Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao ý thức,đạo đức của người lao động, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các bên tham gia dự án và thiết lập nội quy, hệ th
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các giải pháp nâng cao sự thực thi an toàn laođộng của công nhân tại các công trình xây dựng ở Tỉnh Bình Thuận” là bài nghiêncứu của chính tôi
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôicam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luậnvăn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định Luận văn này chưa bao giờđược nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạokhác
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn
NGUYỄN HOÀNG VŨ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô!
Trước hết em xin có lời cảm ơn đến nhà trường, khoa Xây dựng và PhòngQuản lý khoa học - Đào tạo sau đại học đã tạo mọi đều kiện thuận lợi để em hoànthành chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến hành thực hiện luận văn này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Trường Văn
là giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ, giúp e hoàn thành tốt Luậnvăn này
Em xin cảm ơn những giảng viên đã tận tình chỉ dạy, truyển đạt những kiếnthức, kinh nghiện quý báo trong quá trình giảng dạy
Em xin cảm ơn những người bạn, người anh, nguời em học chung lớp cao họckhoá 2014 đã đồng hành và chia sẻ những buồn vui trong suốt khoá học
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ba, Mẹ, Anh Chị Em,Bạn bè là những người đã quan tâm động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian vừaqua
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2016
Học viên
NGUYỄN HOÀNG VŨ
Trang 3TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân từ đó rút ra được các giảipháp để nâng cao sự thực thi an toàn lao động của công nhân tại các công trình xâydựng ở Tỉnh Bình Thuận
Nghiên cứu được tiến hành trải qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ vànghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứuđịnh tính nhằm xác lập thang đo, sắp xếp các câu hỏi vào các nhóm nhân tố liênquan đến các lý thuyết sử dụng để nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng hỏi nghiên cứu.Nghiên cứ chính thức thông qua việc nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phântích dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, đề suất các giảipháp và xếp hạng các giải pháp khả thi nhất
Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao ý thức,đạo đức của người lao động, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các bên tham gia dự
án và thiết lập nội quy, hệ thống biển bảo của công trình, tăng tính chuyên nghiệptrong quản lý, điều hành của cơ quan sử dụng lao động đồng thời công tác huấnluyện trang bị an toàn lao động cũng phải được thực hiện đồng bộ
Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS v.22
Trang 4to study and complete the study questionnaire Look on the official throughquantitative research to collect and analyze data, test the scale, factor analysisdiscovered EFA, proposes solutions and rank the most viable solution.
Research results show the need to raise awareness and ethics of workers,organized the coordination between the parties involved in the project and establishrules and systems of marine protected process, increasing professionalism in themanagement and administration of employment offices and the training of laborsafety equipment must also be made uniform
Data were processed through SPSS v.22 software
Trang 55 vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu chung 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3
1.4.1 Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau: 3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
1.5.1 Về mặt học thuật: 4
1.5.2 Về mặt thực tiễn: 4
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN 5
2.1 Cơ sở lý thuyết 5
2.1.1 Các định nghĩa về hoạt động xây dựng, về công trình xây dựng dân dụng .5
2.1.1.2 Công trình xây dựng, công trình xây dựng dân dụng 5
2.1.2.Các định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại các công trình xây dựng 6
2.1.3.Người lao động 7
2.1.4 Lý thuyết về hành vi 7
2.1.4.Các các bên tham gia dự án 8
2.1.6 Công tác huấn luyện an toàn lao động 8
2.1.7.Giám sát việc thực thi an toàn lao động 9
2.1.8 Giám sát, thực hiện an toàn lao động thường được tổ chức tại công trình: 12
2.1.9 Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động .13
2.2 Một số nghiên cứu trước 15
2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước 15
Trang 66 vi
2.2.2 Một số nghiên cứu ngoài nước 16
2.3 Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng: 18
2.3.1 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động 19
2.3.2 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người 19
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu 24
3.1.1.Mô hình nghiên cứu đề nghị 24
3.1.2 Các giải thiết nghiên cứu 25
3.2 Quy trình nghiên cứu: 25
3.2.1.Nghiên cứu định tính: 26
3.2.2.Nghiên cứu định lượng: 26
3.3 Thiết kế nghiên cứu 27
3.4 Khảo sát và xử lý mẫu 28
3.4.1.Chọn phương pháp thu thập dữ liệu 28
3.4.2.Cách thức lập bảng câu hỏi .28
3.3.4 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu: 29
3.5 Xử lý và phân tích dữ liệu: 30
3.5.1.Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính nhân khẩu 30
3.5.2.Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’sAlpha 30
3.5.3.Phân tích nhân tố khám phá 30
3.6 Thu thập dữ liệu 31
3.7 Các công cụ nghiên cứu 31
3.8 Nội dung bảng câu hỏi 31
3.8.1.Phần mở đầu 31
3.8.2.Các nhân tố nâng cao sự thực thi an toàn lao động của công nhân 31
3.8.3.Những thông tin chung 33
3.9 Cách phân phối bảng câu hỏi 33
3.10 Duyệt dữ liệu 33
Trang 7CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu 34
4.2 Kiểm định mô hình đo lường: 34
4.2.1 Hệ số Cronbach’s Alpha 34
4.2.2 Gía trị Mean của các biến khảo sát 35
4.3 Phân tích giá trị Mean của các biến khảo sát 36
4.3.1 Các biến có giá trị Mean nhỏ nhất 36
4.3.2 Các biến có giá trị Mean lớn nhất 37
4.4 Phân tích nhân tố khám phá(EFA) .38
4.5 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả EFA 42
4.6 Xếp hạng các nhân tố theo những nhóm khác nhau 45
4.6.4 So sánh các nhân tố theo nhóm: 49
4.7 Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự thực thi ATLĐ của công nhân trên các công trình tại Bình Thuận 54
4.7.1.Tham khảo ý kiến các chuyên gia: 55
4.7.2.Kết quả khảo sát 55
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận: 58
5.2 Hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo 58
5.2.1 Hạn chế của nghiên cứu: 58
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hệ số thang đo Cronbach’s Alpha các biến 30
Bảng 4.2: Giá trị mean các biến khảo sát 31
Bảng 4.3 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett 35
Bảng 4.4: Kết quả EFA sau khi đã loại các biến không phù hợp 36
Bảng 4.5: Tên các nhóm và các nhân tố trong từng nhóm 37
Bảng 4.7: Kết quả phân tích MEAN các biến theo CĐT và BQL dự án 40
Bảng 4.8: Kết quả phân tích MEAN các biến theo tư vấn TK/GS 42
Bảng 4.9: Kết quả phân tích MEAN các biến theo nhà thầu thi công 43
Bảng 4.10: Xếp hạng các nhân tố theo từng nhóm tham gia khảo sát 45
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp 51
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị 20
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 23
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu sơ bộ 25
Hình 4.6 : Mô hình sau khi EFA 40
Trang 11“Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xâydựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựngcông trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quanđến xây dựng công trình” (Luật Xây dựng 2014).
