1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm văn xuôi nguyễn thị thụy vũ (tt)

12 509 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 312,82 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ THU NHUNG ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ THỤY VŨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHI

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ THU NHUNG

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ THỤY VŨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TÔN THẤT DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Nhung

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này, tôi

đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới quý thầy cô giáo Khoa Ngữ Văn và Phòng Sau Đại học- Trường ĐHSP Huế đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tôi học tập

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS Tôn Thất Dụng

đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ- TX Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn bên tôi, quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 3

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Đóng góp của luận văn 9

6 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: Ý THỨC SÁNG TẠO VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ 10

1.1 Sáng tạo nghệ thuật 10

1.1.1 Những trang văn giàu sự trải nghiệm 10

1.1.2 Sự đa dạng, mạnh bạo trong đề tài 13

1.1.3 Sự khẳng định bản lĩnh cá tính sáng tạo 15

1.2 Quan niệm về nghệ thuật 17

1.2.1 Quan niệm về hiện thực trong văn chương 17

1.2.2 Quan niệm về nhà văn, nghề văn 19

1.3 Văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trong dòng chung của văn học nữ Nam Bộ trước 1975 21

CHƯƠNG 2: VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ THỤY VŨ- CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI 24

2.1 Cảm quan về hiện thực cuộc sống 24

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

2.1.1 Cuộc sống đời thường 24

2.1.2 Cuộc sống đô thị 41

2.2 Cảm quan về con người 52

2.2.1 Con người cô đơn 53

2.2.2 Con người nổi loạn 57

2.2.3 Con người lo âu 61

2.2.4 Con người bản năng 64

CHƯƠNG 3: VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ THỤY VŨ- NHỮNG HÌNH THỨC THỂ HIỆN 70

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 70

3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 71

3.1.2 Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật 74

3.2 Ngôn ngữ 78

3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật 78

3.2.2 Hệ thống ngôn từ đậm sắc thái Nam Bộ 82

3.3 Giọng điệu 86

3.3.1 Giọng trữ tình, thương cảm 87

3.3.2 Giọng đời thường, suồng sã 90

3.3.3 Giọng lạnh lùng, điềm nhiên, trầm tĩnh 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Văn xuôi là thể loại có khả năng miêu tả cuộc sống bề bộn, phức tạp; cũng là nơi

mà nhà văn có thể tung tẩy các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật Văn xuôi, trong bản chất của nó, luôn hướng đến những vấn đề muôn sắc màu của đời sống xã hội và con người Đi tìm vẻ đẹp văn chương, đi tìm những đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật

có lẽ là một trong những hành trình vô cùng thú vị cho những ai yêu văn học

Văn học Việt Nam đã và đang chứng kiến nhiều hiện tượng văn học thăng trầm

Nỗ lực đánh giá, định danh trên bản đồ văn chương nước nhà cho một nhà văn không phải là điều đơn giản Nhưng độc giả vẫn rất trân trọng gọi tên họ: thế hệ các cây bút trên hành trình làm mới thể loại và tìm kiếm, khẳng định bản ngã Để hiểu

rõ và sâu sắc hơn diện mạo nền văn xuôi Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ để tìm hiểu, khám phá Có thể nói rằng, văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ là một trong những hiện tượng văn học góp phần tạo nên tính

đa dạng của văn xuôi đô thị miền Nam trước năm 1975

Khám phá thế giới văn xuôi của Nguyễn Thị Thụy Vũ, một lần nữa chúng ta có dịp nhìn lại những giai đoạn phát triển, những bước chuyển mình, vận động của văn xuôi đô thị miền Nam- một trong những bộ phận văn học quan trọng làm nên diện mạo hoàn chỉnh của văn học Việt Nam, mà trong thực tế chúng ta vô tình lãng quên hoặc không chú ý đến bộ phận văn học này Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, bộ phận văn học miền Nam là một trong những bộ phận văn học hòa nhịp rất nhanh vào dòng chảy của văn học thế giới Vì vậy, tiếp nhận các tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ cũng là cách để chúng ta thấy một phần nào đó sự chuyển mình của

văn học Việt Nam trong sự phát triển chung của thời đại Khi làm đề tài Đặc điểm

văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc

đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu lại một số giá trị của văn học miền Nam nói chung cũng như văn xuôi của Nguyễn Thị Thụy Vũ nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

Tìm hiểu về Nguyễn Thị Thụy Vũ là một trong những vấn đề khá mới mẻ Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, Nguyễn Thị Thụy Vũ là một trong những

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

cây bút có hướng đi riêng, phản ánh hiện thực trong cảm quan của một nhà văn nữ ở miền Nam trước 1975 Các truyện ngắn và truyện dài của bà ra đời từ khoảng thời gian 1965- 1975 Vào tháng 3 năm 2017, Hội Nhà văn đã tái bản lại mười tác phẩm

của bà

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tìm thấy một số tài liệu liên quan đến văn học miền Nam nói chung cũng như về Nguyễn Thị Thụy Vũ nói riêng

