác nhau để áp dụng: khối 6 lớp 6A, khối 7 lớp 7B, khối 8 lớp 8C, khối

9 lớp 9D Với cách chọn như vậy, tôi có thể đánh giá được hiệu quả của sángkiến đối với mọi đối tượng là học sinh THCS

Trang 3

Nội dung sáng kiến của tôi có sự kế thừa, phát huy những kinh nghiệm,phương pháp dạy học đã được một số đồng nghiệp chia sẻ Song điểm mới củasáng kiến là trong mỗi giải pháp, tôi đã định hướng rõ những năng lực cần hìnhthành cho học sinh qua giờ luyện nói bao gồm cả năng lực chung và năng lựcchuyên biệt Những năng lực đó là: năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; nănglực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực quản lý; năng lực giao tiếp tiếng Việt;năng lực cảm thụ văn học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin Trong quatrình dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên chỉ làngười tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học, học sinh tích cực học tập, họcsinh được bộc lộ, thể hiện năng lực Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờhọc Với sáng kiến này, giáo viên dạy Ngữ văn các khối lớp ở tất cả các trườngTHCS có thể áp dụng Trong đó, giáo viên cần tuân thủ những biện pháp mà tôi

đã trình bày trong sáng kiến, đó là: xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị tốt kếhoạch dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị ởnhà, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi nói, linh hoạt tổ chức hoạtđộng trong tiết học theo mô hình sân khấu hóa, nhận xét, đánh giá, rút kinhnghiệm để khuyến khích học sinh giờ sau nói tốt hơn Điều quan trọng là trongtất cả các biện pháp đó, giáo viên đều phải định hướng hình thành năng lực chohọc sinh

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờluyện nói nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THCS đã tạo sựhứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói tốt nhất Chính vìvậy, áp dụng sáng kiến này trong dạy học sẽ góp phần nâng cao các năng lựccủa học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn

Tôi mong muốn sáng kiến này sẽ được thực hiện ở tất cả các tiết luyệnnói trong chương trình Ngữ văn THCS Vì vậy, giáo viên phải phát huy trí tuệcủa học sinh, áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinhtrong giờ luyện nói để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, làmthế nào cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờhọc Ngữ văn Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao nănglực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể

Trang 4

Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Quan điểm chỉ đạo

Năm học 2014-2015 là năm thứ hai ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiệnnghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo Nội dung nghị quyết đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy

và học”.

Đặc biệt, chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

29-đã nêu rõ: “Các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế”; “đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học”

1.2 Định hướng dạy học môn Ngữ văn

Trong định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữvăn được coi là môn học công cụ Dạy học theo định hướng phát triển năng lựccủa học sinh mà môn học Ngữ văn hướng đến là năng lực giải quyết vấn đề,

Trang 5

năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, nănglực cảm thụ văn học, Trong môn Ngữ văn, việc hình thành và phát triển nănglực giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh là một mục tiêu quan trọng, cũng là mụctiêu thế mạnh mang tính đặc thù của bộ môn

Luyện nói trong nhà trường giúp học sinh có thói quen nói trong nhữngmôi trường giao tiếp khác nhau Luyện nói tốt sẽ giúp cho học sinh có công cụgiao tiếp hiệu qủa trong cuộc sống xã hội

Tổng số các tiết “Luyện nói” trong chương trình Ngữ văn THCS là 10tiết, cụ thể:

6

29 Luyện nói kể chuyện

43 Luyện nói kể chuyện

96 Luyện nói miêu tả

7

40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người

56 Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

112 Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề

Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểucảm

54 Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng

9 14065 Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tiết Luyện nói trong chương trình chủ yếu tập trung vào nội dung củng

cố lý thuyết, thực hành luyện tập trong phân môn Làm văn: Lớp 6 luyện nói kểchuyện và miêu tả; lớp 7 luyện nói biểu cảm, phát biểu cảm nghĩ và nghị luận;lớp 8, luyện nói tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thuyết minh; lớp 9

Trang 6

luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, nghị luận xã hội vàvăn học Vì vậy, dạy tiết “Luyện nói” trong chương trình cần bám sát mục tiêu

về kiến thức, kĩ năng của chủ đề, của từng bài, thông qua đó góp phần củng cố,khắc sâu kiến thức lý thuyết, hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết vào thựchành

Mặc dù tiết “Luyện nói” có vai trò quan trọng trong việc phát triển nănglực giao tiếp, rèn cho học sinh có kĩ năng nói tiếng Việt tự tin, thành thạo, linhhoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng qua bảng thống kê ta thấy

số tiết “Luyện nói” trong chương trình Ngữ văn THCS còn ít, cách bố trí cáctiết trong từng khối cũng chưa thực sự hợp lý (có khối cách xa giữa hai tiếtkhoảng 15 tuần, có những kiểu bài không có tiết “Luyện nói”) Học sinh mộtlớp khá đông, vì vậy việc thực hành rèn kĩ năng nói cho học sinh còn hạn chế.Đặc biệt qua giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp không phải chỉ có những tiết luyệnnói ở lớp 6 mà ngay cả lớp 9 kĩ năng nói của học sinh vẫn còn rất yếu

