1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.

9 8,1K 57
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.

A. LỜI NÓI ĐẦU: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là một trong những văn bản quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Bộ luật này cũng cho thấy còn nhiều vướng mắc bất cập. Một trong những vấn đề còn tồn tại, bất cập đó là các quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế. Hiện nay, mặc dù tại kỳ họp thứ 09, ngày 29/3/2011, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 65/2011/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012). Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam là một vấn đề cần thiết. Vì vậy, thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: 1. Giải thích một số khái niệm: 1.1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự: “Đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.” (1) 1.2. Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sựnguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam, theo đó đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định của họ trong tố tụng dân sự.” (2) 2. Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: - Thứ nhất: Việc Nhà nước ta thể chế hóa quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự là khẳng định pháp luật thực sự đã ghi nhận bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng hành vi của mình quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ việc thực hiện các quyền nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Điều 5 BLTTDS năm 2004 quy định: “ Đương sựquyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự… Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sựquyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật đạo đức xã hội.”. - Thứ hai: Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của đương sự thì nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Điều 5 BLTTDS năm 2004 quy định: “…Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó…”. Quy định trên đã góp phần giúp Tòa án xác định được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng xét xử. - Thứ ba: Việc quy định nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự khẳng định quan điểm nhất quán của Nhà nước ta đó là đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. II. Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: 1 1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2004 đương sựquyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo Điều 60 BLTTDS năm 2004 bị đơn có quyền định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố. theo Điều 61 BLTTDS năm 2004 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn. 1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự: - Thứ nhất: Về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự: Tại Điều 161 BLTTDS năm 2004 quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án . tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.”. theo Điều 162 BLTTDS năm 2004 thì: “Cơ quan về dân số, gia đình trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân gia đình quy định…Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định…Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.” Với các quy định đó, việc ghi nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự, trước hết cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi ích bị xâm hại hoặc có tranh chấp yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, đương sự được quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự, nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. - Thứ hai: Về quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự: Thông thường trong các việc dân sự một bên công nhận hay bác bỏ một quyền lợi hay thực hiện một trách nhiệm dân sự nào đó nên không xuất hiện khái niệm bị đơn nguyên đơn dân sự mà được thay thế bằng thuật ngữ “người yêu cầu” “người bị yêu cầu”. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Đây là phương thức đặc trưng trong việc thực hiện quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Với việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự kịp thời, các quyền lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn chấm dứt được hành vi trái pháp luật. 1.2. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn: Về quyền yêu cầu phản tố, nếu như nguyên đơn có quyền quyết định việc khởi kiện nội dung khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. BLTTDS năm 2004 đã dành một số điều luật quy định cụ thể về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự, cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS năm 2004 quy định bị đơn có quyền “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;…”. Ngoài ra, BLTTDS năm 2004 cũng quy định cho bị đơn có quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Sự bác bỏ có thể chia làm hai loại là bác bỏ yêu cầu theo luật nội dung bác bỏ yêu cầu về mặt tố tụng. Với việc quy định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn là sự thể hiện ghi nhận của pháp luật đối với quyền tự định đọat của đương sự. 1.3. