1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở đảng bộ học viện an ninh nhân dân hiện nay

99 318 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 518,5 KB

Nội dung

Phong cách lãnh đạo giữ vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn lãnh đạo của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cho thấy chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, việc kiểm tra, tổng kết đều tùy thuộc một phần quan trọng ở phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ bí thư chi bộ.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phong cách lãnh đạo giữ vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quátrình hoạt động lãnh đạo của Đảng Thực tiễn lãnh đạo của cách mạng Việt Namqua các giai đoạn cho thấy chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định, tổchức thực hiện quyết định, việc kiểm tra, tổng kết đều tùy thuộc một phần quantrọng ở phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là độingũ bí thư chi bộ

Đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND là một bộ phận bí thư cấp

ủy trực thuộc Học viện ANND, là người đứng đầu, chủ trì về công tác của chi

uy, chi bộ; là hạt nhân lãnh đạo và hạt nhân đoàn kết trong chi ủy, chi bộ vàđơn vị Vì vậy, để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, đội ngũ BTCBnhất thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, trong đó có phong cáchlãnh đạo

Trong những năm qua, việc bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũBTCB ở Đảng bộ Học viện ANND có nhiều đổi mới: từ nhận thức, nội dung,hình thức, biện pháp bồi dưỡng, nhờ đó phong cách lãnh đạo của nhiều BTCB

có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi

bộ được nâng lên, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đượcphát huy đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Tuy nhiên, so với mục tiêu,yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở đảng, trực tiếp là chi bộ thì bồi dưỡng phong cách lãnhđạo của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND cũng còn những bất cập,hạn chế, là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận BTCB ở Đảng

bộ Học viện ANND còn hạn chế về phẩm chất, năng lực, trong đó có phongcách lãnh đạo chưa đáp ứng yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ được giao, ảnhhưởng tới chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ BTCB và xâydựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện

Trang 2

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khólường; sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiềukhó khăn, thách thức; tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiềm

ẩn những nhân tố mất ổn định Sự chống phá của các thế lực thù địch, phảnđộng ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp hơn trong điều kiện kinh tế thịtrường, mở cửa hội nhập; sự bùng nổ của hệ thống thông tin truyền thông toàncầu, chiến tranh mạng… đòi hỏi toàn Đảng phải tự xây dựng, chỉnh đốnĐảng, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu bảo đảm choĐảng thực sự ngang tầm với nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới Khi

đó, sự phát triển mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốcgia; nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Học viện ANND đang tác động mạnh mẽđến mọi mặt xây dựng chi bộ, đảng bộ, đơn vị, trong đó có phong cách lãnh

đạo của BTCB Vì thế, “Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa

lý luận, thực tiễn sâu sắc và mang tính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, vấn đề xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nóichung, vấn đề bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phong cách công tác của đội ngũ

bí thư chi bộ, cấp ủy nói riêng luôn được các tổ chức đảng quan tâm Đã cónhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài luận văn đã được công

bố, ở các góc độ khác nhau bàn về phong cách làm việc và bồi dưỡng phongcách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Những công trình đó đã

có những đóng góp lớn cả về phương diện lý luận và tổng kết thực tiễn, là tàiliệu quan trọng, tư liệu bổ ích để tác giả kế thừa và nghiên cứu tiếp theo, tiêubiểu có các công trình:

* Về bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, đội ngũ bí thư chi bộ Các công trình, đề tài: Hoàng Việt Hùng, “Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong

Trang 3

quân đội hiện nay ” Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính

quyền Nhà nước, Học viện Chính trị, năm 2015 Luận án đã luận giải làm rõnhững vấn đề lý luận, thực tiễn, làm rõ thực trạng, nguyên nhân trên cơ sở đóxác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phẩmchất, năng lực của đội ngũ BTCB ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trongquân đội hiện nay

Nguyễn Dân Quốc, “Bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Trường

sĩ quan Lục quân 2 trong giai đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành

xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện chính trị, 2004 Luận văn đã phântích cơ sở lý luận và thực tiễn bồi dưỡng đội ngũ BTCB Đảng bộ Trường sĩ quanLục quân 2 Đánh giá đúng thực trạng và khái quát một số kinh nghiệm bồidưỡng đội ngũ BTCB của Trường sĩ quan Lục quân 2 Đề xuất những giải phápbồi dưỡng đội ngũ BTCB của Trường sĩ quan Lục quân 2 hiện nay, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn mới

Vũ Trọng Đại, “Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội học viên ở Trường sĩ quan Lục quân 1 hiện nay” Luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị,năm 2013 Luận văn đã phân tích, luận giải một số vấn đề cơ bản về bồidưỡng năng lực năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội học viên ởTrường sĩ quan Lục quân 1, đánh giá thực trạng, khái quát một số kinhnghiệm và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực lãnh đạo củađội ngũ BTCB đại đội học viên ở Trường sĩ quan Lục quân 1

* Về bồi dưỡng phong cách, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đội ngũ bí thư chi bộ.

Sách chuyên khảo: Trần Văn Phòng (chủ biên), Học tập phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2010 Trên cơ sở nghiên cứu đề tài khoa học

“Phong cách tư duy Hồ Chí Minh, việc xây dựng phong cách tư duy cho cán

Trang 4

bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” Cuốn sách đã trình bày và làm rõ

bản chất, đặc trưng và cơ sở phong cách tư duy Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó

đề ra yêu cầu, phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách tư duy cho cán

bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Thắng, “Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của người chính

ủy cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện chính trị hiện nay” Đề tài cấp cơ sở, Học viện Chính trị quân sự, năm 2008.

Tác giả luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về PCLĐ, đưa ra quan niệm

về PCLĐ gắn với chức trách, nhiệm vụ của người chính ủy Phân tích và chỉ ranhững đặc trưng riêng, những yếu tố cấu thành và con đường hình thànhPCLĐ; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm; đềxuất những giải pháp bồi dưỡng PCLĐ của người chính ủy hiện nay

Vũ Quang Khởi, “Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ chính trị viên ở Binh chủng Thông tin liên lạc giai đoạn hiện nay” Luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học việnChính trị, năm 2010 Luận văn đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễnbồi dưỡng phương pháp, tác phong làm việc của đội ngũ chính trị viên ở Binhchủng Thông tin liên lạc; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân đề xuất một

số giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũchính trị viên ở Binh chủng Thông tin liên lạc giai đoạn hiện nay

Đặng Văn Ngọc, “Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội” Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,

Học viện Chính trị, năm 2010 Luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận

và thực tiễn bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủchốt, ban ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội; đánh giá thựctrạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cáchlàm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị

các trường sĩ quan quân đội

Trang 5

Các bài viết: Thái Xuân Dương, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cấp uỷ,

bí thư chi bộ cơ sở ở Đảng bộ Tổng cục kỹ thuật” Tạp chí Quốc phòng toàn

dân ngày 14/8/2011 Bài viết nêu lên tầm quan trọng của đội ngũ cấp uỷ, bíthư cơ sở và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cấp uỷ

cơ sở, bí thư chi bộ góp phần xây dựng các tổ chức cơ sở đảng thực sự vữngmạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trần Khắc Việt, Phong cách làm việc của người đứng đầu, Tạp chí

cộng sản, số 68 (8/2012) Bài viết đề cập khái quát những vấn đề cơ bản vềyêu cầu, đặc trưng về phong cách làm việc của người đứng đầu đồng thời chỉ

ra con đường rèn luyện phong cách làm việc của người đứng đầu

Nguyễn Ngọc Ánh, “Về phong cách lãnh đạo của bí thư đảng uỷ phường ở Thành phố Hà Nội”, Tạp chí xây dựng Đảng, (số 5/2013), tr 49 -

52 Tác giả đã phân tích các yếu tố hình thành PCLĐ của của bí thư đảng uỷphường ở Thành phố Hà Nội, phân tích thực trạng ưu điểm, hạn chế về PCLĐcủa của bí thư đảng uỷ phường ở Thành phố Hà nội, đề xuất giải pháp đổi mớiPCLĐ của của bí thư đảng uỷ phường ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Nguyễn Văn Thế, Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/10/2016 Bài viết nêu lên

những nét đặc sắc trong phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ

đó, cụ thể hoá và xác định những yêu cầu cơ bản về phong cách làm việc củatừng loại cán bộ lãnh đạo, quản lý cho phù hợp

* Về bồi dưỡng phong cách lãnh đạo trong đơn vị Bộ đội, Công an Nguyễn Hùng Thanh, Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ủy Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, (đề tài cấp cơ sở, 2013) đề tài cũng đã

bàn đến vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo của từng chi bộtrong Đảng ủy nhà trường, phát huy vai trò nòng cốt của các bí thư chi bộtrong Đảng ủy

Trang 6

Lê Thanh, Phong cách lãnh đạo - quản lý của chính trị viên ở Binh

chủng Tăng Thiết giáp”, luận văn thạc sĩ 2016 tác giả đã làm rõ nội dung, các

yếu tố tác động đến PCLĐ quản lý, biện pháp phát triển PCLĐ - quản lý củachính trị viên Binh chủng Tăng Thiết giáp

Nguyễn Văn Thắng, Bồi dưỡng phong cách chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tr.92-95,

Hà Nội, 2008 Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm về phong cách chính ủy,chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc trưng của phong cáchngười chính ủy, chính trị viên và đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cáchchính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Tô Xuân Sinh, Một số vấn đề về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên trong quân đội hiện nay, Thông tin khoa học xã hội

và nhân văn quân sự, tr.15-17, Hà Nội, 2003 Tác giả cho rằng mọi cán bộ, đảngviên đều phải có năng lực lãnh đạo, phẩm chất của người lãnh đạo, PCLĐ,phương pháp, tác phong lãnh đạo Như vậy, PCLĐ là yếu tố tạo nên chất lượngcủa người cán bộ, đảng viên Tác giả cũng đã đưa ra quan niệm về PCLĐ củacán bộ, đảng viên trong quân đội; nội dung biểu hiện của PCLĐ; một số giảipháp bồi dưỡng, rèn luyện PCLĐ của người cán bộ, đảng viên trong quân độihiện nay