Trong thực tế giảng dạy, mặc dù đã có sách nghiệp vụ hướng dẫnphương pháp dạy kiểu bài, rất nhiều đồng nghiệp đưa ra những biện pháp đểdạy kiểu bài luyện nói nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn Đa số giáoviên chỉ chú ý nhiều đến rèn kĩ năng viết cho học sinh để đạt kết quả cao trongcác đợt kiểm tra, thi cử nên chưa chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng nói cho họcsinh Giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu làm thế nào để giờ luyện nóithực sự hiệu quả Chính vì vậy, giờ học còn trầm, học sinh ngại nói, có tâm lýngượng ngùng, sợ bị người khác nhận xét… Giáo viên thường sợ bắt thămphải tiết “Luyện nói” trong các đợt hội giảng, hội thi Giáo viên dạy tiết ‘Luyệnnói” thường bị cháy giáo án do học sinh không nói được theo thiết kế bài giảngcủa giáo viên Số học sinh nói trước lớp trong giờ học rất ít chỉ khoảng 3-5 em

Vì vậy, mục tiêu tiết “Luyện nói” đặt ra chưa thực hiện được trọn vẹn Là mộtgiáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn trăn trở làm thếnào để giờ “Luyện nói” thực sự có hiệu quả cao nhất trong việc rèn kĩ năng nóicho học sinh, từ đó thiết thực góp phần phát triển năng lực giao tiếp của các emtrong thực tiễn cuộc sống Chính những trăn trở trên đã thôi thúc tôi nảy sinh

sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong

Trang 7

giờ “Luyện nói” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở”.

2 Cơ sở lí luận

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh được học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thựchiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ mộtchiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hìnhthành năng lực và phẩm chất Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhànước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thểhiện trong nhiều văn bản: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 quy định:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khoá

XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện

và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường

trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới Vì vậy, dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực là một tất yếu của các môn học nói chung và mônNgữ văn nói riêng trong chương trình THCS

3 Thực trạng của vấn đề

Trang 8

Đối tượng học sinh cấp THCS đang ở lứa tuổi hiếu động, ham thíchnhững điều mới Trong hoạt động dạy và học, vai trò của người thầy rất quantrọng Người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm tích cựchóa các hoạt động của học sinh Muốn trò học tốt trước tiên phải có thầy dạytốt Chính vì thế, đòi hỏi người thầy phải thường xuyên trau dồi kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tìm tòi đổi mới hình thức, phương pháp dạyhọc sao cho phù hợp với đặc trưng môn học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học thực sự được toàn ngành giáo dụcquan tâm và được nhiều giáo viên áp dụng trong các giờ dạy Nhiều giờ dạy cóchất lượng cao, thực sự thu hút học sinh, đem lại không khí học tập sôi nổi, họcsinh tích cực hoạt động Tuy nhiên có một thực tế mặc dù không còn mới mẻnhưng lại tồn tại và diễn ra dai dẳng, đó là các giờ dạy có chất lượng thực sựchỉ tập trung vào các đợt hội giảng, các hội thi Qua dự giờ “Luyện nói” củađồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đã chú trọng sử dụng phương pháp theo đặctrưng bộ môn, phù hợp với kiểu bài, thực hiện đầy đủ các bước của giờ học.Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp trong dạy học còn máy móc Một sốgiáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tintrong giảng dạy, chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy- học, chưachú ý đến tích hợp liên môn khiến nội dung bài giảng không phong phú, chưatạo được hứng thú cho học sinh Điều đó khiến giờ học Ngữ văn đơn điệu,nhàm chán, học sinh không mấy hứng thú Nhiều em có tâm lí chán, căngthẳng, mệt mỏi và sợ học văn Các em thường dựa vào tài liệu học tốt có sẵn đểphát biểu mà không nắm được bản chất vấn đề Khả năng dùng từ, đặt câu, viếtđoạn, cảm thụ, liên hệ của học sinh chưa tốt Học sinh chưa thực tự tin, chưađáp ứng được yêu cầu của tiết luyện nói từ tư thế, tác phong, giọng nói, ngữđiệu, việc kết hợp cử chỉ, nét mặt, ánh mắt trong khi nói còn hạn chế Đặc biệtcòn có em nói như đọc hoặc khi nói chưa biết mở đầu, kết thúc bài nói củamình

Vì vậy, trong giảng dạy môn Ngữ văn - đặc biệt giờ học luyện nói, giáoviên phải rất chú ý tới đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này, không nên sử dụng lâumột phương pháp đơn điệu, tẻ nhạt Cần phải mạnh dạn đổi mới, tích hợp liên

Trang 9

môn thích hợp để học sinh được tích cực chủ động, sáng tạo đáp ứng yêu cầumục tiêu giờ học luyện nói cũng như mục tiêu dạy học bộ môn Từ thực trạngtrên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển nănglực của học sinh trong giờ “Luyện nói” nhằm nâng cao chất lượng dạy học mônNgữ văn ở trường THCS”.

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Năng lực và các năng lực chủ yếu cần hình thành cho HS trong dạy học môn Ngữ văn

4.1.1 Khái niệm

Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đápứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được nhữngkết quả cao

4.1.2 Các năng lực chủ yếu

Để thực hiện tốt việc dạy học theo định hướng phát triển của học sinhtrong giờ luyện nói, mỗi giáo viên cần nắm chắc những năng lực mà môn họcNgữ văn hướng đến, cụ thể như sau:

4.1.2.1 Năng lực giải quyết vấn đề

Thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá đượcnhững tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có địnhhướng trước về kết quả va tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ratrong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựachọn và quyết định giải pháp tối ưu Quá trình đó được thực hiện bằng sự hứngthú tìm tòi, khám phá cái mới, tinh thần trách nhiệm của cá nhân và sự phốihợp, tương tác giữa các cá nhân Đó chính là sự vận dụng tổng hợp của kiếnthức, kĩ năng, thái độ, tính sẵn sàng…thể hiện qua các hoạt động cụ thể

4.1.2.2 Năng lực sáng tạo

Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trongviệc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập vàcuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả

để thực hiện ý tưởng Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ

óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá

Trang 10

Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và khát khao được tìmhiểu của học sinh, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức.

