Lý thuyết về lợi ích đầu tƣ nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique (Trang 25)

Mô hình Mac Dougall&Kempt phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, từ đó cho thấy hợp tác đầu tư nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi ích của hai bên. Mac Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa làm tăng sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư trong nước và người lao động dựa trên lí luận về năng suất cận biên của việc sử dụng vốn. [26]

Khi thực hiện công việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng suất cận biên của việc sử dụng vốn nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư có xu hướng cân bằng. Từ đó các nguồn lực kinh tế đều được sử dụng có hiệu quả tổng sản phẩm gia tăng và mang lại sự giàu có cho các nước tham gia đầu tư. Mô hình được xây dựng dựa trên các giả định như sau:

- Nước đầu tư có sự dư thừa vốn và nước chủ nhà khan hiếm về vốn đầu tư.

- Năng suất cận biên của vốn đầu tư giảm dần và điều kiện cạnh tranh của 2 nước là hoàn hảo, giá cá của vốn đầu tư được quy định bởi luật này.

Đầu tư nước ngoài làm tăng sản lượng của thế giới và còn đem lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà. Mặc dù sản lượng của nước đi đầu tư giảm xuống, nhưng điều đó không có nghĩa làm giảm thu nhập quốc dân, trái lại thu nhập quốc dân còn tăng lên do thu hồi lợi nhuận đầu tư. Tương tự thu

15

nhập của nước chủ nhà cũng tăng thêm, trong đó một phần tăng của nước chủ nhà được trả cho nước đi đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique (Trang 25)