Hoàng Chí Bảo, Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ Đảng viên trong Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chuyên đề báo cáo cho

các Trường Công an nhân dân năm 2018 Trong chuyên đề tác giả nhấnmạnh tác phong là biểu hiện của phong cách và mỗi đảng viên đứng đầutrong các tổ chức Đảng cần chú ý thường xuyên xây dựng, bồi dưỡng mộtPCLĐ vì dân theo tư tưởng, đạo đức của lãnh tụ Hồ Chí Minh

Các công trình khoa học, luận văn, luận án và bài báo khoa họcnêu trên tuy tiếp cận nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, nhưng đã

Trang 7

luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng và xây dựngphong cách công tác cho đội ngũ cán bộ của Đảng và cán bộ trong quânđội Đây là những nguồn tài liệu quan trọng mà đề tài luận văn có thể kếthừa phát triển Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trựctiếp đi sâu, nghiên cứu về bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng

bộ Học viện ANND Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu khôngtrùng lặp với các công trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố, cácluận án, luận văn đã bảo vệ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giảipháp bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về PCLĐ và bồi dưỡng PCLĐcủa đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng PCLĐ của độingũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND

Trang 8

Về thời gian: Những tư liệu, số liệu điều tra khảo sát thực tiễn phục vụnghiên cứu đề tài chủ yếu từ năm 2010 đến nay.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống các quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của ĐảngCộng sản Việt Nam về cán bộ, đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đặcbiệt là PCLĐ và bồi dưỡng PCLĐ

* Cơ sở thực tiễn

Nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ Công an Trung ương, Đảng uỷ Tổngcục chính trị CAND, Đảng uỷ Học viện ANND về công tác xây dựng đảngtrong Đảng bộ Công an và trong Học viện ANND

Thực tiễn hoạt động bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộHọc viện ANND những năm qua thể hiện qua các báo cáo sơ kết, tổng kếtnhiệm kỳ đại hội, báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng, báo cáo công tác tổchức xây dựng đảng và kết quả điều tra, khảo sát ở Đảng bộ Học viện ANND

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử

dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành, chuyênngành khoa học xã hội và nhân văn, chủ yếu là khoa học xây dựng Đảng vàChính quyền Nhà nước; trong đó chú trọng các phương pháp: phương phápphân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, điềutra xã hội học và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lýluận, thực tiễn bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB, cung cấp những luận cứkhoa học giúp cho các cấp uỷ đảng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị của Học việnANND, trực tiếp là cấp ủy, chi bộ ở Đảng bộ Học viện ANND tham khảo, vậndụng trong bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảngdạy trong các trường Công an nhân dân

7 Kết cấu của luận văn

Trang 9

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo, phụ lục.

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ

Ở ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN 1.1 Những vấn đề cơ bản về phong cách lãnh đạo và bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

1.1.1 Khái quát về Đảng bộ Học viện và đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng

bộ Học viện An ninh nhân dân

* Khái quát về chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

Học viện ANND ( tiền thân là Trường Huấn luyện Công an) được thànhlập ngày 25/6/1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Chính phủ, là trườnghọc đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân được thành lập ngay sau Cáchmạng tháng Tám thành công Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển,Học viện ANND đã, đang và ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của một

cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an Học viện ANND trựcthuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân là một trong những trung tâm đàotạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn của Ngành và cả nước.Ngày 12/6/2013, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 3012/QĐ-BCA-X11 phê duyệt Đề án thành phần số 02 - phát triển Học viện ANND thành cơ

sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an vào năm 2015 và đangphấn đấu phát triển thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm Quốc gia Quyết

định số 4787 ngày 27/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an đã xác định rõ “Học viện ANND trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong

hệ thống giáo dục quốc dân Học viện ANND là cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực; có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, thạc

sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng chức danh, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của

Trang 10

lực lượng ANND và của Bộ Công an; bồi dưỡng giáo viên cho các trường ANND; tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo theo kế hoạch của Bộ trưởng,

là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND, giữ vai trò nòng cốt cho sự phát triển của các trường ANND”.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện gồm: Ban Giám đốc Học viện,Viện Khoa học An ninh - Đơn vị cấp Cục (gồm 05 đơn vị cấp phòng trựcthuộc), 16 Khoa, Bộ môn, 12 Phòng chức năng và 04 Trung tâm

Đảng bộ Học viện ANND là Đảng bộ có Đảng ủy được giao quyền cấptrên cơ sở (từ tháng 4/2011) trực thuộc Đảng bộ Tổng cục chính trị CAND.Đảng bộ Học viện có 33 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 04 đảng bộ cơ sở và

29 chi bộ cơ sở Cụ thể 04 đảng bộ cơ sở gồm: Phòng Quản lý học viên có

35 chi bộ trực thuộc, Khoa Luật có 4 chi bộ trực thuộc, Văn phòng Họcviện có 5 chi bộ trực thuộc, Viện Khoa học an ninh có 5 chi bộ trực thuộc.Loại hình chi bộ được phân loại theo chức năng, nhiệm vụ chính trị cụ thểnhư: Chi bộ lãnh đạo nhiệm vụ công tác tham mưu, quản lý, khoa học,hướng dẫn là các phòng chức năng và Viện; chi bộ lãnh đạo nhiệm vụgiảng dạy, nghiên cứu khoa học là các khoa, bộ môn; chi bộ lãnh đạonhiệm vụ quản lý, học tập, rèn luyện học viên là các đơn vị quản lý họcviên Nhiệm vụ lãnh đạo của các chi bộ tuy có khác nhau nhưng đều nhằmthực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viện là phục vụ

sự nghiệp đào tạo cán bộ, chiến sỹ công an đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo

vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới

* Quan niệm về đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện ANND

Đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân (ANND) là một bộphận bí thư cấp ủy trong tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Học viện; ngườiđứng đầu cấp ủy, giữ vai trò hạt nhân đoàn kết của chi bộ; người trực tiếp chỉđạo, tổ chức tiến hành các hoạt động của chi bộ Đây là lực lượng nòng cốt,trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trọng tâm đưa đường lối, chủ

Trang 11

trương, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên vào mọi hoạtđộng lãnh đạo ở từng chi bộ.

Theo cơ cấu của Học viện, mỗi chi bộ cơ sở sẽ có một bí thư chi bộ phụtrách lãnh đạo mọi hoạt động của công tác Đảng, công tác cán bộ Bí thư chi bộphải là người do chi bộ bầu cử thông qua bỏ phiếu và được Đảng bộ Học viênphê duyệt theo đúng quy định

* Nhiệm vụ của bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

Nhiệm vụ của người cán bộ được qui định bởi chức trách của họ.Nhiệm vụ của đội ngũ BTCB được thể hiện trên tất cả các mặt công tác:Chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa Mặt khác, căn cứ vào đặc điểm,tính chất nhiệm vụ của Học viện ANND và vai trò, đặc điểm nêu trên,nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND đượcthể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Nghiên cứu, quán triệt, nắm vững mọi đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trênđặc biệt là những nghị quyết, chỉ thị có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụlãnh đạo của chi bộ và nhiệm vụ chính trị của đơn vị để triển khai thựchiện; đánh giá đúng tình hình mọi mặt của đơn vị, từ đó đề xuất chủtrương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị để cấp ủy, tổchức đảng thảo luận, quyết định

Căn cứ nội dung, yêu cầu của nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và điềukiện cụ thể của đơn vị mình, BTCB cùng tập thể chi uỷ xây dựng dự thảochương trình hành động, nghị quyết lãnh đạo của đơn vị; triệu tập, điềukhiển, tổ chức hội nghị chi bộ thảo luận, quyết định để thực hiện nghị quyết,chỉ thị của cấp trên

Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên,chương trình hành động thực hiện nghị quyết ở đơn vị, gặp phải nhữngvướng mắc, BTCB chỉ đạo việc tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên, kịpthời phản ánh lên cấp trên và đề xuất phương hướng giải quyết

Trang 12

Chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng, xây dựngcho cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thànhvới Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; có đạo đức, lối sống trong sáng, lànhmạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, có niềm tin, ý chí quyết tâm cao, sẵnsàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Trực tiếp tiến hành công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là xây dựng cấp ủy, tổchức đảng thực sự vững mạnh, xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh; quản lýđảng viên chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; tiến hành côngtác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên theo sự phân công của cấp ủy, tổ chức đảng

Tiến hành nội dung công tác cán bộ trong đảng bộ, chi bộ, đơn vị mìnhtheo chức trách, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng phạm vi, nội dung,quyền hạn quy định

Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động công tác xâydựng đảng theo đúng quy định

* Đặc điểm của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân Một là, hầu hết được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong

Công an, am hiểu công tác xây dựng đảng nhưng do mục tiêu đào tạo ở cácnhà trường khác nhau nên PCLĐ trong công tác xây dựng Đảng, tiến hànhCTĐ, CTCT không đồng đều Do đó, tiến hành bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũBTCB phải vừa bảo đảm toàn diện, vừa lựa chọn xác định đúng trọng tâm,trọng điểm, đúng đối tượng

Hai là, đội ngũ BTCB đều giữ các cương vị trưởng, phó phòng, khoa, bộ

môn và cán bộ lớp thuộc các hệ quản lý học viên nên tuổi đời, tuổi quân, cấpbậc, trình độ học vấn và kinh nghiệm thực tế cũng khác nhau Chính vì vậy,việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB phải sát với từng

đối tượng cụ thể trong từng giai đoạn nhất định.

Ba là, đội ngũ BTCB hầu hết do dân chủ bầu cử nên thường biến động

theo nhiệm kỳ đại hội và khóa đào tạo của Học viện, đòi hỏi việc xây dựngchương trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng PCLĐ của đội

Trang 13

ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND phải phù hợp theo nhiệm kỳ, bám sátchương trình kế hoạch đào tạo của từng đối tượng trong từng giai đoạn cụ thể.

