1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

10 2,4K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,27 KB

Nội dung

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự 1.1.1.. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong tố tụng dân sự, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự thì khi tiến hành tố tụng đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc cơ bản đó đã được quy định cụ thể trong Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2015, theo đó có 23 nguyên tắc Trong quan hệ dân sự, ý chí của các đương sự luôn được đặt lên hàng đầu và một trong những nguyên tắc thể hiện sự tôn trọng ý chí của đương sự đó là nguyên tắc quyền quyết định và tự định

đoạt của đương sự, để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này em xin lựa chọn đề số 3:

“Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”.

NỘI DUNG

I Cơ sở hình thành

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ đó Do đó, khi có sự xâm phạm thì sự xâm phạm đó

là xâm phạm đến ý chí chung, thỏa thuận chung của các bên chủ thể vì vậy mà nó không có tính chất nguy hiểm Bên cạnh đó, thì quá trình giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp với bản chất của luật nội dung là tự do, tự nguyện, bình đẳng do

đó ngay cả trong quá trình giải quyết tranh chấp pháp luật cũng phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự

Mặt khác, trong quan hệ dân sự thì các đương sự chính là người trong cuộc

và có quyền lợi trực tiếp mà không phải là nhà nước Do đó, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự là vì chính lợi ích “thiết thân” của đương

Trang 2

sự, nhà nước luôn tôn trọng ý chí của đương sự nên cho phép đương sự được tự quyết định và tự định đoạt về nhưng vấn đề liên quan đến quyền lợi của chính mình

II Nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1 Nội dung nguyên tắc

Điều 5 BLTTDS 2015 quy định: “1.Đương sự có quyền quyết định việc

khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ

lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”

Như vậy, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được thể hiện ở các nội dung sau:

1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết

vụ việc dân sự

1.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu

giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có

quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án Bên cạnh

đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 189 BLTTDS 2015 thì dù là đương sự, người

đại diện hợp pháp của đương sự trực tiếp làm đơn khởi kiện hay nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện cho mình thì tại mục tên ,địa chỉ của người khởi kiện trong đơn vẫn phải ghi họ tên, địa chỉ của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của

Trang 3

đương sự đồng thời phần cuối đơn phải có chữ kí của những người này Như vậy, trong bất kể trường hợp nào thì đương sự vẫn phải thể hiện quyền tự định đoạt của

mình trong đơn kiện Ngoài ra, các cơ quan tổ chức theo điều 187 BLTTDS 2015

cũng có quyền khởi kiện vì lợi ích của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước Việc khởi kiện của các cơ quan, tổ chức này là không hề vi phạm quyền

tự định đoạt của đương sự

Quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự Trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết việc dân sự, đương sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc không yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí nào đó

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

1.1.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị

đơn

Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn

đã khởi kiện bị đơn nhưng có liên quan đến quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã

khởi kiện Quyền này được ghi nhận tại điều 200 BLTTDS 2015 thì: “…, bị đơn

có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” Bên cạnh đó bị đơn còn có quyền bác bỏ một phần hoặc

toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Việc quy định quyền phản tố, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn cho bị đơn

đã thể hiện sự ghi nhận của pháp luật đối với quyền tự định đoạt của đương sự

1.1.3 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan

Theo quy định tại Điều 201 BLTTDS 2015 thì: nếu người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn

Trang 4

thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có đủ các điều kiện sau: Việc giải quyết vụ án

có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn Như vậy, có thể thấy việc quyết định có tham gia hay không tham gia vào vụ kiện đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn là tùy thuộc vào sự lựa chọn và tự định đoạt của chính người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

1.2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung yêu cầu

Đương sự có quyền, thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có thể được tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận

Trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, theo quy định tại khoản 3, Điều 200

và khoản 2, Điều 201 BLTTDS 2015 thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan chỉ được đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập trước thời điểm Tòa án

mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuy trong BLTTDS không có quy định về thời điểm sửa đổi, bổ sung yêu cầu, nhưng để đảm bảo cho hoạt động xét xử được nhanh

chóng hiệu quả thì TANDTC đã ra công văn số 01/2017 ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương, trong đó tại mục 7, Phần

IV đã hướng dẫn thực hiện nội dung như sau: “Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

và hòa giải”.

Trang 5

Tại phiên tòa sơ thẩm , việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương

sự bị hạn chế theo quy định tại khoản 1, Điều 244 BLTTDS 2015: “Hội đồng xét

xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu” Như vậy,có thể thấy, tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên

đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ được phép thay đổi, bổ sung yêu cầu trong phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập ban đầu

Mặc dù quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự đã phần nào bị hạn chế, song quy định này vẫn phần nào thể hiện nguyên tắc tự định đoạt của đương sự

1.2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc rút yêu cầu

Việc rút yêu cầu đối với nguyên đơn là việc rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn yêu cầu, đối với bị đơn là rút yêu cầu phản tố, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là rút yêu cầu độc lập Việc rút đơn kiện, rút đơn yêu cầu trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể được tòa án chấp nhận

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 217 BLTTDS 2015 thì sau khi thụ

lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án trong trường hợp: “ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện…” Ngoài

ra,theo khoản 2 điều này, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện mà trong

vụ án đó có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phụ thuộc vào quyết định rút toàn bộ hay một phần yêu cầu của họ mà Tòa án sẽ ra quyết khác nhau. Ngoài ra, theo khoản 2, điều 244 quy

định: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và

việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét

xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.