4.1.2.3 Năng lực hợp tác

Là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thànhcông việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau Khi làm việc cùngnhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghengười khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ Đây làhình thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hộilẫn thành tích học tập Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại.Trong môn Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc học sinh cùng chia sẻ,phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụhọc tập diễn ra trong giờ học Thông qua các hoạt động nhóm, học sinh thể hiệnnhững suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắngnghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình.Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinhtrong bối cảnh mới

4.1.2.4 Năng lực tự quản bản thân

Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi người trong việc kiểm soátcảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biếtlập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnhhành vi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau Khả năng tự quản bản thângiúp mỗi người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việclàm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bảnthân mình

4.1.2.5 Năng lực giao tiếp tiếng Việt

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghenhằm đạt được một mục đích nào đó Việc trao đổi thông tin được thực hiệnbằng nhiều phương tiện, tuy nhiên phương tiện sử dụng quan trọng nhất tronggiao tiếp là ngôn ngữ Do đó, năng lực giao tiếp được hiểu là khả năng sử dụngcác quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các

Trang 11

phương diện của đời sống xã hội, trong từng bối cảnh, ngữ cảnh cụ thể, nhằmđạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa nhữngcon người với nhau trong xã hội Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: Sựhiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đờisống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vào những tình huốngphù hợp để đạt được mục đích Trong bộ môn Ngữ văn, việc hình thành và pháttriển cho học sinh năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng,cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học Đây cũng là mụctiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theoquan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thứctiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống Năng lực giaotiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản:Nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào cáctình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.

4.1.2.6 Năng lực cảm thụ văn học

Thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trịthẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảmnhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ,hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện Như vậy, năng lực cảm thụ thẩm mỹthường dùng với hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân Chỉ số này

mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc củachính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc Năng lực cảm thụvăn học là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn gắn với tư duy hình tượng trongviệc tiếp nhận văn bản văn học Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương làquá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâmhồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình Từ đó học sinh biết rungđộng trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phêphán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và

mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Bên cạnh những năng lực chung được nêu trên mà môn Ngữ văn hướngđến, trong những trường hợp nhất định của quá trình dạy học, những năng lực

Trang 12

chung khác cũng cần được hướng tới chẳng hạn như năng lực ứng dụng côngnghệ thông tin trong môn học Ngữ văn thể hiện ở khả năng khai thác các nguồnthông tin trên mạng về những vấn đề của cuộc sống và trong tác phẩm văn học,những hình ảnh trực quan về các chi tiết nghệ thuật được miêu tả bằng ngônngữ văn học, Năng lực tính toán trong môn học Ngữ văn thể hiện ở khả năngđọc hiểu các văn bản có những con số, đưa ra các số liệu, bình luận về mốiquan hệ giữa các số liệu để lập luận trong trình bày văn bản nói, viết Bên cạnh

đó, năng lực tự học thể hiện ở việc xác định được các nhiệm vụ học tập mộtcách tự giác, chủ động, biết mục tiêu của môn học và tự đặt ra được mục tiêuhọc tập cho cá nhân, hình thành phương pháp học cho cá nhân, biết điều chỉnhbản thân và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè, người thân và các nguồnlực khác Như vậy, trong môn học Ngữ văn, quá trình thực hiện một nội dunghọc tập nhằm hình thành đồng thời nhiều năng lực Bởi thế cần vận dụng mộtcách hợp lí phương pháp và quy trình dạy học giúp học sinh thể hiện được cácnăng lực của cá nhân trong từng nội dung học tập

4.2 Các giải pháp, biện pháp thực hiện “Dạy học theo định hướng năng lực

của học sinh trong giờ “Luyện nói””

Dạy tiết luyện nói theo định hướng phát triển năng lực phải kết hợp giữa lýthuyết và thực hành, coi trọng thực hành về nói Muốn cho học sinh nói đượcnhiều, giáo viên phải chuẩn bị từ khâu ra đề, hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.Phải xác định được những năng lực cần hình thành để gây hứng thú học tập chohọc sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Giờ luyện nói làgiờ thể hiện cá tính, là giờ học sinh được làm chủ mình hơn cả Vì vậy, giáo viêncần động viên khuyến khích là chính, tạo những điều kiện cần và đủ để các emđều có thể nói được

Dạy luyện nói phải kết hợp việc rèn kĩ năng nói với việc giáo dục tư tưởng,tình cảm, tư duy cho học sinh, giáo dục lòng yêu mến tự hào về tiếng Việt, tự hào

về dân tộc Dạy luyện nói không chỉ dạy lời nói mà qua đó cần bồi đắp tâm hồn,

tư tưởng của học sinh Cụ thể hơn là dạy nếp sống có văn hoá, biết lựa lời mà nói,chọn nói lời hay ý đẹp, tránh lối nói, kiểu nói tùy tiện, thiếu văn hóa đang có nguy

cơ lan tràn trong học sinh hiện nay như: nói trống không, nói tục, nói đế, nói tiếng

Trang 13

lóng Để thực hiện những định hướng đã đặt ra, chúng tôi đã tập trung vàonhững biện pháp, giải pháp chính sau:

4.2.1 Biện pháp thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học

Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ giáo viên nào cũng phải làm đểxác định được các kiến thức kĩ năng, thái độ cần đạt để giờ học đảm bảo chuẩnkiến thức kĩ năng Bởi năng lực là tổ hợp đo lường được những kiến thức, kĩ năng

và thái độ mà người học cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bốicảnh thực và có nhiều biến động Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc cóthể đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hìnhthành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó Ngoài những điểm chung thìmỗi tiết học “Luyện nói” đều cần hình thành những năng lực đặc thù riêng phùhợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh Nếu không xác định được rõ ràngmục tiêu bài học thì giáo viên sẽ không xây dựng được kế hoạch giảng dạy phùhợp, tiết học sẽ mờ nhạt, không đạt được kết quả như mong muốn Mục tiêu củatiết “Luyện nói” ở lớp 6 sẽ khác lớp 7,8,9 vì đối tượng học sinh lớp 6 là lớp đầucấp mới làm quen với phương pháp học tập của cấp THCS và bước đầu làm quenvới tiết “Luyện nói” Càng lên lớp cao, yêu cầu về kiến thức, các năng lực của họcsinh đòi hỏi cao hơn

Ví dụ 1: Ngữ văn 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện

Khi dạy học tiết này, tôi xác định mục tiêu như sau:

* Về kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức về chủ đề, dàn bài, đoạnvăn, lời kể và ngôi kể để kể chuyện một cách chân thật

* Về kĩ năng: Biết lập dàn ý và dựa vào dàn ý để trình bày rõ ràng, mạchlạc; biết cách kể miệng một vấn đề; biết nói trước tập thể, nhận xét bài tập nóicủa bạn

* Thái độ: Tích cực tự giác trong học tập, yêu quý, trân trọng các thànhviên trong gia đình

Điểm mới trong phần xác định mục tiêu của tôi là định hướng rõ nhữngnăng lực cần hình thành cho học sinh qua giờ luyện nói bao gồm cả năng lựcchung và năng lực chuyên biệt Những năng lực đó là: giải quyết vấn đề thựctiễn; hợp tác; tự học; giao tiếp tiếng Việt; sử dụng công nghệ thông tin

Trang 14

Ví dụ 2: Ngữ văn 7- Tiết 56 : Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Dạy học tiết này, tôi xác định mục tiêu như sau:

* Về kiến thức: Nhớ giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩmvăn học; Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm vănhọc; Củng cố kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

* Về kĩ năng: Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩmvăn học; Kĩ năng tự tin diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân

về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói trước tập thể; Kĩ năng kiểm soátcảm xúc khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè; Kĩ năng quản lí thời gian của giờluyện nói

* Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, say mê, tích cực

Ngoài những năng lực cần đạt được như đối với học sinh lớp 6, ở tiết họcnày đối tượng là học sinh lớp 7, giáo viên cần quan tâm phát triển năng lực cao hơn: năng lực cảm thụ văn học, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản

4 2 2 Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị của giáo viên

Trên cơ sở mục tiêu của bài học, giáo viên suy nghĩ lựa chọn phươngpháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, áp dụng các phươngpháp, kỹ thuật dạy học tích cực, soạn bài, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học cần cótrong giờ dạy, định hướng ra đề bài và giao nhiệm vụ cho học sinh Nếu khôngchuẩn bị tốt, giáo viên sẽ không chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạyhọc, không đạt được mục tiêu đã đề ra

Giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm tình hình học tập của học sinh lớpmình (lớp học Giỏi, Trung bình, Khá, Yếu) để ra đề bài sao cho phù hợp vớiđối tượng học sinh Tuy nhiên do đặc trưng của tiết “Luyện nói” để khuyếnkhích được học sinh học tập chủ động tích cực, hăng hái, giáo viên nên chọnnhững đề mang tính vừa sức để tất cả học sinh có thể cùng nói được

Ví dụ : Khi dạy bài “Luyện nói kể chuyện” tiết 29, lớp 6, tôi ra đề bài

“Em hãy tự giới thiệu về bản thân” Khi dạy Tiết 56, tuần 14: Luyện nói phátbiểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7, tôi chọn ra đề bài “Phát biểu

cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Khi dạy tiết 54,

Trang 15

tuần 14 lớp 8: Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng, tôi ra đề bài “Thuyếtminh về cái phích nước” Sở dĩ tôi chọn đề bài này vì cái phích là đồ dùng rấtquen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em, các em dễ quan sát và hiểu

rõ về công dụng chức năng của nó Nên khi quan sát lập dàn ý và luyện nói các

em dễ dàng thực hiện hơn

Căn cứ vào nội dung bài tập làm văn trước để ra đề bài đảm bảo nguyêntắc tích hợp, tích cực ở học sinh Ví dụ: Ở lớp 6 trước tiết “Luyện nói văn miêutả” tiết 96, tuần 24: Tả bằng miệng quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuốicùng” Ở lớp 8, tiết 42, tuần 11: “Em hãy đóng vai Chị Dậu kể lại đoạn trích:

Tức nước vỡ bờ” Hay khi dạy tiết 65, tuần 13 lớp 9: Luyện nói: Tự sự kết hợp

với nghị luận và miêu tả nội tâm, tôi chọn ra đề bài: Em hãy đóng vai Trương

Sinh kể lại chuyện Chuyện người con gái Nam Xương Với đề bài này, các em

đã được học văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ở tiết đọc - hiểu, các

em sẽ dễ dàng lập dàn bài và nói theo dàn ý nội dung câu chuyện theo ngôi kểmới

Còn có những tiết luyện nói kể chuyện, biểu cảm về sự việc, con ngườitrong đời sống thường ngày, học sinh phải có cách vận dụng, quan sát, tưởngtượng, so sánh và nhận xét gắn với sinh hoạt hằng ngày Ví dụ: Ở tiết 29, Ngữvăn 6, tôi ra đề bài : “Em hãy tự giới thiệu về bản thân”

Nghiên cứu đề ra những tiêu chuẩn để đánh giá bài luyện nói của họcsinh để cả giáo viên và học sinh lấy đó làm căn cứ để nhận xét, đánh giá chođiểm

- Nội dung bài nói, đoạn nói có bám sát dàn ý không?

- Cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt

- Điệu bộ, cử chỉ, tác phong, nét mặt, giọng nói

- Lời giới thiệu trước khi nói, chào sau khi kết thúc, lời cảm ơn

- Thái độ khi thực hành luyện nói

Điểm mới trong phần chuẩn bị của tôi là ngoài định hướng rõ những nănglực cần hình thành cho học sinh qua giờ luyện nói, cần thiết kế giáo án đảm bảonguyên tắc tích hợp để giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình

Trang 16

huống thực tiễn Đặc biệt phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cần thiết để tiếtdạy học thành công như: máy tính xách tay, máy chiếu, phiếu học tập

4.2.3 Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn và kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

Biện pháp này quyết định đến thành công của giờ “Luyện nói” Bởiphương pháp dạy học mới trong các giờ học nói chung, giờ Luyện nói nóiriêng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, học sinh đóng vai trò chủ đạotrong các hoạt động Nếu không hướng dẫn, kiểm tra cụ thể, giao nhiệm vụtrước cho các em thì các em không thể có được những ý tưởng mới, sáng tạo vàtham gia các hoạt động của tiết học có hiệu quả

Trên cơ sở xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và những năng lực cần hìnhthành qua tiết học, tôi định hình rõ các nội dung mà học sinh cần chuẩn bị chotiết học, từ việc ra đề bài, chia nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từngnhóm, lập dàn ý đề bài đã cho Nội dung học sinh chuẩn bị theo nhóm, tôi chia5-6 em/nhóm Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, các thành viên cùng xây dựngdàn ý để rút ra dàn ý chung của nhóm, luyện nói trước gương ở nhà, đến lớpluyện nói trong nhóm và luyện nói trước lớp Khi chia nhóm, tôi chú ý đến việcchia đều các đối tượng học sinh để các em hỗ trợ nhau trong quá trình chuẩn bị.Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị, tôi thường tiến hành ở cuối của tiết họctrước (khoảng 1 tuần trước tiết “Luyện nói”), với những câu hỏi, bài tập và đềbài cụ thể:

Ví dụ : Với đề bài “Em hãy tự giới thiệu về bản thân”, tôi hướng dẫn họcsinh về nhà ôn lại lý thuyết văn kể chuyện: các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

Đề bài “Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí

Minh”, tôi nhắc học sinh về nhà ôn lại lý thuyết phát biểu cảm nghĩ

Đề bài “Thuyết minh về cái phích nước”, tôi hướng dẫn các em vận dụngkiến thức liên môn để giải quyết: kiến thức vật lí, công nghệ thông tin

Với những tiết “Luyện nói” có đề bài thích hợp với nội dung văn bản đãhọc, tôi yêu cầu học sinh phải học và nắm chắc kiến thức văn bản Ngữ văn như

sự việc, nhân vật, cốt truyện thì mới có thể lập dàn ý và nói chính xác được

Ở tiết “Luyện nói văn miêu tả”: Tả bằng miệng quang cảnh lớp học trong

Trang 17

“Buổi học cuối cùng” Tôi yêu cầu học sinh phải đọc kĩ văn bản, đọc kĩ đoạnvăn trong sách giáo khoa để nắm được nội dung văn bản, đoạn văn nói đến vấn

đề gì Từ đó các em mới có thể vận dụng tả lớp học trong “Buổi học cuối cùng”

ấy để từ đó có căn cứ, có cơ sở tả lại thầy giáo

Ở lớp 8, tiết 42, tuần 11: “Em hãy đóng vai Chị Dậu kể lại đoạn trích:

Tức nước vỡ bờ” Trước hết, học sinh phải nắm lý thuyết văn kể chuyện kết

hợp với yếu tố biểu cảm Nắm được nội dung đoạn trích: Nhân vật, tình huống,hành động, lời nói của từng nhân vật Từ đó dùng lời văn của mình để kể lại(phải bám vào chi tiết chính trong văn bản ở SGK)

Hay khi dạy tiết 65, tuần 13 lớp 9: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghịluận và miêu tả nội tâm, đề bài: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại chuyện

Chuyện người con gái Nam Xương Với đề bài này, yêu cầu các em phải nắm

chắc nhân vật, sự việc, ngôi kể trong văn bản “Chuyện người con gái NamXương” ở tiết đọc - hiểu, có như vậy các em dễ dàng lập dàn bài và nói theodàn ý nội dung câu chuyện theo ngôi kể mới (yêu cầu phải bám vào chi tiếtchính trong văn bản ở SGK)

Hay ở tiết 29, Ngữ văn 6, với đề bài : “Em hãy tự giới thiệu về bản thân”,tôi hướng dẫn các em có thể học các cách giới thiệu trên các cuộc thi, cácchương trình ti vi của các bạn học sinh khi giới thiệu về bản thân như: Tên,tuổi, học sinh lớp, đặc điểm hình dáng, tính nết, biệt hiệu, tại sao có biệt hiệu

đó, giới thiệu về gia đình có mấy người, là con thứ mấy, hoạt động thườngngày là gì, sở thích, ước mơ Với những gợi ý như thế, các em sẽ rất hào hứngkhi giới thiệu về mình Khi nói chú ý cho các em về điệu bộ, cử chỉ, sử dụnghình ảnh minh hoạ