Bốn là, nhiệm vụ lãnh đạo của các chi bộ theo chức năng, nhiệm vụ của

từng đơn vị nên chương trình công tác, nghị quyết công tác của các chi bộkhác nhau do đó PCLĐ của đội ngũ BTCB biểu hiện trong hoạt động thựctiễn rất đa dạng, đòi hỏi mỗi hoạt động bồi dưỡng phải căn cứ vào nội dung,bám sát đối tượng để lựa chọn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức,biện pháp tiến hành phù hợp với từng đối tượng cụ thể

* Vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

Đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND luôn có vai trò hết sức quantrọng đối với hoạt động lãnh đạo của chi uỷ, chi bộ; là hạt nhân trung tâmđoàn kết, đại biểu cho năng lực, trí tuệ, uy tín của chi uỷ, chi bộ Vai trò đóđược thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đội ngũ BTCB có vai trò là người giữ vững định hướng chính trị, lập trường tư tưởng trong mọi hoạt động chi uỷ, chi bộ.

BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND là người chỉ huy, quản lý, điều hành

mọi hoạt động của chi bộ Đảng theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng,nghị quyết, chỉ thị của Bộ Công an Đồng thời, tuyệt đối không hoang mangdao động trước mọi luận điệu của các thế lực thù địch, trước những âm mưudiễn biến hòa bình của các đối tượng, đối tác trong phát triển kinh tế - chínhtrị của đất nước Với đặc thù của lực lượng an ninh thì các BTCB phải làngười thường xuyên củng cố, giáo dục tư tưởng, lập trường chính trị cho cấp

ủy chi bộ, đảng viên trong chi bộ giúp họ có niềm tin vào đường lối lãnh đạocủa Đảng, của Bộ Công an

Thứ hai, đội ngũ BTCB là những người đứng đầu, đại diện cho chi uỷ, trực tiếp chỉ đạo, tiến hành xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với đơn vị.

Trang 14

BTCB là người có vai trò quan trọng trong chỉ huy, quản lý, điều hànhmọi hoạt động của tổ chức Đảng; đồng thời là lực lượng nòng cốt có vai trò quantrọng tham mưu cho đảng ủy, chi bộ Đảng những chủ trương, biện pháp lãnhđạo, chỉ đạo, những nội dung CTĐ, CTCT; hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ các cơquan, đơn vị thực hiện thắng lợi chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chi bộĐảng Do đó, thông qua BTCB mọi đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, của

Bộ Công an, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy các cấp được quán triệt và tổchức thực hiện thắng lợi đến mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cán bộ, học viên,nhân viên, chiến sĩ không chỉ trong toàn Học viện Vì thế, nếu họ có phong cáchtốt, ý thức, trách nhiệm cao thì việc quán triệt và tổ chức thực hiện đó đạt kết quảtốt Ngược lại, nếu họ yếu về năng lực, lại thiếu nhiệt tình, trách nhiệm thì kếtquả trên sẽ hạn chế, phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp Bên cạnh đó BTCB còntham mưu, đề xuất với đảng ủy trường Học viện ANND về nội dung, hìnhthức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT; tham gia xây dựng và hướng dẫn, giúp

đỡ các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch CTĐ, CTCT Hiệp đồng chặt chẽvới đơn vị triển khai và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng, chỉ thị,hướng dẫn của cấp trên, sự chỉ đạo của Đảng ủy về CTĐ, CTCT theo chứcnăng, nhiệm vụ của từng ban, ngành trên từng mặt công tác Hướng dẫn, phốihợp, giúp đỡ các đơn vị tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ; xây dựngcác tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ vàthực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở Tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho cấp

ủy và đảng viên trong Học viện thực hiện tốt CTĐ, CTCT Thực hiện tốt chế

độ tổng hợp tình hình, báo cáo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt độngCTĐ, CTCT; quản lý và sử dụng kinh phí, vật tư trang bị CTĐ, CTCT Tíchcực xây dựng ban, ngành vững mạnh; thường xuyên bồi dưỡng nâng caophẩm chất, đạo đức của người Công an cách mạng

Thứ ba, đội ngũ BTCB là những người có vai trò đặc biệt quan trọng trong chỉ đạo, định hướng và tiến hành công tác Đảng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực công tác xây dựng Đảng trong Học viện.

Trang 15

Công tác đảng, công tác chính trị là hoạt động có ý thức, thâm nhập vàomọi nhiệm vụ, hoàn cảnh nhằm phát huy tính sáng tạo, sức mạnh của mọi

tổ chức, mọi lực lượng, mọi con người trong Học viện hướng vào thực

hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT

lại phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng vàkết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng đảng viên, trong đó người BTCB

có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong hướng dẫn, chỉ đạo,kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Thông qua đó góp phần xây dựng

ý thức tự giác, thái độ trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, học viên,công nhân viên trong mọi hoạt động công tác, giảng dạy, học tập, nghiêncứu, do đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoahọc của các đơn vị trong Học viện

Thứ tư, đội ngũ BTCB có vai trò quan trọng trong xây dựng các tổ chức trong đơn vị vững mạnh, trực tiếp góp phần lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựngHọc viện vững mạnh toàn diện là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng, là tráchnhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của mọi cán bộ, đảng viên trong nhàtrường, trong đó người BTCB có vai trò quan trọng Là những cán bộ có trình

độ chuyên môn chuyên sâu về nghiệp vụ CTĐ, CTCT, những chuyên gia vềcông tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác chínhsách Mặt khác, mọi chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chi bộ về xâydựng tổ chức đảng, xây dựng đơn vị được triển khai đến mọi tổ chức, mọi cán

bộ, đảng viên đều thông qua cơ các cấp ủy đảng trong nhà trường Nếu BTCBphát huy vai trò, trách nhiệm trong hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra sẽ giúp choviệc xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng các

cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện Góp phần xây dựng đảng bộ Học việntrong sạch vững mạnh, nhà trường vững mạnh toàn diện, lãnh đạo và tổ chức

Trang 16

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Học viện Ngược lại, nếu ngườiBTCB không có năng lực tổ chức, quản lý thì đơn vị sẽ trì trệ kém phát triểntrong mọi lĩnh vực.

1.1.2 Phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

* Quan niệm về phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng

bộ Học viện An ninh nhân dân.

- Phong cách:

Phong cách theo từ điển Tiếng Việt “là cung cách làm việc, hoạt động, xử

sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó” [38, tr 1006]

Nói đến phong cách là nói đến cái riêng, cái độc đáo có tính hệ thống

và tương đối ổn định của chủ thể (cá nhân, nhóm người, tổ chức ) được thểhiện trong tất cả các mặt hoạt động tạo nên những giá trị, những nét riêng biệtcủa chủ thể đó Vì vậy, cùng một môi trường, điều kiện hoàn cảnh sống nhưnhau, cùng giữ cương vị, có chức trách nhiệm vụ như nhau, mỗi người có mộtphong cách sống, phong cách làm việc khác nhau, nó luôn có sự thay đổi,phát triển để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới

Hiểu phong cách theo nghĩa chung nhất, là “vẻ riêng trong lối sống, cách làm việc của một người hoặc nhóm người trong xã hội ” Như vậy, xét từ

góc độ tâm lý người, trong cấu trúc của nhân cách, phong cách thuộc phạmtrù tính cách, là một nội dung mang tính tổng hợp của tính cách, được xemnhư là hình thức biểu hiện của tính cách Phong cách biểu hiện thái độ củachủ thể đối với thực hiện khách quan thông qua các phương pháp, biện pháp,cách thức cụ thể để xử lý các tình huống xảy ra trong hoạt động thực tiễn

- Lãnh đạo:

Theo Từ điển tiếng Việt “Lãnh đạo: Đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó” [38, tr 698]

Trang 17

Lãnh đạo là quá trình một người ảnh hưởng đến những người khác đểthực hiện mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.Người lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: Khả năng tạo tầm nhìn, khả năngtruyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.

Phong cách lãnh đạo: là những phương pháp, cách thức đặc trưng của

hoạt động lãnh đạo, được biểu hiện trong sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của tổchức đảng và đảng viên Hay nói cách khác, PCLĐ là hệ thống các phương phápđược người lãnh đạo sử dụng để tác động đến người dưới quyền

Xuất phát từ chức năng lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ViệtNam với Nhà nước và xã hội, do vậy tiếp cận PCLĐ ở đây chính là phongcách của Đảng, được biểu hiện thông qua PCLĐ của các tổ chức đảng và đảngviên Trên cơ sở đó có thể quan niệm:

Phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện ANND

là những cách thức, phương pháp lãnh đạo biểu hiện đặc trưng mang tính ổn định của bí thư chi bộ, đội ngũ bí thư chi bộ được hình thành, phát triển từ các phẩm chất riêng của cá nhân tạo thành nhân cách bí thư chi bộ và được đội ngũ BTCB sử dụng vào quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phù hợp với điều kiện phát triển của Học viện.

