Thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đến Mozambique và biến nước này thành thuộc địa. Ngày 25/6/1962, Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELIMO) ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập cho Mozambique. Ngày 7/9/1974, chính quyền Bồ Đào Nha ký hiệp định Lusaka công nhận quyền độc lập của Mozambique. Ngày 25/6/1975, Chủ tịch Đảng Frelimo Samora Machel tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Mozambique (nay là Cộng hòa Mozambique). Từ năm 1977 đến 1992, Mozambique rơi vào cuộc nội chiến giữa Frelimo với Phong trào kháng chiến quốc gia Mozambique (RENAMO). Năm 1990, Frelimo điều chỉnh chính sách, tiến hành cải cách chính trị, chấp nhận đa đảng và dân chủ hóa xã hội sâu rộng. Hiện nay, Mozambique theo thể chế cộng hòa và có 5 đảng phái chính đang tham gia hoạt động; trong đó, Đảng cầm quyền là FRELIMO (chiếm 74,7% ghế trong Quốc hội).
Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế. Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó. Trong vài năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong vài năm trở lại đây của Mozambique đạt 7,2%/năm. [33] Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
22
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của Mozambique từ 2009 – 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013(est)
Tốc độ tăng GDP thực tế (%) 6,3 6,8 7,3 7,4 8,5
Tổng GDP (tỷ USD) 20,17 22,72 24,39 26,22 28,52
Tỷ lệ lạm phát (%) 3,3 12,7 10,4 7,2 5,44
(Nguồn: CIA factbook, 2013)
Cơ cấu kinh tế của Mozambique gồm nôn g nghiê ̣p chiếm 28,7%, công nghiệp chiếm 26,9%, dịch vụ chiếm 44,7% ( riêng viễn thông chiếm gần 12%). Nông sản chính là bông, đào lộn hột, ngũ cốc, xidan, cùi dừa, chè, sắn, mía, lạc... Nền kinh tế nước này còn dựa vào xuất khẩu điện, nhôm, hải sản, cung cấp dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng.
Dân số Mozambique đến hết năm 2013 ước đạt 24.166.112 người; trong đó, nam giới chiếm 48,2%, nữ giới chiếm 51,8% và số người trong độ tuổi lao động (15 – 65 tuổi) chiếm khoảng 80% tổng dân số. Tỉ lệ phân bổ dân cư giữa khu vực thành thị và nông thôn là 20%/80%; trong đó, tỉ lệ người dân nghèo có mức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày chiếm 45% dân số. Mozambique hiện có 64 dân tộc, trong đó có 9 dân tộc lớn, đông nhất là tộc người Makua – Lomwe chiếm 50% dân số sống ở miền Nam; 3% dân số là người Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc...Về tôn giáo, có 23,8% dân số Mozambique theo Thiên chúa giáo, 17,8% theo đạo Hồi, còn lại là các tôn giáo khác hoặc không tôn giáo. Tỷ lệ người dân biết đọc, viết tại Mozambique khá thấp (bình quân khoảng 52,2%); chỉ có 40% - 60% trẻ em đến tuổi đi học nhưng số tiếp tục theo học lên Trung học chỉ có 7%.[33]