Select a product or service in which your groups are working and building following plans for the product or service: a. General plan or aggregate planning to produce or create products and services (the root is the administrator or operational activities) b. Building plans or resources to prepare materials produced or creating products and services.
Trang 1Assignment – Operation Management : Lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tại công ty mà Anh (Chị) đang công tác và xây dựng các kế hoạch sau cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó
1 Mục đích giả định
Lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tại công ty mà Anh (Chị) đang công tác và xây dựng các kế hoạch sau cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó:
1 Kế hoạch tổng hợp hay hoạch định tổng hợp (aggregate planning) để sản xuất hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ đó (dưới gốc độ là nhà quản trị tác nghiệp hay hoat động)
2 Xây dựng kế hoạch nguồn lực hay nguyên vật liệu để chuẩn bị sản xuất hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ trên
3 Lập kế hoạch điều độ để tiến hành sản xuất hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ trên
2 Giới thiệu
Như được mô tả từ những hoạch định tổng quát của công ty về mặt công suất, qui trình sản xuất, công nghệ và địa điểm như đã nêu, chúng ta cần có những kế hoạch cụ thể hơn cho gia đoạn ngắn hạn với những chương trình hành động rõ ràng hơn Các quyết định đó mang tính lien quan với nhau và đều có một mục tiêu chung là nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như là đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, cho các bộ phận khác trong ngắn hạn
Trong khuôn khổ bài viết này áp dụng nhữnng lý thuyết học được vào sản phẩm đã được chọn trong bài tập nhóm, vì vậy những thông tin về nhu cầu sản phẩm và một số qui trình mà tính cá nhân và giả thuyết của người viết, nó có thể không chính xác 100% so với thực tế
3 Hoạch định tổng hợp
Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra bỡi công ty, chúng ta cần lập kế hoạch trung hoặc ngắn hạn sao cho phù hợp với những chủ trương kế hoạch dài hạn mà ban lãnh đạo của doanh nghiệp đã đặt ra, hoạch định tổng hợp là một trong những yếu tố quan trong để đạt được mục đích này
Trang 2Xét về mặt thời gian, hoạch định tổn hợp là quá trinh lập kế hoạch, phân bổ và
bố trí các nguồn lực có thể huy động trong thời kỳ trung hạn từ 3 – 6 tháng nhằm cân bằng khả năng sản xuất sao cho phù hợp với nhù cầu sản xuất dự kiến và đạt hiệu quả kinh tế cao Các yếu liên quan đến hoạch định tổng hợp bao gồm số lượng công nhân, tốc độ sản xuất, mức độ tồn kho, thời gian làm thêm giờ, lượng hàng đặt gia công bên ngoài với mục tiêu là giảm chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu
sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho trong suốt giai đoạn kế hoạch Trong
đó các yếu tố tác động đến quá trình hoạch định tổng hợp như là dự báo nhu cầu, tình hình tài chính, nhân sự, nguồn cung nguyên vật liệu, năng lực của máy móc, khả năng thuê ngoài, và nguồn dự trữ …
Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển kế hoạch sản xuất có tính thực hiện và tối ưu Tính thực hiện thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ở mức thấp nhất Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng, hai khuynh hướng có thể xảy ra: Nếu duy trì mức sản xuất quá cao để đơn vị hoạt động trong trình trạng dư thừa khả năng, hoặc tích luỹ tồn kho quá cao gây lãng phí Ngược lại nếu Duy trì mức sản xuất quá thấp không đủ đối phó với nhu cầu tăng lên làm mất khách hàng, giảm thấp uy tín, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, mô hình dưới đây cho ta thấy một cách mối quan hệ một cách biến thiên giữa các yếu tố, nhu cầu, khả năng sản xuất, thời gian