* Những yếu tố cơ bản quy định phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện ANND

Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của bí thư chi bộ

Đây là yếu tố nền tảng có vị trí hàng đầu định hướng chính trị đúng đắncho mọi hoạt động của người lãnh đạo Đối với người BTCB, phẩm chấtchính trị, đạo đức cách mạng là phẩm chất hàng đầu, yếu tố “gốc” để hìnhthành, và phát triển PCLĐ của họ

Phẩm chất chính trị, đạo đức là lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổquốc và nhân dân; có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng; có tinh thầncách mạng triệt để, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất; ý thức tổ chức, kỷluật tự giác nghiêm minh; là hạt nhân đoàn kết trong cơ quan, đơn vị và đoàn

Trang 18

kết quân dân; có nếp sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, trong sạch lànhmạnh Phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng ảnh hưởng sâu sắc đến tácphong, tư duy và hệ tư tưởng của mỗi người BTCB, có thể nói người BTCB

có phẩm chất chính trị vững vàng, không hoang mang dao động trước nhữngcám dỗ về vật chất và tinh thần của các thế lực thù địch, có đạo đức cáchmạng luôn sống và rèn luyện đạo đức cách mạng có tác động mạnh mẽ tớiquá trình người BTCB tham mưu, thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng,đảm bảo sự thắng lợi trong quá trình quán triệt đường lối đến tất cả các thànhviên trong Đảng bộ Học viện

Trình độ, năng lực của bí thư chi bộ

Năng lực (bao gồm cả kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, cả năng lực nhậnthức và năng lực hoạt động thực tiễn) là một trong những yếu tố quantrọng để hình thành PCLĐ của đội ngũ BTCB Chi bộ lãnh đạo mọi mặtđơn vị, người BTCB phải có kiến thức hiểu biết toàn diện mới đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo

Trình độ kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn là yếu tố đặcbiệt quan trọng quyết định trực tiếp đến phong cách làm việc khoa học củangười BTCB PCLĐ chỉ có thể dựa trên vốn tri thức phong phú, sâu sắc vànăng lực thực tế của mỗi người Nếu vốn kiến thức nghèo nàn, năng lựcchuyên môn yếu sẽ khó có thể tạo ra một PCLĐ thuyết phục, hiệu quả, tất yếu

sẽ dẫn đến thụ động, trông chờ, dựa dẫm, lệ thuộc vào tập thể, vào cơ quan,không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, thiếu sáng tạo, mạnh dạn trong

đề xuất, thiếu kiên quyết trong hướng dẫn, kiểm tra, xử trí các công việc Vìvậy, đòi hỏi BTCB phải có kiến thức toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh

tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt phải có trình độ hiểu biết sâu sắc lý luận chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo

vệ Nhà nước của lực lượng, cũng như nhiệm vụ đào tạo và phát triển lựclượng Công an chính quy, tinh nhuệ của Học viện Trên cơ sở kiến thức

Trang 19

chung, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chiến đấu,vận dụng vào thực tế công tác biến thành năng lực hoạt động thực tiễn củamình, giúp người BTCB có PCLĐ phù hợp, thu phục lòng người trong khitriển khai mọi hoạt động của chi bộ.

Phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ

Phương pháp, tác phong công tác biểu hiện đặc trưng PCLĐ của đội ngũBTCB, quyết định kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người BTCB Thể hiện trênnhững nội dung: Giữ vững tính Đảng, tính nguyên tắc, đề cao dân chủ tập thể trongsinh hoạt, hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng và trong đơn vị; giáo dục thuyết phụcnêu gương, nói đi đôi với làm, tránh tác phong chuyên quyền, độc đoán Phươngpháp, tác phong công tác của BTCB ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hoàn thànhcông việc và hài lòng của cấp dưới, bởi đây là biểu hiện cụ thể của phong cáchthông qua những cách thức, hoạt động cụ thể trong quá trình xử lý tình huống.Thông qua cường độ, tốc độ, nhịp độ của các từng hoạt động cụ thể ảnh hưởng rất

rõ trong giải quyết công việc, xử trí các tình huống CTĐ, CTCT của người BTCB.Người có phương pháp, tác phong làm việc thận trọng, chắc chắn, sâu sắc, ứng phónhanh nhạy trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ là những người BTCB giỏi, cóPCLĐ tích cực, hài hòa trong công việc, cuộc sống

Ngoài những yếu tố trên, PCLĐ của BTCB còn được quy định bởi yếu

tố tư chất, điều kiện môi trường sống và trưởng thành, kinh nghiệm và đốitượng đang trực tiếp lãnh đạo Những phẩm chất, tính cách riêng biệt của mỗi

cá nhân người BTCB cùng với điều kiện của môi trường sống, trưởng thành,làm việc chi phối mạnh mẽ tới PCLĐ của người BTCB Mỗi người BTCBsinh ra và lớn lên và sống tại những địa phương khác nhau, chịu sự tác độngcủa thiên nhiên, môi trường nơi mình sinh sống, phát triển cùng với quá trình

tự học, tự rèn luyện của mỗi người tạo nên PCLĐ của đội ngũ BTCB Nếuthiên nhiên thuận lợi hoặc khó khăn sẽ tác động hình thành những nét riêngtrong tính cách, thói quen, hành vi…

* Đặc trưng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân.

Trang 20

Một là, giữ vững tính Đảng, tính nguyên tắc, đề cao dân chủ tập thể

trong sinh hoạt, hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng và trong đơn vị

Những công việc của Học viện đều liên quan đến đường lối, chủtrương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, nguyên tắc; liênquan đến quyền lợi, đến sinh mệnh chính trị của con người và tổ chức; liên quanđến những vấn đề rất hệ trọng, rất nhạy cảm về chính trị Do đó, đòi hỏi BTCBluôn luôn giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc, nhưng mềm dẻo, uyển chuyểntrong giải quyết các công việc thực tiễn, không máy móc giáo điều, khôngnguyên tắc cứng nhắc, nhưng cũng không tự do tùy tiện vi phạm nguyên tắc.Chính yêu cầu này đã làm cho đội ngũ BTCB của Học viện luôn nỗ lực tudưỡng, rèn luyện để trở thành đặc trưng trong phong cách công tác của mình

Cũng giống như các đơn vị nhà trường Công an nhân dân, Học việnANND luôn nêu cao tinh thần tập thể, lấy tập thể làm môi trường, mục đíchtrong mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng ủy, cấp ủy chi bộ Trong quá trìnhlãnh đạo BTCB luôn tranh thủ ý kiến của tập thể, đề cao tính dân chủ trongcác hoạt động lãnh đạo của cấp ủy

Hai là, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, thống nhất giữa nhận thức

với hành động, lời nói đi đôi với việc làm, tiền phong gương mẫu

Để hoạt động lãnh đạo của Đảng ủy, Cấp ủy đơn vị luôn thiết thực, giảiquyết đúng đòi hỏi từ thực tiễn; nghị quyết của Đảng ủy, Cấp ủy đơn vị đượctriển khai trên thực tế, đòi hỏi Đảng bộ, Cấp ủy đơn vị, BTCB và từng đảng

uỷ viên phải sâu sát cơ sở, gắn bó với các đối tượng học viên, hiểu tâm tư,nguyện vọng, tin yêu, tôn trọng, quan tâm đến lợi ích và sự tiến bộ, phát huyquyền làm chủ của các đối tượng đang sinh hoạt đảng trong Học viện Thựctiễn là cơ sở quan trọng để đề ra nghị quyết, đồng thời cũng là nơi kiểmnghiệm tính đúng đắn của nghị quyết của Đảng bộ, Cấp ủy đơn vị Do đó, cósâu sát với cơ sở, gắn bó với học viên, dựa vào các đối tượng học viên thìĐảng bộ, Cấp ủy đơn vị mới nắm bắt những chủ trương, biện pháp lãnh đạocủa mình phù hợp, hay chưa phù hợp, đã giải quyết đúng nguyện vọng của

Trang 21

học viên hay chưa và đến mức độ nào để điều chỉnh kịp thời Mặt khác, cósâu sát cơ sở, gắn bó học viên thì Đảng bộ, Cấp ủy đơn vị và mỗi BTCB mớithu nhận, học hỏi được những kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nắm bắtđược tâm tư, nguyện vọng của học viên để nâng cao năng lực lãnh đạo toàndiện, sức chiến đấu, ra được nghị quyết chính xác, tính khả thi cao, tránh saisót chủ quan Hiện nay, mỗi BTCB cần phải biết dựa vào đường lối, chínhsách, nguyên tắc của Đảng, dựa vào tổ chức để giáo dục, thuyết phục cán bộ,đảng viên và quần chúng Mẫu mực về đạo đức, lối sống, nói đi đôi với làm,nói ít làm nhiều, dùng chân lý, lẽ phải, thấu tình, đạt lý để giáo dục, thuyếtphục, cảm hoá cán bộ, đảng viên có như vậy các đối tượng học viên tin và tựnguyện, tự giác học tập làm theo Sâu sát các công việc của đơn vị để dìu dắtcán bộ, đảng viên, học hỏi lẫn nhau trong hoàn thiện mình, tuyệt đối khôngnói một đường làm một nẻo, nói mà không làm, quan liêu, hách dịch, cửaquyền, sách nhiễu gây khó khăn cho người học

Ba là, đoàn kết nội bộ, gắn bó với quần chúng, thương yêu con người,

quan tâm, giúp đỡ cấp dưới trong cuộc sống, công tác

Đoàn kết, gắn bó, yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh lànhững phẩm chất vốn có của người Công an cách mạng, đặc biệt là ngườiBTCB trong các đơn vị của Học viện, họ là những người thầy, người đồng chíđồng đội của nhau chính vì lẽ đó mỗi BTCB là một chất keo kết dính tất cả cácđối tượng, học viên đang theo học tại trường, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm

vụ trung tâm của trường là giáo dục đào tạo các thế hệ cán bộ Công an nhândân chính quy, tinh nhuệ đáp ứng yêu cầu thực tiễn chiến đấu trong sự nghiệpđảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước

BTCB luôn tiếp xúc với nhiều cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ, vớicấp trên và cấp dưới, những lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, cả trong việctriển khai nhiệm vụ, trong nắm tình hình, trong tham gia giải quyết các vụ việctiêu cực, vi phạm kỷ luật, trong quan hệ mở rộng giao lưu, phối hợp công tác với

cơ quan, chính quyền, đoàn thể địa phương Công tác trong môi trường sư phạm,

Trang 22

dân chủ, luôn đề cao những giá trị văn hóa, vì vậy người BTCB luôn có tinh thầndân chủ, biết tôn trọng, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của các đối tượng làm việc,luôn có thái độ cởi mở, chân tình, tạo ra sự tin cậy với đối tượng tiếp xúc, làmtăng tính thuyết phục, mang lại hiệu quả công tác tốt.