Trong hoạt động xây dựng các vấn đề kỹ thuật được ưu tiên chú trọng để tạo nênnhững công trình chất lượng, thẩm mỹ, đảm bảo công năng phục vụ như mục tiêu đề
ra Tuy nhiên để quá trình xây dựng một công trình được suông sẻ, trôi chảy, hiệu quảthì vấn đề an toàn lao động phải được quan tâm, đầu tư và tổ chức hiệu quả nhằm ngănngừa những rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp quản lý điều hành, đảm bảo điềukiện lao động
“An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện pháp
về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động
và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình” (Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về
an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình)
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập về khoa học công nghệ và kỹ thuật với thếgiới, các chủ đầu tư, công ty tư vấn giám sát, các đơn vị thi công đã có những hệ thốngbiện pháp trong quản lý an toàn lao động, tuân thủ theo quy định của pháp luật, tuynhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn ra với nhiều nguyên nhân bên cạnh nhữngnguyên nhân do năng lực quản lý, kiểm soát của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công,điều kiện thi công, thì nguyên nhân quan trọng đến từ việc không chấp hành an toànlao động của người lao động
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỉ trọng các vụ tai nạn và
số lượng người chết do tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng luôn chiếm tỉ trọnglớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cả nước
Trang 12Cũng theo bộ Lao động thương binh và xã hội, số vụ tai nạn lao động năm sauđều cao hơn năm trước, tai nạn lao động xảy ra trong tất cả các loại hình công trìnhxây dựng như công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi - thủyđiện, …
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có trên 1.700 doanh nghiệp, sửdụng khoảng 50.000 lao động, trong đó có 750 doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tổ chứchoạt động khá bài bản, có mối liên hệ và cung cấp thông tin thường xuyên với cơ quanquản lý nhà nước về lao động Trong 750 doanh nghiệp, có 225 doanh nghiệp có nhiềuyếu tố nguy hiểm, rủi ro cao Số doanh nghiệp còn lại hầu hết là doanh nghiệp nhỏ lẻ,mang tính chất hộ gia đình nên chỉ có Giám đốc và Kế toán; vì vậy, các doanh nghiệpnày ít có mối quan hệ và cung cấp thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp đến
cơ quan quản lý nhà nước về lao động Trong thời gian qua, trong tỉnh không có vụ tainạn lao động nghiêm trọng xảy ra Tổng số vụ tai nạn lao động là 168 vụ làm 172người bị nạn Trong đó có 27 vụ có người chết và làm chết 29 người
Tổng hợp diễn biến tình hình các sự cố tai nạn lao động của các đơn vị, cơ sở(Theo nội dung Thông tư Liên tịch số:12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 21tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động TB-XH và Bộ Y tế, hướng dẫn việc khai báo, điềutra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động ):
- Có 24 đơn vị, cơ sở để xảy ra tai nạn lao động và đã kịp thời khai, báo cáo, thống kê tình hình tai nạn lao động với cơ quan chức năng theo quy định
- Tổng số vụ TNLĐ xảy ra trong toàn tỉnh: 24 vụ ( Tính cả năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 ):
Trong đó: + Loại TNLĐ nhẹ xảy ra: 12 vụ, làm bị thương 12 người;
+ Loại TNLĐ nặng xảy ra: 08 vụ, làm bị thương nặng 08 người;
+ Loại TNLĐ chết người xảy ra: 04 vụ, làm chết: 05 người (trong đó
có 01 người chết do tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động)
Các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra phần lớn là do lỗi của người sử dụnglao động không xây dựng quy trình vận hành an toàn cho từng máy, thiết bị, công việc
cụ thể; máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được kiểm định, ngườilao động không được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Các vụ tai nạn lao động chủyếu trong các ngành xây dựng, điện, khai khoáng, xây lắp
Do đó tác giả chọn chủ đề nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao sự thực thi an
Trang 13toàn lao động của công nhân tại các công trình xây dựng ở Tỉnh Bình Thuận” để
tìm hiểu và nhận diện những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó có nhữngkhuyến nghị phù hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng tại Tỉnh BìnhThuận
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của côngnhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh BìnhThuận
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thực thi an toàn lao độngcủa công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn TỉnhBình Thuận
- Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sự thực thi an toàn lao động củacông nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn TỉnhBình Thuận
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các câu hỏi đặt ra như sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công nhântrong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận?
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thực thi an toàn lao động của công nhântrong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận ởmức độ nào?
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
1.4.1 Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Bình Thuận với việc thuthập dữ liệu thông qua các đơn vị có liên quan trên địa bàn và các dự án công trình xâydựng tại Tỉnh Bình Thuận
- Thời gian: Thời điểm nghiên cứu, thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 1đến tháng 3 năm 2016
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cá nhân tham gia trong hoạt động xâydựng các công trình tại Tỉnh Bình Thuận (làm việc cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án,
tư vấn thiết kế, nhà thầu…)
Trang 14- Quan điểm đánh giá phân tích: dựa vào quan điểm của chủ đầu tư, ban quản lý
dự án, nhà thầu thi công, tư vấn
Đề tài loại trừ các đối tượng sau:
- Công nhân thời vụ;
- Các cá nhân phục vụ gián tiếp tại các công trình
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.5.1 Về mặt học thuật:
- Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến việcthực thi an toàn lao động của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trìnhxây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu đã trình bày các bước để xác định các nhân tố quan trọng, mức độảnh hưởng của nhân tố đó
- Nghiên cứu có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tương
tự sau này
1.5.2 Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu giúp những cá nhân quan tâm, những tổ chức tham gia vào các dự
án xây dựng trong địa bàn tỉnh Bình Thuận (Chủ đầu tư, BQLDA, Nhà thầu, Tư vấnthiết kế, Tư vấn giám sát…) có cái nhìn toàn diện về những nhân tố ảnh hưởng đếnviệc thực thi an toàn lao động của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các côngtrình xây dựng mà họ đã tham gia, mức độ quan trọng ảnh hưởng của từng nhân tố đó,trên cơ sở đó các bên liên quan sẽ đề ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm giảmthiểu tác động xấu, ngăn ngừa ảnh hưởng của các nhân tố quan trong xuất hiện trongcác dự án sau này
Trang 15án, lựa chọn nhà thầu.
