1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới PP dạy học

44 676 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sau năm 1995, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và bước vào thời kỳ mới: thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Lần đầu tiên sau nửa thế kỷ giành độc lập chúng ta có ổn định để phát triển. Giáo dục - Đào tạo Việt Nam đứng đầu câu hỏi lớn: mẫu hình con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng có gì thay đổi ? Và làm thế nào để sản phẩm của giáo dục là những con người đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thế kỷ mới? Mục tiêu của giáo dục đào tạo phải được xây dựng trên cở sở thực tiễn giáo dục Việt Nam, những định hướng chính trị của đất nước đó là xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa . đồng thời mục tiêu giáo dục còn phải đồng thuận cập nhật và hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Theo tinh thần đó mục tiêu giáo dục có những giá trị cao đẹp như: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái yêu thương và quý trọng con người, lòng dũng cảm, trung thực, hăng say lao động ,có sức khỏe, có tri thức phổ thông về khoa học tự nhiên và xã hội Chính việc điều chỉnh. bổ sung hoặc nhận thức lại đầy đủ hơn mục tiêu đào tạo mới của đất nước buộc giáo dục phải nhìn lại toàn diện hoạt động giáo dục trong các nhà trường. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục theo xu hướng chung với mục đích đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nhu cầu đổi mới đang đặt ra cấp thiết trong các nhà trường, tức là đổi mới nội dung chương trình dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học làm cho quá trình dạy học thực sự tập trung vào sự phát triển của người học. Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 1 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay sự nghiệp giáo dục đang đứng trước những mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu và quy mô phát triển, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển, đặc biệt việc quản lý chỉ đạo nâng cao đổi mới phương pháp dạy học của các nhà quản lý trong thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giáo dục đặt ra hiện nay. Chất lượng dạy học của người giáo viên phản ánh cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, một phần phụ thuộc vào sự quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng, muốn thành công hay không đều phụ thuộc vào sự điều hành chỉ đạo của người quản lý. Như vậy, nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp thiết của đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong cả nước nói chung và trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố PleiKu nói riêng. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Pleiku, nhìn chung một số giáo viên đứng lớp đã nắm bắt được nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học để có thể chuyển tải những kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập theo phương pháp đến học sinh. Nhiều giáo viên đã có những chuyển đổi tích cực trong việc thực hành đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện trên thực tế tỷ lệ giáo viên thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp thường xuyên trong các giờ dạy trên lớp chưa phải là nhiều mà chủ yếu chỉ được thực hiện trong các giờ dạy thao giảng, giờ dạy thi giáo viên giỏi. Vậy để việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý. Vì rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy, bận bịu với Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 2 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học nhiều việc nên ban giám hiệu nhà trường thường ít thời gian dự giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu, đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn vướng mắc của giáo viên trong việc triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế cho thấy nếu hiệu trưởng trường nào quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thì chắc chắn giáo viên trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ . Để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả và được thực hiện rộng khắp trong toàn ngành nó đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà cần phải tự vượt qua những thói quen đã ăn sâu bám rễ. Để thực hiện yêu cầu này đạt hiệu quả cao cần có những biện pháp chỉ đạo mang tính khoa học của hiệu trưởng nhà trường, nơi quyết định chất lượng học tập của học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Với những suy nghĩ và nhìn nhận từ những vấn đề thực tế có liên quan đến công tác quản lý giáo dục, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku.” 2. Mục đích ,nhiệm vụ , phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực trạng về chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong những năm qua, từ đó đề xuất “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku” 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học. Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 3 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học - Tìm hiểu đánh giá thực trạng quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là : “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku” 3. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku. 3.2.Khách thể nghiên cứu Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng –Pleiku, một số cán bộ quản lý của các trường. 3.3 Địa bàn nghiên cứu Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Tổ 10- Phường Yên Đổ- Tp Pleiku 4. Giả thuyết khoa học Đề tài “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku” Nếu đề tài có chất lượng cao và được áp dụng một cách đồng bộ các chức năng quản lý của hiệu trưởng đến Hội đồng sư phạm trong nhà trường thì chúng tôi hy vọng rằng góp Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 4 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện đang công tác. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc sách, nghiên cứu nghị quyết, văn bản, xử lý tài liệu để phân tích hiểu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn -Thông qua việc dự giờ, theo dõi, quan sát chất lượng dạyhọc của giáo viên và học sinh. -Khảo sát ,điều tra trưng cầu ý kiến. -Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu nhập được qua quan sát , điều tra. -Tổng kết kinh nghiệm 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo- Phần nội dung gồm có 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng quản lý chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Pleiku. Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Pleiku Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 5 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đây là một vấn đề rất rộng được Đảng và Nhà nước quan tâm- Ngành giáo dục đào tạo lưu ý chỉ đạo thực hiện từ lâu, nhưng do nhiều lý do mà phương pháp tích cực trong dạy học chưa được phát triển và thực hiện phổ biến trong từng nhà trường. Dạy học theo phương pháp tích cực đã được nhiều tác giả nghiên cứu, biên soạn trên sách, tài liệu, tạp chí, văn bản . Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII( tháng 2-1993); Nghị quyết Trung ương 2- khóa VIII ( tháng 12-1996); Nghị quyết 40 ( quốc hôị khóa X); Chỉ thị 14 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Nghị quyết 43 về đổi mới toàn diện đồng bộ giáo dục- đào tạo, trong luật giáo dục( khoản 2 điều 4) đã đề cập đến dạy học theo phương pháp tích cực. Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu và trình bày một cách cụ thể về việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Pleiku. Trong quá trình học tập và nghiên cứu về quản lý chuyên môn tại khoa cán bộ quản lý giáo dục trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học phục vụ cho việc dạyhọc ở trường địa phương nơi tôi công tác. 2. Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài. 2.1. Khái niệm về dạy học và quản lý dạy học *Khái niệm về dạy học Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 6 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Dạy học là một hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng là người chủ đạo và tổ chức, còn học sinh là chủ thể của hoạt động học với chức năng chủ động tự tổ chức việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động học của học sinh chỉ có thể đạt được hiệu quả khi học sinh tiến hành một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên *Khái niệm về quá trình dạy học Quá trình dạy học là một họat động hai mặt có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó giáo viên là chủ thể hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học với hai chức năng là tiếp thu và tự tổ chức việc tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Hoạt động động học chỉ đạt hiệu quả nếu như học sinh tiến hành học tập một cách tự giác tích cực, chủ động thông qua hoạt động học mỗi học sinh sẽ tự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. *Bản chất của quá trình dạy học Là một quá trình nhận thức độc đáo của giáo viên nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học. Nó là một quá trình truyền thụ, lĩnh hội kiến thức và phương pháp hoạt động nhận thức đảm bảo cho học sinh một trình độ học vấn nhất định nhằm góp phần hình thành nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa cho họ. 2.2.Quản lý quá trình dạy học * Khái niệm quản lý dạy học Quản lý dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các pjhương tiện quản lý dạy học như : Chế Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 7 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học. * Một số yếu tố quản lý dạy học Trong việc quản lý toàn diện quá trình giáo dục của người hiệu trưởng thì quản lý quá trình dạy học là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nó là bản chất của quá trình quản lý đối với hiệu trưởng vì hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng của nhà trường. Nói đến quản lý quá trình dạy học tức là nói đến quản lý chất lượng dạy học, đòi hỏi người hiêu trưởng phải quán triệt và ý thức sâu sắc về quá trình dạy học là hệ thống toàn vẹn các nhân tố cơ bản như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá. Các nhân tố đó có sự tác động hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế xã hội ở địa phương. Bởi vậy muốn giải quyết chất lượng dạy học phải giải quyết chất lượng của tất cả các nhân tố của quá trình dạy học. Bất cứ sự nhận thức phiến diện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Người hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm biện chứng Mac xit rằng : thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận thức. Do đó trước khi ý định tác động quản lý vào một vấn đề gì đều phải có sự nâng cao kỹ lưỡng, cụ thể, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp .của hoạt động dạy học, trên cơ sở nhận thức đó mà đề ra các giải pháp, biện pháp thích hợp, tác động hợp quy luật thì hiệu quả quản lý mới cao. 2.3 Phương pháp dạy học * Khái niệm về phương pháp dạy học Có nhiều quan niệm về phương pháp dạy học, song có thể hiểu phương pháp dạy học là hệ thống lý thuyết, cách sử dụng để tiến hành hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu, mục đích đề ra. Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 8 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học * Các phương pháp dạy học ở tiểu học Ở tiểu học tổng hợp 9 phân môn, mỗi phân môn khi dạy người giáo viên có thể linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau nhưng đều hướng tới dạy học phat huy tính tích cực ,chủ động sáng tạo ,của người học để phát triển toàn diện về đức-trí - thể- mỹ . Vì vậy phương pháp dạy học tích cực, thực chất là cách dạy học hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn các phương pháp cũ mà cần vận dụng linh hoạt cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại với từng môn học, bài học cho phù hợp đem lại hiệu quả. Các phương pháp dạy học được vận dụng nhiều trong quá trình dạy học tiểu học như : - Phương pháp trực quan - Phương pháp vấn đáp gợi mở. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Phương pháp cá biệt hóa( tức là dạy sát từng đối tượng: Giỏi, trung bình, yếu .) Tùy theo nội dung bài học giáo viên tổ chức hoạt động dạy học cho phù hợp có thể học cá nhân học nhóm . để người học trực tiếp quan sát, thảo luận, thực hành, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, từ đó nắm được tri thức, kỹ năng và nắm được các phương pháp “tìm ra” các tri thức đó. 2.4 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học theo định hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháo tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện tham gia tự học, tự nâng cao cho học sinh. Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 9 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phải đổi mới nhận thức và phải khẳng định, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trong việc đổi mới. Xác định đổi mới phương pháp dạy học là cả một quá trình lâu dài và phải kiên trì, không được tiến hành ào ạt đến không có hiệu quả. Phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường, từng địa phương, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý phải ủng hộ khuyến khích cái mới, tránh áp đặt để học sinh từng bước chủ động nhận thức vấn đề. 2.5 Đổi mơí phương pháp dạy hoc. *Khái niệm về đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là đưa ra các phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy học trên cơ sở giữ gìn và phát huy mặt tích cực của phương dạy học truyền thống nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. * Mục đích đổi mới phương pháp dạy học Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chất lượng dạy học là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm nhiều nhất. Chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp dạy và phương pháp học. Nếu áp dụng phương pháp dạy học phù hợp thì hiệu quả dạy học mới cao. Do đó để nâng cao chất lượng dạy học cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Dạy kiến thức giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức phổ thông một cách có hệ thống, sát với thực tế nước ta. trong quá trình dạy học giáo viên phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng độc lập, tiếp thu, tự nghiên cứu và biết vận dụng tri thức một cách sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đầu tư cao độ cho việc phát triển năng lực tư duy, dự đoán, định hướng, tự lực, tự vận động sáng tạo . để giúp học sinh có điểu kiện phát huy trí thông minh sáng tạo. Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 10 [...]... hiện đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học như: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy ngoài hiện trường - Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh theo hướng thiết kế kế hoạch lên lớp chú trọng các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh sao cho phù hợp với mục tiêu môn học, bài học, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, dạy học có chú ý các đối tượng học. .. cách thức đổi mới 2 phương pháp dạy học thông qua một tiết dạy cụ thể Các biện pháp quản lý chỉ đạo đổi mới 3 phương pháp dạy học thông qua các hoạt động chuyên môn 4 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Tăng cường cơ sở vật chất ,thiết bị đồ dùng 5 100 % dạy học Qua việc lấy ý kiến bằng phiếu có thể thấy rằng nhu cầu về quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là thiết... tiến hành đổi mới phương pháp dạy học Cũng có nghĩa là giáo viên phải đổi mới nhận thức Việc đổi Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 25 