Bốn là, thống nhất cao giữa tính kế hoạch với sự linh hoạt, nhạy bén,

sáng tạo trong hoạt động thực tiễn

Chi bộ theo các loại hình đơn vị bám sát chức năng, nhiệm vụ đơn vị đềxuất, biện pháp lãnh đạo, những nội dung về CTĐ, CTCT Vì vậy, đội ngũBTCB phải luôn chủ động trong công việc, bám sát ý định, chủ trương nghịquyết của Đảng ủy, chỉ thị của cấp trên, tình hình đất nước, nhiệm vụ giáo dụcđào tạo của nhà trường sớm dự báo tình hình, những công việc sẽ triển khai,tình hình tư tưởng của cán bộ, giáo viên, học viên để kịp thời tham mưu đềxuất với chi ủy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời hiệpđồng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Từthực tiễn đó, đội ngũ BTCB cần bồi dưỡng tính kế hoạch kết hợp chặt chẽ vớisáng tạo, linh hoạt, nhạy bén trong tư duy và hành động thực tiễn, đó là một nétđặc trưng trong phong cách công tác

Môi trường học tập, giáo dục trong nhà trường luôn đòi hỏi mỗi BTCBphải không ngừng sáng tạo bởi nếu không sáng tạo chủ động xây dựng các kếhoạch trong giáo dục, đào tạo thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực tiễnchiến đấu của lực lượng Đặc thù chuyên môn đòi hỏi mỗi BTCB là nhữngngười tiên phong trong mọi hoạt động, giúp Cấp ủy chi bộ đơn vị nhà trườnghoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Bộ công an giao phó

Năm là, sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ, kiểm tra, giám sát kịp thời.

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, khoa, bộ môn, trung tâm được cụthể hóa trong nội dung công việc, hoạt động của các bộ phận, của mỗi cán bộđảng viên Tính sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ được thể hiện rõ trong từng nội dung bàigiảng của giảng viên, trong từng nhiệm vụ liên quan đến đời sống tư tưởngchính trị của từng con người cụ thể Mỗi ban, ngành nghiệp vụ có yêu cầu vềchuyên môn của riêng ngành mình, vì vậy, chỉ có người trong chuyên ngành

Trang 23

mới am tường, mới có đủ trình độ để giải quyết một cách hiệu quả Và trongquá trình tổ chức thực hiện luôn triển khai một cách đồng bộ giữa các côngviệc và sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các bộ phận Vì vậy, tỷ mỉ trong phongcách lãnh đạo của đội ngũ BTCB thể hiện rất rõ.

Do quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của nhà trường liên quan đếnnhững vấn đề rất nhạy cảm về đảm bảo an ninh quốc gia nên nhiều phòng,khoa, bộ môn, trung tâm được xác định là cơ quan trọng yếu Vì vậy, PCLĐcủa BTCB luôn thể hiện tính thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính bảo mật cao.Mọi thông tin người cán bộ đề xuất, cung cấp hay tiếp nhận, xử lý đều đượctiến hành với phong cách thận trọng, chắc chắn, chính xác, đúng quy định, thểhiện rõ tính mô phạm, mẫu mực trong môi trường sư phạm quân sự

Công việc của BTCB ở Học viện an ninh đòi hỏi độ chính xác cao, cùngmột lúc triển khai nhiều công việc, không kể ngày làm việc hành chính hayngày nghỉ, giờ nghỉ Chính vì thế PCLĐ của BTCB thể hiện rõ tính kiên trì,bền bỉ, miệt mài, tận tâm, tận lực với công việc, dù phải chịu áp lực về thờigian, trong những điều kiện khó khăn, phức tạp, khẩn trương vẫn quyết tâmhoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng tốt yêu cầu trong mọi hoàn cảnh

1.1.3 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

* Quan niệm bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ

ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân.

Bồi dưỡng là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong các lĩnh

vực hoạt động của đời sống xã hội Theo từ điển tiếng Việt, bồi dưỡng là :

“làm cho khỏe thêm, mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [38, tr.191] Có thểkhái quát: Bồi dưỡng là hoạt động có mục đích của cá nhân hoặc tổ chức, nhằm

bổ sung, hoàn thiện những phẩm chất, năng lực cần có của con người để đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày một tốt hơn

Có thể quan niệm: Bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của Đảng

bộ Học viện, của cấp ủy, tổ chức đảng, đặc biệt là đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi

Trang 24

bộ cùng sự nỗ lực tự rèn luyện, bồi dưỡng của đội ngũ BTCB về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác nhằm xây dựng đội ngũ BTCB vững mạnh, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Mục đích bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ BTCB ở Đảng

bộ Học viện ANND

Nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện PCLĐ của đội ngũ BTCB, bảmđảm cho từng người và cả đội ngũ có PCLĐ phù hợp với vị trí, vai trò củangười BTCB; phát huy tốt phẩm chất, năng lực hiện có, đáp ứng yêu cầu lãnhđạo trong giai đoạn mới, đảm bảo nhiệm vụ mà Đảng và Bộ công an giao phó

Chủ thể bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND: Cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Học viện.

Đảng ủy Học viện ANND, cơ quan chức năng của Học viện có trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ởĐảng bộ Học viện ANND Trong đó, Đảng ủy cơ sở, chi bộ là chủ thể trực tiếplãnh đạo bồi dưỡng PCLĐ của BTCB trong xác định nội dung, hình thức, biệnpháp bồi dưỡng PCLĐ trong từng hội nghị, giải quyết từng công việc, xử trítừng tình huống, mọi công việc hàng ngày của chi ủy, chi bộ

Lực lượng tham gia bồi dưỡng:

Bao gồm mọi cán bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng trong cơquan đơn vị Từng tổ chức, cá nhân tham gia quá trình bồi dưỡng tùy theochức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ

Đối tượng bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân:

Đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND là đối tượng bồi dưỡng củacác cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng Đồng thời đội ngũ BTCB vừa làchủ thể tự giác, tích cực của quá trình tự bồi dưỡng PCLĐ

Nội dung bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viên An ninh nhân dân

Trang 25

Bồi dưỡng PCLĐ của BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND cần phải cónội dung toàn diện, sát thực, trong đó phải hướng đến những nội dung cốt lõi,quyết định đến việc hình thành, phát triển và hoàn thiện PCLĐ của người bíthư chi bộ đó là: Lý luận gắn liền với thực tiễn; nói đi đôi với làm; làm việc có

kế hoạch, khoa học, tỉ mỉ, cụ thể; sâu sát quần chúng, gần gũi, tôn trọng những đốitượng học tập; làm việc dân chủ, nguyên tắc; sát thực tiễn; trong đó coi trọng bồidưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức toàn diện, phương pháp,tác phong trong công tác và sự kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung đó với nhautrong quá trình bồi dưỡng

Về phẩm chất chính trị: Tập trung bồi dưỡng những vấn đề cơ bảnhướng vào xây dựng bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổquốc, với Nhân dân, sẵn sàng hy sinh chiến đấu, phục vụ tổ quốc, phục vụNhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủnghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành kiên quyết đấu tranh với cácbiểu hiện sai trái đi ngược với lợi ích của nhân dân

Về đạo đức, lối sống: Tập trung bồi dưỡng nâng cao đạo đức cáchmạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh; có thái

độ, hành vi đúng đắn; trung thực, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lêntrên lợi ích cá nhân; gần gũi và chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân; giữ gìnđoàn kết và kỷ luật trong đảng bộ, cấp chi bộ, nói và làm theo nghị quyết, chỉ thịcủa các cấp uỷ, tổ chức đảng; thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình và phêbình; lối sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, lành mạnh; không tham ô, thamnhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”; kiên quyết đấu tranh chốngtham ô, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”

Về kiến thức toàn diện: Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết

và khả năng vận dụng các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết về phát triển kinhtế- xã hội, đảm bảo an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; có kiến thức

Trang 26

pháp luật, nghiệp vụ trong công tác Công an; đối mới, chỉnh đốn Đảng; cáckiến thức khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức công tác xây dựng đảng; nănglực tư duy lãnh đạo, năng lực thực tiễn tổ chức các hoạt động của đảng bộ, đảngủy; năng lực vận động, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của các đốitượng học viên kiến thức, kinh nghiệm, năng lực giải quyết các tình huống nảysinh trong thực tế; năng lực tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện sức chiến đấu…

Về phương pháp, tác phong công tác

Bồi dưỡng kiến thức về phong cách, PCLĐ, quan niệm đúng về các loạiphong cách, PCLĐ, phong cách quản lý yêu cầu của mỗi loại phong cách,vai trò của mỗi loại phong cách Đặc biệt phải bồi dưỡng cho đội ngũ BTCB

có nhận thức sâu sắc về kiến thức PCLĐ, về vai trò, đặc trưng, những yếu tốquy định, con đường hình thành PCLĐ của BTCB Đặc biệt là bồi dưỡng trựctiếp cách thức, phương pháp, tác phong của từng BTCB sao cho phù hợp vớiyêu cầu thực tiễn chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị

Mỗi nội dung có vị trí, vai trò khác nhau, song có quan hệ tác động qualại lẫn nhau tạo nên khối lượng kiến thức cơ bản, hệ thống và toàn diện bảođảm cho người BTCB không ngừng củng cố, phát triển, hoàn thiện PCLĐ đápứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân:

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng rất phong phú, đa dạng Căn cứ vào đối

tượng, điều kiện, hoàn cảnh, nhiệm vụ của cơ quan trong từng giai đoạn vàcăn cứ vào những nội dung bồi dưỡng để lựa chọn hình thức, biện pháp bồidưỡng cho phù hợp Trong đó cần chú ý:

Bồi dưỡng thông qua đào tạo các lớp lý luận chính trị cao cấp: Đây làhình thức, biện pháp bồi dưỡng rất cơ bản và toàn diện với nội dung, chươngtrình thống nhất theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, được thực hiện chủ yếu lãnhđạo các trường Công an nhân dân trên cở sở lĩnh hội những nội dung kiến