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Theo quy định tại Điều 177 BLTTDS năm 2004 thì: người có quyền 2 lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn, bị đơn việc họ tham gia vào vụ kiện đó có nhiều lợi thế đối với họ hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong vụ kiệnsự tham gia của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập, thì Tòa án có nghĩa vụ phải xem xét giải quyết luôn yêu cầu của nguyên đơn chống bị đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chống lại cả hai bên đương sự hoặc chống lại một trong hai bên đó. Còn người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập cũng có quyền cùng nguyên đơn hoặc bị đơn thỏa thuận với bên đương sự kia, không có quyền thừa nhận một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự kia được. Đối với người có liên quan trong việc dân sự thì việc tham gia tố tụng của họ cũng giống như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. 2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự: 2.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu: Khi đương sự thực hiện hành vi khởi kiện, yêu cầu thì họ hoàn toàn có quyền quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo của mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận. Trước khi mở phiên Tòa thì quyền này là quyền tuyệt đối của đương sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2004 thì tại phiên Tòa việc thay đổi yêu cầu chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Tại phiên Tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bị giới hạn là không được vượt quá so với phạm vi yêu cầu ban đầu. Mục 6, phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP quy định “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…” Đối với việc rút đơn khởi kiện, rút đơn yêu cầu trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn có thể rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (điểm b khoản 1 Điều 59 BLTTDS năm 2004). Trước khi mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2004).Tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm, trong trường hợp nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình việc rút yêu cầu đó là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu nguyên đơn đó rút (khoản 2 Điều 218 BLTTDS năm 2004). Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn nguyên đơn trở thành bị đơn; nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ yêu đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn (Điều 219 BLTTDS năm 2004). Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có thể rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình. Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, trong trường hợp người yêu cầu rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình việc rút yêu cầu đó là tự nguyện thì Tòa án chấp nhận đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của người yêu cầu. Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trước khi mở phiên Tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc tại phiên Tòa xét xử phúc thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự thì để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho cả hai bên đương sự, Điều 269 BLTTDS năm 2004 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không tuỳ từng trường hợp mà giải quyết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 193, khoản 2 Điều 269 BLTTDS năm 2004 thì việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp nguyên đơn rút đơn 3 khởi kiện không làm mất quyền của nguyên đơn được khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. 2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự: Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự các bên vẫn có quyền thương lượng, hòa giải với nhau việc giải quyết vụ việc. Điểm a khoản 2 Điều 180 BLTTDS năm 2004 quy định: “Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;…”. Mọi sự tác động từ bên ngoài trái với ý muốn của đương sự đều bị coi là trái pháp luật không được công nhận. Điều 10 BLTTDS năm 2010 quy định: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”. Trong quá trình hòa giải, Tòa án giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu các đương sự hòa giải thành, vụ án sẽ được kết thúc không phải bằng phán quyết mà bằng chính sự thỏa thuận của đương sự. Do đó, việc hòa giải chỉ bị giới hạn ở một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật nếu để các đương sự hòa giải là trái pháp luật hoặc không phù hợp với pháp luật, đó là các trường hợp được quy định tại Điều 181 BLTTDS năm 2004. Tuy vậy, theo hướng dẫn tại Mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP quy định Tòa án chỉ tiến hành hòa giải đối với “Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu nước ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, .”. Đối với việc hòa giải ở cấp sơ thẩm, trước khi mở phiên Tòa thì “hòa giải” là một thủ tục tố tụng bắt buộc đối với những loại việc mà pháp luật quy định hòa giải, trừ trường hợp những vụ án dân sự không được hòa giải theo quy định tại Điều 181 BLTTDS năm 2004 những vụ án không tiến hành hòa giải được được quy định tại Điều 182 BLTTDS năm 2004. Tại khoản 2 Điều 186 BLTTDS năm 2004 quy định trước khi mở phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề giải quyết toàn bộ vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong việc hòa giải còn thể hiệnquyền tự thỏa thuận của đương sự. Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa, thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2004 hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này là đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn quan hệ pháp luật có tranh chấp. Theo quy định tại Điều 220 BLTTDS năm 2004 tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử phải hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện tại giai đoạn phúc thẩm. Tuy BLTTDS năm 2004 không quy định Tòa án cấp phúc thẩm phải hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, nhưng nếu tại Tòa án cấp phúc thẩm các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự tự thỏa thuận của các đương sự (Mục 5.1, phần III của Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP) 3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án: 3.