PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HẢI DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm. Tổ: Xã hội. Môn: Địa lí. I/ Đặc điểm về tình hình bộ môn Địa Lí trong nhà trường: 1. Thuận lợi: - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có tâm huyết với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi nâng cao trình độ về mọi mặt, nắm bắt được nội dung và yêu cầu của việc đổi mới PPDH. - Học sinh: Rất linh hoạt, hiếu động, ưa thích hoạt động, thích tìm tòi khám phá mở rộng sự hiểu biết,có ý thức trong học tập. 2. Khó khăn: - Giáo viên: Thời gian đầu tư cho chuẩn bị phương tiện, thiết bị như: lập sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ còn thiếu, kinh phí đầu tư cho việc tự mua sắm trang thiết bị phục vụ chodạy học còn khó khăn. - Học sinh: Chất lượng học sinh quá thấp, nhiều HS kiến thức cơ sở quá yếu, khá nhiều HS có tư tưởng học lệch, ít chú ý đầu tư, lơ là, xem nhẹ môn Địa lí. II/ Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: 1. Mục tiêu : Hình thành cho HS phương pháp học tập: chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức 2. Biện pháp: a/ Giáo viên: - Tích cực, thường xuyên thực hiện ĐMPPDH trong các tiết dạy, qua việc thực hiện từng bước rút kinh nghiệm cho bản thân, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tiến tới từng bước hình thành kĩ năng trong việc ĐMPPDH. - Luôn sáng tạo trong việc ĐMPPDH bằng nhiều hình thức khác nhau, xây dựng được những tiết học sôi nổi hứng thú giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. - Chuẩn bị phương tiện dạy học đầy đủ, chu đáo cho mỗi tiết dạy như: bảng, biểu, sơ- lược đồ, phiếu học tập, bảng phụ…. - Tăng cường dự giờ trong và ngoài tổ để học hỏi kinh nghiệm trong việc ĐMPPDH. - Tích cực tự làm thêm các thiết bị phục vụ dạy học. - Tích cực thiết kế các mô hình trên máy vi tính, chọn lọc tư liệu bộ môn có chất lượng tích lũy thành hệ thống để phục vụ thường xuyên, lâu dài và thuận lợi cho ĐMPPDH. - Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau. - Tiếp tục đẩy mạnh ƯDCNTT trong dạy học, đầu tư nghiên cứu xây dựng các phần mềm phục vụ cho bộ môn. b/ Học sinh: - Đảm bảo đủ phương tiện học tập từ đầu năm: SGK, vở bài tập bản đồ, Atlat Địa lí Thế giới, (với lớp 6; 7; 8); Atlat Địa lí Việt Nam ( với lớp 8; 9), máy tính bỏ túi. - Tăng cường việc tự học, chuẩn bị bài mới ở nhà. - Chuẩn bị tốt phương tiện, thiết bị học tập theo hướng dẫn của GV trong từng tiết học. - Tạo hứng thú, lôi cuốn HS yêu thích bộ môn tránh tư tưởng học lệch, định hướng cho học sinh sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh thay đổi cách học, chuyển từ thói quen thụ động sang chủ động trong học tập. III/ Kiến nghị, đề xuất: Mong nhà trường quan tâm về mặt nề nếp học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động về thiết bị, đồ dùng dạy học. Người viết kế hoạch Nguyễn Thị Tâm . với đồng nghiệp, tiến tới từng bước hình thành kĩ năng trong việc ĐMPPDH. - Luôn sáng tạo trong việc ĐMPPDH bằng nhiều hình thức khác nhau, xây dựng được những tiết học. chiếm lĩnh kiến thức 2. Biện pháp: a/ Giáo viên: - Tích cực, thường xuyên thực hiện ĐMPPDH trong các tiết dạy, qua việc thực hiện từng bước rút kinh nghiệm cho bản thân,. nâng cao trình độ về mọi mặt, nắm bắt được nội dung và yêu cầu của việc đổi mới PPDH. - Học sinh: Rất linh hoạt, hiếu động, ưa thích hoạt động, thích tìm tòi khám phá