MỤC LỤC
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, nhân dân địa phương tích cực tham gia hoạt động văn hóa- thể dục thể thao, hưởng ứng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Tính đến tháng 9 năm 2007 hầu hết các gia đình đều đạt gia đình văn hóa, nhiều tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa cấp thành phố, 3 trường trên địa bàn đạt đơn vị văn hóa. Hơn hai năm qua toàn phường luôn chú trọng và quan tâm đến giáo dục song cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều gia đình kinh tế khó khăn nên không có điều kiện.
-Việc triển khai của ban giám hiệu còn nhiều bất cập và lúng túng, còn phụ thuộc nhiều vào các loại văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và phòng Giáo dục, chưa thật sự chủ động trong kế hoạch, thực hiện còn thiếu kinh nghiệm. -Trong quá trình chỉ đạo ban giám hiệu còn gặp nhiều khó khăn đó là nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức,nhận thức chưa đầy đủ nên giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới, nhiều giáo viên vẫn còn tình trạng dạy học theo kiểu hỏi - đáp truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức dẫn đến hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học chưa cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhìn chung chưa được quan tâm áp dụng thường xuyên mà chỉ thực hiện tốt trong các giờ thao giảng, giờ thanh tra có người dự.
Trong quá trình giảng dạy, vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học nên còn lúng túng trong giảng dạy. Trong quá trình dạy nhiều giáo viên đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa đầy đủ nên việc đổi mới kém hiệu quả. Song trờn thực tế ỏp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới thì một số học sinh trung bình và yếu việc lĩnh hội kiến thức còn gặp nhiều khó khăn vì khi dạy nhiều giáo viên sợ không đủ thời gian nên ít khi giao việc cho các em dẫn đến học sinh khó có cơ hội thể hiện mình.
Một số học sinh dân tộc thiểu số chưa thạo Tiếng Việt nên việc giao tiếp và chất lượng học tập còn thấp.
Qua khảo sát thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học có tác động tích cực đến việc dạy của giáo viên và học của học sinh. Điều đó càng chứng tỏ đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. Để nắm được thực trạng vấn đề này tôi sử dụng các câu hỏi sau để điều tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trên lớp.
Hàng năm phòng giáo dục và nhà trường thường tổ chức lấy ý kiến giáo viên về quản lý chỉ đạo chuyên môn rút kinh nghiệm bằng phiếu, qua tổng hợp chúng tôi thấy đại bộ phận giáo viên đề xuất mong muốn được bồi dưỡng chỉ đạo chuyên mụn một cỏch cụ thể, rừ ràng, trỏnh lý thuyết, hỡnh thức. Họ vẫn nhận thấy dự đó qua 5 năm vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhưng nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng, gò ép, hiệu quả chưa cao.Làm thế nào để chúng ta tìm ra được những biện pháp thích hợp để góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tình hình của trường mình. Qua việc lấy ý kiến bằng phiếu có thể thấy rằng nhu cầu về quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là thiết yếu, 100 % cán bộ quản lý và giáo viên đều rất tán thành và tán thành những biện pháp quản lý chỉ đạo mà tôi đưa ra.
Điều đó cũng chứng tỏ rằng đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giỏo viờn luụn luụn mong muốn cú sự chỉ đạo cụ thể, rừ ràng hơn về đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng. -Thường xuyên quán triệt triển khai và chỉ đạo thực hiện các văn bản, tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, biến các văn bản, tài liệu hướng dẫn của ngành về đổi mới phương pháp dạy học thành ý thức tự nguyện, tự giác, trách nhiệm cá nhân, làm cho giáo viên thừa nhận và trở thành nhu cầu thiết yếu trong quá trình dạy học của họ. Chú trọng xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh cùng chung một mục đích là: Phát huy truyền thống nhà trường, tất cả vì học sinh, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; đồng thời xây dựng tập thể học sinh tiên tiến.
Người quản lý cần nắm chắc trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay để chỉ đạo giáo viên thực hiện ,bản thân người quản lý phải thật sự chăm lo xây dựng bồi dưỡng tập thể sư phạm giàu lòng nhiệt tình, có ý chí vượt qua mọi thử thách để chăm lo sự nghiệp trồng người, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn , triển khai các tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học , bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ cho giáo viên để làm cho giáo viên hiểu được bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới là. Mặt khác để bỗi dưỡng nhận thức cho giáo viên thì ban giám hiệu phải thường xuyên dự giờ và đánh giá rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện của giáo viên.Ban giám hiệu luôn quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp. Làm cho giáo viên hiểu được trong dạy học không có phương nào là vạn năng, chỉ có trình độ năng lực của giáo viên là quyết định chất lượng, khi nào giáo viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch bài học, hiểu rừ nhu cầu và khả năng của học sinh, khai thỏc vận dụng hết ưu điểm sách giáo khoa và đồ dùng dạy học sẽ tạo chất lượng cho mỗi tiết dạy.
-Giáo viên bám sát chương trình, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học để đạt mục tiêu yên cầu dạy học ở tiểu học là : dạy học để phát triển, dạy kiến thức và kỹ năng cơ bản, dạy theo cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn ,học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, tích cực hoạt động tự phát hiện, tìm kiếm hình thành kiến thức mới. Thứ nhất : Cần xỏc định mục tiờu bài học theo hướng dẫn chỉ rừ mức độ của học sinh phải đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ, đủ cơ sở để đánh giá kết quả bài học, xác định những thông tin làm căn cứ để lập kế hoạch là những thông tin về vị trí và mục tiêu của môn học, những đặc điểm cơ bản về học sinh trong lớp, các điều kiện dành cho việc học bài đó như đồ dùng, lớp học. Hiệu trưởng nhà trường cần nắm vững tình hình và hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học của từng bộ môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học của các giáo viên qua giám sát, kiểm tra và kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.Tổ chức chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, hướng dẫn cách sử dụng một số đồ dùng dạy học khó dùng để giáo viên thành thạo khi sử dụng.
Xác định được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học nhà trường đã chú trọng tăng cường thêm đồ dùng dạy học bằng nhiều hình thức như động viên giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học : giáo viên tự làm hoặc huy động học sinh sưu tầm tranh ảnh các loại báo, tạp chí, bìa lịch, sư tầm các vạt dụng như vỏ hộp, vỏ chai, dây thép..chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như gỗ, tre,nứa. Ví dụ: khi dạy môn Tiếng việt, tự nhiên xã hội, đạo đức giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh thuộc chủ đề quê hương, rừng núi, biển, con người, con vật,..tổ chức cho các nhóm thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các cgur đề thích hợp, làm thêm phong phú cho thiết bị dạy học.