Trang 27

thức cơ bản, nâng cao về lý luận chính trị, hình thành các phẩm chất chính trị,đạo đức, phát triển năng lực, hoàn thiện PCLĐ

Thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng doHọc viện, Bộ Công an tổ chức: Đây là hình thức, biện pháp bồi dưỡng rấtquan trọng và đạt chất lượng, hiệu quả tốt Tập huấn nghiệp vụ do cấp trên

tổ chức hoặc nhà trường tổ chức, chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng nghiệp vụtiến hành CTĐ, CTCT, bao gồm thống nhất các vấn đề về chuyên mônnghiệp vụ, bổ sung, hoặc thay đổi mới về quy định, nguyên tắc, chế độ, thủtục làm việc; thống nhất phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ tiến hành cáchoạt động CTĐ, CTCT

Thông qua hoạt động thực tiễn hoạt động lãnh đạo: Đây là hình thức, biệnpháp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng trong thực tiễn công tác Hình thức, biệnpháp này có tính trực quan cao, thường được vận dụng sinh động trong thực tế

Cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới: Đây là hình thức, phương pháp tiếnhành mang lại hiệu quả nhất Cấp trên bồi dưỡng cho đội ngũ BTCB là đảng

ủy viên ban giám hiệu nhà trường, cấp ủy của các chi bộ đơn vị trong Đảng

bộ Học viện tiến hành bồi dưỡng thông qua hoạt động công tác thường xuyên;qua giao ban công tác Đảng; họp triển khai nội dung công tác trọng tâm; hộinghị sơ kết, tổng kết thi đua từng đợt, cả năm

Thông qua hoạt động tự bồi dưỡng, rèn luyện của cán bộ: Đây là hìnhthức, biện pháp của mỗi BTCB tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, thông quaviệc tự xác định nội dung, kế hoạch và tự kiểm tra kết quả thực hiện Tuynhiên, để hoạt động tự bồi dưỡng, rèn luyện của BTCB đạt chất lượng, hiệuquả tốt cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức một cách khoahọc, bảo đảm cho mỗi BTCB nhận rõ vị trí, vai trò của hình thức tự bồidưỡng, xây dựng ý chí quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, không ngừng họctập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt

* Những vấn đề có tính nguyên tắc bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân

Thứ nhất, bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện

Trang 28

ANND phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy, tổ chức đảng; chấphành đúng các nghị quyết của Đảng về đổi mới, chỉnh đốn Đảng Bồi dưỡngPCLĐ của đội ngũ BTCB là một phần trong CTĐ, CTCT của Học viện, chính

vì vậy cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát xao của cấp ủy, tổ chức đảng vềnội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp, thống nhất vớiNghị quyết của Đảng về đổi mới, chỉnh đốn Đảng một cách triệt để sâu rộngtrên mọi lĩnh vực công tác

Thứ hai, bồi dưỡng PCLĐ đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND

phải gắn với củng cố, kiện toàn cấp ủy chi bộ, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộchủ trì và xây dựng chi bộ thực sự vững mạnh PCLĐ của đội ngũ BTCB chỉ cóthể thực hiện tốt và đạt kết quả tối ưu khi chi bộ đó được kiện toàn về mặt tổchức và mục đích cuối cùng của việc bồi dưỡng PCLĐ cho đội ngũ BTCB cũngchính là để hướng tới xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh Để thực hiệnnguyên tắc này, yêu cầu các đơn vị, chi bộ cấp cơ sở phải thường xuyên rà soát,

đề xuất để lãnh đạo cấp trên xem xét củng cố, kiện toàn cấp ủy chi bộ, giúp cấpchi bộ đủ sức lãnh đạo chi bộ phát triển vũng mạnh

Thứ ba, gắn bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện

ANND phải phát huy tốt vai trò của các tổ chức, các lực lượng Bồi dưỡngPCLĐ của đội ngũ BTCB là hoạt động thường xuyên, liên tục ở Học viện, đểhoạt động bồi dưỡng phù hợp, thống nhất với nhiệm vụ, chức năng, đặc thùchuyên môn của từng đơn vị thì mỗi tổ chức, đơn vị trong Học viện cần pháthuy tối đa vai trò của đơn vị mình, hiểu rõ cái đơn vị mình còn thiếu, còn yếusau đó đưa ra những nội dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả

Thứ tư, bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB ở Đảng bộ Học viện ANND

kết hợp chặt chẽ bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của cánhân Mỗi người BTCB là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển vữngmạnh của chi bộ, chỉ có cách cá nhân tự nhận thức về những hạn chế, tồn tạitrong PCLĐ của chính mình sau đó tự bồi dưỡng và rèn luyện cho mình trongquá trình triển khai công việc mới đem lại hiệu quả cao nhất trong bồi dưỡngPCLĐ Tự bồi dưỡng, tự rèn luyện là cách làm tối ưu giúp tiết kiệm thời gian,

Trang 29

tiền bạc, công sức trong quá trình bồi dưỡng PCLĐ cho đội ngũ BTCB ởĐảng bộ Học viện ANND

* Tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội

ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện ANND

Một là, tiêu chí đánh giá về nhận thức, trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của BTCB ở Học viện ANND Đây là tiêu chí rất

quan trọng Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng PCLĐ của BTCB của Học viên

an ninh nhân dân phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm và năng lực

của chủ thể và các lực lượng tham gia bồi dưỡng Theo tiêu chí này, cần đivào đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơquan tham mưu của cấp uỷ, các lực lượng tham gia bồi dưỡng ở mức nào;nhận thức đúng, đầy đủ hay lệch lạc, phiến diện Việc phát huy vai trò, tráchnhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, cơ quan chức năng đến đâu; việctham mưu, xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch, lựa chọn hình thức,phương pháp bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinhnghiệm của cơ quan chức năng Mức độ quan tâm động viên, giúp đỡ củaĐảng ủy, Ban giám đốc Học viện trong tự học tập, tự bồi dưỡng rèn luyệnPCLĐ của cấp uỷ, chi bộ đơn vị chức năng Nhận thức, trách nhiệm của các

tổ chức, lực lượng tham gia bồi dưỡng cũng như bản thân BTCB trong tựhọc tập, bồi dưỡng, rèn luyện PCLĐ đến đâu, ở mức độ nào

Hai là, tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của của BTCB của Học viên an ninh nhân dân Đánh

giá theo tiêu chí này cần xem xét việc xác định nội dung bồi dưỡng PCLĐcho đội ngũ BTCB của Học viên an ninh nhân dân phù hợp đến mức độ nào,

có toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp, hiệu quả, có gắn với nâng caonăng lực, tư duy lãnh đạo của đội ngũ này hay không Việc sử dụng các hìnhthức, biện pháp bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB phải linh hoạt, sáng tạo,hiệu quả và phù hợp

Ba là, sự chuyển biến về phong cách lãnh đạo, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị trong Học viện và công tác xây dựng đảng bộ Học viện trong sạch, vững mạnh

Trang 30

Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh tính mục đích của hoạt động bồidưỡng Đánh giá theo tiêu chí này cần xem xét mức độ chuyển biến, tiến bộ vềPCLĐ của từng bí thư và cả đội ngũ bí thư Đảng bộ đến đâu; PCLĐ đã thực sựdân chủ, khoa học chưa, việc giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc, sự thống nhấtgiữa lời nói và việc làm tới đâu, còn những hạn chế, yếu kém gì Đồng thời,cần đánh giá trong mối quan hệ biện chứng giữa phẩm chất, năng lực và PCLĐcủa từng bí thư trong Học viện đáp ứng với đòi hỏi của tình hình thực tiễn đếnđâu; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng người và cả đội ngũ.

Đánh giá về bồi dưỡng PCLĐ và PCLĐ của đội ngũ BTCB trong Đảng bộHọc viên an ninh nhân dân, người đứng đầu Cấp ủy chi bộ thuộc Đảng bộ Họcviện Do đó, đánh giá về bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ BTCB phải luôn gắn với kếtquả lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và công tác xây dựng chi bộ trong

sạch, vững mạnh trong mối quan hệ giữa tổ chức và người đứng đầu tổ chức Cần

xem xét kết quả lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong từngnăm học, từng nhiệm kỳ đạt mức độ nào, chất lượng giáo dục đào tạo và nghiêncứu khoa học phát triển theo chiều hướng nào, có phù hợp với tình hình thực tiễn,đáp ứng nhiệm vụ của Đảng và Bộ Công an giao phó… Đồng thời, cần đánh giákết quả xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng theo tiêu chí bình xét, phân loại cấp uỷ, tổchức đảng, đảng viên; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, việc khắc phục những hạnchế, khuyết điểm sau tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)của cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân.

1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ ở Đảng bộ Học viện An ninh nhân dân.

* Ưu điểm

Nhận thức, trách nhiệm của Đảng bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên

đã có chuyển biến tích cực.

