CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Ở GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Để nâng cao chất lượng dạy học là một việc làm cần thiết mà các cấp quản lý giáo dục đã đặt ra và tìm mọi biện pháp để thực hiện. Nâng cao chất lượng đã có nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được những mong muốn của xã hội. Môn ngữ văn càng khó hơn trong việc nâng cao chất lượng, đặc biệt là ở ngành học GDTX. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn cho học viên ở ngành học GDTX là một việc làm đòi hỏi phải được nhìn nhận và thực hiện từ nhiều góc độ. I.Tâm thế thầy-trò và phụ huynh ở giáo dục thường xuyên. -Phụ huynh : thất vọng về con em mình khi không được vào trường công lập. Mặt khác lại hi vọng con em mình chưa đến nỗi nào, chưa chấp nhận sự thật. -Học viên : đến với GDTX ( hay gọi là bổ túc) là một nơi không ra gì. Không thành nhân thì cũng thành danh, từ đó học viên vốn đã yếu kiến thức, năng lực hành vi không chuẩn (tôi không muốn dùng từ đạo đức yếu),thế thì học viên làm gì? Học viên sẽ mong mình được người khác chú ý tới bằng những thái độ hành vi không tốt. Đây là lứa tuổi các em muốn khẳng định mình. -Giáo viên : dạy ở GDTX, một bộ phận giáo viên vẫn mang tâm lý mình bị đẩy vào chỗ cùng. Học viên thì yếu, trường lớp thì lèo tèo, trường không ra trường lớp không ra lớp. Giáo viên bị áp lực từ nhiều phía từ chất lượng dạy học đến các phong trào, từ cách nhìn nhận đánh giá của xã hội đến phụ huynh và học sinh. Ngay cả trong nội bộ ngành giáo dục cũng có sự phân biệt giữa giáo viên công lập và giáo viên GDTX rõ nhất là hai năm gần đây giáo viên dạy ở GDTX không có tên trong danh sách coi thi và chấm thi tốt nghiệp hàng năm, lực lượng cán bộ bộ môn của sở cũng không có hoặc có rất ít… II.Kiến thức của người học và kiến thức của xã hội về ngành học GDTX. -Kiến thức của người học : đại đa số người đến với GDTX thường không có điều kiện về thời gian học tập hoặc đã bỏ học nhiều năm tham gia học tập lại, hoặc yếu về mặt kiến thức bị từ chối học tập ở trường THPT nên đến với GDTX. Giáo viên lúng túng không biết bắt đầu từ đâu cho đối tượng này để đảm bảo cái gọi là chuẩn kiến thức ở một cấp học. -Kiến thức về ngành học giáo dục thường xuyên : đa số không hiểu về GDTX. Đa số cho rằng GDTX là bổ túc văn hóa nghĩa là nơi đây không thể đào tạo tốt. Người học ở GDTX không thể làm được gì sau khi ra trường. Trong đó có một bộ phận đã từng học ở GDTX khi ra trường có công ăn việc làm vẫn đánh giá như thế ( điều đáng tiếc là thế). III.Những điều mong muốn. -Phụ huynh mong con có một nơi để học, có một tấm bằng để có cơ mai nào đó có thể đi làm hoặc tìm một nghề để học về sau. -Học viên do hụt hẫng kiến thức nên học viên rất cần sự quan tâm động viên của giáo viên. Bởi đa số học viên này đã bị giáo viên bỏ rơi từ các lớp dưới. Cần có kiến thức để thi đậu nhưng lại không chịu học. -Giáo viên bị áp lực chương trình dạy, phải dạy xong bài. Học viên phải chịu học và kết quả thi phải cao. => Cả ba đối tượng trên có những mong muốn giống nhau nhưng không tìm được tiếng nói chung. IV.Bộ môn Ngữ văn. - Đối tượng học : đa dạng theo chiều hướng không thuận lợi cho việc thực hiện chương trình. Cụ thể như sau : học viên đã nghị học tham gia học tập lại thì lại chưa qua chương trình 10, 11 mới lại vào học 12 mới. Kiến thức không lien tục, từ đó họ cảm thấy hụt hẫng, giáo viên lúng túng không biết bắt đầu từ đâu với đối tượng này. Dường như đây là khó khăn chung của tất cả các môn . - Hứng thú học tập bộ môn không cao. Nguyên nhân sâu xa là do văn hóa đọc hiện nay bị lấn át bởi văn hóa nghe – nhìn. Nguyên nhân trực tiếp là: GDTX phải thu nhận tất cả