PHÒNG GD&ĐT BẮC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTCS VẠN THUỶ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------o0o------- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2009 – 2010 TỔ: TƯ NHIÊN I/ Tình hình tổ chuyên môn: 1. Thuận lợi - Nhà trường : có sự lãnh đạo sâu sát của ban giám hiệu, trường có kếhoạch cụ thể trong mọi hoạt động. - Nhà trường có đủ các phòng học, trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm tạo điều kiện cho việc dạy và học. - Tổ chuyên môn : có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về các môn. - Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm đến các em học sinh ở tất cả các môn học và các hoạt động thi đua, ngoại khoá của đội, trường, kịp thời động viên các em có thành tích trong học tập rèn luyện đạo đức. + Uốn nắn kịp thời các hành vi vi phạm nội qui, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – hoạt động xã hội, kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. - Phụ huynh. + Đề ra các biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến. + Kịp thời động viên các em có thành tích, có tiến bộ trong học tập, tu dưỡng đạo đức, gương mẫu … - Học sinh. + Tập trung rải rác ở tất cả các thôn bản. + Còn có một vài em ý thức chưa cao, còn một số nhận thức chậm. 2. Khó khăn - Một số em tiếp thu chậm, chưa chăm học, ý thức kém. - Đa số gia đình nông thôn, ít quan tâm đến việc học của con em mình. - Nhận thức của học sinh không đồng đều. - Thời gian tự học của các em không có nhiều - Đa số học sinh còn lười học, tính tự giác chưa cao. - Trên lớp nhiều học sinh còn trầm, chưa có ý thức tự giác làm bài, xây dựng bài cũng như các hoạt động học tập của lớp. II - Các biện pháp thực hiện : - Giáo viên soạn bài đầy đủ theo đúng phân phối chương trình. Bài soạn có chất lượng, giảng dạy theo đúng đặc trưng của môn. Có sự chuẩn bị chu đáo những biểu, bảng phụ, thí nghiệm ( nếu có ). 1 - Thường xuyên tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn. - Trong soạn giảng xác định đúng trọng tâm của bài, hệ thống câu hỏi chon lọc để phát huy được trí lực của học sinh. - Thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của học sinh. - Phát hiện kịp thời học sinh khá, giỏi để có kếhoạch bồi dưỡng. - Phát hiện học sinh yếu, kém để có kếhoạch phụ đạo thêm, kèm cặp để các em có tiến bộ. - Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong các giờ ôn luyện phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động cũng như trong học tập. * HS phải nâng cao ý thức tự học, học bài làm bài ở nhà trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập III/ Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: 1.Mục tiêu: - Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành, dạy học có tính phân hóa học sinh để vừa năng cao chất lượng đại trà đồng thời chú ý chất lượng mũi nhọn, góp phần vào chất lượng chung của nhà trường. 2.Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn : - Mỗi giáo viên phải tự tìm hiểu chất lượng, nắm tình hình học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp, từ đó lên kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trên cơ sở chỉ đạo chung về chuyên môn của chuyên môn nhà trường. - Tổ chức thao giảng, dự giờ, dạy các tiết chuyên đề cấp tổ, dạy tích hợp GDMT theo hướng đổi mới phương pháp dạy học để rút kinh nghiêm và nhân rộng trong thời gian tới. - Động viên giáo viên đủ điều kiện tham gia thi GVDG các cấp. - Mỗi giáo viên phải xây dựng kếhoạch dạy học của bộ môn mình. 3. Tổ chức thực hiện. a/ Giáo viên: - Giáo viên soạn bài bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS bằng cách tổ chức cho HS tự học như: Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ, HS góp ý trao đổi xây dựng bài học chủ động, giáo viên chỉ làm công đoạn cuối là chỉnh sửa, chốt kiến thức kĩ năng. - Hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng khai thác kiến thức không vụn vặt có sự phân hóa hệ thống câu hỏi, bài tập để phân loại HS. - Tiến hành công tác thao giảng - Phân công cụ thể từng GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG phù hợp với năng lực mỗi người, qua đó Gv tìm tòi trau dồi nâng cao kiến thức của mình để phục vụ dạy học. 2 - Hội ý thống nhất về kiến thức trong việc ra đề cương ôn tập, ra đề thi và đề kiểm tra đánh giá HS, bám sát chuẩn kiến thức kỷ năng và phải phù hợp với tình hình HS của trường theo định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS. - Tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn đúng định kì (2 lần/ tháng), kiểm tra thanh tra GV, giáo án, kiểm tra hồ sơ. Thường xuyên trao đổi kiến thức kinh nghiệm trong nhóm, thực hiện kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV trong tổ để góp ý, nâng cao chất lượng soạn giảng: có sơ kết, đánh giá công tác đổi mới PPDH định kì, học kì, cuối năm b/ Với học sinh: - Giáo viên định hướng cho HS cách học mới theo hướng HS tích cực chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức, không dạy học theo lối áp đặt “ thầy đọc, trò chép” - Thông qua các tiết ngoại khóa, thực hành để GV tổ chức cho HS hoạt động đố vui để học , các phần thi nhỏ… để kích thích học sinh tìm tòi, yêu thích bộ môn hơn. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của các lớp dạy để quản lí việc học bộ môn của học sinh nhằm đưa thông tin kịp thời về cho phụ huynh, từ đó phối hợp chấn chỉnh tinh thần, thái độ học tập của học sinh để đạt được kết quả khá hơn cho bộ môn. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạchđổimới phương pháp dạy học, chuyên môn tổ sẽ tìm ra những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình dạy học để hình thành các chuyên đề mới vừa thiết thực, vừa hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Duyệt của BGH Vạn Thuỷ, ngày 10 tháng 10 năm 2010 TTCM 3