Muốn tiết luyện nói đảm bảo thời gian và có nhiều học sinh được nói,được nhận xét, tôi định hướng cho học sinh phải làm như thế nào để phần trìnhbày của nhóm mình đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng Tôi gợi ý chohọc sinh để hình thành năng lực sáng tạo, có ý tưởng mới, biết sân khấu hoá giờ

“Luyện nói”, hình thức luyện nói phong phú và phải tích cực ứng dụng côngnghệ thông tin để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn cuốn hút người nghe

Trang 18

Ví dụ: Các em trong nhóm có thể tự dàn dựng những tiểu phẩm để trongmột thời gian nhiều bạn cùng tham gia luyện nói Các em có thể chụp ảnh bằngđiện thoại, máy ảnh, đưa thẻ nhớ vào máy tính và dùng phần mềm hỗ trợ đểtrình chiếu phục vụ cho bài nói của mình Hoặc các em có thể tham khảo cácfile ảnh trên mạng Internet phục vụ cho bài nói của mình.

Một tiết “Luyện nói” tập làm văn khác hẳn với việc nói (giao tiếp hàngngày) của các em Các em sẽ phải nói trong một môi trường giao tiếp đặc biệthơn: có các bạn, có cô giáo và khi nói phải chú ý đến ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ

Vì thế, đứng trước môi trường giao tiếp này nhiều học sinh vốn giao tiếp tựnhiên bỗng trở thành lúng túng, ngượng nghịu, mất bình tĩnh dẫn đến thànhcông không cao khi nói, nhất là với học sinh lớp 6

Qua thực tế giảng dạy chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 cho đến lớp

9, tôi thấy việc tổ chức giờ luyện nói cho lớp 6 là khó khăn nhất Bởi các emmới ở tiểu học lên, chưa quen với một tiết học được tách riêng ra 45 phút Khâu

tổ chức của các em còn mang phong cách của các em nhỏ ở tiểu học: các emthường không chuẩn bị dàn ý ở nhà mà chỉ nói như thói quen ở tiểu học (gầnnhư viết bài và học thuộc) Rút kinh nghiệm qua những giờ dạy của giáo viên,trong giờ luyện nói đầu tiên của chương trình tiết 29- Luyện nói kể chuyện, tôiphải mất nhiều thời gian của cuối tiết học trước để hướng dẫn học sinh cách lậpdàn ý chi tiết Sau đó tôi hướng dẫn học sinh như sau:

+ Tham khảo dàn ý sơ lược trong sách giáo khoa

+ Triển khai dàn ý đó thành dàn ý chi tiết của mình, tập nói ở nhà

Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cũng đưa ra nhữngyêu cầu cụ thể về nội dung và kĩ năng luyện nói để học sinh có thể tự nhận xét,đánh giá kĩ năng nói của mình cũng như các bạn trong nhóm

Ví dụ: Về Nội dung: - Nói đúng chủ đề, đúng thể loại:

Về Kĩ năng: - Kĩ năng nói:

+ Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào người nghe.+ Giọng nói: rõ ràng, truyền cảm, phát âm chuẩn( chú ý l-n)

+ Ngữ điệu: phù hợp, không nói như đọc

+ Biểu cảm: kết hợp cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,

Trang 19

+ Biết mở đầu, kết thúc bài nói của mình.

- Kĩ năng nhận xét

Dựa vào yêu cầu, nhận xét về nội dung và kĩ năng trên hai phương diện

ưu điểm và nhược điểm ( nhận xét ưu điểm trước, nhược điểm sau)

Giáo viên có thể phát cho mỗi nhóm một phiếu tự đánh giá cho điểm nóitrong nhóm Phiếu theo mẫu sau:

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM:

STT Họ và tên Nội dung(6 điểm) (4 điểm)Kĩ năng Tổng điểm

Điểm mới trong phần hướng dẫn chuẩn bị của tôi là đã định hướng hìnhthành cho học sinh nhiều năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tự đánhgiá

Đặc biệt, giao bài phải có kiểm tra Việc kiểm tra sự chuẩn bị của họcsinh trước khi nói có thể đa dạng và linh hoạt Có thể kiểm tra ở cuối các tiếthọc trước tiết “Luyện nói” và giáo viên phải là người trực tiếp kiểm tra Biệnpháp này giúp giáo viên nắm bắt được ý tưởng sáng tạo, mức độ chuẩn bị củahọc sinh so với yêu cầu để nhắc nhở đôn đốc, hỗ trợ, định hướng phân côngnhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh, chuẩn bị tốt cho giờ luyện nói Đồngthời, qua việc kiểm tra giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt độngtrong giờ luyện nói sao cho linh hoạt như một người đạo diễn xây dựng kịchbản để các em thể hiện được ý tưởng của mình trong giờ luyện nói Điều quantrọng là làm thế nào để nhiều học sinh được luyện nói trong giờ học Biện phápnày bước đầu giúp tôi đánh giá được những năng lực đã được hình thành củahọc sinh

4.2.4 Biện pháp thứ tư: Tổ chức hoạt động trong tiết học

Để đảm bảo thời gian cho việc học sinh luyện nói, giáo viên có thể linhhoạt thực hiện các bước lên lớp, đi vào vấn đề trọng tâm cụ thể của tiết dạy.Các phần khác phải thao tác nhanh vì học sinh đã chuẩn bị trước và giáo viêncũng đã kiểm tra trước khi diễn ra tiết học Tiết học luyện nói có ba phần: Phần

Trang 20

1 và phần 2 chỉ sử dụng 1/4 quỹ thời gian của tiết dạy còn lại dành cho phần 3:Luyện nói.

