Ta có thể hình dung một nhà lãnh đạo tài năng như một viên kim cương và để có một viên kim cương đẹp thì người ta phải làm từ một viên kim cương thô tố chất, chứ không thể từ một viên đá
Trang 1PHÂN TÍCH TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – VÍ DỤ VỀ ĐẶNG
TIỂU BÌNH
Làm thế nào chúng ta dễ ràng phát hiện ra một người lãnh đạo tài năng giữa đám đông Hãy nhìn vào khung cảnh hỗn loạn của đám đông ấy, chúng ta sẽ thấy sự nổi trội của người lãnh đạo trong đám hỗn loạn ấy lập lại trật tự vốn có,
sự hoảng loạn của đám đông đã làm nền móng cho sự thành công của nhà lãnh đạo, Dường như họ được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó, Bởi bẩm sinh họ sinh ra thích được thủ thách
và rất hưng phấn khi chiến thắng
Vậy nhà lãnh đạo thành công, Ông là ai?
Đối với một nhà lãnh đạo thành công, bao nhiêu phần trăm là do tố chất và bao nhiêu phần trăm là do kỹ năng và kinh nghiệm thực tế tạo ra ? và Yếu tố nào là quyết định sự thành công của một nhà lãnh đạo: tố chất hay kỹ năng
“điều kiện cần và đủ” Tố chất của nhà lãnh đạo là điều kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ Anh có tố chất mà không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công và ngược lại Ta có thể hình dung một nhà lãnh đạo tài năng như một viên kim cương và để có một viên kim cương đẹp thì người ta phải làm từ một viên kim cương thô (tố chất), chứ không thể từ một viên đá bình thường và để nó trở thành một viên kim cương có giá trị thì cần phải có sự gọt giũa dưới bàn tay của người thợ (kỹ năng)
Qua nghiên cứu và đọc nhiều các tài liệu, học tập giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo của Trường Đại học Griggs Hoa kỳ cho thấy, khái niệm về lãnh đạo được hiểu theo nhiều quan điểm riêng của mỗi nhà nghiên cứu Khi ta hỏi những người làm công tác lãnh đạo chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời khác nhau về định nghĩa lãnh đạo
Trang 2Dù nhìn nhận theo cách nào thì một nhà lãnh đạo thành công phải đảm bảo ít nhất được 3 yếu tố quan trọng nhất
- Khả năng tạo tầm nhìn
- Khả năng truyền cảm hứng
- Khả năng gây ảnh hưởng
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
+ Tầm nhìn xa:
Là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều Anh
ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời
Trang 3nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch
và thiết lập mục tiêu cần đạt được Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về
nó
+ Gây Cảm hứng:
Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những người đi theo mình Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời Và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người
+ Gây ảnh hưởng:
Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G Maxwell nêu ra định nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu
Trang 4không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực
Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi cá nhân Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị
để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng Còn trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình
Chính sự khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa công việc của hai nhóm người này Chẳng hạn nhà quản lý sử dụng quyền lực chức vị của mình để tập trung, duy trì, giữ vững hệ thống, tiến trình sản xuất Họ khó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó Ngược lại, nhà lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh hưởng của mình họ có thể đưa mọi người tới một định hướng mới
- Nhiều người hay nói tới “nghệ thuật lãnh đạo”, điều đó cũng phần nào nói lên bản chất của công việc lãnh đạo, nhưng không phải là tất cả Bản chất của công việc lãnh đạo là bao gồm cả nghệ thuật và khoa học
+ Theo Lim và Daft (2004), nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của lãnh đạo là điều không thể hoàn toàn học hỏi từ sách vở, mà nó được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự thực hành thường xuyên Hơn nữa các kỹ năng lãnh đạo phải được vận dụng một cách khéo léo Vì vậy, lãnh đạo giống như một nghệ thuật Nhà lãnh đạo và người nghệ sĩ có những điểm tương đồng với nhau, như họ luôn luôn cố gắng diễn tả tầm nhìn và mục đích của mình Đó là đam mê
Trang 5của họ và là nguồn gốc của khát vọng Khả năng truyền đạt một cách rõ ràng của lãnh đạo về việc họ là ai, họ chịu trách nhiệm về điều gì, họ sẽ đi đâu, hay khả năng để người khác theo mình một cách tự nguyện là một sự sáng tạo, và là đòi hỏi quan trọng để xây dựng sự tin cậy và tạo ra môi trường hỗ trợ cho các hành động của nhà lãnh đạo
+ Lãnh đạo cũng được xem là khoa học vì công việc lãnh đạo như một tiến trình và cần phải có những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả Muốn làm tốt công việc lãnh đạo, bản thân mỗi nhà lãnh đạo cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc nghiên cứu lãnh đạo, sẽ giúp họ phân tích được các tình huống lãnh đạo từ các quan điểm học thuật khác nhau và có thể học cách trở thành lãnh đạo hiệu qủa