học sinh và người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa; khả năng đọc thấp, khả năng đọc – hiểu càng thấp hơn, khả năng diễn đạt được ý thành lời càng hạn chế hơn khả năng đọc – hiểu; -Môn văn khả năng đi vào xã hội thấp hơn, cơ hội nghề nghiệp và khả năng kiếm sống bằng chính môn học sau này không bằng các môn học khác (dù học yếu nhưng vẫn có ước mơ cao). -Học viên mất niềm tin vào việc học, đều này do xã hội. Hiện nay số lượng người hiểu về GDTX không nhiều. V.Giải pháp thực hiện. -Tạo hứng thú cho người học. Đây là điều cơ bản để học viên tiếp cận với môn học. Vai trò của người giáo viên cực kỳ quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học viên. Thiết nghĩ mỗi giáo viên sẽ có cách làm riêng cho mình. -Tạo niềm tin cho học viên. Làm cho học viên tin tưởng vào khả năng của mình. Động viên các em đừng tự ti với chính mình. Giáo viên phải tạo niềm tin cho học viên bằng kiến thức – nhiệt tâm và bằng cả lương tâm nghề nghiệp. -Tạo cơ hội cho học viên được học tập. Không để học viên vắng học quá nhiều. Không đuổi học viên ra khỏi lớp khi học viên có những biểu hiện không tốt mà cần giành thời gian quan tâm hơn với đối tượng này. -Tìm biện pháp tiếp cận học sinh để hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của đối tượng để có biệp pháp động viên hớp lí cho từng đối tượng cụ thể. -Tận dụng triệt để đồ dung dạy học để thu hút học viên vào việc học tập hứng thú hơn. -Tận dụng thời gian để phụ đạo học viên yếu- kém bằng những chuyên đề cụ thể như : chính tả, dung từ, tạo câu, xây dựng đọan viết bài văn, cách đọc và tiếp cận tác phẩm văn chương … để các em tin tưởng hơn vào khả năng mình. -Thường xuyên kiểm tra học viên trên lớp bằng nhiều hình thức khác nhau. -Đối với các bài kiểm tra viết, phải giành thời gian trả bài và sửa chữa, hướng dẫn bài làm cụ thể. Có đáp án và biểu điểm để học viên tự đánh giá khả năng của mình. -Hướng dẫn học viên ở từng phân môn cụ thể. -Cần nghiên cứu đối tượng thật tốt, chuẩn bị thật tốt bài giảng trên lớp, nghiên cứu thêm tài liệu giảng dạy. Tránh tư tưởng xem thường đối tượng của mình quá yếu rồi đại khái cho xong . Tuy nhiên cần đảm bảo tính vừa sức của đối tượng không nên tham lam kiến thức gây nên nhàm chán cho học viên vì không hiểu bài. -Đối với các cấp quản lý : cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt học tập trao đổi kinh nghiệm với các trường có kinh nghiệm ở các trung tâm lớn có đông giáo viên giảng dạy và có chất lượng dạy tốt để học tập kinh nghiệm. Tủ sách tham khảo cần có nhiều đầu sách để cho cả giáo viên và học viên cùng tham khảo. VI.Kiến nghị. -Mềm hóa chương trình để giáo viên có thời gian hơn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách và tạo hứng thú, niềm tin cho người học. -Có cái nhìn công bằng hơn đối với giáo viên THPT và GDTX. -Xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm GDTX để là nơi thu hút người học. Tràm chim, ngày 10 tháng 10 năm 2010. Người viết. Lê Minh Triều. . lập-Tự do-Hạnh phúc THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Ở GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Để nâng cao chất lượng dạy học là một việc làm cần thiết mà các cấp quản lý giáo dục đã đặt ra và tìm mọi. hiện. Nâng cao chất lượng đã có nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được những mong muốn của xã hội. Môn ngữ văn càng khó hơn trong việc nâng cao chất lượng, đặc biệt là ở ngành học GDTX. Làm thế nào để nâng. nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn cho học viên ở ngành học GDTX là một việc làm đòi hỏi phải được nhìn nhận và thực hiện từ nhiều góc độ. I.Tâm thế thầy-trò và phụ huynh ở giáo dục thường xuyên. -Phụ