Phần 1: Chuẩn bị: ( 5-7’)

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý bằng những câu hỏi gợi mở

- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cho đại diện mộtnhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và thống nhất dàn ý chung (giáo viênchiếu dàn ý chuẩn lên màn hình)

Phần 2: Yêu cầu luyện nói: ( 2’)

Tất cả các tiết luyện nói ở các khối lớp đều nhằm giúp học sinh rèn luyệntốt kĩ năng nói của bản thân trước tập thể (có cô giáo và các bạn học sinh), khácvới cách nói thông thường trong các giờ giải lao, trong các câu chuyện tâm sựcủa các em với nhau với các thầy cô giáo Vì thế, giáo viên cần quan tâmhướng dẫn cho học sinh chuẩn bị nội dung bài tốt để các em hình dung đượcmình sẽ nói cái gì? (xác định đề tài theo đề bài giáo viên cho), nói với ai? (xácđịnh đối tượng giao tiếp), nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giaotiếp), nói để làm gì?( xác định mục đích giao tiếp) và nói như thế nào? (cáchthức giao tiếp)

Vì vậy, giáo viên cho học sinh nhắc lại yêu cầu, giáo viên chiếu lên mànhình để cả lớp cùng theo dõi và làm cơ sở nhận xét

- Nội dung: Nói đúng chủ đề, đúng thể loại

+ Biết mở đầu, kết thúc bài nói của mình

- Kĩ năng nhận xét: Dựa vào mục II, nhận xét về nội dung và kĩ năng trênhai phương diện ưu điểm và nhược điểm (nhận xét ưu điểm trước, nhược điểmsau)

Phần 3: Luyện nói (30’)

+ Luyện nói trong nhóm: (7-10’)

Trang 21

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm: 5 HS/nhóm các nhóm cử nhómtrưởng; nêu yêu cầu luyện nói ở nhóm: thời gian luyện nói từ 7-10 phút, nhómtrưởng đứng lên điều hành chung, học sinh nào nói thì đứng, học sinh kháctrong nhóm trật tự lắng nghe để góp ý cho bạn, đảm bảo trong thời gian quyđịnh tất cả các bạn trong nhóm đều được nói

- Học sinh thực hành nói trong nhóm, giáo viên quan sát, nhắc nhở,hướng dẫn, tư vấn (nếu cần)

- Hết thời gian luyện nói trong nhóm, học sinh nhận xét bổ sung; giáoviên nhận xét ý thức tham gia luyện nói của các nhóm

Ở bước này sau thời gian quy định mọi thành viên trong lớp đều đượcnói trong nhóm

+ Luyện nói trước lớp (20-23’)

- Giáo viên cho học sinh đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp

- Cho các nhóm dùng máy chiếu để chiếu những hình ảnh minh hoạ chobài nói của mình thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của cả lớp

- Khi học sinh trình bày, các nhóm trật tự, lắng nghe để nhận xét

- Sau khi trình bày xong, giáo viên gọi học sinh nhận xét ưu điểm, hạnchế

Ở bước này tôi đặc biệt chú trọng đến kĩ năng nhận xét của học sinh Tôiđánh giá cao những lời nhận xét chính xác về cả nội dung và kĩ năng phần nóicủa bạn trước lớp Nhận xét tốt còn được đánh giá cao hơn nói tốt Bởi vì, đểnhận xét bạn đòi hỏi học sinh phải tập trung theo dõi, phải có kiến thức, nănglực nghe, đánh giá Nhận xét bạn cũng là một cách học Những ưu điểm, hạnchế của bạn đều là bài học đáng quý đối với mỗi học sinh để tự rút kinh nghiệmtrong phần nói của mình vì “Học thầy không tày học bạn”, học cả kiến thức và

kỹ năng nói Đây là một điểm mới mà nhiều đồng nghiệp chưa thực sự chútrọng Việc học sinh nhận xét bạn là được đánh giá lẫn nhau một cách kháchquan

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá cho điểm, tuyên dương họcsinh Phần luyện nói trước lớp với đối tượng học sinh khá giỏi hoặc ở lớp 8,9

Trang 22

giáo viên có thể linh hoạt cho học sinh tự tổ chức Chọn một học sinh có khảnăng để dẫn chương trình điều khiển các nhóm lên nói Ở bước này kể cả họcsinh lên nói, học sinh nhận xét và học sinh dẫn chương trình đều được rèn kĩnăng nói trước tập thể Năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học, sáng tạo, tự quảnứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện rõ nhất ở phần luyện nói trước lớp.

Khi nói phải tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi như khôngkhí hào hứng trong lớp học, thái độ dễ hợp tác của những người cùng tham giagiao tiếp, sự khuyến khích động viên kịp thời của giáo viên

Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiên, giáo viên cần thiết lập tốt mối quan

hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Điều này là cơ

sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau

Giáo viên có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình cũng

là cơ sở để các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giảnnhư họ, tên, tuổi, sở thích,…Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làmđược như vậy thì giáo viên đã phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen vớiviệc phát biểu miệng

Không khí của giờ luyện nói nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, chotừng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bàybài nói của mình Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi,khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên saumỗi bài nói tốt, hoặc những phần thưởng nho nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn

Trọng tâm của những giờ học này là luyện nói, giáo viên nên dành nhiềuthời gian cho học sinh lên nói trước lớp (khoảng 20 phút) với số lượng từ 12đến 15 học sinh, số còn lại sẽ được lên nói ở những tiết sau

Việc luyện nói cho học sinh trong giờ “Luyện nói” là rất quan trọng Tuynhiên việc luyện nói cần tiến hành thường xuyên trong các giờ học Ngữ văn vàphải được kết hợp với các kĩ năng khác Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao hơngiáo viên cần quan tâm luyện nói cho học sinh mỗi khi các em có điều kiệnphát biểu miệng trong các giờ học

Ví dụ: rèn luyện cho học sinh suy nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng vấn đềcần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin, nói theo đúng nghi thức và tuân thủ

Trang 23

nguyên tắc hội thoại, biết vận dụng yếu tố phi ngôn ngữ để lời nói thêm thuyếtphục.