Trước hết, phải kể đến công trình nghiên cứu của Võ Phiến, Văn học miền

Nam- Tổng quan (tháng 5,1986) Đây là một trong những cuốn sách không những

giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu khá lớn và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975 Với ý nghĩa

như thế, bộ Văn học Miền Nam của Võ Phiến, đặc biệt tập đầu: “Tổng quan”, đã

cung cấp những tư liệu, nhận định riêng về văn học miền Nam giúp người nghiên cứu có cái nhìn bao quát hơn về bộ phận văn học này Tác giả Võ Phiến đã khảo sát một số yếu tố chính trong sinh hoạt văn học miền Nam như: nhà văn, độc giả và xuất bản; sau đó, ông lần lượt trình bày các giai đoạn chính và phân tích những đặc điểm nổi bật nhất; cuối cùng, đối chiếu sơ lược văn học miền Nam với văn học miền Bắc và văn học “tiền chiến” để thấy được tiến trình vận động của mỗi bộ phận văn học Từ đó, có cái nhìn, sự đánh giá về đóng góp và thành tựu mỗi miền cũng như sự đa dạng của văn học Việt Nam

Tác giả Thụy Khuê trong công trình nghiên cứu “Văn học miền Nam từ 1954-1975” (Pari, tháng 10/2007, đọc lại và sửa chữa 04/07/2014) mang đến sự đánh giá khá khái quát, công phu về văn học miền Nam: tác giả, chữ quốc ngữ, hoàn cảnh lịch sử tác động đến văn học, và đặc biệt là đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về văn học miền Nam từ 1945- 1975 khi tìm hiểu các khuynh hướng,

đặc điểm của văn học giai đoạn này “Đặc điểm chính của nền văn học miền Nam từ

1954 đến 1975, là đã thoát khỏi văn học thế kỷ XIX, giã từ lãng mạn tiền chiến Nhiều nhà văn tìm cách xây dựng tư tưởng trên nền triết học hiện đại, đưa con người về hướng tìm hiểu chính mình Triết học hiện sinh xuất hiện dưới nhiều hình thức: phòng trà tửu quán, ăn chơi, bụi đời, là từng thấp nhất; ở mức cao hơn, nó

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

hậu thuẫn cho tác phẩm: con người quay về khảo sát chính mình, nhận thức chính mình” [50] Với bài viết này, ông đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin khá quan

trọng về văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975

Tác giả Trần Doãn Nho đã có bài thuyết trình trong buổi hội thảo về “Hai mươi năm Văn học miền Nam 1954-1975” tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt

vào ngày 06/12/2014 Trần Doãn Nho đã trình bày về Tính văn học trong văn học

miền Nam Ông đã nêu những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của văn

học miền Nam Theo ông,“Văn học miền Nam như một cánh rừng bạt ngàn Nó

dung chứa hết thảy hình thức văn chương, từ bình dân đến cao cấp, từ hữu khuynh đến tả khuynh, từ cổ điển đến hiện đại Nhiều trào lưu, khuynh hướng chống đối nhau vẫn cùng hiện diện Trào lưu nào, khuynh hướng nào có độc giả của trào lưu

và khuynh hướng đó” [52]

Bài tham luận của nhà văn Bùi Vĩnh Phúc trong “Hội thảo hai mươi năm văn học miền Nam 1954- 1975”, tại California, (06/12/2014) đã trình bày phẩm tính và

ý nghĩa của nền văn học này Nhà văn khẳng định “Văn học miền Nam, từ 1954 đến

1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này Nói một cách thẳng thắn, nền văn học này nối kết Việt Nam với thế giới, với nhân loại, trong những khía cạnh hiện hữu người một cách vừa bao quát vừa thâm sâu nhất Nó chia sẻ và phản ánh thân phận và những tình cảm của con người ở những độ rung, những bảng mầu gần gũi với các nền văn học hiện đại của thế giới, dĩ nhiên với những âm vang và sắc độ riêng của đời sống xã hội và tinh thần của người Việt” [53] Nhà văn đã nhận định

văn học miền Nam là một nền văn học đậm tính nhân bản, nhân văn Đây là nền văn học khai phóng, đa sắc và đa dạng

Việc tìm hiểu đời sống văn học miền Nam 1954- 1975 trên các phương diện

từ lý luận, phê bình văn học, đến thực tế sáng tác đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước và sau 1975, cả trong Nam ngoài Bắc và người Việt ở hải ngoại

đề cập đến Những công trình nghiên cứu hoặc các bài báo về vấn đề này, với những quy mô khác nhau, xuất phát từ những “điểm nhìn”, quan điểm chính trị,

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

thẩm mỹ khác nhau đã đem đến người đọc những cách tiếp cận khác nhau (về văn học đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975) thì cũng có những nhận xét, đánh giá về văn học giai đoạn này rất khác nhau Từ đó, nó sẽ hỗ trợ, cung cấp cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu về một tác giả cụ thể

Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ vào thập niên 1960-1970 từng nổi lên như một trong năm nhà văn nữ hàng đầu của Sài Gòn Trước đó nữa, vào năm 1969, nhà phê bình Nguyễn Đình Tuyến cũng nhìn thấy ở văn chương Nguyễn Thị Thụy Vũ

những giá trị có tính thời đại: “Truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ thật là táo bạo Đọc

xong truyện, tôi nghĩ đây mới thật là những truyện trình bày những sự kiện sống thực nhất của thời đại chúng ta Thời đại này rồi sẽ đi qua Những cái gì của thời này nếu không ghi kịp thì ngày mai sẽ mất” [49].

