Đánh giá các hệ số tài chính của công ty trong 3 năm qua và so sánh với mức trung bình của ngành, cho biết các nguyên nhân có thể của sự biến động trong các chỉ số.. Đánh giá các hệ số t
Trang 1TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
COUNTY COTTAGES PTY
LTD
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: Nghìn USD
Tài sản
Tài sản lưu
động
Tài sản cố định
Trang 2Phải trả người bán 150 165 235
Nợ dài hạn
TỔNG NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.311 1.252 1.293 Nợ
Nợ ngắn hạn
Trang 3COUNTY COTTAGES PTY
LTD
Báo cáo kết quả Hoạt động kinh
doanh
Đơn vị: Nghìn USD
* Toàn bộ bán hàng là bán trả chậm
Y êu cầu :
a Xác định các hệ số tài chính chủ yếu của công ty trong năm 2005
b Giải thích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản, tỷ suất lợi nhuận và
hệ số lưu chuyển của tài sản Đánh giá các hệ số tài chính của công ty trong
3 năm qua và so sánh với mức trung bình của ngành, cho biết các nguyên nhân có thể của sự biến động trong các chỉ số
c Bạn đánh giá thế nào về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty
Biết thêm các thông tin sau
Page: 3
Trang 4Mức trung bình ngành County Cottages Pty Ltd
Bài Làm:
a Xác định các hệ số tài chính chủ yếu của công ty trong năm 2005
I Các hệ số về khả năng sinh lời
1 ROS – Tỷ suất lợi nhuận gộp % Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu * 100%
= (75/1000)*100%
7,5 %
2 ROS – Tỷ suất lợi nhuận ròng % Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu * 100%
= (40/1000)*100%
4,0 %
Trang 53 ROA – Tỷ suất sinh lợi tài sản % LN trước thuế và lãi/Tổng tài sản*100%
= (75/1293)*100%
5,8 %
4 ROE – Tỷ suất sinh lợi từ VCSH % Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu*100%
= (40/625)*100%
6,4 %
II Các hệ số hoạt động
1 Hệ số vòng quay tài sản Lần Doanh thu/Tổng tài sản
= 1000/1293
0,77 Lần
2 Hệ số vòng quay TS cố định Lần Doanh thu/Tài sản cố định
= 1000/631
1,58 Lần
3 Hệ số vòng quay tổn kho Lần Giá vốn hang bán/Tồn kho
= 750/467
1,61 Lần
4 Thời gian tồn kho bình quân Ngày 365/Hệ số vòng quay tồn kho
= 365/1,61
227 Ngày
5 Hệ số vòng quay khoản phải thu Lần Doanh thu bán trả chậm/Phải thu
= 1000/150
6,67 Lần
6 Thời gian phải thu bình quân Ngày 365/Hệ số vòng quay khoản phải thu
= 365/6,67
54,75 Ngày
III Các hệ số về khả năng thanh toán nợ
1 Hệ số thanh toán hiện hành Lần Tài sản/Tổng nợ phải trả
= 1293/668
1,93 Lần
2 Hệ số thanh toán nhanh Lần Tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
= 662/228
2,30 Lần
IV Các hệ số nợ
1 Tỷ số nợ trên Tổng tài sản % Tổng nợ/Tổng tài sản*100%
= (668/1293)*100%
52 %
2 Tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu % Tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu*100%
= (668/625)*100%
107 %
b Giải thích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản, tỷ suất lợi nhuận và
hệ số lưu chuyển tài sản Đánh giá các hệ số tài chính của công ty trong 3 năm qua và so sánh với mức trung bình ngành, cho biết các nguyên nhân có thể của sự biến động trong các chỉ số.
