1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tố chất lãnh đạo của STEVE JOBS – sáng lập tập đoàn apple

16 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

Lịch sử đã chứng minh, trong bất cứ thời kỳ nào thì tố chất và kỹ năng của các nhà lãnh đạo có thể khác nhau ở cách thể hiện nhưng về cơ bản ở các nhà lãnh đạo lãnh thành công đều có điể

Trang 1

Phân tích tố chất lãnh đạo của STEVE JOBS – sáng lập

tập đoàn Apple

LỜI MỞ ĐẦU

Tố chất và kỹ năng là những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo, Lịch sử đã chứng minh, trong bất cứ thời kỳ nào thì tố chất và kỹ năng của các nhà lãnh đạo có thể khác nhau ở cách thể hiện nhưng về cơ bản ở các nhà lãnh đạo lãnh thành công đều có điểm tương đồng là họ là những người có trong mình sẵn các tố chất và được rèn luyện hoàn thiện dần các kỹ năng trong suốt quá trình lãnh đạo của mình

Có rất nhiều những nghiên cứu về tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo thành công, người lãnh đạo thành công là người hội tụ đầy đủ các yếu tố của quản

lý và lãnh đạo Trong thời gian học tập và nghiên cứu môn phát triển kỹ năng lãnh đạo (Leadership) lớp M0410 tôi đã được tìm hiểu về phẩm chất và kỹ năng của người lãnh đạo Trong bài tập cá nhân này, tôi xin được tiến hành phân tích những

tố chất và kỹ năng của cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple – Steve Jobs, người được cho là đã thay đổi toàn bộ thế giới công nghệ trên cơ sở phân tích và đánh giá các tiêu chí theo quan điểm của môn học phát triển kỹ năng lãnh đạo

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, tôi kính mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy giáo để bài tập được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

PHÂN TÍCH

A. TÓM TẮT TIỂU SỬ STEVE JOBS :

Steve Jobs tên thật là Steven Paul Jobs ông sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 và

mất ngày 5 tháng 10, 2011, ông là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp

vi tính Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995)

Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike Markkula và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple

II Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành

từ năm 1997 cho đến năm 2011 Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006 Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney

Trang 3

Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình

Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56

Nguồn :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Steve_Jobs#T.C3.A1c_phong_qu.E1.BA.A3n_l.C3.B

D

B NHỮNG TỐ CHẤT TRONG CON NGƯỜI STEVE JOB

Niềm đam mê :

Steve Jobs đã từng nói: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn Hãy

làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công

tột bậc là yêu thích những gì bạn làm” Steve Jobs luôn là con người của niềm

đam mê mãnh liệt, ông đam mê cháy bỏng với máy tính, đam mê sự hoàn hảo và hơn thế nữa đó là niềm đam mê tạo ra sự khác biệt trong thế giới loài người, chính

vì sự đam mê này mà Apple đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới

và được đánh giá là đi trước tương lại như: Chiếc Máy tính Mac với thiết kế bên ngoài lẫn đồ họa tuyệt vời, máy nghe nhạc Ipod thiết kế tinh xảo nhỏ gọn trong lòng bàn cho phép lưu trữ hàng nghìn bài bát có thể kết nối internet và điện thoại Iphone thông minh trứ danh với công nghệ đột phát cảm ứng đa điểm cho phép

Trang 4

người dùng bỏ đi phím bấm truyển thống mà thay vào đó là những cú vuốt, lướt trên từng ngón tay

Điều này dường như hoàn toàn đúng trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta Nếu như ta làm một công việc không thích thì cũng giống như nồi tròn

mà úp vung méo Mỗi ngày ta đều cố gắng hết sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà ta cảm thấy mình đáng được nhận Mỗi ngày làm việc là một trận chiến hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt qua bởi vì ta chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc Khi ta có sự đam mê, và ta yêu thích những gì mình làm, ta sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người Bối cảnh nào ta nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!

Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó

Trang 5

Tầm nhìn xa :

Theo Steve Jobs, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc.

Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.” Không chỉ có

một tầm nhìn xa, Steve Jobs còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó Những thông điệp được Jobs truyền đi luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng lãnh đạo của Steve Jobs, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà Steve Jobs đã tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được Steve Jobs là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, Jobs đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó

Trong 90 phút phỏng vấn, John Sculley (1) – người đã từng điều hành Apple trên tạp chí Cult of Mac về những năm tháng làm việc với Steve Jobs tại Apple

John Sculley đã nói về Jobs như sau : “Ông ấy tin rằng, trước sau máy vi tính sẽ

trở thành sản phẩm tiêu dùng Suy nghĩ này vào đầu những năm 80 đã khiến không

ít người kinh ngạc Bởi vì trong ý niệm của mọi người khi đó, máy tính cá nhân chính là phiên bản thu nhỏ của máy tính IBM khổng lồ Và bởi vì khi ấy đã xuất hiện sản phẩm máy chơi game kết nối với ti vi, nên một số người dự đoán rằng, máy tính cá nhân sẽ giống mô hình máy chơi game Nhưng Steve không nghĩ vậy Ông ấy cho rằng, máy vi tính sẽ làm thay đổi thế giới, trở thành “bánh xe tư tưởng” ông thường nhắc đến Nó sẽ giúp con người có được sức mạnh mà trước

đó họ không thể tưởng tượng nổi Nhưng nó không đơn giản chỉ là việc thu gọn

máy vi tính cỡ lớn….Ông ấy là một người có tầm nhìn xa trông rộng”.

Trang 6

(1) John Sculley : Cựu giám đốc điều hành hãng Pepsi về đầu quân cho Apple bằng câu nói nổi tiếng của Steve Jobs: “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước đường ấy hay là cùng tôi thay đổi thế giới?”

Trang 7

Sự tự tin :

Steve Jobs luôn có lòng tin vào chính mình Ông luôn kiên định theo đuổi những điều tưởng như là không thể Jobs biết rằng rốt cuộc những thứ khó khăn nhất rồi cũng được giải quyết Avie Tevanian – một trong số những người bạn thân thiết nhất đồng thời là đồng minh kinh doanh của Steve Jobs – cho rằng cố Tổng

giám đốc Apple sở hữu “reality distortion field” – sức mạnh giúp ông tin rằng nếu

ý chí muốn, mọi điều đều trở thành sự thực.Jobs “là người có thể tự thuyết phục

bản thân điều gì không thực sự cần thiết hay không thực sự dễ dàng” Điều này luôn đúng khi ông thiết kế sản phẩm, nơi ông yêu cầu mọi người làm những thứ họ nghĩ rằng không thể Khi đó, Jobs sẽ nói: “Bạn biết đấy, đó là điều không thể nhưng tôi muốn bạn cố thử” – và bởi vì niềm tin tuyệt đối của ông, họ sẽ thực sự làm được điều đó, hoặc điều tương tự

Tính kiên định :

Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs

là một nghệ sĩ đi làm máy tính Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?" Một năm sau đó, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải

vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997 Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý kiên định này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso với lời nhận xét: "Họ điên khùng Nổi loạn Chuyên gây rắc rối Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng Bạn có thể bất đồng

Trang 8

với họ, vinh danh hay căm thù họ Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ Bởi

họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới"

Sự quả quyết :

Steve Jobs quay trở lại tiếp quản Apple vào năm 1997 khi công ty đang đắm chìm trong khủng hoảng, Steve Jobs đã quả quyết cắt giảm hàng trăm sản phẩm mà

Apple đang phát triển chỉ tập trung vào các sản phẩm lõi ” Để tiếp tục tồn tại,

chúng ta cần phải cắt giảm thêm nữa ” Đã không có các cuộc tranh cãi nảy nửa Không có những lời lăng mạ Nó chỉ đơn giản là ” Chúng ta cần tập trung và làm những việc mà chúng ta có chuyên môn cao” Nhiều người thời điểm đó đã cho

rằng Jobs đang vứt bỏ đi hàng triệu đô la khi cắt bỏ hàng loạt sản phẩm như vậy Nhưng Jobs lập luận rằng Apple nên bán những chiếc máy tính hàng đầu, những chiêc máy tính với thiết kế đẹp, chất lượng tốt cho phân khúc thị trường cao cấp, cũng giống như những chiếc xe hơi xa xỉ Jobs lập luận tất cả xe hơi đều được sản xuất giống nhau, chúng đều đi từ qui trình A đến B, nhưng nhiều người sẵn sàng trả khoản tiền lớn cho một chiếc BMW hơn là một chiếc Chevy

Biết chấp nhận mạo hiểm :

Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Steve Jobs bỏ học giữa chừng, ông đã chấp nhận mạo hiểm khi bỏ học giữa chừng

để đi theo niềm đam mê của mình "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương

lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học

Stanford năm 2005 Một lần nữa sau những gì đã tạo dựng tại Pixar cũng như hãng máy tính Next, Steve Jobs đã chấp nhận rất nhiều mạo hiểm khi quay trở chèo lái

Trang 9

con thuyền Apple đang chuẩn bị chìm xuống dưới đáy biển Nhiều người đã không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại Tuy nhiên, Jobs là một người lãnh đạo đầy tham vọng với niềm đam mê và khát khao thay đổi thế giới công nghệ

Óc sáng tạo :

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune vào năm 1998, Jobs nói ông thần tượng Bod Dylan và thường lấy đó làm động lực cho cuộc sống Một trong những điều mà Jobs ngưỡng mộ ở Dylan là việc ông ta không bao giờ ngừng sáng tạo và Jobs cũng là một con người như vậy, ông không ngừng suy nghĩ để sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ mang tính chất đột phát đi trước thời đại Bên cạnh đó, Steve luôn biết cách thu hút những nhân tài, tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa sự sáng tạo của mình, không bao giờ can thiệp vào quá trình sáng tạo của nhân viên

Chính Jobs đã phát biểu: “Ở Apple, các nhân viên có thể tự do sáng tạo” Với hơn

46.600 nhân viên, sự sáng tạo dường như không bao giờ dừng lại ở công ty hàng đầu thế giới này

Trang 10

Không ngừng học hỏi:

Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý

kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.” Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng Ông không đạt được

thành công như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn

có Ông liên tục sáng tạo và đổi mới Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi

Chủ nghĩa hoàn mỹ:

Steve Jobs cẩn trọng trong từng chi tiết dù là nhỏ nhất, không để xảy ra bất

cứ lỗi sai nào Ông ấy chính là con người của chủ nghĩa hoàn mỹ “Đó là sự khác

biệt giữa Steve và những người khác, ví dụ như Bill Gates Bill Gates cũng vô cùng thông minh, nhưng ông ấy không theo đuổi sự hoàn mỹ tuyệt đối Ông ấy thích chiếm lĩnh thị trường hơn Dù trong tay nắm con bài gì đi nữa, ông ấy cũng sẽ tung ra để chiếm lĩnh thị trường Steve không như vậy, ông ấy sùng bái sự hoàn mỹ” trích lời John Sculley.

Chủ nghĩa giản tiện:

“Nguyên tắc của Steve khác với những người khác ở chỗ, ông ấy luôn tin

rằng, quyết sách quan trọng nhất không phải là cần làm gì mà là không cần làm

gì Ông ấy là con người của chủ nghĩa giản tiện Ông ấy không ngừng giản tiện hóa mọi thứ, nhưng không phải sự giản tiện đơn thuần mà là giản tiện một cách tinh vi, tinh tế Steve mà một chuyên gia thiết kế hệ thống Hệ thống giản tiện do ông thiết kế hết sức phức tạp ” trích lời John Sculley.

Trang 11

Tư duy toàn diện:

“iPod chính là ví dụ điển hình về sự hoàn mỹ của phương pháp luận Steve:

Khảo sát hệ thống End to End từ góc độ của người sử dụng Đối với Steve, mãi mãi vẫn sẽ là hệ thống End to End Ông ấy không chỉ là một nhà thiết kế thuần túy, ông ấy còn là một nhà tư duy hệ thống vĩ đại Đó là điều mà bạn không thể tìm thấy ở những công ty khác cùng ngành Họ thường chỉ quan tâm đến công việc của

bộ phận mình, sau đó tổ hợp và lắp ráp với các bộ phận khác Lấy iPod làm ví dụ, chuỗi cung ứng của sản phẩm này vươn đến tận những cơ sở sản xuất iPod tại Trung Quốc, hình thành sự hoàn thiện tuyệt đối cả về chất lượng hệ thống và thiết

kế của bản thân sản phẩm Điều đó làm nên sự khác biệt ” trích lời John Sculley.

Nỗ lực hết mình:

Theo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì Thành công sẽ tạo

ra thành công Vì thế hãy khát khao thành công" Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy

nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn

sẽ dậm chân tại chỗ Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật

sự khát khao thành công

Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm việc Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết (Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó

Ngày đăng: 27/12/2018, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w