LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 4 I. Khái niệm và các quan điểm về phạm trù “phẩm chất”, “phẩm chất nhà báo” 4 1.1 Khái niệm “phẩm chất”. 4 1.2 Quan niệm về “phẩm chất nhà báo”. 4 II. Những phẩm chất cần thiết của một nhà báo. 4 2.1 Phẩm chất về đạo đức 5 2.2. Phẩm chất trí tuệ. 8 2.3. Sự trung thực và lòng dũng cảm. 11 2.4. Lòng yêu nghề và bầu nhiệt huyết. 13 2.5. Sáng tạo, năng động và nhạy bén hài hòa các mối quan hệ. 14 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta đã vươn lên mạnh mẽ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt và đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.
Kế thừa truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng nước ta, những người làm báo Việt Nam luôn luôn xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, góp phần cổ vũ toàn dân, toàn quân ta nêu cao ý thức tự lực tự cường, giành lại và giữ vững nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phẩm chất đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung
và đội ngũ báo chí nói riêng Bên cạnh những nhà báo từng trải trong cuộc đời chiến đấu và già dặn trong nghề nghiệp vẫn tiếp tục phát huy, đội ngũ những nhà báo trẻ ngày càng đông đảo, được đào tạo có nền nếp, có kiến thức rộng, có một số đã trưởng thành, khẳng định vị trí của mình trong làng báo Nói chung, báo chí nước ta đã giữ vững định hướng chính trị, từng bước nâng cao chất lượng; những người làm báo Việt Nam
Tuy nhiên, trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của phẩm chất đạo đức báo chí trong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo
do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên
Với khả năng hiểu biết của bản thân cũng như thời gian có hạn chế, em
xin được phép được đưa ra những quan điểm về “phẩm chất cần thiết của
Trang 3nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế” Mong muốn sự chỉ bảo, đóng góp của
thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn.
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I Khái niệm và các quan điểm về phạm trù “phẩm chất”, “phẩm chất nhà báo”
1.1 Khái niệm “phẩm chất”
Phẩm chất là những biểu hiện bản chất đạo đức của con người đã được rèn luyện trong cuộc sống, tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp hành động vì công đồng, được cộng đồng đánh giá.
1.2 Quan niệm về “phẩm chất nhà báo”.
Phẩm chất nhà báo là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó tạo thành thói quen, nếp sống, nếp suy nghĩ, nếp hành đồng trong cộng đồng, được mọi người trong nghề báo và cả cộng đồng đánh giá, thừa nhận Các phẩm chất giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của người làm báo, nó được hình thành trong quá trình sống, làm việc của họ Trên
cơ sở lí tưởng và trách nhiệm với cuộc sống đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp Chúng ta cần phân biệt : Nhờ những phẩm chất tốt đẹp này sẽ giúp cho họ trở thành một nhà báo giỏi
cả về chuyên môn lẫn đạo đức, đây chỉ mới là điều kiện cần.
II Những phẩm chất cần thiết của một nhà báo
Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị - xã hội Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người Báo chí kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong đời sống thông tin Báo chí đã thâm nhập vào mọi góc cạnh của cuộc sống, không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh mà còn đi sâu, phân tích, đánh giá và định hướng dư luận xã hội Đặc biệt, báo chí kinh tế với vai trò thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế của toàn dân, của các doanh nghiệp và là người bạn tin cậy của các Doanh nhân, báo chí kinh tế đang ngày càng khẳng định vị thế của
Trang 5mình trong đời sống xã hội.Thế nhưng, đội ngũ làm báo kinh tế giỏi lại vẫn còn nhiều hạn chế trong làng báo nước nhà Những nhà báo có được những phẩm chất “bút sắc, lòng trong, mắt sáng” trong làm báo kinh tế đang trở nên ít
đi, và dường như khan hiếm Để đáp ứng yêu cầu đó, mỗi người làm báo cần ý thức đầy đủ nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ Trong bài phát biểu tại Hội thảo toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo” ngày 27-11-1998, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “Người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước; biểu dương những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tốt, đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, “những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống và phương pháp khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu của nhà báo chân chính…Là nhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng định hướng kinh tế của nhà nước, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiến bộ xã hội Nếu không có được những phẩm chất cần thiết này thì việc một nhà báo viết về kinh tế thực sự không dễ dàng chút nào.