Doanh nghiệp dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong 6 tháng tới cho loại sản phẩm Ghim 06, căn cứ vào nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất của xí nghiệp Đơn vị xác định số ngày sản xuất trong mỗi tháng như sau
Trang 3Biết các thông tin về chi phí như sau:
- Chi phí tồn trữ hàng hóa là 5.000 đồng/sản phẩm/tháng
- Chi phí thực hiện hợp đồng phụ là 10.000 đồng/sản phẩm
- Mức lương trung bình làm việc trong thời gian qui định là 5.000đồng/giờ
- Mức lương công nhân làm việc thêm giờ là 7000đồng/giờ
- Thời gian hao phí lao động cần thiết để chế tạo 1 sản phẩm mất 1,4 giờ
- Chi phí khi mức sản xuất tăng thêm (chi phí huấn luyện, thuê thêm công nhân ) là 7000đồng/sản phẩm tăng thêm
- Chi phí khi mức sản xuất giảm (sa thải công nhân) là 8.000đồng/sản phẩm giảm Ta lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong 6 tháng tới sao cho tổng chi phí phát sinh là thấp nhất
Như vậy căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và số ngày sản xuất của đơn vị,
ta xác định được nhu cầu sản xuất bình quân mỗi ngày ở từng tháng như sau Bảng 2
Dựa vào nhu cầu mỗi ngày cần sản xuất, ta biểu diễn qua đồ thị dưới đây
Hình 2
Kế hoạch 1: Áp dụng kế hoạch thay đổi mức dự trữ bằng cách sản xuất ở mức
ổn định trung bình là 50 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng
Trang 4Tháng Nhu cầu Sản xuất Tồn đầu kỳ Phát sinh Tồn cuối kỳ
Xác định chi phí thực hiện kế hoạch này bao gồm 2 khoản mục phí là:
- Chi phí lương cho công nhân sản xuất trong giờ để hoàn thành 7.000 sản phẩm là:
7.000 sản phẩm * 1,4 giờ/sản phẩm * 5.000 = 49.000.000 đồng
- Chi phí tồn trữ trong kỳ là: 700sản phẩm * 5.000đồng/sản phẩm/tháng = 3.500.000 đồng
- Tổng chi phí là:TC1= 49.000.000 + 3.500.000 = 52.500.000 đồng
Kế hoạch 2: Giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày trong
suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn trữ, nhưng phát sinh chi phí làm thêm giờ do thiếu hụt hàng hóa phải sản xuất thêm giờ
- Tổng số sản phẩm được sản xuất trong kỳ kế hoạch là
o 45 sản phẩm/ngày * 140 ngày = 6.300 sản phẩm
- Chi phí lương sản xuất trong giờ
o 6.300sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 5.000 = 44.100.000 đồng
o Số sản phẩm còn thiếu hụt là 7.000 - 6.300 = 700 sản phẩm
- Có thể hợp đồng phụ với chi phí tăng thêm là:
o 700 sản phẩm * 10.000đồng/sản phẩm = 7.000.000 đồng
Tổng chi phí là: TC2a = 44.100.000 + 7.000.000 = 51.100.000 đồng.
Có thể yêu cầu công nhân sản xuất thêm giờ cho số thiếu hụt
700 sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm = 6.860.000 đồng
Trang 5Tổng chi phí là:TC2b = 44.000.000 + 6.860.000 = 50.960.000 đồng.
So sánh 2 khả năng sản xuất nêu trên, ta chọn khả năng yêu cầu công nhân làm thêm giờ thì tổng chi phí là 50.960.000 đồng, thấp hơn so với khả năng hợp đồng phụ với đơn vị liên kết Như vậy ta chọn khả năng làm thêm giờ đại điện cho kế hoạch này
Kế hoạch 3: Sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, nếu nhu cầu tăng thì thuê thêm
công nhân, nếu nhu cầu giảm thì sa thải công nhân
- Chi phí trả lương công nhân: 7.000sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 5.000đồng/ sản phẩm = 49.000.000 đồng
- Chi phí thuê thêm công nhân: 600sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm = 4.200.000 đồng
- Chi phí sa thải công nhân: 300sản phẩm * 8.000đồng/sản phẩm = 2.400.000 đồng
Tổng chi phí thực hiện kế hoạch này là:
TC3 = 49.000.000 + 4.200.000 + 2.400.000 = 55.600.000 đồng