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học mới nhận thức cho giáo viên là vấn đề đầu tiên mà hiệu trưởng cần phải quan tâm muốn dạy học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả thì người giáo viên phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc đổi mới phương... đạo cụ thể, rõ ràng hơn về đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng 3.2 Những điều kiện để thực hiện biện pháp Muốn thực hiện, áp dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả điều trước tiên phải bồi dưỡng nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên Để giúp cho đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học cần thiết phải giúp... chúng ta dễ dàng nhận thấy đổi mới phương dạy học đã có tác động phần nào đến giáo viên Tuy nhiên đã qua nhiều năm đổi mới nhưng hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học chưa cao Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa được thực hiện thường xuyên trong từng giờ dạy của giáo viên Để việc đổi mới phương pháp dạy học được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo... khó khăn đó là nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức,nhận thức chưa đầy đủ nên giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới, nhiều giáo viên vẫn còn tình trạng dạy học theo kiểu hỏi - đáp truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức dẫn đến hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học chưa cao Việc đổi mới phương pháp dạy học nhìn chung chưa được quan... lượng đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Đôi lúc mới sử dụng 22 73,3 Qua điều tra cho thấy việc chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học chưa được quan tâm, hầu hết giáo viên khi lên lớp đều ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn lúng túng, chưa thường xuyên Điều đó là một trở ngại lớn trong việc đổi mới nội dung phương pháp *Công tác chỉ đạo đổi mới cách... Tân Trang 19 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học -Các hoạt động chỉ đạo bồi dưỡng nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức nên việc nhận thức của giáo viên về vấn đề này còn hạn chế, hầu hết giáo viên chưa nắm được bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học là gì ? Việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu dừng lại mức độ lý thuyết,...Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Chất lượng dạy học là mục đích, mục tiêu của mọi nhà trường, do đó cần có sự quan tâm của toàn thể giáo viên, mọi nhà quản lý của toàn ngành giáo dục * Bản chất đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng nhóm các phương pháp dạy học tích cực Tích cực trong các phương pháp được dùng với nghĩa... đạo đổi mới phương pháp dạy học Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 22 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Đối tượng điều tra : Cán bộ quản lý một số trường Tổng số giáo CBQL điều tra : 20 Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp TT Tán Không tán thành dạy học Rất tán thành thành 95 % 5% 95 % 5% 90 % 10 % 90 % 10 % Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên 1 về đổi mới phương pháp dạy học . niệm về dạy học và quản lý dạy học *Khái niệm về dạy học Người thực hiện : Hoàng Thị Tân Trang 6 Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Dạy học là. của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. * Mục đích đổi mới phương pháp dạy học Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng dạy

Ngày đăng: 19/08/2013, 04:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong các năm họcnăm học.  - Đổi mới PP dạy học
2.2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong các năm họcnăm học. (Trang 13)
Bảng 1: Tình hình giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường. - Đổi mới PP dạy học
Bảng 1 Tình hình giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường (Trang 13)
2.2.3. Tình hình chất lượng học lực của học sinh từ năm học 2002-2003 đến năm học 2005-2006. - Đổi mới PP dạy học
2.2.3. Tình hình chất lượng học lực của học sinh từ năm học 2002-2003 đến năm học 2005-2006 (Trang 14)
Bảng 2: Thống kê chất lượng học sinh về học lực của học sinh từ năm học 2002- - Đổi mới PP dạy học
Bảng 2 Thống kê chất lượng học sinh về học lực của học sinh từ năm học 2002- (Trang 14)
Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả - Đổi mới PP dạy học
i mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả (Trang 23)
3 Đổi mới về hình thức và - Đổi mới PP dạy học
3 Đổi mới về hình thức và (Trang 37)
Bảng 3: Thống kê tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ năm 2004- 2007 - Đổi mới PP dạy học
Bảng 3 Thống kê tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ năm 2004- 2007 (Trang 37)
Bảng 3: Thống kê tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ năm 2004- 2007 - Đổi mới PP dạy học
Bảng 3 Thống kê tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ năm 2004- 2007 (Trang 37)
Bảng 4: Kết quả giáo dục chất lượng học sinh trước khi chưa triển khai các phương pháp . - Đổi mới PP dạy học
Bảng 4 Kết quả giáo dục chất lượng học sinh trước khi chưa triển khai các phương pháp (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w