Lý do chọn đề tài: Những công trình nghiên cứu nghiêm túc về văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 ở tầm khái quát rất cần thiết, nhằm nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THẾ THUẬT
ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS NGUYỄN THÀNH THI
TP HỒ CHÍ MINH - 2011
Trang 2L ỜI CẢM ƠN - -
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Tp
Hồ Chí Minh
Đại học và Thư viện Nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình chúng tôi học tập tại Trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành được khoá học khi tôi đã ở độ tuổi không còn trẻ Xin cho tôi được gửi lời cảm ơn đến nhà văn Dạ Ngân, người đã dành thời gian cho tôi được tiếp xúc, trao đổi, cung cấp thêm cho tôi những tư liệu,
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thành Thi, người Thầy đã định hướng, nghiêm túc chỉ bảo, hết lòng giúp đỡ tôi
Phan Thiết, tháng 10 năm 2011
Người thực hiện
Dương Thế Thuật
Trang 3M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 2
M ỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI DẠ NGÂN– NHÌN T Ừ VỐN SỐNG VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 7
1.1 Dạ Ngân – Nhà văn của cái hôm qua và cái hôm nay 7
1.1.1 D ạ Ngân – Nét vẽ chân dung nhìn từ cuộc đời 7
1.1.2 D ạ Ngân – nét vẽ chân dung nhìn từ sáng tác 10
1.1.3 M ột cái nhìn cuộc sống đa dạng, nhiều chiều: 15
1.2 Sáng tác c ủa Dạ Ngân – tiếng nói của lòng nhân hậu và niềm tin: 26
1.2.1 Ký ức về chiến tranh và nỗi đau thời hậu chiến: 26
1.2.2 Ngh ịch cảnh thời hậu chiến và những băn khoăn về cuộc đời, con người: 32
1.2.3 Ti ếng nói trân trọng cảm thương thân phận “bé mọn” của con người” 39
1.3 Sáng tác c ủa Dạ Ngân – Tiếng nói của tình quê hương 52
CHƯƠNG 2: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN – ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ 67
2.1 Nhà văn nữ của nhiều thể loại: 67
2.1.1 Sáng tác c ủa Dạ Ngân – Nhìn từ thể loại: 67
2.1.2 Đóng góp của Dạ Ngân – Nhìn từ truyện ngắn: 68
2.1.3 Đóng góp của Dạ Ngân – nhìn từ tiểu thuyết, truyện vừa: 79
2.1.4 Đóng góp của Dạ Ngân– Nhìn từ tản văn: 85
2.1.5 Ch ất thơ trong văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân 91
2.2 Nh ững thành công trên bình diện phương thức tự sự: 98
2.2.1 T ạo tình huống, sự kiện và khắc hoạ nhân vật: 98
2.2.2 K ết cấu dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện: 106
2.2.3 Tr ần thuật đa điểm nhìn và vai kể độc thoại: 111
Trang 4CHƯƠNG 3: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN – ĐẶC
ĐIỂM VỀ NGÔN TỪ 115
3.1 V ẻ đẹp hài hoà trong văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân 115
3.1.1 Khái ni ệm: “ngôn ngữ văn xuôi” – “lời văn nghệ thuật” và quan niệm v ề “vẻ đẹp hài hoà “ 115
3.1.2 S ự hài hoà giữa chất văn xuôi và chất thơ 118
3.1.3 S ự hài hoà giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ 124
3.1.4 S ự hài hoà giữa ngôn ngữ tự sự với trữ tình 129
3.2 Ch ất Nam Bộ đậm đặc trong lời văn nghệ thuật Dạ Ngân 133
K ẾT LUẬN 149
THƯ MỤC THAM KHẢO 153
Trang 5M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Những công trình nghiên cứu nghiêm túc về văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 ở tầm khái quát rất cần thiết, nhằm nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về văn xuôi nghệ thuật trong tiến trình văn học chung của đất nước
Ngoài những công trình nghiên cứu khái quát, sự nghiên cứu về văn xuôi nghệ thuật của từng nhà văn cũng rất cần, nhất là đối với những nhà văn có những đóng góp thật sự cho văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 Trong số những nhà văn nữ sáng tác văn xuôi sau 1975, Dạ Ngân đã có những thành công nhất định Chị đã bắt đầu sáng tác từ năm 1978 Với khoảng trên 15 tác phẩm đã xuất bản, từ tiểu thuyết truyện vừa, truyện ngắn đến tản văn, chị đã nhận khoảng 4 giải thưởng chính và 1 tặng thưởng văn
học ( 1 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987), 1 của báo Tuổi trẻ TP
HCM (năm 1989), 1 của Hội Nhà văn Hà Nội (năm 2005), 2 của Hội Nhà văn