- Ngoài những tố chất cần có trên, nhà lãnh đạo thành công phải có những
kỹ năng được đúc kết qua quá trình hoạt động, học tập, trải nghiệm thực tế Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ngoại giao, Sự tự tin giao việc cho cấp dưới, tính kiên trì nhẫn lại và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, sẵn sàng đón nhận rủi ro
Nhà lãnh đạo luôn sáng suốt đưa ra những quyết định đi trước khi mà những cá nhân mới vừa nghĩ đến Đó chính là chỉ số thông minh và những kỹ năng chuyên môn giữ một vai trò quan trọng, tuy nhiên không thể thiếu được trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)
Để chứng minh những luận điểm trên tôi xin dẫn chứng một nhà lãnh đạo tài ba kiệt xuất của Trung Quốc- Đặng Tiểu Bình Ông được xem là vị “Tổng công trình sư” khai sáng và đặt nền móng cho thời đại mở cửa, cải cách kinh tế của Trung quốc
- Phẩm chất lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình là người rất bền gan, kiên trì Trong cuộc đời ông đã trải qua “ba chìm bảy nổi” Khi lần đầu tiên vào năm
Trang 61933 trong nội bộ Đảng cộng sản Trung quốc có sảy sinh mâu thuẫn, Ông đã bị khai trừ khỏi Đảng, mất chức Trưởng phòng tuyên truyền Đảng uỷ Tỉnh Giang Tây, sau 6 tháng ông lại được chuyển tới Tổng cục chính trị, phục vụ vai trò Tổng cục trưởng và đây cũng là lần “nổi” đầu tiên
Năm 1966 khi cuộc cách mạng đại văn hoá bùng nổ, ông bị chỉ trích cùng Lưu Thiếu kỳ và bị khai trừ ra khỏi Đảng, đến tận năm 1974 mới quay trở lại trong vai trò Phó Thủ tướng
Năm 1976 Ông lại bị sa thải, đến khi Mao Trạch Đông qua đời Ông mới được phục hồi vị trí Đây là lần “chìm- nổi” thứ ba, khi đối mặt với tất cả sự công kích và thất bại nhưng chưa bao giờ Ông biết đổ lỗi cho ai Ông nói:” Tôi là đứa con của người Trung quốc”, Ông đã đặt tương lai, vận mệnh của đất nước vào
vị trí quan trọng mà không quan tâm đến lợi ích cá nhân Không chùn bước trước mọi khó khăn, chính là cơ sở, nền móng cho sự thành công của Đặng
- Về tố chất lãnh đạo có tầm nhìn tương lai: Đặng Tiểu Bình là một nhà chính trị có tầm nhìn đứng hàng bậc nhất, Ông nghĩ đến mọi việc dựa trên tổng thể phức tạp của nó, từ các khía cạnh của sự tồn vong và phát triển của đất nước
để đưa ra các quyết định sáng suốt
Tháng 7/1976, bè lũ “bốn tên” tan rã và cuộc cách mạng văn hoá 10 năm cuối cùng cũng kết thúc Tuy nhiên, hoàn cảnh đất nước Trung quốc lúc này rất khó khăn, có hàng trăm nghìn giải pháp để thay đổi, nên chon con đường nào?
Là nhà lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình nhanh chóng hiểu rằng chìa khoá chính là hệ
tư tưởng đúng đắn Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra từ sự thật thực tế, ông phản đối kịch liệt quan điểm “ Hai điều bất kể” của Mao Trạch Đông- Quan điểm cho rằng bất kể điều gì Mao Trạch Đông đưa ra thì phải giữ y nguyên…
Năm 1985 ông xem xét tình hình thế giới từ một vị trí thuận lợi có tính chiến lược đã rút ra kết luận rằng, hoà bình và phát triển là sự tồn vong của thế
Trang 7giới đương đại Do vậy Trung quốc đã làm theo học thuyết của ông cam kết phát triển quan hệ ngoại giao với các nước, tạo ra môi trường quốc tế an toàn cho hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa Ông đã xây dựng và củng cố Đảng phát triển theo mục tiêu “ Ba bước” của xã hội chủ nghĩa để cải cách mở ra thế giới bên ngoài đưa Trung quốc vào con đường hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa theo đặc trưng kiểu Trung quốc
Không chỉ bền chí, có tầm nhìn xa, Đặng tiểu Bình còn là nhà lãnh đạo, nhà cải cách có tư tưởng tiến bộ Ông đặt nền móng cho việc cải cách và đổi mới ở Trung quốc Trong khi còn khoảng 80% dân số tập trung ở khu vực nông thôn, nhằm thúc đẩy cải cách và phát triển cho nông dân ông đã đưa ra “Thuyết con mèo” "Không biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt", phát ngôn này được coi là danh ngôn nổi tiếng của Đặng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 khóa 3 đoàn thanh niên đảng cộng sản Trung Quốc, lần thứ 2 vào tháng 7/1962 nhằm khôi phục nền sản xuất nông nghiệp
- Ông đã cải tổ hệ thống đảm nhiệm chức vụ vĩnh viễn với các cán bộ lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình cho rằng: Để đảm bảo việc thực thi theo tuyến tư tưỏng và chính trị, phải thiết lập tuyến tổ chức Ông đặc biệt quan tâm việc lựa chọn người kế cận trong hàng ngũ lãnh đạo nhằm trẻ hoá cán bộ
- Đặng Tiểu Bình cũng là con người rất đặc biệt, là người có trình độ ngoại giao đạt đến thiên hạ chỉ có một không hai Khi đàm phán với thủ tướng Anh bà Maraget Thatcher, Ông đã chứng tỏ bản lĩnh lập trưòng kiên định khiến
bà khi ra về suýt ngã trước thềm bậc tam cấp ngoài cửa nghị trường Ông rất cứng rắn khi đưa ra quyết sách “ Một quốc gia, hai chế độ” để giải quyết vấn đề hợp nhất hoà bình, lấy lại được Hongkong và Macau
Trang 8Đặng Tiểu Bình cũng là người có tầm ảnh hưởng lớn qua những quyết sách của ông, “Một đất nước muốn phát triển kinh tế đầu tiên là phải phát triển
cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ.”