Thi công xây dựng công trình là một hoạt động chính yếu, quan trọng trong hoạtđộng xây dựng, nó bao gồm xây dựng và lắp đặt các thiết bị, cấu kiện để tạo nên mộtcông trình mới hay sửa chữa, cải tạo, phục hồi, di dời hay phá dỡ một công trình cụthể, ngoài ra hoạt đông thi công công trình còn có thể là việc bảo hành, bảo trì côngtrình xâydựng
Hoạt động xây dựng là một hoạt động quan trong trong đời sống kinh tế, vănhóa xã hội, nó góp phần hình thành các đô thị, nhà ở, cơ sở hạ tầng, đảm bảo nơi ở,sinh hoạt,làm việc hay giải trí cho tất cả các hoạt động của con người, đảm bảo nơisản xuất vật chất, hay đảm bảo quốc phòng an ninh Sản phẩm của hoạt động xâydựng là một công trình xây dựng cụ thể có chức năng cụ thể
2.1.1.2 Công trình xây dựng, công trình xây dựng dân dụng.
Công trình xây dựng là sản phẩm của hoạt động xây dựng của con người tạo ratrên cơ sở kết hợp sức lao động, vật liệu xây dựng, các thiết bị, cấu kiện lắp vào côngtrình và sản phẩm ấy được lien kết định vị với trái đất trên cạn, trong long đất, trênmặt nước hoặc dưới mặt nước hoặc là sự kết hợp giữa những địa hình đó Công trìnhxây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp,giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác
Công trình xây dựng dân dụng là các công trình nhằm phục vụ cho mục đích ở,làm việc, sinh hoạt, giải trí của con người, khác với các hoạt động xây dựng khác nhưxây dựng công trình công nghiệp là để sản xuất, công trình quốc phòng là để đảm bảo
an ninh quốc phòng, công trình giao thông là đảm bảo đi lại, Công trình xây dựngdân dụng như là chung cư, nhà ở đơn lẻ hoặc liền kề, trường học, bệnh viện, trụ sởlàm việc, công trình văn hóa, thể dục thể thao, trung tâm thương mại dịch vụ,
Thi công công xây dựng công trình dân dụng là một hoạt động xây dựng nhằm
Trang 16tạo ra công trình xây dựng dân dụng.
2.1.2 Các định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại các công trình xây dựng
2.1.2.1 An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng địnhnghĩa “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biệnpháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện laođộng và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”
Khi đề cập đến an toàn lao động trong hoạt động xây dựng là đề cập đến nhữngyêu cầu để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng Đó là những yêu cầu có tínhràng buộc cao đối với các bên tham gia trong hoạt động xây dựng, trong đó yêu cầu
về tổng mặt bằng, vật tư, an toàn điện, an toàn cháy nổ,…
2.1.2.2 Điều kiện lao động, bảo hộ lao động, tai nạn lao động:
Theo trang web bách khoa tàng thư mở Wikipedia định nghĩa điều kiện lao động
là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công
cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường laođộng và sự sắp xếp,bố trí chúng trong không gian và thời gian,sự tác động qua lại củachúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc,tạo nên một điều kiệnnhất định cho con người trong quá trình lao động Tình trạng tâm sinh lý của ngườilao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liềnvới điều kiện lao động; Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiếnhành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnhhưởng,tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể cóđược những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phùhợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do các tác động độtngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổnthương phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơthể, hoặc có thể mắc bệnh do các nguyên nhân hình thành từ quá trình lao động cũng
là tai nạn lao động
Các biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng:
- Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây lắp: thi công đất đặt biệt là thi
Trang 17công đào hố sâu; thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép đặc biệt là thi côngtrên cao; thi công lắp ghép cấu kiện đặc biệt là những cấu kiện to, ghồ ghề, cồngkềnh.
- Biện pháp đảm bảo an toàn đi lại trên công trường, chú trọng các phương thứcvận chuyển trong những công trình có diện tích lớn có mật độ giao cắt các đường vậnchuyển nhiều và liên tục, phương thức vận chuyển lên cao hoặc xuống sâu đối với thicông các cao ốc và còn chú trọng đến an toàn lưu chuyển cấp, thoát nước, truyền tảiđiện, lối thoát hiểm
- Biện pháp an toàn về điện: Hệ thống điện động lực và điện chiếu sang đượclắp đặt riêng rẻ, có cầu dao đóng ngắt từng phần hoặc toàn hệ thống Người lao động,máy móc thiết bị phải được đảm bảo an toàn vận hành, có giải pháp cách điện antoàn Người lao động phải được trang bị kiến thức, hướng dẫn về an toàn điện, biếtcách xử lý khi phát sinh sự cố
- Biện pháp an toàn về cháy nổ: Là hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn liênquan đến cháy nổ, từ việc thành lập ban chức năng và quy chế hoạt động rõ ràng đếncác phương pháp cảnh báo, hướng dẫn,… Trong công đoạn thiết kế thi công, đơn vịthiết kế phải dự phòng các
Người lao động tại các công trình xây dựng bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹthuật, công nhân,người phục vụ đang trực tiếp tham gia các công việc tại một côngtrình xây dựng cụ thể
Trang 18Hành vi của con người có thể hiểu rằng đó là sự tác động qua lại giữa các yếu tốkích thích của môi trường với nhận thức mà qua sự tương tác đó, con người thay đổicuộc sống của họ Hành vi của người lao động bao gồm những suy nghĩ và cảm nhậncủa con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình laođộng
Hành vi chấp hành là sự phản ứng tích cực, có trách nhiệm đầy đủ các nguyêntắc, quy định, quy ước được đặt ra do chính phủ, cộng đồng, cơ quan, tổ chức, hoặccủa người khác một cách tự nhiên hoặc hình thành do ý thức, và ngược lại là hành vikhông chấp hành
2.1.5 Các các bên tham gia dự án
Theo Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ
và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ Xây dự ng thì
từ khi bắt đầu một dự án xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công thì các tổ chức
cá nhân tham gia dự án xây dựng này được hiểu gồm các bên chính theo từng giaiđoạn:
Giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu khảo sát xây dựng; Đơn vị
hoặc cá nhân giám sát khảo sát xây dựng; Nhà thầu thiết kế khảo sát;
Giai đoạn thiết kế xây dựng công trình: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm định thiết kế xâydựng
Giai đoạn thi công công trình xây dựng: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thi công
xây dựng; Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện
sử dụng cho công trình xây dựng; nhà thầu giám sát thi công xây dựng 11 công trình;Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Các đơn vị cung ứng hoặcliên quan khác
2.1.6 Công tác huấn luyện an toàn lao động
2.1.6.1 Đối tượng được huấn luyện
Theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là tất cả các doanhnghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động điều phải tiến hành công táchuấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, theo đó các đối tượng sau đây phải được huấnluyện an toàn và vệ sinh lao động: người lao động bao gồm người đang làm việc,
Trang 19người mới được tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc, người lao động tự
do được thuê mướn; Người sử dụng lao động và quản lý lao động bao gồm chủ cơ sởhoặc người ủy quyền điều hành, giám đốc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan, ngườiđiều hành, quản lý tại công trường, phân xưởng
2.1.6.2 Nội dung huấn luyện
Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người sử dụng lao động bao gồmmột số nội dung như: chính sách, pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, tổchức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động; các yếu tố có hại trongsản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa, nghiệp vụ tổ chức quản lý và thực hiệncác quy định về an toàn lao động Tổng quan về các loại máy thiết bị, các chất phátsinh các yếu tố nguy hiểm, có hại, quy trình làm việc an toàn Huấn luyện cho ngườilao động ngoài những nội dung tương tự như dành cho người sử dụng lao động còn
có thêm phần các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc Ngườilao động còn được cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc điểm công việc, quy trìnhlàm việc và các quy định về an toàn lao động bắt buộc người lao động phải tuân thủkhi thực hiện công việc; các yếu tố nguy hiểm có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làmviệc và các biện pháp phòng ngừa Công tác huấn luyện an toàn lao động phải do các
tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đủ năng lực về đội ngũ cơ sở vật chất theo quyđịnh của pháp luật
Tại các công trình, các đơn vị xây dựng cũng tổ chức huấn luyện, trang bị kiếnthức về an toàn lao động chi tiết, cụ thể cho người lao động liên quan đến công cụbảo hộ lao động, nguyên tắc vận hành các máy cơ giới, các thiết bị điện, quy trìnhvận hành, di chuyển vật liệu, các nguyên tắc đảm bảo an ninh, an toàn trên côngtrường Một phương pháp huấn luyện được một số công trình áp dụng đó là diễn tập,các tình huống giả định về tai nạn lao động được mô phỏng và bắt buộc các thànhviên có liên quan tham gia ngay tại công trình như diễn tập phòng cháy chữa cháy,diễn tập sự cố cần có cứu hộ, cứu nạn,
2.1.7 Giám sát việc thực thi an toàn lao động
Theo quy định của Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013của Chính phủ và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của BộXây dựng thì công tác giám sát an toàn lao động và chất lượng công trình lao động
do các bên tham gia dự án đều có trách nhiệm giám sát, thực thi để đảm bảo chất
Trang 20lượng công trình và an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình và quá trìnhnày diễn ra từ khi khảo sát xây dựng cho đến hoàn thiện công trình.