Trang 6

Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại điều

299 BLTTDS 2015 thì: nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử

phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp và tùy vào

từng trường hợp mà ra quyết định Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 289 BLTTDS 2015 thì: nếu người kháng cáo rút toàn bộ hoặc một phần đơn kháng cáo

thì tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phúc thẩm

ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đình chỉ xét xử phần kháng cáo đã rút

Như vậy, trong các giai đoạn tố tụng, quyền tự định đoạt của đương sự cũng được đảm bảo thông qua việc đương sự có quyền tự mình quyết định việc thay đổi,

bổ sung hay rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

1.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự thỏa thuận giải quyết vụ

việc dân sự giữa các bên

Quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự là do chính các bên tự thương lượng thỏa thuận Vì vậy, khi tranh chấp phát sinh các đương sự cũng có toàn quyền trong việc quyết định các quyền và lợi ích dân sự của mình Trong suốt qua trình tố tụng, các đương sự đều có quyền tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc và đó được xem là quyền tự định đoạt của đương sự và nó được thể hiện trong BLTTDS 2015 như sau:

Trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm thì các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ việc dân sự và được tòa án công nhận và có hiệu lực ngay sau khi được ban hành nếu thỏa thuận đó là tự nguyện không trái đạo đức xã hội, không vi

phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 212, Điều 213, điều 246 và Điều

300

Trang 7

1.4 Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm nguyên tắc quyền quyết định

và tự định đoạt của đương sự

Trách nhiệm của tòa án trong việc đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền

quyết định và tự định đoạt của mình được quy định tại điều 5: “…Tòa án chỉ thụ lý

giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” Như vậy, chỉ khi có đơn

khởi kiện, yêu cầu Tòa án mới tiến hành giải quyết vụ việc và chỉ được giải quyết trong phạm vi mà đương sự đã yêu cầu trong đơn, ngoài ra tòa án không được giải quyết thiếu hoặc vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự Trách nhiệm của Tòa là đảm bảo việc giải quyết đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự, từ đó đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trên thực tế

Tuy nhiên, việc tòa án xem xét bảo đảm nguyên tắc này phải đặt trong mối quan hệ với nguyên tắc khác của BLTTDS, đảm bảo phù hợp với BLDS, đảm bảo triệt để quyền lợi của các đương sự và đảm bảo cho hoạt động thi hành án Vì vậy ,mà trong một số trường hợp ngoại lệ, Tòa án có quyền giải quyết vấn đề vượt

ra ngoài phạm vi yêu cầu của đương sự

Ví dụ: A,B,C,D, yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế là một mảnh đất, yêu cầu

chia mỗi người một phần, tuy nhiên sau khi chia xong thì mảnh đất của A và B không có bất kỳ một lối đi ra đường do do đó, tòa án phải giải quyết luôn cả việc

mở đường đi chung để đảm bảo quyền lợi cho A và B

2 Ý nghĩa của nguyên tắc

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như sau:

Trang 8

Thứ nhất, nguyên tắc này đã đảm bảo cho quyền và lợi ích của đương sự sẽ

được phát huy một cách có hiệu quả

Thứ hai, nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của

tòa án trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt củ đương sự

Thứ ba, góp phần làm cho hoạt động xét xử đảm bảo được tính đúng đắn

khách quan, qua đó ổn định được trật tự kỉ cương trong xã hội

III Thực tiễn thực hiện nguyên tắc và kiến nghị sửa đổi

1 Thực tiễn thực hiện

Ta có thể thấy, BLTTDS 2015 đi vào thực tiễn chưa lâu, tuy nhiên, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự so với BLTTDS trước đó cũng không có nhiều đổi mới, đa phần là giống nhau

Có thể thấy Tòa án đã thực sự phát huy được vai trò của mình đối với việc thực hiện nguyên tắc này trong tố tụng dân sự, các vấn đề về nguyên tắc này cũng được quy định ngày càng cụ thể, tuy nhiên vẫn còn có tình trạng tòa án xét xử thiếu hoặc vượt quá yêu cầu của đương sự

Về phía người dân thì họ đã biệt vận dụng nguyên tắc này để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên do hiểu biết pháp luật kém, cộng thêm luật mới sửa đổi nên không nắm được hết các quy định, do đó dẫn tới tình trạng nộp đơn khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập sau khi đã hết thời hạn dẫn đến không được tòa án chấp nhận…

2 Một số kiến nghị

Hiện nay, trong BLTTDS không quy định về thời điểm nguyên đơn được thay đổi, bổ sung đơn kiện mà chỉ được quy định trong công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, điều đó làm cho người dân khó tiếp xúc và dẫn đến những trường hợp

Trang 9

đáng tiếc, do đó em kiến nghị cần phải thêm điều này vào trong BLTTDS để đảm bảo cho quyền lợi ích của đương sự nói chung và quyền tự định đoạt của đương sự nói riêng

Nâng cao năng lực xét xử của Thẩm phán, để tránh những sai sót trong việc giải quyết các vụ việc ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự

Ngoài ra, cần tích cực đào tạo và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật làm nòng cốt cho công cuộc tuyên truyền pháp luật tới nhân dân, làm cho dân hiểu và thực hiện luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, thực hiện tốt quyền

tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

KẾT BÀI

Như vậy, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng, nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng ý chí của các đương sự khi tham gia tố tụng dân sự Trên đây là bài làm của em, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm vẫn còn nhiều sai xót mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,nxb Công an nhân dân, 2017;

2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

3 Nguyễn Văn Tuyết, Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2011;

4 Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương;

Ngày đăng: 04/01/2019, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w