Giáo viên chú trọng tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những suy nghĩ cánhân, biết chấp nhận những góp ý của cá nhân học sinh khác, của giáo viên.Đồng thời rèn luyện năng lực nói và trình bày lưu loát kết hợp với những suynghĩ, tình cảm khi nói Các câu hỏi đặt ra có ngữ cảnh giao tiếp cụ thể được đặttrong những tình huống có vấn đề để kích thích óc tư duy, sự phản xạ nhanhchóng của học sinh, giúp học sinh có thể trả lời ngắn gọn Tạo sự tự tin, tự bộc

lộ suy nghĩ của mình trong việc phát biểu thảo luận ngay cả ý kiến đó là saihoặc chưa hoàn toàn chính xác Có ý thức trong việc dùng từ, diễn đạt khi nói

Muốn đạt được kết quả cao trong giờ luyện nói, giáo viên phải chủ độngphát huy kinh nghiệm của cá nhân, đồng nghiệp Linh hoạt trong việc vận dụngcác kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc tích hợp, theohướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, vận dụng sáng tạo lý thuyếtgiao tiếp vào dạy các giờ luyện nói cũng như luyện nói cho học sinh trong cácgiờ học khác

Ở biện pháp này, những năng lực của học sinh đã được thể hiện cụ thểqua việc trình bày sáng tạo thông qua các tiểu phẩm, các tình huống, hoạt độnghợp tác để xử lý tình huống, đặc biệt là năng lực cảm thụ và sử dụng ngôn ngữtiếng Việt

4.2.5 Biện pháp thứ năm: Nhận xét đánh giá, động viên, rút kinh nghiệm

Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ýcho học sinh những lỗi cần tránh trong nói tiếng Việt về chính âm, chính tả vàhướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe

- Giáo viên nhận xét từng nhóm, cho điểm nhóm, có thể động viên cộngđiểm cho nhóm có bạn xung phong nói

- Giáo viên tuyên dương sự chuẩn bị tốt, nói tốt của cá nhân, nhóm đểhọc sinh khác học tập

- Động viên nhắc nhở những học sinh còn trầm chưa mạnh dạn để giờsau nói tốt hơn

Trang 24

- Kết thúc giáo viên có thể hỏi học sinh: Qua giờ luyện nói, em thấymuốn nói thành công em phải làm gì?

- Học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lại yêu cầu nội dung bài nói:+Nói cái gì? (Xác định đề tài)

+Nói với ai? (Xác định đối tượng giao tiếp)

+Nói trong hoàn cảnh nào? (Xác định hoàn cảnh giao tiếp)

+Nói như thế nào? (Cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe) Cólời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói, tránh đọc lại hoặc học thuộclòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị

Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm vàthuyết phục người nghe (thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó,

áp đặt) Tác phong tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọingười Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu Có lời chào khi kếtthúc bài nói

- Giáo viên cho học sinh tham khảo bí quyết “6T” giúp luyện nói hay:

Về nội dung: Tập trung; Tường minh; Thú vị

Về hình thức trình bày: Trong sáng; Tự tin; Truyền cảm

(Để chứng minh tính mới, tính sáng tạo của những biện pháp đưa ra, tôi

có đầy đủ giáo án, bài giảng điện tử, một số hình ảnh trong giờ học minh hoạ cho sáng kiến ở phần phụ lục).

5 Kết quả đạt được

5.1 Trước khi áp dụng sáng kiến

5.1.1 Khảo sát

5.1.1.1 Phương pháp khảo sát

- Khảo sát sự hứng thú của học sinh khi học các tiết luyện nói

- Khảo sát chất lượng bộ môn

5.1.1.2 Thời gian, đối tượng khảo sát

- Thời gian: tháng 9/2014

Trang 25

- Đối tượng : Học sinh các lớp: 6A, 7B, 8C, 9D.

Để điều tra sự hứng thú đối với tiết học “Luyện nói” của học sinh tôi đãthực hiện bằng phiếu khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT

Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô trống

Em có thích học tiết “Luyện nói” không?

Trang 26

- Học sinh, phụ huynh học sinh còn thực dụng, có sự định hướng cho con

em mình học lệch, đa số các em thích học các môn khoa học tự nhiên Một sốphụ huynh không có thời gian giao tiếp, chuyện trò với con nên các em sốngkhép kín, ngại nói năng, giao tiếp, vì vậy không hứng thú với giờ luyện nói

- Nhiều học sinh bị cuốn hút vào trò chơi điện tử, gam, chat vốn từkhông được bổ sung, hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giaotiếp nên ngại nói trước đông người, sợ bị cô giáo gọi lên nói, sợ nói sai

- Số lượng học sinh các lớp đông nên giáo viên ít thời gian rèn kĩ năng nóicho từng học sinh, mới chú trọng rèn kĩ năng viết

- Giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, chưachú ý gây hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học cho học sinh, chưa chú ýviệc định hướng phát triển năng lực của học sinh qua giờ học

5.2 Sau khi áp dụng sáng kiến

+ Khảo sát sự hứng thú học tiết luyện nói( cuối học kì I)

Để kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến tôi đã khảo sự hứng thúđối với tiết học “Luyện nói” của học sinh bằng phiếu khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT

Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô trống

Em có thích học tiết “Luyện nói” không?

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w