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, trong một số trường hợp để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố 4 tụng. Người này được gọi là người đại diện theo sự ủy quyền của đương sự…Khoản 3 Điều 73 BLTTDS năm 2004 quy định: “Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.”. Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập đương sự cùng tham gia tố tụng với người đại diện của họ. Theo Điều 63 BLTTDS năm 2004 quy định để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, đương sựquyền nhờ Luật hoặc người khác được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng. Đây cũng là một quy định thể hiện rất rõ việc thực thi nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. 3.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án: Quyền kháng cáo là một quyền tố tụng cơ bản của đương sự được quy định tại điểm o khoản 2 Điều 58 BLTTDS năm 2004. Với ý nghĩa là một quyền của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng đã quy định rất rõ thời hạn kháng cáo của đương sự. Điều 245 BLTTDS năm 2004 quy định “Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết; thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.”. Ngoài việc quy định đương sựquyền kháng cáo thì theo quy định tại khoản 1 Điều 256 BLTTDS năm 2004 đương sựquyền thay đổi, bổ sung rút kháng cáo trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo đã hết Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử đối với những phần rút kháng cáo. Có thể thấy rằng quyền kháng cáo là một phương tiện pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, đương sự được quyền tự định đoạt nội dung kháng cáo. 4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: Theo khoản 1 Điều 5 LTTDS năm 2004 quy định “…Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.”. Quy định này, có ý nghĩa là Tòa án chỉ được quyền thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự. Quy định như trên đã chứng tỏ pháp luật tố tụng luôn luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, việc thụ lý giải quyết vụ việc dân sự hoàn toàn dựa trên sự định đoạt của đương sự. Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn được biểu hiện ở phương diện, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu đó. Có như vậy, thì mới đảm bảo được quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ việc dân sự cũng như đảm bảo được việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trên thực tế. III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự một số kiến nghị: 1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: 1.1. Những kết quả đạt được: Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự ngày càng được quan tâm coi trọng hơn bao giờ hết. Đánh giá về những kết quả đạt được của ngành Tòa án trong năm vừa qua, trong Báo cáo tổng kết năm 2009 phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010 của ngành Tóa án nhân dân ngày 25 tháng 01 năm 2010, Tòa án nhân dân tối cao đã khẳng định Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã 5 giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%. Tỷ lệ các vụ việc dân sự được giải quyết bằng hòa giải thành chiếm tỷ lệ 45% tổng số các vụ việc đã giải quyết, tăng hơn năm trước 1%. Qua số liệu thống kê này, có thể thấy Tòa án đã thực sự phát huy được vai trò của mình đối với việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Từ khi BLTTDS được ban hành các vấn đề về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được quy định cụ thể hơn đặc biệt thực hiện Nghị quyết sô 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách pháp đến năm 2020 nhằm tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. 1.2. Những tồn tại, hạn chế: 1.2.1. Về mặt pháp luật: Theo quy định của pháp luật thì quyền tự định đoạt là một trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự nước ta hiện nay mới chỉ có quy định về nguyên đơn bị đơn trong vụ án dân sự (Điều 56 BLTTDS năm 2004) mà chưa có quy định về đương sự trong việc dân sự, cụ thể là chưa có quy định về “người yêu cầu” “người bị yêu cầu”. Sự thiếu hụt này đã không ít khó khăn cho đương sự trong vụ việc dân sự khi họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự cũng là đương sự theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hiện nay chưa quy địnhsự khác biệt về địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập so với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập nên việc bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn nhiều vướng mắc. Bộ luật tố tụng dân sự quy định nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc phiên tòa phúc thẩm phải được sự đồng ý của bị đơn là vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Việc đương sự rút đơn khởi kiện ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào cũng là việc đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình. Hiện nay, BLTTDS quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự các việc dân sự khác nhau, nhưng BLTTDS không quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự dẫn đến việc phức tạp hóa quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể gây khó khăn cho đương sự trong việc định đoạt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. BLTTDS mới chỉ quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại Điều 176 Điều 177 của BLTTDS năm 2004 mà chưa quy định cụ thể thời điểm thực hiện việc phản tố của bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Về quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự BLTTDS quy định còn mâu thuẫn thuẫn chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu thực hiện không thống nhất. Ví dụ như Điều 218 BLTTDS quy định Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Với việc quy định như trên đã hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự, không những gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình mà còn có thể tạo ra thành nhiều vụ án khác nhau mà Tòa án phải giải quyết theo yêu cầu của họ, bởi đương sự không được thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu ở tại phiên tòa thì họ sẽ khởi kiện ở vụ án khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.2.2. Về mặt thực hiện pháp luật: - Thứ nhất: Trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi đã hết thời hiệu khởi kiện nên đã bị trả lại đơn khởi kiện: Vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là bà Đoàn Thị Bé Mười, trú tại số 209 Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh với ông Đoàn Ngọc Sanh, trú tại 23 Nguyễn Trung Trực, phường 2, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Theo nội dung vụ án, cha mẹ của bà Mười chết không để lại di chúc, tài sản của hai cụ là căn nhà số 23 Nguyễn Trung Trực, phường 2, thị xã Tân An, tỉnh Long An trên diện tích 208 m 2 đất. Tuy ngày 24/10/1990 các người thừa kế của hai cụ lập giấy cam kết khước từ nhận tài sản thừa kế với nội dung đồng ý để cho ông Đoàn Ngọc 6 Sanh được quyền sở hữu căn nhà với điều kiện nhà dùng để để làm nhà thờ, không được bán. Nhưng ông Sanh không thực hiện đúng cam kết, đã làm thủ tục sang tên cho hai người con gái của ông, nên ngày 6/6/2007 bà Mười có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Do vụ kiện trên đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nên ngày 13/6/2007 Tòa án nhân dân thị xã Tân An (TAND) đã có thông báo số 16/TB-TA thông báo trả lại đơn khởi kiện cho bà Mười. Sau khi TAND thị xã Tân An có thông báo trả lại đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản của bà Mười, ngày 22/4/2008 bà Mười có đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung đối với tài sản của cha mẹ để lại. Ngày 02/5/2008 TAND thị xã Tân An có phiếu gửi ngày 02/5/2008 trả lại đơn khởi kiện của bà Mười. Ngày 08/5/2008 27/5/2008, bà Mười có đơn khiếu nại gửi Chánh án TAND thị xã Tân An Chánh án TAND tỉnh Long An vụ việc Chánh án TAND thị xã Tân An không thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của bà, nhưng chưa được giải quyết, nên bà có đơn khiếu nại gửi Chánh án TANDTC để được xem xét, giải quyết. Như vậy, mặc dù bà Mười là người có đơn khởi kiện với cách là nguyên đơn ở hai vụ kiện nhưng đây là hai quan hệ pháp luật khác nhau. Việc Chánh án TAND thị xã Tân An căn cứ vào việc Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện của vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản để không xem xét, thụ lý đơn khởi kiện têu cầu chia tài sản chung của bà Mười là không đúng với quy định của pháp luật không đảm bảo được quyền khởi kiện của đương sự. Về trường hợp này Chánh án TANDTC đã có Công văn yêu cầu Chánh án TAND tỉnh Long An chỉ đạo TAND thị xã Tân An xem xét, thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của đương sự. (3) - Thứ hai: Trường hợp về việc Tòa án giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn: Vụ án, nguyên đơn là ông Trần Văn Út với bị đơn là bà Phan Thị Thum bà Trần Thị Thoại, cùng trú tại ấp Đông Lợi, xã Đồng Bình, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ. Trong vụ án này ông rút đơn khởi kiện yêu cầu bà Thum, bà Thoại phải giao cho ông 5.200m 2 . Quá trình giải quyết vụ án, TAND huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ đã bác yêu cầu khởi kiện đòi lại đất của ông Út. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Út có đơn kháng cáo TAND thành phố Cần Thơ đã buộc bà Thum, bà Thoại phải giao cho ông Út các thửa đất số 397 407 có diện tích khoảng 6.500m 2 là nhiều hơn diện tích ông Út yêu cầu mà không xác minh làm rõ diện tích của hai thửa này (phần giao cho ông Út) là diện tích bà Thoại, bà Thum đã giao cho ông Út canh tác từ năm 1996 hay chỉ là một phần diện tích đất được chiết ra từ 02 thửa đất nêu trên để giao cho ông Út. Do đó, Bản án dân sự số 32/2007/DSST ngày 27/3/2007 của TAND huyện Cờ Đỏ bản án dân sự phúc thẩm số 191/2007/DSPT ngày 26/6/2007 của TAND thành phố Cần Thơ đã bị quyết định số 400/DS-GĐT ngày 30/12/2008 của Tòa dân sự TANDTC hủy để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. (4) 2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: 2.1. Về xây dựng hoàn thiện pháp luật: - Thứ nhất: cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự. BLTTDS năm 2004 mới chỉ quy định đương sự trong vụ án dân sự, chưa có quy định về đương sự trong việc dân sự. Việc BLTTDS không quy định về đương sự của việc dân sự sẽ dẫn đến không quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể của họ nên đã ảnh hưởng đến việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải sửa đổi, bổ sung Điều 56 BLTTDS theo hướng quy định bổ sung các đương sự trong việc dân sự