Trang 31

Đa số Cơ sở, cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên trong Học viện đã nhậnthức đúng đắn, đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm trong bồi dưỡng PCLĐ củađội ngũ BTCB trong Đảng bộ Học viện

Trong những năm qua, Đảng bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên trongHọc viện ngày càng nhận thức đầy đủ hơn vai trò của đội ngũ BTCB, phẩmchất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của họ đối với việc hoànthành nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viên, đặc biệt trong nhiệm kỳ

2015 - 2020 phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Học viện thành cơ sở giáodục đại học trọng điểm của Ngành và tiến tới trường trọng điểm quốc gia Đểhoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm Đảng bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng đã thườngxuyên quan tâm bồi dưỡng và phát huy tốt trách nhiệm trong bồi dưỡng độingũ cán bộ nói chung, đội ngũ BTCB nói riêng Thời gian qua, Đảng ủy Họcviện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, giáo viên giai đoạn 2011- 2015, với quyết tâm đột phá, tạo nguồn quyhoạch lãnh đạo chỉ huy có trình độ chuyên môn cao Hiện tại, Học viện đã có

05 đồng chí được phong hàm giáo sư, 20 phó giáo sư (tăng 81% so với đầunhiệm kỳ); 68 tiến sĩ (tăng 51%), 255 thạc sĩ (tăng 80.8%); đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt, cán bộ trong quy hoạch đều được cử đi học lý luận chínhtrị cao cấp [Phụ lục 3] Kết quả điều tra khi được hỏi về vai trò của đội ngũBTCB và PCLĐ của đội ngũ BTCB đối với công tác xây dựng đảng bộ Họcviện cho thấy, có 75% ý kiến đánh giá rất quan trọng, 25% ý kiến đánh giáquan trọng [Phụ lục 4]

Trách nhiệm của các Đảng bộ, cấp ủy chi bộ, cán bộ chủ trì, cơ quanchức năng đối với công tác tạo nguồn, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng độingũ cán bộ các cấp nói chung, BTCB nói riêng ngày càng được nâng cao.Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng theo hướngchuẩn hoá theo chức danh, nâng cao về trình độ, phẩm chất chính trị, đặcbiệt mạnh dạn thay thế những cán bộ năng lực hạn chế Cụ thể, trong 200đối tượng được khảo sát có tới 08 đồng chí có cấp hàm tướng, 04 đồng chí

Trang 32

có chức danh giáo sư, 15 đồng chí có chức danh phó giáo sư, 55 đồng chí

có học vị tiến sĩ, 88 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị [Phụ lục2] Trong nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ 27, nhiệm

kỳ 2015 - 2020, phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lýgiáo dục trong nhà trường phải có trình độ tiến sĩ từ 35% trở lên, thạc sĩ từ60% trở lên; cán bộ lãnh đạo từ cấp khoa, phòng và cán bộ trong diện quyhoạch lãnh đạo cấp khoa, phòng có trình độ cao cấp lý luận chính trị đạt80% trở lên Đối với những đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ kiên quyết xử lýtheo đúng điều lệ đảng, giữ vững danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vữngmạnh tiêu biểu” được Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Tổng cụcChính trị Công an nhân dân tặng cờ thi đua, Bằng khen Báo cáo tham luậncủa BTCB khoa Nghiệp vụ 4 cũng đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng

ủy Học viện trong lãnh đạo công tác bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của cán

bộ các cấp trong học viện Cụ thể, phải xác định việc đào tạo, bồi dưỡngPCLĐ của đội ngũ BTCB là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, chu đáo, tỷ

mỉ, thậm chí phải là một nghệ thuật [21, tr 175], điều này cho thấy Đảng

bộ Học viện luôn thấm nhuần tư tưởng “Đảng phải nuôi dạy cán bộ nhưngười làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” của Hồ Chí Minh trongđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên

Trong thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016

về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí MinhĐảng bộ Học viện đã lãnh đạo các đảng bộ cơ sở, chi bộ đẩy mạnh công táctuyên truyền quán triệt sâu sắc chỉ thị tới từng cán bộ đảng viên, trong đónhấn mạnh tới việc xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứngđầu của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh Kết quả điều tra ý kiến về sự quan tâm của Đảng bộ, cơ sởđảng cấp trên, chi bộ đối với bồi dưỡng PCLĐ của BTCB ở Học viện cho

Trang 33

thấy, có 97.5% ý kiến đánh giá ở mức rất quan tâm và quan tâm; 87,5% ý kiếncho rằng đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm [Phụ lục 4].

Nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng có nhiều đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm.

Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết chuyên đề và đề án đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên giai đoạn 2011- 2015, Đảng ủy Học viện đãnhanh chóng tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, giáo viên giai đoạn 2016- 2020 Cụ thể như sau:

Về phẩm chất chính trị: Trong thời gian qua Đảng ủy Học viện ANND

đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng, xác định rõviệc bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị và tư cáchđạo đức của người Công an cách mạng nên đại đa số cán bộ, đảng viên, họcviên đặc biệt là đội ngũ bí thư chi bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệtđối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, có tinh thần trách nhiệmtrong công tác, kiên quyết trong đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trongĐảng, biểu hiện sai trái đi ngược lại với lợi ích của nhân dân

Đảng ủy Học viện ANND đã quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 09/ BCA-X11 ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Tăng cường côngtác chính trị, tư tưởng trong lực lượng CAND giai đoạn 2011-2015” tới toànthể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thịnghiêm túc, sâu sắc nhằm nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về những việc đã làmđược, chưa làm được, hoặc làm chưa tốt, tìm ra nguyên nhân và giải phápkhắc phục, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, đáp ứngyêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hơn nữa sự thống nhất trong Đảng bộ,

CT-sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên

Đặc biệt Đảng ủy Học viện ANND đã thường xuyên làm tốt việc giáodục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho mỗi cán

bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân,

Trang 34

những điều đảng viên không được làm; thường xuyên tổ chức giao ban côngtác chính trị, tư tưởng đối với cấp ủy, bí thư, phó bí thư của Học viện; tổ chứcgặp mặt ngày truyền thống của Đảng; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,những kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đảng viên, giúp cho đảng viên trongĐảng bộ yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Về đạo đức, lối sống: Đảng ủy Học viện ANND đã tổ chức Hội nghịkiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)

“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Qua đó, tạo nên đợtsinh hoạt chính trị sâu rộng, làm chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng của mỗicán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Qua chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tự phêbình và phê bình, Đảng ủy đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cấp ủy, tổ chứcđảng, của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, đã nhận diện rõ hơn nữa những biểuhiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống củacán bộ, đảng viên; của đội ngũ bí thư, phó bi thư, ủy viên trong các trong các chi

bộ, tổ chức đảng trực thuộc tự nhìn nhận, soi xét lại bản thân, thấy rõ và sâu sắchơn những ưu điểm, khuyết điểm của mình; đồng thời phân tích làm rõ nhữngnguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan của những khuyết điểm, yếukém để đề ra phương hướng, kế hoạch, giải pháp khắc phục khuyết điểm Saukiểm điểm tự phê bình và phê bình, các tổ chức đảng trong Đảng bộ đã xây dựngchương trình, kế hoạch phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; đề ra các giảipháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm

Hơn nữa, Đảng ủy Học viện ANND đã triển khai thực hiện Chỉ thị số

03 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(XII) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh trong toàn Học viện nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên, học viênnhận thức ngày càng sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh, thấm nhuần những quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo cấptrên Học viên ANND đã có những chuyển biến mạnh mẽ về hành động làm

Trang 35

theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạyCông an nhân dân; xây dựng Đảng bộ Học viên trong sạch, vững mạnh hoànthành tốt nhiệm vụ chính trị do Bộ Công an giao phó.

Trong thời gian qua Đảng bộ Học viện đã không ngừng mở các lớp bồidưỡng với nhiều nội dung phong phú liên quan tới PCLĐ Đặc biệt như mờigiáo sư Hoàng Chí Bảo về nói chuyện chuyên đề “Xây dựng phong cách, tácphong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên” tháng 2/ 2018.Theo thống kê của phòng Công tác đảng, Công tác chính trị và công tác quầnchúng, Học viện đã tổ chức 2 buổi hội thảo cấp Học viện, 3 buổi hội thảo cấpPhòng về công tác bồi dưỡng cán bộ đảng viên trong đó có nhấn mạnh về PCLĐcủa đội ngũ BTCB Bên cạnh đó để tuyên truyền về học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Học viện đã cho phát hành rộng rãi tàitiệu liên quan đến PCLĐ Hồ Chí Minh

Về kiến thức toàn diện: Đảng ủy Học viện ANND đã tập trung bồidưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng các vấn đề cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết về phát triển kinh tến - xã hội trong mọi lĩnh vực công tác,

trong đời sống của mỗi cán bộ, đảng viên Đặc biệt trong thời gian qua, Đảng bộHọc viện luôn ưu tiên, động viên cán bộ, đảng viên của học viện không ngừnghọc tập nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng, cửcán bộ đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao kỹ năng công thựchiện công tác chính trị trọng tâm Đảng bộ Học viện luôn đề cao công tác nghiêncứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học coi đây là nhiệm vụ trọngtâm góp phần phát triển vị thế, vai trò của Học viện Cụ thể: Nghiệm thu 18 đềtài khoa học cấp Bộ, 28 đề tài khoa học cấp cơ sở; đang nghiên cứu 16 đề tài cấp

Bộ, 17 đề tài cấp cơ sở, 01 đề tài cấp Nhà nước… tổ chức thành công nhiều hộithảo chuyên đề về bảo vệ an ninh quốc gia do Bộ Công an chủ trì; công tác biênsoạn, chỉnh lý, nghiệm thu, đưa vào sử dụng 39 giáo trình, 517 tài liệu dạy học…

Trang 36

Như vậy bên cạnh việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên thìĐảng bộ Học viện luôn quan tâm, động viên cán bộ, đảng viên trong toàn họcviện không ngừng học tập, nghiên cứu để phát triển toàn diện, xứng đáng làngười cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” trên mặt trận đảm bảo an ninh quốc gia vàgiữ gìn trật tự an toàn xã hội cho đất nước.

Về phương pháp, tác phong công tác: Đảng ủy Học viên luôn quán triệtsâu sắc đến từng đảng viên đang giữ cương vị lãnh đạo luôn phải lấy chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho tư tưởng vàhành động trong từng nhiệm vụ cụ thể Đồng thời phải luôn rèn luyện phươngpháp, tác phong công tác khoa học, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh

cụ thể của từng chi bộ thì mới nhanh chóng thâm nhập, thấm sâu vào ý thứccủa mỗi cán bộ, đảng viên, giúp cán bộ, đảng viên dốc lòng, dốc sức hoànthành nhiệm vụ chính trị trung tâm

Từ những nội dung bồi dưỡng cụ thể nêu trên, Đảng bộ học viên đãquan tâm làm rõ mục tiêu, giá trị cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộđảng viên, giáo viên trong học viện Giá trị cốt lõi trong công tác bồi dưỡng PCLĐchính là phải xây dựng đội ngũ BTCB chất lượng, đoàn kết, năng động, sáng tạo,đổi mới, biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Học viện Đảng ủy Họcviên luôn xác định việc bồi dưỡng PCLĐ của người đứng đầu trong đó có đội ngũBTCB là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, chu đáo, tỷ mỉ, đa dạng hóa hình thức,phong phú về mặt phương pháp

Phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ có sự chuyển biến tích cực; chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị được nâng lên, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ.

