sáng tạo của giáo viên và học sinh.
* Đối với giáo viên: Giáo viên tiểu học là nhân tố quan trọng quyết định chất
lượng giáo dục ở tiểu học. Để nâng cao chất lượng giáo dục phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Cũng cĩ nghĩa là giáo viên phải đổi mới nhận thức. Việc đổi
mới nhận thức cho giáo viên là vấn đề đầu tiên mà hiệu trưởng cần phải quan tâm. muốn dạy học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả thì người giáo viên phải cĩ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp day học theo hướng : “ Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. Tự chiếm lĩnh vận dụng kiến thức mới trong học tập và trong đời sống. giúp học sinh hứng thú tự tin trong học hành”
Từ nhận thức trên cho thấy ban giám hiệu nhà trường cần nắm được thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên trường mình quản lý. Đồng thời phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tại sao giáo viên lại chậm đổi mới phương pháp dạy học như vậy để cĩ hướng bồi dưỡng đội ngũ, cĩ hướng đề xuất các phương pháp phù hợp . Người quản lý cần nắm chắc trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay để chỉ đạo giáo viên thực hiện ,bản thân người quản lý phải thật sự chăm lo xây dựng bồi dưỡng tập thể sư phạm giàu lịng nhiệt tình, cĩ ý chí vượt qua mọi thử thách để chăm lo sự nghiệp trồng người, thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên mơn , triển khai các tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học , bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ cho giáo viên để làm cho giáo viên hiểu được bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới là “tập trung nhiều vào việc các hoạt động học tập cho học sinh. Các hoạt động học tập của học sinh thường được quan tâm là : quan sát và tiếp xúc với nguồn thơng tin; động não để phát hiện kiến thức; thực hành trên các vật liệu mới hoặc trong bối cảnh mới để củng cố kiến thức và rèn kỹ năng; tự đánh giá. Phạm vi của các hoạt động này là hoạt động độc lập của cá nhân và hoạt động hợp tác trong nhĩm.” Để tổ chức cho học sinh hoạt động, giáo viên cần thực hiện linh họat các loại hoạt động. Phương pháp dạy học theo định hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyên thống cĩ những yếu tố tích cực với những phương
pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Để giáo viên nhận thức đúng được vấn đề này thì địi hỏi người quản lý phải luơn chủ động, sáng tạo trong cách tổ chức, quản lý để khích lệ giáo viên thường xuyên đổi mới trong các giờ dạy, tránh để tình trạng người làm cũng được, người khơng làm cũng chẳng sao. Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với các tổ chuyên mơn tổ chức các chuyên đề thơng qua các tiết dạy cụ thể, sau đĩ rút ra được đâu là những biện pháp tích cực, đâu là biện pháp chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, kết quả của học sinh thơng qua các hoạt động đã được đổi mới đạt được đến đâu? Các chuyên đề khơng phải chỉ tổ chức một lần mà tổ chức rải đều theo từng thời điểm. Qua đĩ giáo viên sẽ dễ dàng nhận thức được bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học và dễ dàng áp dụng vào thực tế của lớp mình. Mặt khác để bỗi dưỡng nhận thức cho giáo viên thì ban giám hiệu phải thường xuyên dự giờ và đánh giá rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc, khĩ khăn trong quá trình thực hiện của giáo viên.Ban giám hiệu luơn quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm khơng thể thiếu đối với mỗi giáo viên. từ đĩ mỗi cán bộ giáo viên phải cĩ ý thức thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ của mình. Như vậy để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đi vào chiều sâu, các nhà quản phải làm sao chuyển được những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của mình trở thành nhu cầu tất yếu của mỗi thầy cơ. Một khi cĩ được đội ngũ nhà giáo yêu người, yêu nghề, cĩ nhận thức thái độ đúng đắn về thiên chức của mình, cĩ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới sẽ ngày càng cĩ hiệu quả hơn.
* Đối với học sinh: Cần vận động phụ huynh đưa các cháu mẫu giáo vào lớp, nhất là các cháu 5 tuổi để các em làm quen với mơi trường học tập, làm quen với chữ cái, làm quen với kỹ năng giao tiếp... và đặc biệt số học sinh dân tộc để được
tập nĩi tiếng Việt nhằm tạo tiền đề cho các em bước vào lớp một khơng bị bỡ ngỡ. Từ đĩ học sinh làm quen với nề nếp và phương pháp học mới được dễ dàng hơn, mặt khác học sinh khi đến lớp phải được trang bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập, được sự quan tâm của cha mẹ về việc học tập ở nhà
* Đối với cha mẹ học sinh
Trong những buổi học phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức cho mẹ học sinh tiếp cận làm quen với những điểm mới của chương trình và hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, nhất là phương pháp học để tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ việc học tập ở nhà của học sinh.
Nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tranh thủ mọi lúc, mọi nơi tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp cha mẹ học sinh cĩ nhận thức đúng đắn và quan tâm đúng mức đến việc học và kết quả học tập của con em mình. Cĩ như thế cha mẹ mới thực sự trở thành người thầy thứ hai của các em khi ở nhà.
* Đối với chính quyền địa phương và tổ chức xã hội khác
Đổi mới chương trình và phương pháp dạy học khơng phải chỉ là nhiệm vụ của nghành giáo dục mà là của tồn xã hội. Hiệu trưởng nhà trường quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phải lên kế hoạch cụ thể để thực hiện báo cáo với chính quyền địa phương, tham mưu với các cấp chính quyền để tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Nhà trường tiếp tục làm tốt cơng tác tuyên truyền trong xã hội, trong ngành tạo ra sự ủng hộ đồng tâm hiệp lực, tạo ra sức mạnh vì giáo dục là sự nghiệp của tồn dân mà đổi mới giáo dục là chủ trương lớn mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước.
3.3.2. Đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ nặng nề, khĩ khăn. Nĩ địi hỏi sự phát huy vai trị tích cực của ban giam hiệu nhà trường và tổ khối chuyên mơn trong giải quyết những khĩ khăn về dạy học. Làm cho giáo viên hiểu được trong dạy học khơng cĩ phương nào là vạn năng, chỉ cĩ trình độ năng lực của giáo viên là quyết định chất lượng, khi nào giáo viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch bài học, hiểu rõ nhu cầu và khả năng của học sinh, khai thác vận dụng hết ưu điểm sách giáo khoa và đồ dùng dạy học sẽ tạo chất lượng cho mỗi tiết dạy. Vì vậy:
*Đối với ban giám hiệu
- Nắm chắc những cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực để trao đổi với giáo viên.
- Thường xuyên phối hợp các tổ chuyên mơn thực hiện các chuyên đề, thao giảng, hội giảng và rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học.
- Bố trí sắp xếp giáo viên đúng năng lực sở trường, quan tâm đến các lớp đầu cấp .
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành thường xuyên và trong từng tiết dạy.
- Tăng cường cơng tác dự giờ của giáo viên, gĩp ý cho đội ngũ và yêu cầu giáo viên áp dụng lý luận về phương pháp dạy học tích cực để soạn giảng những bài dạy cụ thể ở từng tổ chuyên mơn từ đĩ uốn nắn những lệch lạc hoặc nhân rộng điển hình những giờ dạy tốt.
- Hiệu trưởng phải nắm chắc những dấu hiệu tích cực học tập của học sinh.Khi dự giờ cần chú ý quan sat trong giờ dạy giáo viên đã sử dụng những hình thức dạy
học nào và đạt được mức độ nào để cĩ hướng khắc phục, bổ khuyết chỉ đạo chuyên mơn hợp lý.
* Đối với tổ chuyên mơn
-Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên mơn nhằm đi đến sự thống nhất cao nội dung chương trình giảng dạy, kế hoạch soạn bài, xây dựng giờ dạy cho từng phân mơn, tổ chức rút kinh nghiệm thảo luận, trao đổi tháo gỡ vướng mắc trong quá trình dạy học cho giáo viên.
-Đưa ra các quy trình dạy học gọn, rõ ràng, khoa học, trong đĩ thiết kế việc làm của giáo viên và học sinh qua giờ thao giảng để giáo viên cùng dự và học tập.
-Hướng dẫn giáo viên sử dụng bộ đồ dùng dạy học triệt để và hợp lý, cĩ tác dụng kép, tránh lộn xộn và mất thời gian khơng cần thiết.
* Đối với giáo viên
- Cần biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, đi sau thâm nhập chương trình, sách giáo khoa để thực hiện đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học như: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhĩm, dạy học theo lớp, dạy ngồi hiện trường....
- Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh theo hướng thiết kế kế hoạch lên lớp chú trọng các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh sao cho phù hợp với mục tiêu mơn học, bài học, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, dạy học cĩ chú ý các đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần căn cứ vào thực tế vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh mà tổ chức hoạt động phù hợp, khơng nên quá phụ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên.