Vào năm 1973, nhà phê bình Uyên Thao từng dành cho Nguyễn Thị Thụy

Vũ những nhận định có tính gợi mở cho học giới về sau nghiên cứu văn của bà:

“Nguyễn Thị Thụy Vũ đã cho thấy tất cả những người đang sống chỉ thực sự được

sống bằng cách chạy trốn Trong khi những kẻ yếu đuối chạy trốn vào vùng trời tưởng tượng bi thảm của mình thì những kẻ tương đối mạnh dạn hơn chạy trốn vào trong sự giả dối, che đậy Ngoài hai lớp người ấy là một lớp người chạy trốn thực

sự, chạy trốn bằng cách ném mình vào những cuộc phiêu lưu mà mọi tính toán chỉ dừng lại ở một điểm duy nhất: miễn là tách xa được thế giới tù hãm này” [49]

Tác giả Lam Điền có bài viết “Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ sau gần 50 năm ẩn

dật” đăng ngày 19/3/2017 đã giới thiệu những nét khái quát về con người cũng như

phong cách của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ trong dịp tái bản lại mười tác phẩm Đặc biệt, tác giả Du Tử Lê đã có một bài viết khá hay về “Sự khác biệt về tính dục trong truyện Nguyễn Thị Thụy Vũ và các nhà văn nữ khác” (27/10/2010) Ông đưa ra nhận xét về sự khác biệt cơ bản của Nguyễn Thị Thụy Vũ khi viết về đề tài tính dục với các cây bút nữ cùng thời Theo ông, trong số các nhà văn nữ ở Sài Gòn,

Nguyễn Thị Thụy Vũ là nhà văn tôi trân trọng nhất “Ngòi bút của chị chứa đựng

tất cả những gì làm nên một cây bút có cá tính Cùng một vấn đề tình dục, các nhà văn nữ khác sùng bái khoái cảm, đẩy tình dục đến chỗ ca tụng thân xác, Thụy Vũ cũng khát khao thân xác- nhưng là những cơn khát khao u uẩn, khoái cảm tan

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

nhanh trong hoài niệm, hoang đường, giữa bản năng và siêu linh mang một chút

âm sắc của trăm năm cô đơn” [51]

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có bài viết “Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở

lại” (17/03/2017) in trên báo Người lao động, tóm tắt một cách sơ lược về đề tài,

văn phong của Nguyễn Thị Thụy Vũ Theo tác giả, điều làm nên thành công trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ đó chính là chất hiện thực và văn phong rặt chất Nam Bộ

Tác giả Gia Bảo đã có bài giới thiệu: “Nguyễn Thị Thụy Vũ- Người vẽ chân

dung con người trong thời loạn ly giông bão” (21/03/2017) đã viết: “Nguyễn Thị

Thụy Vũ tái ngộ bạn đọc nhân dịp 10 tác phẩm của bà được tái bản với diện mạo hoàn toàn mới Như vậy là, sau hơn 41 năm kể từ ngày gác bút, ở độ tuổi tròn 80,

bà vẫn được chứng kiến một sự kiện lớn trong cuộc đời mình Còn với khán giả trót yêu văn bà, hay chỉ đơn giản là yêu sách, yêu văn chương, cũng thật khó để không nóng lòng khi thấy một phần của di sản văn học Việt Nam vốn chìm sâu hơn 41 năm nay đã trở lại, thật sự tươi mới và rạng rỡ” [48]

Nhìn chung, các ý kiến, bài viết, tài liệu liên quan đến đề tài Đặc điểm văn

xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ rất ít, chỉ dừng lại ở những nhận xét rất chung, khái quát,

chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống nội dung và nghệ thuật tác phẩm của nhà văn nữ này Có chăng là những bài báo trên mạng internet, những bài phỏng vấn, những ý kiến đánh giá, nhận xét của những người nghiên cứu về văn học miền Nam trước 1975, của Hội Nhà văn Việt Nam khi xuất bản lại 10 tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ Các bài viết này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra một số nhận xét, ý kiến đánh giá ngắn gọn về vẻ đẹp văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ Và các bài viết, các ý kiến trên đây vẫn là những gợi mở quý báu giúp

chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ

Vì thế, luận văn là một trong những bước khám phá, tìm tòi của người viết trong việc tìm hiểu những đặc điểm của văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 04/01/2019, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w