Việt Nam (năm 2004 và năm 2006) cùng một số giải thưởng khác về các
truyện ngắn
Với những giải thưởng đã được nhận, cả ở truyện ngắn và tiểu thuyết, Dạ Ngân đã được ghi nhận là một trong những nhà văn nữ có giọng điệu riêng hiện nay
Là một trong những gương mặt nhà văn nữ có tác phẩm đến với bạn đọc
từ trên 25 năm qua, có giọng điệu riêng, chị đã và vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình của mình trong việc sáng tác văn chương Với những tác phẩm đã cho ra mắt bạn đọc, Dạ Ngân đã có vị trí nhất định trên văn đàn Tác phẩm của chị cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, cả ở mảng tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn và cả tản văn Sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng các
Trang 6ích, đóng góp thêm vào việc nghiên cứu chung văn xuôi nghệ thuật Việt Nam,
từ sau năm 1975, nhất là đối với những sáng tác của những nhà văn nữ
2 Lịch sử vấn đề:
Dù sự nghiệp sáng tác của Dạ Ngân đã được thời gian và công chúng khẳng định, nhưng những công trình nghiên cứu về sáng tác của Dạ Ngân vẫn còn quá ít ỏi Phần lớn các bài viết hiện có ở dưới dạng cảm nhận về một tập truyện ngắn, một tiểu thuyết mới xuất bản, một lời giới thiệu sách
Năm 1986, Chu Huy đã có cảm nhận khi đọc tập truyện ngắn Quãng đời
ấm áp của Dạ Ngân “ Dù viết về đề tài nào đi nữa, Dạ Ngân đều hướng người
đọc tìm đến cội nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp, từ những tình cảm trong sáng, mãnh liệt, từ những nền tảng tư tưởng không bao giờ mờ phai của những năm chiến tranh giải phóng đầy hi sinh gian khổ mà rất đổi hào hùng” Chu Huy cũng nhận xét nét đặc sắc của văn phong Dạ Ngân: “ Viết khá sành về tâm lý nhân vật nữ”
Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đã có nhận định qua truyện ngắn đầu tay của Dạ Ngân : “ Truyện của chị đậm đà tâm tình của người phụ nữ Nam Bộ giàu tình cảm và suy tư, luôn trăn trở về cuộc sống của cá nhân mình và đồng đội, bạn bè, với gia đình, quê hương, với lý tưởng và nghĩa vụ, những khao khát nồng cháy của trái tim thiếu nữ trước cuộc đời…Chị viết về chiến tranh nhưng không nặng về mô tả chiến trận hay sự kiện”
Truyện ngắn Trên mái nhà người phụ nữ, giải nhì Tạp chí văn nghệ
Quân đội năm 1987, đã được Nguyễn Trọng Hoàn đánh giá : “ Truyện có nhiều đoạn thành công bởi ở đó hình ảnh, màu sắc, âm thanh…được khai thác một cách triệt để làm trang viết trở nên thi vị, thực sự có hồn, khiến người đọc
có thể trực tiếp tri giác như được bước vào một thế giới sinh động tồn tại dưới dạng vật chất”
Trang 7Nhà văn Ngô Ngọc Bội đã có nhận định về tập truyện ngắn Con chó và vụ
ly hôn (1990) của Dạ Ngân : “ Văn của Dạ Ngân lắng đọng, vừa ấm áp đôn hậu, vừa dữ dằn cay đắng rất Nam Bộ, để rồi hướng tới cái thiện…Cái mạnh nhất, quý nhất của Dạ Ngân là nghệ thuật khắc họa, cách nhìn của chị góc cạnh Khai thác tâm lý nhận vật, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ thật tài hoa”
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mai Hương trong bài viết “ Truyện ngắn của Dạ Ngân” đã đánh giá cao hướng khai thác, tiếp cận hiện thực riêng, nét đặc sắc
Nguyễn Hoàng Sơn đã có nhận định về truyện vừa Miệt vườn xa lắm: “
Chị chú trọng phân tích tâm lý và khéo sử dụng chi tiết để khắc họa tính cách nhân vật”
Tiểu thuyết Gia đình bé mọn là một thành công lớn của chị, đã nhận
được nhiều ý kiến phản hồi từ những người nghiên cứu Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã nhận định “Những phẩm chất làm nên thế mạnh ngòi bút của Dạ Ngân: Sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ, khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa “mỹ văn” và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ, sự sắc sảo trong phác họa nhân vật bằng vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là một cái nhìn cuộc đời – dù với sự phê phán - nhưng vẫn luôn đôn hậu” Còn Hoàng Thị Quỳnh Nga đã nhận xét; “Ngoài những trang viết tinh
tế và xúc động về cảm giác và sự giằng xé, Gia đình bé mọn còn hấp dẫn
người đọc bởi bức tranh xã hội thời bao cấp.”