- Câu nói có tầm ảnh hưởng nhất của ông là: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý
- Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.”
Phong cách lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình là phong cách linh hoạt Đây là phong cách đặc trưng bằng khả năng mang lại những thay đổi quan trọng trong
tổ chức, như thay đổi tầm nhìn, chiến lựợc văn hoá
Bài học nhà lãnh đạo từ Đặng Tiểu Bình:
Nhà lãnh đạo giỏi phải là người bền chí: Mạnh Tử (372-289)- nhà triết học
của Trung quốc có nói:”Khi Ông trời ban tặng một sứ mệnh quan trọng cho một ai đó, trước hết Ngài sẽ cho anh ta rất nhiều khó khăn” Trong suốt cuộc đời của Đặng Tiểu Bình đã trải qua muôn vàn khó khăn “ Ba chìm và ba nổi”, gia đình gặp hoạn nạn, con thì bị truy sát đến tàn tật cả đời, nhưng ông không bao giờ đổ lỗi cho một ai Trên con đường trở thành lãnh đạo giỏi bạn
sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn và thất bại, bạn không được từ bỏ, bạn phải tiếp tục vượt qua khó khăn đó
Nhà lãnh đạo giỏi cần có tầm nhìn: Đặng Tiểu Bình là nhà chính trị có tầm
nhìn về thời đại, suy nghĩ về mọi người trong toàn bộ sự phức tạp, lấy sự tồn tại và phát triển của quốc gia mà đưa ra các quyết định sáng suốt Từ kinh nghiệm của Đặng, chúng ta thấy rằng, các nhà lãnh đạo thành công phải có khả năng tiếp thu những bài học từ quá khứ, hiểu được hiện tại và nhìn trước tương lai
Trang 9 Nhà lãnh đạo giỏi phải có tư tưỏng tiến bộ (gây ảnh hưởng): Tiến bộ là sức
sống và là quyền lực để nâng cao hiệu quả tổ chức, là điều kiện để thích nghi với những tình huống thay đổi Chính Đặng Tiểu Bình là người đề xuất ra công cuộc cải cách kinh tế cho Trung quốc, đưa ra chính sách mở cửa bang giao với nước ngoài để tiếp sức cho sự phát triển nền kinh tế Ông cũng loại
bỏ hệ thống nắm giữ vĩnh viễn vị trí trí lãnh đạo và kiêm nhiệm, đề ra công thức “một nước hai chế độ”
Nhà lãnh đạo giỏi cần có tư tưởng của một nhà lãnh đạo phục vụ( truyền cảm hứng): Đặng Tiểu Bình luôn xác định mình là người con của Trung
quốc, suốt cuộc đời ông đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân và mang lợi ích cho nhân dân được ưu tiên hàng đầu Như vậy muốn làm nhà lãnh đạo thành công bạn phải phục vụ người khác trước hết Khi bạn có ý thức lãnh đạo phục vụ, bạn mới có thể gắn kết và động viên hấp dẫn những người khác làm việc theo mục tiêu của tổ chức
* Qua phân tích dựa trên lý thuyết và dẫn chứng thực tế ở trên cho ta thấy, muốn trở thành một nhà lãnh đạo thành công, người lãnh đạo đó phải có được những tố chất bẩm sinh định hướng mục tiêu để theo đuổi và tích luỹ được những ký năng lãnh đạo qua sự trải nghiệm và những bài học rút ra từ quá khứ làm kim chỉ nam ra quyết định trong tương lai Người lãnh đạo thành công không thể thiếu được một trong hai yếu tố “ Tố chất lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo” mà chỉ có thể xếp tố chất có trước và kỹ năng có sau Nhưng cả hai phải được cộng hưởng chung trong quá trình đưa người lãnh đạo trên con đường dẫn đến thành công
HẾT
Trang 10﹡Nguồn tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Môn học Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế, Griggs University;
- diễn dàn sinh viên ĐH Duy tân