Tương tự như vậy, chúng ta đưa ra càng nhiều kế hoạch thì có khả năng chọn được kế hoạch sản xuất có tổng chi phí thực hiện thấp nhất Dựa trên kết quả của 3 kế hoạch trên thì ta chọn kế hoạch 2 với giải pháp thứ 2 có tổng chi phí nhỏ nhất làs 50.960.000 đồng Điều đó có nghĩa là công ty quyết định giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn kho và duy trì việc làm ổn định cho nhân viên Bên cạnh tăng thêm thu nhập cho nhân viên, sức khỏe, và tinh thần của nhân viên cũng là một trong những điể m mà chúng ta cũng cần quan tâm
Trang 64 Kế Hoạch Nguồn Lực/Nguyên Vật Liệu
Như đã phân tích bên trên chúng ta sẽ tự vận dụng khả năng của doanh nghiệp để sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược đã đề ra của ban lãnh đạo và thực hiện một cách có hiệu quả kế hoạch tổng hợp bên trên Để làm được điều này, bước tiếp theo của quản trị tác nghiệp là hoạch định nguổn lực và nguyên vật liệu nhằm duy trí sản xuất một cách có hiệu quả từ khâu mua hàng, sản xuất đến lưu trữ thành phẩm trong kho sao cho tối ưu nhất Việc tối ưu này thể thể hiện ở điểm sao cho dự trữ nguyên vật liệu và chi tiết bộ phận với khối lương tối thiểu, không cần dự trữ nhiều, nhưng khi cần sản xuất là có ngay Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ đối với từng nguyên vật liệu, và các chi tiết
Hơn nữa, việc lập kế hoạch cho sản xuất cần phải biết rõ về lịch trình sản xuất, nhà cung ứng, kích cỡ lô hàng, số lượng hàng tồn kho với từng loại nguyên vật liệu, thời điểm sản xuất khối lượng cũng chuẩn loại sản phẩm cuối cùng cần có
Hiện tại công ty đã đầu tư các thiết bị máy in Offset từ 1 màu đến 4 màu tự động, trong 60 phút in được 16 mẫu bìa tập khác nhau với nhiều hoa văn đa dạng; máy đóng
4 kim tự động; máy in ruột tập 2 mặt; máy ép gáy vuông tự động Công ty tổ chức sản xuất với quy trình khép kín từ khâu in ấn, cắt xén, đóng thành tập
Vậy để sản xuất khối lượng hàng bên trên với năng lực của chính công ty chúng ta cần phân tích thành phần cấu tao của sản phẩm, cần có một kế hoạch cụ thể từ khâu đặt hàng hoặc sản xuất cho từng chi tiết, tuy nhiên vì khuôn khổ bài viết giới hạn nên tôi chỉ trình bày 2 phần chính đó là cấu trúc sản phẩm và lượng đặt hàng tối ưu cũng như là thời gian nên đặt hàng kế tiếp:
4.1 Cấu trúc sản phẩm
Mặc dù cấu sản phẩm có phân bậc khác nhau thể hiện tính phục thuộc lẫn nhau để tạo nên sản phẩm cuối cùng Ghim 06, tuy nhiên do đặc tính của sản phẩm của công ty,
để lắp ráp các thành phần chi tiết của sản phẩm thời gian để hoàn thành không quá 30h cho mổi chi tiết theo và được thống kê như sau:
Trang 7Hình 4.1
4.2 Áp dụng phương pháp xác định nhu cầu
Với Kế hoạch 2: Giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày
trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn trữ, và đồng thời lên kế hoạch làm thêm giờ để bù thiếu hụt hàng hóa
Bên cạnh đó chính sách của công ty làm việc một tuần 6 buổi từ thứ 2 -7 và trong một năm công ty làm việc 52 tuần, và như thế chúng ta biết được nhu cầu nguyên liệu cho từng tuần là 270 đơn vị Chi phí tồn kho cho một lô hàng hàng là 500/đồng/tuần Chi phí cho mỗi đơn đặt hàng là 1000 đồng/lần đặt hàng
Nhu cầu biết trước và không đổi
Toàn bộ đơn hàng được giao trong 1 lần
Chỉ tính tới 2 loại chi phí: đặt hàng và lưu kho
Biết trước khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng là 3 ngày
Vì những tính chất nên ta áp dụng phương pháp đặt hàng theo EOQ từ đó ta có Lượng đặt hàng tối ưu: Q* = 1080 đơn vị
Số lượng hợp đồng trong một năm: 6.481481
Tập Ghim 06
Cấp 1
Đếm số trang
Đóng kim
Gập thành tập
Xén thành phẩm
Cấp 2
Cấp 0
Cấp 5
Cấp 6
Cấp 7
Gấp ruột và Bìa Cấp 4
Trang 8Thời gian giữa 2 hợp đồng: 21.6 ngày.