Nhà văn- dịch giả Trần Thiện Đạo cũng đã có những lời tâm tình với bạn
đọc khi được đọc Gia đình bé mọn của Dạ Ngân: “… Một mình một bóng,
trên con đường quen thuộc hơn một phần tư thế kỷ cầm bút trong Nam ngoài Bắc, tác giả đã nhè nhẹ nắm tay người đọc, “rù quyến”, lôi cuốn, dẫn họ cùng rảo bước với mình từ trang đầu tới trang chót…”
Trang 8Tác giả Tuy Hoà trong bài viết “Dạ Ngân theo nước nguồn xuôi mãi” đưa
ra nhận định: “Ngón nghề của nhà văn Dạ Ngân trong tập Nước nguồn xuôi
thể giữa xô đẩy thời đại đang cưu mang chúng ta… Truyện Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt cuộc sống, mà đọc để nghĩ ngợi cuộc sống”
Đến năm 2006, Cao Thị Huệ đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ “Sáng tác của
Dạ Ngân” tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nghiên cứu 9 tác phẩm của
Dạ Ngân xuất bản từ năm 1986 đến 2005, bao gồm các truyện ngắn, tiểu
thuyết Cao Thị Huệ đã rất tinh tế để nhận ra Miệt vườn xa lắm dồn nén, chất
chứa bao nhiêu kỷ niệm của cô bé Tiệp Kiến Vàng trong khoảng thời gian chỉ vẻn vẹn là một ngày từ mờ sáng cho đến nửa đêm
Năm 2009, Hoàng Thị Kim Cúc đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài
“Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân” tại Trường Đại học Vinh trên cơ sở nghiên cứu 7 tập truyện ngắn của Dạ Ngân, xuất bản từ 1986 đến 2008 Nhiều
cảm hứng phê phán trong các tác phẩm của Dạ Ngân, đặc biệt ở Gia đình bé
mọn đã được Hoàng Thị Kim Cúc phát hiện, đề cập trong luận văn của mình
Wayne Karlin, nhà văn, giáo sư văn học Đại học Maryland (Hoa Kỳ), một
người am hiểu văn học Việt Nam, trong lời giới thiệu tiểu thuyết Gia đình bé
mọn bản dịch ra tiếng Anh (Rosemary Nguyen dịch) ấn hành bởi nhà xuất
hành trình của cái “gia đình bé mọn” của nàng trùng hợp với hành trình của đất nước nàng”,… “ Tiệp từ chối nhìn thế giới qua lăng kính truyền thống” Điều đó cũng có nghĩa: Nhân vật Tiệp đã đồng hành cùng đất nước và nhân vật ấy đã có một cái nhìn mới mẻ về thế giới mà mình đang sống, trải nghiệm, không phụ thuộc vào truyền thống ngày xưa
Năm 2011, Quách Thanh Tạng đã viết luận văn thạc sĩ với đề tài “Đặc điểm truyện của Dạ Ngân” tại Trường Đại học Cần Thơ Quách Thanh Tạng
Trang 9đã có những phân tích sâu sắc tác phẩm Ngày của một đời, tiểu thuyết đầu
tay của Dạ Ngân
Nhận định của những người nghiên cứu, phê bình đi trước là những cứ liệu khoa học, những gợi ý quý báu để chúng tôi đi sâu hơn, khảo sát một cách có
hệ thống những sáng tác của Dạ Ngân, bao gồm cả 7 tập truyện ngắn, 2 tiểu
thuyết, 2 truyện vừa, 5 tập tản văn, mong nhận ra được những đặc điểm
văn xuôi nghệ thuật của Dạ Ngân cũng như đóng góp của chị đối với văn xuôi nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới
3 Mục đích của đề tài:
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân nhằm:
Dạ Ngân, phân tích những biểu hiện cụ thể của những cảm hứng ấy qua các sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, tản văn của nhà văn
tưởng, cảm hứng trong tính chỉnh thể của văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân: nhận diện những đặc điểm; những nét riêng của nhà văn bộc lộ trên các bình diện: nội dung và phương thức thể hiện, hình thức nghệ thuật
của truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, tản văn Việt Nam sau 1975 nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân bao gồm:
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 10Tất cả các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Dạ Ngân xuất bản từ năm
1986 đến năm 2010 bao gồm:
5 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
Luận văn cũng sử dụng thường xuyên thao tác thống kê trong khảo sát miêu
tả đối tượng nghiên cứu
6 Cấu trúc luận văn:
của luận văn được tổ chức, triển khai thành ba chương:
Chương 1: Đặc điểm văn xuôi Dạ Ngân - Nhìn từ vốn sống và cảm hứng nghệ thuật