Trong thời gian qua, PCLĐ của đội ngũ BTCB có sự chuyển biến rõ nétthông qua các biểu hiện và hoạt động như: Phẩn chất chính trị, đạo đức cáchmạng của đội ngũ BTCB của Học viện được củng cố vững chắc thông quatừng hoạt động trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng tới từng đảng viên

Trang 37

trong chi bộ, giúp mỗi cán bộ đảng viên yên tâm công tác, tin tưởng hơn nữavào sự phát triển của Học viện, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong mọi mặtcủa đời sống Mỗi BTCB không ngừng hoàn thiện những phẩm chất đạo đứctốt, gương mẫu trong lối sống, tác phong công tác, có tư duy khoa học trongsắp xếp công việc của chi bộ Đội ngũ BTCB cùng với cấp ủy đã khẩn trươngxây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểmtra cấp ủy các cấp tại Đảng bộ, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp củaĐảng bộ đối với các mặt công tác của Học viện.

Trình độ, năng lực của đội ngũ BTCB được nâng cao thông qua việctriển khai kịp thời học tập nghiên cứu, quán triệt thực hiện các quy định,hướng dẫn của Trung ương, Đảng ủy cấp trên về thi hành điều lệ Đảng (KhóaXII) trong toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Học viện Tổ chức mở các lớpbồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, công tác kiểm tra, giám sát cho đội ngũcấp ủy, cán bộ làm công tác kiểm tra đảng, nhất là cán bộ cấp ủy khối họcviên Không ngừng học tập thông qua mọi hình thức, đặc biệt mỗi BTCB luônnêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực lãnh đạo của bảnthân trong mọi mặt công tác

Trong những năm qua chất lượng hoạt động CTĐ,CTCT được nânglên, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ cụ thể quacác mặt:

Công tác chính trị tư tưởng: Đảng ủy Học viện đã quan tâm, lãnh đạo, chỉđạo, thực tốt công tác chính trị, tư tưởng qua thông qua nhiều nội dung, hình thức,biện pháp tổ chức phong phú, linh hoạt, sát hợp: Tổ chức nghiêm túc, hiệu quảviệc học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII, các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Tổng cục chính trị CAND; triển khainhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Học viện; giáo dục truyền thốngcánh mạng của Đảng, của dân tộc, của ngành và của Học viện; phổ biến cập nhậttình hình chính trị, thời sự trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức chínhtrị cho cán bộ, đảng viên; tích cực thực hiện có kết quả cao những cuộc vận động,

Trang 38

phong trào lớn do Đảng, Nhà nước và Ngành phát động; thực hiện tốt các hoạtđộng xã hội khác như đền ơn đáp nghĩa, quỹ nghĩa tình đồng đội từ những cốgắng đó Học viện đã được tặng “Huân chương Lao động hạng ba”, danh hiệu

“Đơn vị văn hóa giai đoạn 2010 - 2013”

Công tác tổ chức cán bộ: Đảng ủy Học viện đã tập trung lãnh đạo thựchiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác tổ chức, chỉ đạo các đơn vụ chứcnăng xây dựng, từng bước triển khai mô hình tổ chức bộ máy theo lộ trìnhphát triển Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm; triển khaiđồng bộ các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng đến thực hiện chính sách cán

bộ Cụ thể: Học viện đã xây dựng quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy giaiđoạn 2016 - 2021; hoàn thành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp phòng vàtương đương, lãnh đạo cấp tổ, đội và tương đương theo đúng tiêu chuẩn, trình

tự, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, góp phần kiện toàn độingũ lãnh đạo, chỉ huy của Học viện; tuyển chọn 260 học viên tốt nghiệp Họcviện ở lại trường; tuyển dụng được 154 công dân về làm công tác giảng dạy,tham mưu phục vụ, kịp thời bổ sung cho biên chế Học viện; thực hiện nghiêmtúc quy định của Bộ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác thanh tra,giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, giáo viên, côngnhân viên và học viên; chỉ đạo làm tốt việc giải quyết chế độ, chính sách chocán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Học viện Đặc biệt, trong thờigian qua, Học viện đã kịp thời tham mưu, đề xuất cấp trên giải quyết dứt điểmnhững tồn đọng liên quan đến chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên,công nhân viên Học viện, góp phần tạo không khí phấn khởi và đồng thuậntrong Đảng bộ cũng như trong toàn Học viện

Công tác phát triển đảng, kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật Đảng tạiĐảng bộ học viện: Tiếp tục làm tốt công tác phát triển đảng viên, công tác bồidưỡng đảng viên mới theo hướng vừa chú trọng về chất lượng, đồng thời đảmbảo về số lượng góp phần trực tiếp vào công tác xây dựng đảng tại Đảng bộHọc viện trong tình hình mới [Phụ lục 5] Kết quả lãnh đạo công tác xây dựng

Trang 39

Đảng đạt kết quả cao Đảng bộ Học viện được Đảng ủy Công an trung ươngtặng Bằng khen vì thành tích 3 năm liền được công nhận “Đảng bộ trongsạch, vững mạnh tiêu biểu” (2011 - 2013); Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Học việnđược tặng Bằng khen năm 2014 vì có thành tích xuất sắc trong công tác kiểmtra, giám sát; nhiều chi bộ, đảng bộ, đảng viên cũng được Đảng ủy, lãnh đạocấp trên tặng Bằng khen, Giấy khen

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật của Đảng bộHọc viện được duy trì và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nội dung kiểmtra, giám sát bao quát, toàn diện về mọi mặt từ đường lối, chủ chương, Điều lệđảng, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện các cuộc vận động, cácphong chào thi đua đến thực hiện phong trào phòng chống tham nhũng, thựchành tiết kiệm… thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, theo chuyên đề,trong đó có kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên vàcác tổ chức đảng Trong công tác thi hành kỷ luật của đảng, giải quyết đơn thư

tố cáo, khiếu nại liên quan đến cán bộ, đảng viên được Đảng ủy Học viện, cấp

ủy các đảng bộ, chi bộ trực thuộc chỉ đạo giải quyết kịp thời, theo đúng quyđịnh, trình tự, thủ tục [Phụ lục 6]

Đảng ủy Học viện luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng thựchiện quy chế dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trên các mặt công táccủa Học viện; tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thựchiện tiết kiệm, chống lãng phí; tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng khôngngừng cải cách hành chính, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trongquản lý nhằm giảm các thủ tục phiền hà, đảm bảo hiệu suất công việc

Công tác đoàn thể, quần chúng: Đảng ủy Học viện đã lãnh đạo, chỉ đạocác tổ chức quần chúng gồm: Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Công đoàn nângcao nhận thức chính trị, tư tưởng, công tác chuyên môn cho đoàn viên, hộiviên thông qua nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo đem lại những kết quả tolớn như: Đoàn thanh niên Học viện được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua 3 năm

Trang 40

liền khối các trường đại học, cao đẳng”; Hội phụ nữ Học viện được tặng Huânchương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; Công đoàn Học viện vinh dự được tặngHuân chương Lao động hạng Ba.

* Hạn chế

Một bộ phận cấp uỷ, tổ chức đảng nhận thức chưa đầy đủ, chưa quan tâm thường xuyên đến bồi dưỡng PCLĐ của đội ngũ bí thư chi bộ.

Trên thực tế vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và cáclực lượng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của BTCB và PCLĐ của BTCBđối với nâng chất lượng lãnh đạo của Đảng bộ Học viện Có lúc, có nơi, cấp

uỷ còn cho rằng bồi dưỡng BTCB và PCLĐ của họ là trách nhiệm của lãnhđạo cấp trên Tuy chưa phản ánh toàn bộ, song kết quả điều tra cho thấy, khiđược hỏi về vai trò của BTCB và PCLĐ của BTCB với công tác xây dựngĐảng bộ Học viện vẫn còn 2.5% ý kiến cho rằng không quan trọng và khó trảlời [Phụ lục 4]

Sự quan tâm của Đảng bộ, cơ quan chức năng, tổ chức đảng đến côngtác bồi dưỡng PCLĐ của BTCB ở Học viện có lúc chưa thường xuyên, đúngmức, có thời điểm chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát thực, nội dung, hìnhthức, biện pháp bồi dưỡng còn chung chung, hình thức, biện pháp chưa linhhoạt; chưa gắn kết chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng với tự bồi dưỡng PCLĐ củaBTCB thông qua thực tiễn công tác, thực hiện chức trách, nhiệm vụ Kết quảđiều tra ý kiến về sự quan tâm của Đảng bộ, cơ quan chức năng cấp trên, tổchức đảng đối với bồi dưỡng PCLĐ của BTCB ở Học viện vẫn còn 2.5% ýkiến đánh giá ở mức bình thường, 4% đánh giá chưa quan tâm, 1% ý kiến khótrả lời; 10.5% ý kiến cho rằng chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm, 2% ý kiếnkhó trả lời [Phụ lục 4] Từ nhận thức và sự quan tâm còn có những hạn chế đãdẫn đến: “Trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên nhìn chung còn hụt hẫng so vớinhiệm vụ; một bộ phận cán bộ, đảng viên tinh thần, trách nhiệm đối với côngviệc được giao không cao chủ yếu ở chi bộ học viên Việc cụ thể hoá chủ

Ngày đăng: 05/01/2019, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w