Một số phẩm chất cần có của nhà báo trên lĩnh vực kinh tế theo quan điểm của bản thân tôi:
2.1 Phẩm chất về đạo đức
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, khi đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội
Trang 6thừa nhận sẽ trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người làm báo
Dù là nhà báo trong viết về kinh tế hay bất kì lĩnh vực nào khác, một
khi đã theo đuổi nghiệp cầm bút, nhất thiết tâm phải sáng Đây là phẩm chất
quan trọng nhất và là tiêu chí hàng đầu đối với Nhà báo, bởi nó phản ánh cái đức của người làm báo Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, nhà báo có tâm sáng, thì sản phẩm báo chí của họ mới thực sự có giá trị đối với đời sống
xã hội, đậm chất nhân văn; hơn thế, lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mới được đảm bảo và đặt trên lợi ích cá nhân Có tâm sáng với hàm nghĩa đạo đức, bài viết của họ mới trung thực, chính xác, giàu tính chiến đấu, “trắng ra trắng, đen ra đen”, không có chuyện “vàng thau lẫn lộn” Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với người làm công tác thông tin đại chúng Bởi, nó không những bảo tồn “thương hiệu” nhà báo, mà còn nâng cao uy tín, vị thế tờ báo và góp phần thúc đẩy nền báo chí nước nhà phát triển lành mạnh, bền vững Ngược lại, đối với nhà báo mà tâm không sáng, vụ lợi, thì nguy hại vô chừng cho xã hội Tất nhiên, trong bối cảnh chịu sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường hiện nay thì việc nhà báo giữ được tâm sáng, không bị chao đảo trước cám dỗ của lợi ích vật chất là điều không hề đơn giản Khi cầm bút, để giữ được tâm sáng, họ phải có dũng khí để đấu tranh thắng lợi với nhiều “kẻ thù” và với chính mình Thực tiễn đã có không ít trường hợp như vậy Đối lập với những hình ảnh cao đẹp đó, tiếc rằng chúng ta cũng từng biết những trường hợp (tuy không nhiều) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị thu hồi thẻ Nhà báo vì những
lý do khác nhau, trong đó có lý do viết thiếu khách quan, thiếu trung thực, nhằm vụ lợi hoặc với dụng ý xấu làm tổn hại tới doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia
Chúng ta đều biết rằng, kinh tế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận Với kinh tế thị trường, báo chí sẽ theo quy luật cung
Trang 7cầu, cung cấp những sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Các tờ báo, kênh truyền hình, trang báo điện tử…cạnh tranh nhau bằng những hit, rating, tira Bên cạnh những tác động theo hướng tích cực, buộc các nhà báo phải năng động, cố gắng nâng cao chất lượng tác phẩm hơn, thì kinh tế thị trường cũng gây ra những sức ép lớn để tăng doanh thu cho cơ quan báo chí Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm cho một số người làm báo quan tâm đến lơị ích cá nhân, lợi ích kinh tế và coi nhẹ lợi ích xã hội một ví dụ điển hình như một số doanh nghiệp kinh doanh trên sàn chứng khoán, đã mượn báo trí với mục đích điều khiển và khống chế giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến tâm lý, làm hoang mang cho các nhà đầu tư, làm mất lòng tin của người dân vào báo trí
Trái với nghề sư phạm thường khuôn trong một môi trường mẫu mực, người viết báo về lĩnh vực kinh tế phải đối diện với vô vàn cám dỗ và cả những hiểm nguy Dễ bị đồng tiền làm mờ mắt, bị các doanh nghiệp lợi dụng, mua chuộc viết bài lăng xê thái quá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
kinh tế của người dân và xã hội Người làm báo về kinh tế phải làm sao giữ được ngòi bút trung thực, thẳng thắng, bình tĩnh để đưa đến công chúng những thông tin đúng đắn? Điều đó không dễ chút nào Và đôi khi, dù hoàn
toàn vô tình, họ cũng có khả năng phạm phải sai lầm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
Dường như với những đọc giả, những nhà kinh doanh khó có khả năng
tự bảo vệ mình, họ phải trông chờ vào đạo đức nghề nghiệp, sự trung thực, khách quan, vào lương tâm của các nhà báo Họ mong muốn những người làm nghề thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước mỗi câu chữ, mỗi bài báo nó
có thể là lời khuyên hữu ích, sự động viên hay là một kết luận điều tra, một bản án đối với họ.
Theo kết quả của cuộc điều tra dư luận xã hội gần đây về “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay” tiến hành với 500 nhà báo và 600 người dân nêu lên những con số đáng suy nghĩ:
Trang 8- 24% số nhà báo được hỏi cho rằng nhà báo nên tham gia viết bài có nội dung hoặc lồng ghép quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm(trừ trường hợp nhà báo tác nghiệp trong lĩnh vực này)
- 49% nhà báo được hỏi cho rằng nên nhận phong bì
- 29% nhà báo được hỏi cho rằng sẽ công bố chi tiết dù không được sự đồng ý
từ nhiều phía.
- 3,8% nhà báo được hỏi vẫn cho đăng thông tin chi tiết thu hút công chúng
dù điều đó không có lợi cho nhân vật hay doanh nghiệp.
Có thể nói rằng, cơ chế thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo nói chung và nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế nói riêng Có 86,7% số người được hỏi là công chúng xếp đây là nguyên nhân quan trọng số một Trích dẫn lời của một nhà báo lão thành nước ta: Nhà báo phải có “đôi mắt sáng, lòng trong và cây bút sắc” Tố chất này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc Điều này, quả thật luôn đúng đối với những người cầm bút.
2.2 Phẩm chất trí tuệ.
Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Câu trả lời nằm trong một câu hỏi: Học có bao giờ là đủ?
Tri thức là nền tảng vững chắc nhất trong mỗi bài viết Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp 90% sức hút của bài viết nằm ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ đi kèm Thông tin– bản thân của nó chỉ chứa đựng 10% sự hấp dẫn.
Là một nhà báo viết về mảng kinh tế, bên cạnh kiến thức chung của một nhà báo phải có, thì cần phải có thêm những kiến thức về kinh tế, những lĩnh vực kinh tế chuyên sâu mà người làm báo đang đảm nhiệm như Tài chính, cổ phiếu, bất động sản, vàng…Vì vậy, người viết báo phải liên tục trau dồi, tích
Trang 9luỹ kiến thức để theo kịp sự thay đổi của kinh tế thị trường khi có được vốn kiến thức sâu rộng, người phóng viên sẽ viết được những bài báo sâu sắc, có
sự phân tích sắc sảo, nhìn nhận và đánh giá đúng đắn bản chất của vấn đề kinh
tế vốn đã rất phức tạp hiện nay.