Chương 2: Văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân – Đặc điểm về thể loại và
Chương 3: Văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân – Đặc điểm về ngôn từ
Trang 11CHƯƠNG MỘT: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI DẠ NGÂN– NHÌN
TỪ VỐN SỐNG VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
1.1 Dạ Ngân – Nhà văn của cái hôm qua và cái hôm nay
1.1.1 D ạ Ngân – Nét vẽ chân dung nhìn từ cuộc đời
của mình bằng những cách khác nhau, và bằng những cảnh đời khác nhau Trong những cảnh đời ấy, có những cảnh đời êm ả, phẳng lặng; nhưng lại cũng có những cảnh đời chẳng hề bình lặng một tí nào
trải nghiệm đời thường
nhưng vì ông nội tôi thích thi thố nên đưa tất cả anh em giạt xuống tận Cần Thơ để phỉ chí nghề vườn Tôi là phụ nữ miệt vườn chính cống và tôi luôn tự hào về điều đó
đó vai trò quyết định thuộc cô tôi, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba tôi đi kháng chiến Cho đến khi ba tôi bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì tôi thuộc về cô tôi hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất tôi Ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình tôi không có sự lựa chọn nào khác cho chị em gái nhà tôi: Tất cả phải đi vào
Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha tôi Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước” [12, 27]
Trang 12Là người con của một cán bộ kháng chiến bị tù đày và sau này đã hy sinh trong tù, chị đã tiếp nối những chặng đường kháng chiến của cha, đi vào
Cứ, sống những tháng ngày đạn bom ác liệt, làm thư ký đánh máy, rồi làm báo, những công việc khác nhau Với bao khó khăn, thiếu thốn, với nhiều vất
vả gian nan Nhưng lẫn trong những gian khổ, vẫn có những giây phút bình yên, ấm áp với đồng đội, với người thân
với công việc trong rừng, trong Cứ Quãng đời ấy, đã để lại những
kỷ niệm ấm áp trong chị Song, không chỉ có ấm áp, đã có những nỗi buồn, những tiếc thương, khi đồng đội, khi những người chị, người anh của cùng
cơ quan với chị, những người gởi quãng đời thanh xuân, tươi đẹp, rực rỡ của mình vào cuộc kháng chiến cao cả mà cũng thật nhiều gian nan của dân tộc,
đã hy sinh
hiểm nguy Những tháng năm kháng chiến ấy mãi trong ký ức của Hồng Nga,
đã trở thành những ám ảnh nghệ thuật trong chị
tháng năm khó khăn thời bao cấp Cuộc hôn nhân đến với chị sau những ngày hoạt động chung trong rừng, có những chung đụng về thể xác, đã không là sự chọn lựa của chị trên tình yêu Để, về sau này, khi sống gần nhau, cùng nhau, dần theo thời gian, đã cho chị thấm thía: Chị phải gánh chịu những đau khổ
âm thầm của một người vợ, mà trái tim hai người không cùng chung nhịp đập Sau những rạn nứt trong cuộc sống vợ chồng là cả một quãng thời gian dài chị phải chịu nhiều áp lực nặng nề, bị lên án, từ gia đình, đến cơ quan
chị đến hết lòng với người mình yêu, khi chị còn đang là vợ của một cán bộ
Trang 13không cần biết: Chị sống với chồng mà có tình yêu hay không; chồng chị là một người có tâm tính như thế nào
ông đang có vợ “Chấp nhận và đau khổ Biết bao nhiêu nước mắt đã chảy
Hơn 11 năm trời…”, “Nhiều thứ áp lực như thể tôi bị nhốt vào cái thùng phuy mà đậy vậy” [12, 109 – 110]
từ gia tộc, từ con cái và cả của bạn bè, rồi còn cả dư luận nữa
năm
học, rồi còn bao lo toan khác Có lẽ, như những người luôn gặp những cảnh ngộ kém may, chị như đã được tiêm vaccin để tạo kháng thể, để quen chịu đựng những cảnh ngộ khó khăn
xa thẳm để đến với tình yêu mới, rồi tâm trạng cứ luôn trĩu nặng khi nghĩ mình chưa lo cho hai con chu đáo đã luôn trong suy tư của chị, để rồi những băn khoăn ấy đã dồn nén thành những ám ảnh nghệ thuật của nhà văn
mình, với tất cả giác quan của từng tế bào trong con người mình Nguyên liệu
sẽ sinh ra từ từng giây phút sống ấy” [71, 179]
Cuộc đời từng trải của chị, lắm khổ đau, từng hạnh phúc, đã vẽ nên chân dung Dạ Ngân, nhạy cảm, quan sát tinh tế, sống hết mình, cả trong công việc, lẫn trong tình cảm