2.1.7.1 Giai đoạn khảo sát xây dựng:
Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng là phải bảo đảm an toàn chongười, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trongkhu vực khảo sát
2.1.7.2 Giai đoạn thiết kế xây dựng:
Chủ đầu tư phải chọn được nhà thầu thiết kế đủ năng lực có cơ chế giám sát vàkiểm tra nhà thầu thiết kế có thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của hợpđồng đã ký Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế phải thực hiện việc thiết kế tuân thủquy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, lập hồ sơ thiết
kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế Sau khi
có kết quả thiết kế cơ sở phải tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xâydựng công trình sau thiết kế cơ sở trong đó liên quan đến an toàn lao động
2.1.7.3 Giai đoạn tổ chức thi công công trình xây dựng:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát (nếucó), nhà thầu kiểm định, đủ năng lực và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các
cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi côngxây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện Việckiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình liên quan đến antoàn lao động phải kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vàocông trình, thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết, kiểm tra biện phápthi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc,thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình Tổ chức kiểm địnhchất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựngkhi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu Tạmdừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chấtlượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công khôngđảm bảo an toàn
Đối với nhà thầu thi công: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy môcông trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối vớiviệc quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trang 21Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bêntrong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình, tổngthầu thiết kế và thi công xây dựng công trình, tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình, tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và cáchình thức tổng thầu khác (nếu có).
Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng vàquy định của pháp luật có liên quan Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảoquản mốc định vị và mốc giới công trình Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong
đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị và côngtrình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác Thi công xâydựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng côngtrình, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định Báo cáo chủ đầu tư vềtiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xâydựng theo yêu cầu của chủ đầu tư
Ngoài ra theo Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 củaChính phủ còn quy định rất chặt chẽ về Quản lý an toàn trong thi công xây dựngcông trình:
“1 Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập,phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện đượccác biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trìnhchính, công trình tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy
nổ và bảo vệ môi trường
2 Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ
và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công trường
3 Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải đượcthể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành;những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn
4 Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiệncác công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theopháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có
Trang 22thẻ an toàn lao động theo quy định.
5 Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phảiđược kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh thì mới được phép hoạt động trên công trường Khi hoạt động phải tuân thủquy trình, biện pháp đảm bảo an toàn
6 Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xâydựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt
7 Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủsức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ laođộng theo quy định của pháp luật về lao động
8 Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo antoàn trong quá trình thi công theo quy định
9 Khi có sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cốtuân theo quy định tại Chương VI của Nghị định này.”
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến giai đoạn thi công xây lắpcông trình nên lược giản đề cập đến giai đoạn khảo sát và thiết kế công trình
2.1.8 Giám sát, thực hiện an toàn lao động thường được tổ chức tại công trình:
2.1.8.1 Hệ thống biển báo và tín hiệu cảnh báo nguy hiểm:
Trên công trường thông thường gồm bốn nhóm chính:
- Nhóm 1: Biển báo hiệu cấm như cấm vào, cấm xe, cấm ngồi, cấm sờ tay vào,cấm leo thang …
- Nhóm 2: Biển báo hiệu nguy hiểm: nguy hiểm chung, nguy hiểm cháy nổ,nguy hiểm có vật dễ rơi, nguy hiểm điện giật, nguy hiểm do có thể trượt ngã, nguyhiểm hóa chất
- Nhóm 3: Biển báo hiệu bắt buộc phải thực hiện: bắt buộc phải đội mũ bảo hộlao động, bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, bắt buộc đeo dây an toàn, bắtbuộc đội mũ bảo hộ lao động và đeo mặt nạ phòng độc …
- Nhóm 4: Biển báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở: nhắc nhở an toàn, chỉ dẫn phòng y
tế, cảnh báo cháy
2.1.8.2 Nhật ký thi công:
Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
Trang 2319, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ- CP vềquản lý chất lượng công trình xây dựng Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng
để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhàthầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quankhác Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng côngtrình Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp 16 lai của nhà thầu thi công xâydựng và có xác nhận của chủ đầu tư Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lậpcho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng Việc ghi chép các thông tintrao đổi phải được thực hiện thường xuyên
* Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:
- Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình(chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xâydựng, giám sát tác giả thiết kế
- Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường, mô tả chi tiết các sự
cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường
- Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của cácbên có liên quan
2.1.9 Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động.
Điều 16, nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủquy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó quy định chitiết các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về an toàn lao động, vệ sinhlao động, các hành vi liên quan gồm: không kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm,
có hại nơi làm việc, không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động,không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Không định kỳ đolường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định Không lập phương án về cácbiện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của ngườilao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất,
sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệsinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật
Trang 24quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn laođộng, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vậnchuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệthực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới Không định kỳ kiểm tra, bảodưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định; Không có bảng chỉ dẫn về
an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưngkhông đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; Không trang bị đầy đủ các phươngtiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn laođộng; Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toànlao động, vệ sinhlao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực cónhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Không phân loại lao độngtheo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độchại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; Không khai báo, điều tra tainạn lao động, sự cố nghiêm trọng; Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả vànhững chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người laođộng tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấpcứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.Ngoài ra Nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 còn quy địnhcác biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm: Buộc người sử dụng lao động lậpphương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơilàm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình,
cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất cóyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thực hiện các quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng; Buộcngười sử dụng lao động trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế; Buộc người sử dụnglao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trongdanh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối vớingười lao động không tham gia bảo hiểm y tế; Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho ngườilao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp 18 dụng với tiền gửi không
kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiềntrợ cấp, bồi thường
Trang 25Điều 13, 15, 16, 27, 28, 29, 30 Chương II, nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xâydựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở có nêu
về các mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức cánhân khác liên quan đến thi công xây dựng; vi phạm quy định về giám sát thi côngcông trình xây dựng; vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
2.2 Một số nghiên cứu trước
Tìm hiểu những nghiên cứu hoặc các giải pháp có tính hiệu quả cao trên thế giới
và Việt Nam trong việc phát hiện và ngăn chặn hành vi không chấp hành an toàn laođộng của người lao động trong hoạt động xây dựng công trình
2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước
Nguyễn S K L., 2013 Nghiên cứu Tiêu chuẩn TCVN 6844:2001 và đề xuất quy trình áp dụng trong xây dựng, soát xét các tiêu chuẩn và quy chuẩn an toàn Tạp
chí Hoạt động KHCN An toàn sức khỏe và môi trường lao động, số1,2&3
Nghiên cứu này đã tiến hành xây dựng và đề suất quy trình áp dụng tiêu chuẩnTCVN 6844:2001 , hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiên chuẩn, trongviệc xây dựng và soát xét các tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn theo bốn vấn đềtrọng tâm, hay còn gọi là bốn bước nội dung trong xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn
an toàn Nội dung của các bước thực hiện này không chỉ đáp ứng được yêu cầu củatiêu chuẩn TCVN 6844:2001, mà còn hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành
về hoạt động tiêu chuẩn hoá nói chung, cũng như điềuu kiện cụ thể thực tế ở ViệtNam
Trần H.T.,2009, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng, Tạp chí khoa học ĐH CầnThơ, số12,162-170.