Do đó, một vốn kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực kinh tế là việc hiển nhiên cần thiết đối với một phóng viên kinh tế Những kiến thức kinh tế này
sẽ bổ trợ giúp rất nhiều cho công việc của họ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo tác phẩm Ví dụ như một nhà báo nắm kiến thức kinh tế vững vàng trong tay có thể có cái nhìn sáng suốt, thấu đáo trước sự vận động thay đổi của các quy luật kinh tế Họ nhạy cảm với một vấn đề kinh tế,
có thế đoán trước phần nào những suy nghĩ trong định hướng chiến lược kinh doanh của chủ doanh nghiệp, trước sự thay đổi điều chỉnh nền kinh tế của đảng
và nhà nước có tác động tích cực hoặc hạn chế đến thị trường để kịp thời có những bài viết mới, hấp dẫn và có giá trị Điều này khiến các bài viết của họ không chỉ dừng trong một phạm vi (một màu) mà có thêm sự đan xen, kết hợp giữa các yếu tố chính trị và xã hội
Nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại chúng, phải có kiến thức văn hoá - xã hội đủ sâu rộng, anh ta mới có điều kiện tạo ra những tác phẩm báo chí đáp ứng tốt nhu cầu của các nhóm công chúng khác nhau Đối tượng của báo kinh tế không chỉ phục vụ những người muốn tìm kiếm thông tin về kinh tế, những chủ doanh nghiệp, mà còn là các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế, am hiểu chuyên sâu về kinh tế Do đó người viết báo kinh tế cần phải thực sự có kiến thức vững vàng, có khả năng phân tích vấn đề tốt, để đưa ra những bài viết có tính thuyết phục cao, nếu không thì chả khác nào “múa rìu qua mắt thợ”… Bài viết của họ có thể phân tích sâu sắc một yếu tố kinh tế, thị trường, một cách làm kinh tế hiệu quả, một vài động thái tích cực của thị trường hoặc có khi chỉ là những bài viết về cá nhân, doanh nghiệp làm kinh tế giỏi, thành công trong kinh doanh… với những phân tích thấu đáo và những điều mới mẻ thì có
Trang 10thể đánh trúng tâm lý của đọc giả, của chuyên gia, tạo cho họ một cảm hứng thích thú với bài viết, tạo cảm tình, ấn tượng của họ với bài bào, tờ báo Ngược lại, những bài viết sơ xài, phân tích hời hợt, chỉ nói đến bề nổi của vấn đề - cái mà ai cũng nhìn thấy chỉ nhằm tính chất thông báo thường ít giá trị với công chúng, ít được các nhà kinh tế, chuyên gia kinh tế đồng tình ủng hộ Còn đối với số đông người dân lao động, sản xuất bình thường, thì họ thường không có đủ kiến thức để thẩm định thông tin nên đa phần nhất nhất tin theo những gì báo chí đưa, đi theo hướng các nhà báo kinh tế đã vạch ra Báo trí là cầu nối thông tin của người dân,
có ảnh hưởng to lớn đến lợi ích và quyền lợi của người dân Hơn ai hêt, người viết báo cần có những kiến thức kinh tế trong mảnh mình theo dõi hay trong chuyên mục mà mình theo đuổi Có kiến thức, nhà báo mới có khả năng kiểm định mức
độ chính xác, tin cậy của thông tin, định hướng tốt nhất cho độc giả, cho nền kinh
tế, thị trường trong bài viết của mình…Mang lại cho độc giả những thông tin hữu ích, đáng tin cậy hiện nay có rất nhiều bài viết không có căn cứ, thiếu chính xác được đặt tít to đùng trên trang nhất báo in, tin nổi bật trên báo mạng… đã gây hoang mang cho dư luận trong một khoảng thời gian, cho đến khi được xác nhận lại thì đăng cải chính kèm theo lời xin lỗi.
Đi kèm với kiến thức người viết báo về lĩnh vực kinh tế cần có, còn cần nắm vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông, vì đó là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo.Ngôn ngữ báo chí kinh tế không nên quá giảng giải mà cần sự sắc lẻm, chính xác tuyệt đối.
Với sự biến đổi không ngừng của kinh tế thị trường hiện, vốn kiến thức của nhà báo dù có sâu rộng đến mấy, cũng phải luôn nằm trong trạng thái
“động”, luôn cần được cập nhật Trong thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức, mọi cái mới nhất đều có thể nhanh chóng trở thành cái cũ Mặt khác, trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao, đòi hỏi nhà báo phải liên