Mối quan hệ giữa Tỷ suất sinh lợi của Tài sản, Tỷ suất Lợi nhuận và Hệ số Lưu chuyển của Tài sản:
Theo công thức:
ROA = EBIT / Tổng Tài sản
= (EBIT / Doanh thu) x (Doanh thu / Tổng Tài sản)
= Tỷ suất Lợi nhuận x Hệ số lưu chuyển của Tài sản
Như vậy:
Page: 5
Trang 6- Tỷ suất sinh lợi của Tài sản bằng Tỷ suất Lợi nhuận nhân với Hệ số lưu chuyển Tài sản Nghĩa là, một đồng vốn đầu tư vào Tài sản, sau một chu kỳ hoạt động kinh doanh
sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận với tỷ suất lợi nhuận tương đương
- Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ
Đánh giá các Hệ số Tài chính của Công ty trong 3 năm và so sánh với mức trung bình ngành Những nguyên nhân có thể gây ra sự biến động các chỉ số:
Chỉ số
Mức trung bình ngành
từ 2003 đến 2005
COUNTRY COTTAGES PTY LTD
2003 2004 2005
Bình quân từ 2003 đến 2005
So sánh với trung bình ngành
Hệ số vòng quay Tài sản (lần) 1,8 0,55 0,62 0,77 0,65 0,36
Tỷ suất lợi nhuận (LN sau thuế) 3% 8,6% 9,2% 7,5% 8,4% 2,80
Hệ số vòng quay tồn kho (ngày) 100 252 255 227 245 2,45
Hệ số vòng quay khoản phải thu (ngày) 33 62 55 54 57 1,73
Hệ số vòng quay tài sản cố định 0,95 1,12 1,58 1,22
Hệ số thanh toán hiện thời (lần) 3,15 2,94 2,73 1,93 2,53 0,80
Hệ số sinh lợi vốn CSH (ROE) 9% 5,5% 6,9% 6,4% 6,3% 0,70 Đánh giá:
Trang 7Các hệ số về khả năng sinh lời:
Tỷ suất sinh lời gộp trên tài sản (ROA): ROA của công ty tăng liên tục trong 3 năm và đạt mức bình quanh ngành là 5.4% Nguyên nhân chính là lợi nhuận trước thuế tăng từ 62,000 USD từ năm 2003 lên 75,000 USD năm 2005 – tăng khoảng 20,9% nhưng giá trị tài sản lại giảm khoảng 1,3% do bán một số tài sản là nhà cửa, khoản đầu tư dài hạn và sử dụng một phần để mua lại hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty đạt mức cao và ổn định trong suốt 3 năm, bình quân đạt 8,4%, gấp gần 3 lần mức bình quân ngành Tuy năm 2005
đã có dấu hiệu giảm sút, từ mức 9,2% năm 2004 xuống còn 7,5% do mặc dù doanh thu tăng 30%, nhưng giá vốn hàng bán tăng 36% và chi phí hoạt động tăng 17% so với năm 2004
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu liên tục tăng và bình quân đạt 6,3%, thấp hơn mức bình quân ngành là 9% và cao hơn tỷ suất sinh lời ròng trên tài sản ROA là 4,7% Mức tăng chủ yếu do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh trong khi vốn chủ sở hữu ít biến động
Kết luận: Các chỉ tiêu trên phản ánh tình hình công ty trong giai đoạn 2003 –
2005 hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối hiệu quả
Các hệ số về khả năng thanh toán nợ:
Hệ số thanh toán nợ nhanh liên tục giảm trong 3 năm liền, từ 1,1 lần năm 2003 xuống còn 0,87 lần năm 2004 và 0,68 lần năm 2005 Đặc biệt hệ số này trong hai năm 2004-2005 đều nhỏ hơn mức an toàn cho phép là 1 lần
Hệ số thanh toán nợ hiện tại liên tục giảm qua các năm, từ 2,94 lần năm
2003 xuống còn 1,73 lần năm 2005 và thấp hơn mức bình quân ngành Đáng chú ý là mức gia tăng nợ ngắn hạn phải trả là 52%, lớn hơn nhiều so với mức gia tăng tài sản lưu động là 19%
Kết luận: Như vậy, khả năng thanh toán nợ hiện hành của công ty trong giai đoạn 2003 – 2005 gặp nhiều khó khăn: Nợ ngắn hạng tăng nhanh hơn tài sản lưu động, các khoản phải thu và hàng tồn kho có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động trong khi tỷ trọng nợ dài hạn giảm, tỷ trọng tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm.