Nghiên cứu chỉ ra được vấn đề đảm bảo an toàn lao động là một nhiệm vụ rấtquan trọng của công tác quản lý xây dựng, với thực trạng tai nạn lao động vẫn còn rấtcao như hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu tích cực hơn trong việc tìmphương pháp quản lý hiệu quả vấn đề an toàn trong lao động Xét về vai trò và tráchnhiệm của những người làm công tác quản lý được đánh giá là rất quan trọng trongtiến trình cắt giảm tai nạn, tuy nhiên quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia laođộng trực tiếp thì chưa được đề cập cụ thể
Trang 26Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động từ các đặc điểmcủa công nhân và phương thức trong quản lý đến việc thực hiện an toàn của ngườilao động Với phương pháp phân tích hồi qui đa bội và các phép kiểm nghiệm trị sốthống kê, nghiên cứu đã chỉ ra 9 đặc điểm nhân thân của công nhân và 8 nhân tố liênquan đến cách thức quản lý mà chúng ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao độngcủa người công nhân Bên cạnh, tần suất xảy ra tai nạn cũng được đo lường thôngqua thời gian mất mát khi tai nạn xảy ra, trung bình ở mức 0,193%.
Đào.T.O, Tâm lý học về an toàn vệ sinh lao động, Viện Nghiên cứu Sư phạm,
Đại học Sư phạm Hà Nội
Nghiên cứu về các nguyên nhân tâm lý, tâm – sinh lý, tâm lý - xã hội của cáctrường hợp tai nạn trong sản xuất, xảy ra ở các loại hình lao động và các hoạt độngnghề nghiệp khác nhau, đồng thời nghiên cứu tìm kiếm những con đường khác nhaunhằm nâng cao an toàn lao động Các vấn đề nghiên cứu của Tâm lý học An toàn laođộng rất phong phú và đa dạng Đó là các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, cácđặc điểm tâm lý của con người với tư cách là chủ thể của quá trình lao động, có liênquan hoặc đi kèm với hoạt động lao động, có ảnh hưởng đến an toàn lao động Tâm
lý học An toàn lao động tham gia giải quyết trực tiếp các nhiệm vụ nhằm tối ưu hóahoạt động lao động, thiết kế kỹ thuật an toàn hơn, hoàn thiện các điều kiện lao động
và các phương tiện bảo hộ lao động để nâng cao an toàn lao động bằng cách đưa cácyếu tố tâm lý vào trong quá trình sản xuất
Nghiên cứu này cũng chỉ ra được rằng việc các nhà quản lí lao động và người
sử dụng lao động nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố người, quan tâm trướchết đến bản thân người lao động, hiểu các đặc điểm tâm – sinh lí của người lao động
sẽ góp phần đáng kể vào nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo
an toàn – vệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động
2.2.2 Một số nghiên cứu ngoài nước
Idirimanna I S A D, and Jayawardena L N A C, “Factors affecting the Health and safety behavior of factory workers”, Faculty of Agriculture, University of
Peradeniya, Sri Lanka, and Faculty of Management and Economics, Tomas BataUniversity in Zlin, Czech Republic
Sức khỏe và an toàn thực hành của một tổ chức có thể được hình dung qua các hành vi an toàn của nhân viên Nghiên cứu được tiến hành để phân tích các yếu
Trang 27tố ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi của công nhân trong một nhà máy chế biến tráicây và rau tại khu chế xuất Biyagama Bốn mươi công nhân công nghiệp được lựachọn có mục đích dựa trên năm tiêu chí tức; nhân viên kinh nghiệm làm việc, bộphận dễ bị tai nạn, sự cố trước đó đã gặp, loại công việc, và giới tính tương ứng Một
sự tự administrated câu hỏi, quan sát và thảo luận thông tin chính được sử dụng đểthu thập thông tin SPSS dữ liệu công cụ phân tích được sử dụng để phân tích mô tả
và tương quan các mối quan hệ quan trọng đã đạt được giữa đóng góp của người laođộng đối với H & S, và tập trung an toàn của tổ chức, yêu cầu công việc, và ảnhhưởng của các nhân viên Loại hình việc làm, tiền sự tại nơi làm việc, căng thẳng tạinơi làm việc, và thái độ đối với H & S là những yếu tố cá nhân có liên quan đáng kểđến hành vi an toàn lao động Một phần ba của người lao động đã cho thấy một sựđóng góp cao để thực hành an toàn, và 28% đóng góp vừa phải Gần 28% nhân viên
có thái độ thấp tầm quan trọng của H & S tại nơi làm việc dịch vụ hạn chế của cáckhóa đào tạo về an toàn và kiểm tra y tế, và lão hóa của lực lượng lao động bìnhthường dường như đã dẫn đến tuân thủ an toàn bị bỏ quên
Charles Y.J Cheah(2007), Construction Safety and Health Factors at theIndustry Level: The Case of Singapore, Journal of Construction in DevelopingCountries, Vol 12, No 2, 2007
Ngành xây dựng là một trong những ngành công nghiệp nguy hiểm nhất dotính chất độc đáo của sản phẩm và các quy trình liên quan mới đây lần xuất hiện củatai nạn công trường xây dựng rất công khai ở Singapore đã nhấn mạnh sự cần thiếtphải ngay lập tức cho các ngành công nghiệp địa phương để giải quyết an toàn và y tế(S & H) nguy hiểm Trong quá khứ, S & H được coi như các khía cạnh bị cô lập trêntrang web, nhưng ngày nay họ đã nổi lên như là vấn đề mang tính hệ thống nhằmđảm bảo phải nghiêm trọng chú ý ở cấp ngành Mục tiêu của nghiên cứu này là đểkiểm tra các vấn đề và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn S & H ởSingapore Rõ ràng, tập thể những nỗ lực cần được theo đuổi ở cấp ngành côngnghiệp như đất nước đang tiến về chiến lược quản lý an toàn cuối cùng của tự quyđịnh Những phát hiện này chỉ ra rằng trong thử thách nơi làm việc an toàn khôngnên được đặt hoàn toàn vào các nhà thầu, nhưng cần được chia sẻ bởi tất cả các bên
có ảnh hưởng đến giá trị dây chuyền thi công, bao gồm cả các nhà phát triển, cácchuyên gia tư vấn và chính phủ Các yếu tố xác định thông qua phân tích nhân tố có
Trang 28thể thông báo cho các nhà lập pháp và các học viên ngành công nghiệp về các nguồncủa vấn đề và giúp phát triển các chiến lược hiệu quả để cải thiện Một số kinhnghiệm được đề cập trong nghiên cứu cũng có thể có liên quan đến các nước khácphải đối mặt với những hoàn cảnh tương tự.