Tổng chi phí đặt hàng trong 6 tháng là: 276481.5
ROP = 150 đơn vị hay nói cách khác là nếu trong kho còn 150 đơn vị sản phẩm thì nên thực hiện đơn hàng kế tiếp
5 Kế Hoạch Đều Độ Sản Xuất
Trước hết Kế hoạch đều độ sản xuất là quá trình trong chuổi quá trinh kế hoạch hóa và kiểm soát sản xuất được thể hiện trong hình dưới đây Chức năng chính của điều độ sản xuất là lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra bên trên nhằm khai thác sử dụng tốt nhất các khả năng sản xuất của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian chờ vô ích giữa các quá trình của lao động, máy móc thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp
Như vậy với kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu như trên, ta đi tìm nguyên tắc tối ưu cho quá trình điều độ sản xuất của doanh nghiệp chúng ta Có rất nhiều phương án sắp sếp công việc, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thời gian của quá trình sản xuất và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Tuy nhiên trong thực tế người ta áp dụng một số phương pháp ưu tiên khá phổ biến như là: Nguyên tắc đến trước làm trước – FCFS, Nguyên tắc Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất – EDD, Nguyên tắc Bố trí theo thời gian thực hiện ngắn nhất – SPT, Nguyên tắc Bố trí theo thời gian thực hiện dài nhất – LPT
Tuy nhiên với giả định sản lượng sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung Cấp cho thị trường, và trong quá trình sản xuất không có những đơn đặt hàng ngoài kế hoạch Hơn nữa với đặt tính của sản phẩm như đã mô tả hình 4.1 chúng ta giữ nguyên quá trình sản xuất theo thứ tự như đặt tính vốn có của nó
6 Kết Luận
Quản trị tác nghiệp là một chuổi quá trình tác nghiệp liên tục từ khâu dự báo nhu cầu sản phẩm, lên kế hoạch, thiết kế sản phẩm, dây chuyền sản xuất, tới khâu sản xuất thành phẩm, theo dõi, kiểm tra chất lượng sản xuất của sản phẩm và giao hàng Chuổi quá trình này nhằm hổ trợ cho chiến lược dịnh hướng cho sự phát của công ty
Vừa là một môn mang tính khoa học, giúp cho người quản ly có những công cụ để định lượng những quyết định của mình, tuy nhiên với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế sự nhạy cảm thị trường của người quản l là một trong những nhân tố hết sức quan trọng và tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh cũng như tạo nên
sự thành công của công ty đó
Trang 9Tài liệu tham khảo
1 Giáo trình quản lý tác nghiệp – Trường đại
học kinh tế quốc dân
1 Excercise purposes
Select a product or service in which your groups are working and building
following plans for the product or service:
a General plan or aggregate planning to produce or create products and services (the root is the administrator or operational activities)
b Building plans or resources to prepare materials produced or creating products and services
c Planning to conduct moderation in manufacturing or creating products and services
CONTENT:
2 Introduction
As described in the general plan of the company in terms of capacity, production processes, technology and location as stated, we should have more concrete plans in the short term with a clear action plans These decisions are related to each other and have a common goal is to achieve long-term business as well as meet the needs of customers, to other parts in the short term
In the scope of this exercise, we applied those theories which has been learned to the product which was selected in the group exercise, so assumptions about some products and processes that it is the writer's hypothesis, it can not be 100% compared with reality
3 Aggregate planning
To achieve strategic objectives set out by the company, we need to establish medium-or short-term plans that are consistent with the policy of long-term plans of the business leaders have set out, an aggregate plan is one of an important factors to achieve this goal
In terms of time, loss of an aggregate planning is a process to plan, assign and allocate resources which can be mobilized in the medium term from 3 to 6 months in order to balance production capacity to match with expected of production demand
Trang 10and economic efficiency The plan primarily related to synthesis include the number
of workers/workforce, production rates, inventory levels, overtime hours, the amount
of processed outside the goal is to reduce production costs or reduced minimum
fluctuation or manpower inventory levels throughout the plan period Which factors
affect the planning process is integrated as demand forecasting, financial condition,
personnel, supply of raw materials, machinery and capacity, the ability to outsource,
and reserves
The objective of integrated planning is to develop a production plan and optimize the
performance The performance demonstrated by meeting customer needs in the ability
of the enterprise The optimum is to ensure the efficient use of resources at their
lowest In the process of planning production to meet customer demand, two trends
can occur: If you maintain high production levels to units operating in the state of
excess capacity or inventory accumulation than high waste Conversely, if Maintain
low level of production is not sufficient to cope with increased demand of losing
customers, lower prestige, missed business opportunities, the following model shows
a relationship in a variability between the elements, demand, production capacity and
time