-Giáo viên bám sát chương trình, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học để đạt mục tiêu yên cầu dạy học ở tiểu học là : dạy học để phát triển, dạy kiến thức và kỹ năng cơ bản, dạy theo cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong đĩ giáo viên là người tổ chức hướng dẫn ,học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, tích cực hoạt động tự phát hiện, tìm kiếm hình thành kiến thức mới.
-Giáo viên cần lựa chọn đúng kiến thức trọng tâm, kiểm tra theo chuẩn, khơng tự ý “dạy học nâng cao”, khơng cho học sinh làm thêm bài tập ngồi sách giáo khoa. Linh hoạt khi lựa chọn các bài thực hành, khơng nhất thiết mọi học sinh phải làm hết bài tập luyện tập ngay trong tiết học mà giáo viên nên lựa chọn các bài tập trực tiếp cơ bản và quan trọng nhất để cho học sinh tự giải và chữa ngay trong tiết học, các bài tập cịn lại sẽ làm khi tự học và chữa bài ở tiết sau.
-Giáo viên phải hiểu được chương trình và nội dung sách giáo khoa mới của các mơn học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
-Từng giáo viên cần tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực chuyên mơn, tích cực thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm cho mình, cho bạn nhằm đạt mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở tiểu học.
-Trong tiết dạy giáo viên cần áp dụng nhiều hình thức dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như đặt và giải quýet vấn đề, thảo luận nhĩm, đĩng vai, thực hành theo mẫu, sử dụng phương tiện trực quan ... Muốn thực hiện cĩ kết quả việc dạy học phát huy tính cực của học sinh địi hỏi người giáo viên cần nhận thức đậy đủ ý nghĩa và tác dụng của dạy học phat huy tính tích cực của học sinh, kiên trì khắc phục khĩ khăn để nâng cao chất lượng dạy học. Cĩ đầy
đủ những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất- kỹ thuật, mơi trường, thiết bị, đồ dùng dạy học.
3.3.3. Quản lý chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị giờ dạy trên lớp
Thiết kế bài soạn là một hoạt động quan trọng trong hoạt động dạy và hoạt động học. Thiết kế bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực địi hỏi giáo viên phải cĩ một trình độ nhất định đảm bảo chuẩn, phải chịu khĩ nghiên cứu , đầu tư thích đáng cho bài soạn. Đội ngũ giáo viên nhà trường nhìn chung đã được đào tạo chuẩn nhưng năng lực giảng dạy chưa đồng đều. Do đĩ việc chỉ đạo soạn bài lên lớp là rất cần thiết. Cán bộ quản lý cần định hướng cách thức soạn bài và ủy nhiệm cho đội ngũ tổ trưởng chuyên mơn chịu trách nhiệm triển khai khi việc soạn bài, tổ chức việc kiểm tra đánh giá cụ thể giúp đỡ đội ngũ.
* Định hướng thiết kế bài soạn như sau:
Thứ nhất : Cần xác định mục tiêu bài học theo hướng dẫn chỉ rõ mức độ của học sinh phải đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ, đủ cơ sở để đánh giá kết quả bài học, xác định những thơng tin làm căn cứ để lập kế hoạch là những thơng tin về vị trí và mục tiêu của mơn học, những đặc điểm cơ bản về học sinh trong lớp, các điều kiện dành cho việc học bài đĩ như đồ dùng, lớp học... tiếp theo xác định mục tiêu và nội dung bài học. Chú ý mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học.
Thứ hai : thiết kế bài soạn phải chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thấy sang thiết kế hoạt động của trị. Tăng cường các hoạt động độc lập hoặc hoạt động nhĩm nhỏ bằng các phiếu học tập, bảng phụ. Tăng cường mức độ giao tiếp thầy- trị, mở rộng sự giao tiếp trị- trị. Phải hình dung được cách tổ chức hoạt động của học của học sinh.
Thứ ba: Xác định phương pháp dạy học- là xác định phương pháp dạy của giáo viên và những hoạt độn học tập của học sinh, khi xác định phương pháp thì giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh, mục tiêu bài học, nội dung tài liệu.. sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết. Giáo viên lựa chọn những hoạt động học tập của học sinh cho phù hợp như: nĩi, đọc, viết, tĩm tắt, ghi chép, đĩng vai, tham gia trị chơi học tập, làm việc theo nhĩm...
Thứ tư: Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học tập của học sinh, thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh.
Thứ năm : Bài soạn phải đảm bảo đúng yêu cầu của chương trình dạy học. Thống nhất nội dung ,hình thức thể hiện các loại bài soạn.