2.3 Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng:
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỉ trọng các vụ tai nạn
và số lượng người chết do tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng luôn chiếm tỉtrọng lớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cả nước Năm 2007 lĩnh vực xâylắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông chiếm 27,86%tổng số vụ và 44,37% tổng số người chết (Bộ LĐ-TB&XH, 2008); Năm 2008 lĩnhvực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông chiếm29,54% tổng số vụ tai nạn và 29,72% tổng số người chết (Bộ LĐ-TB&XH, 2009);Năm 2009 lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giaothông chiếm 51,11% trên tổng số vụ TNLĐ chết người (Bộ LĐ-TB&XH, 2010);Năm 2010 lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giaothông chiếm tỷ lệ 20,29% trên tổng số người chết vì TNLĐ (Bộ LĐ-TB&XH, 2011);Năm 2011 lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giaothông chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì TNLĐ (Bộ LĐ- TB&XH, 2012);Năm 2012 Lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giaothông chiếm tỷ lệ 5,11 % trên tổng số người chết vì TNLĐ (Bộ LĐ-TB&XH, 2013);
6 tháng đầu năm 2013 - Lĩnh vực xây dựng chiếm 21,31% tổng số vụ tai nạn và20,63% tổng số người chết (Bộ LĐ-TB&XH, 2013)
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có trên 1.700 doanh nghiệp, sửdụng khoảng 50.000 lao động, trong đó có 750 doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tổchức hoạt động khá bài bản, có mối liên hệ và cung cấp thông tin thường xuyên với
cơ quan quản lý nhà nước về lao động Trong 750 doanh nghiệp, có 225 doanhnghiệp có nhiều yếu tố nguy hiểm, rủi ro cao Số doanh nghiệp còn lại hầu hết làdoanh nghiệp nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình nên chỉ có Giám đốc và Kế toán; vìvậy, các doanh nghiệp này ít có mối quan hệ và cung cấp thông tin, tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động Trong thời gianqua, trong tỉnh không có vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra Tổng số vụ tai nạnlao động là 168 vụ làm 172 người bị nạn Trong đó có 27 vụ có người chết và làm
Trang 29chết 29 người.
Tổng hợp diễn biến tình hình các sự cố tai nạn lao động của các đơn vị, cơ sở(Theo nội dung Thông tư Liên tịch số:12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 21tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động TB-XH và Bộ Y tế, hướng dẫn việc khai báo,điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động) :
- Có 24 đơn vị, cơ sở để xảy ra tai nạn lao động và đã kịp thời khai, báo cáo, thống kê tình hình tai nạn lao động với cơ quan chức năng theo quy định
- Tổng số vụ TNLĐ xảy ra trong toàn tỉnh: 24 vụ ( Tính cả năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 ):
Trong đó: + Loại TNLĐ nhẹ xảy ra: 12 vụ, làm bị thương 12 người;
+ Loại TNLĐ nặng xảy ra: 08 vụ, làm bị thương nặng 08 người;+ Loại TNLĐ chết người xảy ra: 04 vụ, làm chết: 05 người (trong đó
có 01 người chết do tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động)
2.3.1 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động
(Căn cứ theo biên bản kết kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tainạn làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2015)
- Ngã từ trên cao chiếm khoảng 26% tổng số vụ và 25% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm khoảng 21% tổng số vụ và 20% tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm khoảng 15% tổng số vụ và 13% tổng sốngười chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 14% tổng số vụ và 13% tổng số người chết;
- Vật văng bắn chiếm 4% tổng số vụ và 3,7% tổng số người chết
2.3.2 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người
(Căn cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạnlàm chết người qua các năm từ 2007 đến 2015)
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm trên 50%, đột biến cónăm trên 72%, cụ thể:
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm trên 20% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc antoàn chiếm 15 - 18% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người laođộng chiếm 10% tổng số vụ;
Trang 30- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động khôngtrang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%.
* Nguyên nhân người lao động chiếm dao động từ 10 -26%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm15-20% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm khoảng 5%tổng số vụ;
Còn lại là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác Các vụtai nạn lao động chết người xảy ra phần lớn là do lỗi của người sử dụng lao độngkhông xây dựng quy trình vận hành an toàn cho từng máy, thiết bị, công việc cụ thể;máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được kiểm định, người laođộng không được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Các vụ tai nạn lao động chủyếu trong các ngành xây dựng, điện, khai khoáng, xây lắp
2.4 Đặc điểm ngành lao động.
Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp Xây dựng cơ bản
là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tát cảcác ngành trong nền kinh tế quốc dân Nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội ,tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng của đất nước Góp phần quan trọng trong việc xâydựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Song so với các ngành sản xuất khác Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểmkinh tế kỹ thuật riêng , được thể hiện rất rõ ở sản xuất xây lắp và quá trình tạo ra sảnphẩm của ngành Sản phẩm xây lắp là các công trình , vật kiến trúc , có đủ điều kiệnđưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Sản phẩm xây lắp mang đặc điểm là quy môlớn , kết cấu phức tạp , mang tính đơn chiếc , thời gian xây dựng lắp đặt dài Đặcđiểm này làm cho việc tổ chức quản lý và hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xâylắp phải có các dự toán ( dự toán thiết kế , dự toán thi công ) Sản phẩm xây lắp tạinơi sản xuất do đó các điều kiện sản xuất : vật liệu , lao động xe máy thi công phải
di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình Do vậy công tác quản lý , sử dụng, hạch toán vật tư , tài sản cũng trở nên phức tạp Quá trình từ khi khởi công côngtrình cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường là dài , nóphụ thuộc vào quy mô , tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trìnhthi công được chia làm nhiều giai đoạn , mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc
Trang 31khác nhau Các công việc chủ yếu thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng lớncủa điều kiện thiên nhiên , thời tiết làm ảnh hưởng lớn dến tiến độ thi công công trình
vì vậy quá trình tập hợp chi phí kéo dài , phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán , chiphí không ổn định và phụ thuộc nhiều vào từng giai đoạn thi công Sản phẩm xây lắprất đa dạng nhưng lại mang tính chất đơn chiếc Mỗi công trình được tiến hành thicông theo đơn đặt hàng cụ thể , phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và theo thiết
kế kỹ thuật của công trình đó Khi thực hiện các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúngtiến độ , đúng thiết kế kỹ thuật , đảm bảo chất lượng công trình Sản phẩm xây lắpdược được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ khi kýkết hợp đồng , do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ Nếu quản lý chi phí tốt thì doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận Chính những đặc trưng riêng của ngành xây dựng cơ bản đã có tác động lớn đến việc
tổ chức kế toán nói chung , kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp nói riêng (theo QĐ 1062/ TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 - Bộ TàiChính)