cũng như quy định các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ như các đương sự trong vụ án dân sự. - Thứ hai: quy địnhsự khác biệt về địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập so với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Nghiên cứu BLTTDS năm 2004 cho thấy: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập không thể có địa vị tố tụng, quyền nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn hoặc bị đơn được, họ không có yêu cầu độc lập về đối tượng tranh chấp của vụ kiện nên họ không có quyền độc lập thỏa thuận với bên đương sự kia được, không có quyền thừa nhận một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự kia, không có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của vụ kiện trong khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có địa vị tố tụng giống như là nguyên đơn. 7 - Thứ ba: không nên quy định về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm phải được sự đồng ý của bị đơn. Với việc nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện tức là họ đã tự nguyện chấm dứt giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng Tòa án phải ra quyết định chấp nhận việc rút yêu cầu của nguyên đơn nếu yêu cầu của họ là tự nguyện. Với việc quy định nguyên đơn rút đơn yêu cầu khởi kiện ở giai đoạn phúc thẩm phải được sự đồng ý của bị đơn đã hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự mâu thuẫn với quy định tại Điều 5. Do vậy, cần sửa đổi Điều 269 theo hướng cho đương sự thực hiện tốt nhất quyền tự định đoạt của mình trong tố tụng dân sự. Nếu bị đơn thấy việc nguyên đơn có đơn khởi kiện rồi lại rút đơn khởi kiện mà gây thiệt hại cho họ về danh dự, nhân phẩm hoặc với tài sản thì họ có quyền khởi kiện nguyên đơn bồi thường thiệt hại. - Thứ tư: cần sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trình tự giải quyết các việc dân sự. Mặc dù hiện nay BLTTDS quy định việc giải quyết vụ án dân sự việc dân sự theo các thủ tục khác nhau, nhưng lại không có quy định chuyển hóa giữa hai thủ tục nên đã không ít khó khăn cho đương sự trong việc tham gia tố tụng. Đặc biệt ở những vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình. Đối với loại việc này Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại Điểm 7.2 Điều 7 mục 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP đó là nếu Tòa án đã thụ lý việc thuận tình ly hôn thì phải đình chỉ giải quyết việc dân sự, giải thích cho đương sự khởi kiện ly hôn để Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Như vậy, sự chuyên đổi này rất phức tạp gây khó khăn cho đương sự kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Hơn nữa, trong loại việc này có hai đương sự yêu cầu mà chỉ có một đương sự thay đổi không yêu cầu mà đã quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự là không hợp lý. Vì vậy, phải sửa đổi thủ tục giải quyết các loại việc này theo hướng quy định thủ tục chuyển hóa việc giải quyết vụ án dân sự sang việc dân sự ngược lại để đẩy nhanh việc giải quyết các vụ việc dân sự, bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự. - Thứ năm: cần quy định bổ sung thời điểm bị đơn thực hiện quyền phản tố trước phiên tòa. Mặt khác, cần quy định nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, bị đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình ở mọi giai đoạn tố tụng. Để tránh trường hợp đương sự lạm dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho đương sự bên kia Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. vì vậy, cần quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa được Tòa án chấp nhận nếu không phải hoãn phiên tòa. 2.2. Nâng cao năng lực xét xử của Thẩm phán đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật: - Thứ nhất: cần nâng cao năng lực xét xử của Thẩm phán, việc đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của Tòa án, nâng cao trình độ xét xử của Thẩm phán là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Về hệ thống tổ chức tòa án, cần phải tổ chức lại hệ thống Tòa án theo cấp xét xử. Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm sơ thẩm một số vụ án được tổ chức ở một số khu vực; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. - Thứ hai: cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nếu người dân hiểu được các trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự, quyền nghĩa vụ cung cấp chứng cứ; quyền nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng thì sẽ góp phần làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật có thể tham gia tố tụng để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, đảm bảo được quyền định đoạt của mình trong quá trình tham gia tố tụng. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Hiện nay, mặc dù tại kỳ họp thứ 09, ngày 29/03/2011, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 65/2011/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012). Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam thì đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong đó có các quy định liên quan đến nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương 8 sự . Mặt khác, phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ thì việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự sẽ đạt hiệu quả cao trong thực tế. 9 . đề tài: Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự. ” B. GIẢI. việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trên thực tế. III. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w