Page: 7
Trang 8Các hệ số hoạt động:
Hệ số vòng quay tài sản tăng 40%, từ mức 0,55 lần nă 2003 lên 0,77 lần năm 2005 do doanh thu tăng đến 39% từ 720,000 USD lên đến 1,000,000 USD
và giá trị tài sản lại giảm khoảng 1,3% Nhưng đáng chú ý là hệ số này vẫn rất thấp, bình quân 3 năm mới có 0,65 lần, xấp xỉ bằng 1/3 trung bình ngành là 1,8 lần cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả, quy mô tài sản cố định chưa tương xứng với doanh thu, công ty chưa tạo đủ doanh thu so với tài sản
Hệ số quay vòng quay tồn kho là rất dài mặc dù đã có giảm, 252 ngày năm 2003, 255 ngày năm 2004 và 227 ngày năm 2005 so với múc bình quân ngành chỉ là 100 ngày, gấp hơn 2,45 lần Phân tích kỹ hơn chúng ta thấy giá vốn hàng bán tăng từ 504,000 USD năm 2003 lên 750,000 USD năm 2005 (tương đương tăng 49%) nhưng giá trị hàng tồn kho cũng tăng từ 349,000 USD lên 467,000 USD (tương đương tăng 34%) chứng tỏ công ty đang dự trữ nhiều hàng hóa tồn kho lâu ngày, cơ cấu hàng hóa chưa hợp lý dẫn đến tình trạng chôn vốn, đầu tư kém hiệu quả
Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn cho chính sách bán hàng trả chậm Thời gian quay vòng khoản phải thu được cãi thiện dần, từ 62 ngày năm 2003 xuống còn 54 ngày 2005 là do mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng các khoản phải thu chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc quản lý các khoản phải thu, tuy nhiên so với mức bình quân ngành chỉ 33 ngày thì thời gian quay vòng phải phải thu của công ty còn tương đối dài, gấp 1,73 lần so với trung bình ngành
Hệ số vòng quay tài sản cố định cũng tăng liên tục, từ mức 0,92 lần năm
2003 lên 1,58 lần năm 2005 do doanh thu tăng và đồng thời do tài sản cố định giảm
Kết luận: Như vậy, công tác quản lý tài sản của công ty trong gian đoạn 2003 – 2005 đã có tiến bộ qua từng năm nhưng còn ở mức kém xa so với trung bình ngành Vì vậy công ty cần phải thay đổi chính sách bán hàng để giảm các khoản nợ phải thu, tiến hành đốc thu, giải phóng nhanh hàng tồn kho lâu ngày
đã quáy hạn và không còn giá trị, tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
Các hệ số nợ:
Trang 9 Với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty chiếm 52% và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tương đương 1-1, hoạt động của công ty trong gian đoạn 2003-2005 tương đối ổn định
Công ty đang thực hiện cơ cấu lại tài sản và cơ cấu nợ bằng cách giảm
tỷ trọng tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn và tăng tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản, đồng thời tăng tỷ trọng nợ ngắn hạng, giảm tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ nhưng nhìn chung về giá trị tuyệt đối của Tổng Tài sản, Tổng nợ và Vốn qua các năm không biến động nhiều
c Đánh giá về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Chỉ số
Mức trung bình ngành
từ 2003 đến 2005
COUNTRY COTTAGES PTY LTD
2003 2004 2005
Bình quân từ 2003 đến 2005
So sánh với trung bình ngành
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1,09 0,87 0,68 0,88
Hệ số thanh toán hiện thời (lần) 3,15 2,94 2,73 1,93 2,53 0,80
Hệ số thanh toán nợ nhanh của công ty giảm liên tục trong 3 năm liền, năm 2003 – 1,1 lần, năm 2004 xuống còn 0,87 lần và năm 2005 chỉ còn mức 0,68 lần, và như đã nói các hệ số này trong hai năm 2004 và 2005 đều thấp hơn
hệ số an toàn là 1 lần cho thấy trong giai đoạn này công ty gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn
Page: 9
Trang 10 Hệ số thanh toán nợ hiện tại liên tục giảm, từ mức 2,94 lần năm 2003 xuống còn 1,73 lần năm 2005 do mức gia tăng tài sản lưu động là 19%, thấp hơn mức gia tăng nợ ngắn hạn phải trả là 52% Mặc dù khả năng thanh toán nợ trong hiện tại của công ty (xét trong giai đoạn 2003 – 2005) được đảm bảo nhưng trong ngắn hạn có nhiều rủi ro
Nguyên nhân: Thời gian quay vòng tồn kho, thời gian quay vòng phải thu quá dài so với bình quân ngành, vốn bị chiếm dụng – chiếm khoảng 80% tổng tài sản ngắn hạn
Biện pháp: Công ty cần phải có một số biện pháp để tăng các khoản tiền mặt và tương đương tiền, giảm lượng hàng tồn kho đồng thời giảm các khoản nợ ngắn hạng, giảm thời gian quay vòng tồn kho và thời gian quay vòng khoản phải thu nhằm tránh rủi ro khi xảy ra tình huống khách hàng trả nợ không đúng hạn hoặc khi xảy ra các biến động về lãi suất, giá nguyên vật liệu đầu vào
Tài liệu tham khảo:
TS Nguyễn Hoàng Giang – Tài chính doanh nghiệp (Chương trình eMBA)
TS Trần Viết Hoàng – Lý thuyết Tài chính tiền tệ (NXB ĐHQG TP.HCM)
TS Cung Trần Việt – Thị trường chứng khoán (NXB ĐHQG TP.HCM)
ThS Hoàng Thọ Phú – Toán Tài chính (Bài giảng)
ThS Tô Thị Thanh Trúc – Tài chính doanh nghiệp (Bài giảng)