2.5 Biện pháp ATLĐ cụ thể cho những công việc thi công cụ thể.
An toàn trong lao động là một trong những công tác vô cùng quan trọng để giúpgiảm thiểu, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, ngòai mong muốn gây thiệt hạikhông chỉ về người mà còn về tài sản Để thực hiện công tác an toàn lao động, phảiđảm bảo những yêu cầu sau:
2.5.1 Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng
Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theoquy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiệnkhí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn chongười, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng củathi công xây dựng
- Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổngmặt bằng được phê duyệt Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vậtcản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy Kho chứa vật liệu
dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại Vật liệu thải phải được
Trang 32- An toàn về điện:
a) Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phảiriêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn
bộ khu vực thi công;
b) Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảođảm an toàn về điện Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thicông xây dựng
c) Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật
an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện
- An toàn về cháy, nổ:
a) Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lậpban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phâncông, phân cấp cụ thể;
b) Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quyđịnh Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp vàkèm theo quy chế hoạt động;
c) Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ Tại các vị trí dễxảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báođộng, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;
2.5.2 Yêu cầu khi thi công xây dựng
Khi thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công đượcduyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn laođộng cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc Trong thiết
Trang 33đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳhoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường
- Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảmnhận theo quy định Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những ngườithực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấnluyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;
- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải đượckiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạtđộng trên công trường Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quytrình, biện pháp đảm bảo an toàn
- Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằngcông trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người,máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xâydựng Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi côngtrường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏiphạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy địnhcủa địa phương
- Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải đượckhám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ
cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động
( Trích Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng )
Trang 34CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây cùng với tham khảo ý kiến của các chuyên gia
có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng tại Bình Thuận thì cácthành phần nhân tố trong mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi antoàn lao động của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựngtrên địa bàn Tỉnh Bình Thuận được thể hiện như sau:
- Về an toàn, kỹ thuật trên công trường xây dựng
- Về trách nhiệm của Ban chỉ huy công trình tại công trường
- Về trách nhiệm của các bên có liên quan tham gia dự án
- Về trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động
- Về ý thức, trách nhiệm của công nhân
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Về an toàn, kỹ thuật thi công
H1
trên công trường xây dựng
Về trách nhiêm của Ban chỉ
H2
huy công trình tại công trường
Về trách nhiêm của các bên có
H3
liên quan tham gia dự án
Sự thực thi an toàn lao động của công nhân tại các công trình xâydựng ở Tỉnh Bình Thuận
Về trách nhiêm của cơ quan sử
Trang 353.1.2 Các giải thiết nghiên cứu
H1 - Thành phần về an toàn, kỹ thuật thi công trên công trường xây dựng có quan
hệ cùng chiều với việc thực thi an toàn lao động của công nhân An toàn, kỹ thuật thicông trên công trường xây dựng càng cao thì việc thực thi an toàn lao động của côngnhân càng cao
H2 - Thành phần về trách nhiệm của Ban chỉ huy công trình tại công trường cóquan hệ cùng chiều với việc thực thi an toàn lao động của công nhân Trách nhiêm củaBan chỉ huy công trình tại công trường trong công tác an toàn lao động càng cao thìviệc thực thi an toàn lao động của công nhân càng cao
H3 - Thành phần về trách nhiệm giữa các bên tham gia dự án trong công tác antoàn lao động có quan hệ cùng chiều với việc thực thi an toàn lao động của công nhân
Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động càng cao thìviệc thực thi an toàn lao động của công nhân càng cao
H4 - Thành phần về trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động có quan hệ cùngchiều với việc thực thi an toàn lao động của công nhân Trách nhiệm của cơ quan sửdụng lao động trong an toàn lao động càng cao thì việc thực thi an toàn lao động củacông nhân càng cao
H5 - Thành phần về ý thức, trách nhiệm của công nhân có quan hệ cùng chiều vớiviệc thực thi an toàn lao động của công nhân Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của côngnhân càng cao thì việc thực thi an toàn lao động của công nhân càng cao
Giả thiết nghiên cứu bao gồm các biến sau:
- Các biến độc lập:
(1) An toàn, kỹ thuật thi công trên công trường xây dựng;
(2) Trách nhiêm của Ban chỉ huy công trình tại công trường;
(3) Trách nhiệm giữa các bên tham gia dự án;
(4) Trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động;
(5) Ý thức, trách nhiệm của công nhân
- Biến phụ thuộc: Việc thực thi an toàn lao động của công nhân trong hoạt độngxây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
3.2 Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước nghiên cứu: Định tính và định lượng
Trang 363.2.1 Nghiên cứu định tính:
Nhằm khám phá điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường cáckhái niệm, đo lường sự thực thi an toàn lao động tại các công trình xây dựng ở tỉnhBình Thuận
Nghiên cứu này được thực hiện với một số đáp viên có kinh nghiệm như cán bộquản lý dự án, cá nhân có thâm niên trong tư vấn giám sát, thi công, một số người cókinh nghiệm trực tiếp làm công tác an toàn lao động tại công trình hoặc chính ngườilao động lâu năm thông qua các cuộc thảo luận để hỏi về những nhân tố có khả năngtác động đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân tại các công trình xây dựng ởTỉnh Bình Thuận
Nhiều vấn đề sẽ được đặt ra thảo luận để làm cơ sở chuẩn bị cho nghiên cứuchính thức về thang đo, mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi nghiên cứu
3.2.2 Nghiên cứu định lƣợng:
Theo trang web bách khoa tàng thư mở Wikipedia định nghĩa nghiên cứu địnhlượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua sốliệu thống kê,t o án h ọc hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính Mục tiêu của nghiên cứu địnhlượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liênquan tới các hiện tượng Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượngbởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán họccủa các mối quan hệ định lượng Số liệu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như sốliệu thống kê, tỷ lệ phần trăm, v.v Nhằm kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đolường những yếu tố ảnh hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân tại cáccông trình xây dựng ở Tỉnh Bình Thuận
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu này thông qua bảng hỏiđược thiết kế trên giấy A4 để phỏng vấn đáp viên, đồng thời có thiết kế phỏng vấn trựctuyến bằng công cụ Google Driver để phỏng vấn những đáp viên không có điều kiệngặp trực tiếp, tỉ lệ phỏng vấn trực tuyến sẽ không lớn hơn 30% tổng số mẫu
Trang 373.3 Thiết kế nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tham khảo các nghiên cứu trướcTrao đổi với chuyên giaXây dựng cơ sở lý thuyết
và mô hình nghiên cứu
Tham khảo các nghiên cứu trướcTrao đổi với chuyên gia
Nghiên cứu sơ bộ
(định tính)
Thảo luận nhómThiết kế bảng câu hỏiNghiên cứu thử
Khảo sát chính thức
Phỏng vấn thửĐánh độ tin cậy thang đo biến độclập Cronbach’s AlphaĐiều chỉnh bảng câu hỏi
Đánh giá sơ bộ thang đo
Nghiên cứu chính thức
Khảo sátThu thập, kiểm tra làm sạch dữ liệu
Kiểm tra độ tin cậy Cronbach AlphaPhân tích nhân tố khám phá EFA(Kiểm tra hệ số tải nhân tố; Kiểmtra phương sai trích, KMO, Bartlett;Rút trích nhân tố)
Kết luận và khuyến nghị
Thống kê mô tả (Đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ chấp hành
an toàn lao động)Đánh giá các giải pháp khuyến nghị
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu
Trang 383.4 Khảo sát và xử lý mẫu.
3.4.1 Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.
Các phương pháp sau đây thường được sử dụng khi khảo sát:
- Nghiên cứu tài liệu: chi phí cho nghiên cứu chi phí thấp, nhưng chất lượng củatài liệu có thể rất khác nhau, tốn nhiều thời gian cho công việc phân loại chất lượng tàiliệu và số lượng tài liệu cần cho việc nghiên cứu tương đối lớn
- Thảo luận nhóm và phỏng vấn nhóm: tiết kiệm thời gian khảo sát, thích hợp choviệc nghiên cứu quan điểm chung của nhóm, có được câu trả lời đồng thuận của nhóm,nhược điểm của khảo sát là không phân tích được tỉ lệ của ý kiến, khó khăn trong việctrả lời một số câu hỏi có tính quan điểm nhận xét cá nhân
- Khảo sát qua bảng câu hỏi: thích hợp với câu hỏi theo quan điểm cá nhân, dùngphát với số lượng lớn, người trả lời có nhiều thời gian cho việc trả lời đầy đủ chínhxác Khuyết điểm là người trả lời không điền hết vào bảng câu hỏi, có hơn 2 lựa chọncho một biến, trả lời sai ý do không hiểu hết ý của câu hỏi, thường thì không thể thuhồi hết số lượng bảng câu hỏi đã phát đi, mất nhiều thời gian và chi phí đi lại
- Phỏng vấn: có được ý kiến, quan điểm rõ ràng của người trả lời, loại bỏ nhữngnhận thức không đúng, những vấn đề không phù hợp Dạng khảo sát này tốn nhiềuthời gian, phải có kinh nghiệm phỏng vấn Có 3 kiểu phỏng vấn đó là: có cấu trúc, báncấu trúc và phi cấu trúc
- Quan sát: áp dụng tốt với công việc khảo sát so sánh, đo lường, kiểm tra, xácđịnh các trường hợp ngoại lệ, bất thường Phương pháp này tốn nhiều thời gian thuthập
Qua sơ lược các phương pháp thu thập trên, nghiên cứu chọn phương pháp khảo sát qua bảng câu hỏi vì nhận thấy phương pháp này phù hợp nhất
3.4.2 Cách thức lập bảng câu hỏi.
Việc thiết kế bảng câu hỏi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu Thiết kếbảng câu hỏi không tốt sẽ dẫn đến kết quả sai lệch, các câu hỏi cần phải rõ ràng, đơnnghĩa, câu hỏi không được thiết kế có tính gợi ý hướng dẫn cho người trả lời mà phảithiết kế sao cho người trả lời nói lên những điều suy nghĩ, những đánh giá thật kháchquan, không nên thiết kế bảng câu hỏi quá dài mà chỉ nên không quá 4 trang A4
Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi được thiết kế sau khi rút kinh nghiệm từbước câu hỏi sơ bộ cùng với sự góp ý của những người trả lời Bảng câu hỏi được thiết
Trang 39kế mạch lạc, rõ ràng hơn, dài không quá 4 trang A4 Với nội dung gồm 2 phần: Phần 1đánh giá 35 nhân tố liên quan đến an toàn, kỹ thuật thi công trên công trường xâydựng, trách nhiêm của Ban chỉ huy công trình tại công trường, trách nhiêm của các bên
có liên quan tham gia dự án, trách nhiêm của cơ quan sử dụng lao động và ý thức,trách nhiệm của công nhân Phần 2 là các thông tin chung như: thời gian công tác,chức vụ, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm và mức đầu tư dự án Việc sắp xếp có thứ
tự, ngắn gọn khiến người trả lời cảm thấy thoải mái, không bị phân tâm
Với 35 nhân tố tìm được, ta có:
An toàn, kỹ thuật
thi công trên công
trường xây dựng
(có 8 nhân tố)
Trách nhiêm của Ban
chỉ huy công trình tại
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu sơ bộ
3.4.3 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng thang đo của nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh
để đo lường các nhân tố, việc sử dụng loại thang đo này ta có thể đo lường xu hướngtrung tâm bằng bảng tần số, biểu đồ tần số, trung bình số học, với mỗi câu hỏi người
Trang 40trả lời chỉ cần đánh dấu chéo vào một trong 5 ô chừa sẵn với thứ tự cấp mức độ từ thấp đến cao, công việc trả lời trở nên đơn giản.
Năm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố :
(1) Không ảnh hưởng, (2) Ảnh hưởng một phần, (3) Ảnh hưởng, (4) Ảnh hưởng nhiều, (5) Ảnh hưởng rất nhiều
3.5 Xử lý và phân tích dữ liệu:
3.5.1 Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính nhân khẩu
Thống kê mô tả nhằm trình bày tổng hợp thông tin mẫu nghiên cứu gồm các đặctính như: loại hình cơ quan,vị trí làm việc, độ tuổi, giới tính, hình thức công trình đãtham gia
3.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’sAlpha
Đánh giá độ tin cậy thông qua phương pháp này nhằm loại bỏ các biên không phùhợp và hạn chế các biến không cần thiết
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong kiểm định Cronbach’s Alpha giá trị của hệ sốalpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.Trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lờitrong bối cảnh nghiên cứu thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được(Nunnally, 1987; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Nguyễn T., 2012) (Hoàng T &Chu N M N., 2008)
Trong kiểm định Cronbach’s Alpha, nếu thang đo có hệ số tin cậy alpha quá thấp(<0.6) thì thang đo không đạt độ tin cậy, nhưng nếu alpha quá cao (>0.95) thì thang đocũng không tốt vì có khả năng xuất hiện biến thừa trong thang đo Biến thừa là biến đolường một khái niệm mà hầu như trùng với một biến đo lường khác Biến thừa có thểgiúp làm tang giá trị và độ tin cậy thang đo khi lấy tổng thể phân tích tiếp theo nhưngkhi phân tích từng biến, nó có thể làm tăng giả tạo mức độ không phù hợp của môhình, hoặc có thể dẫn đến hiện tượng bất định dương (nonpositivedefinite) (NguyễnK.D., 2009 dẫn theo Nguyễn L.M.L và ctg,2013)
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và loại đi cácbiến không phù hợp Phân tích khám phá dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, xác địnhcác tập hợp biến cần thiết, tìm mối quan hệ giữa chúng với nhau Trong phân tíchkhám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp