Điều kiện, thủ tục và quy trình cho vay đối với các DNNQD

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại VietinBank chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Khái lược về VietinBank Đống Đa

2.2.1. Điều kiện, thủ tục và quy trình cho vay đối với các DNNQD

Quy trình cho vay của NHTMCPCT Chi nhánh Đống Đa gồm 14 bước. Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp khoản vay: Tiếp nhận và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.

- Thu thập thông tin từ cơ quan chủ quản của DN, Hiệp hội Ngân hàng, internet…..hoặc mua thông tin, thuê chuyên gia tư vấn…

- Cung cấp hồ sơ TSBĐ cho AMC.

Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định khoản cho vay - Xem xét tình hình sử dụng và hiệu lực của GHTD đã được phê duyệt

- Cập nhật thông tin khách hàng, tình hình SXKD, tài chính, xếp hạnh tín dụng của khách hàng

- Thẩm định phương án/ dự án/ đề nghị cấp khoản vay cho khách hàng. - Thẩm định, định giá TSBĐ.

- Lập tờ trình thẩm định, trình Giám đốc Chi nhánh quyết định, trình Trụ sở chính phê duyệt.

- Trao đổi với khách hàng, dự thảo HĐCTD, HĐBĐ, trình Trụ sở chính để già soát.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, tái thẩm định.

- Tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tin cậy của hồ sơ do Chi nhánh trình qua ICdoc. - Kiểm tra thông tin do Chi nhánh cung cấp về khách hàng (nếu cần).

- Tái thẩm định tất cả các nội dung trình của Chi nhánh; lập tờ trình tái thẩm định, scan gửi cho Phòng Kiểm soát và Phê duyệt tín dụng

- Tái thẩm định tất cả các nội dung trình của Chi nhánh và của Phòng KHDN; nêu rõ những điểm khác biệt so với nhận định, đánh giá của Chi nhánh.

Bước 4: Xem xét và duyệt khoản cho vay

- Xem xét tờ trình Tái thẩm định; Yêu cầu phòng KSPDTD bổ sung hồ sơ, thông tin (nếu còn thiều); giải trình thêm các nội dung chưa rõ.

- Phê duyệt khoản cho vay

Bước 5: Thông báo cho Chi nhánh, phê duyệt dữ liệu trên INCAS

- Scan vào ICdoc văn bản phê duyệt của Cấp có thẩm quyền gửi các bộ phận liên quan.

- Rà soát dự thảo HĐCTD, HĐBD do Chi nhánh gửi và scan về cho Chi nhánh. - Soạn thảo thông báo cho Chi nhánh về nội dung phê duyệt của Cấp có thẩm quyền.

- Phê duyệt dữ liệu trên INCAS. Bước 6: Thông báo cho khách hàng

- Soạn thảo thông báo về khoản tín dụng cho khách hàng ký hoặc văn bản thông báo không đồng ý về món vay.

- Chỉnh sửa dự thảo HĐCTD, HĐBĐ theo yêu cầu của Trụ sở chính, in và ký tắt, trình Người chó thẩm quyền thực hiện ký kết với Khách hàng, bên bảo đảm.

- Phối hợp với khách hàng, bên bảo đảm thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký GDBĐ.

- Soạn thảo và gửi các văn bản liên quan đến việc nhận thế chấp TSBĐ cho cơ quan NN có chức năng.

Bước 8: Nhập kho hồ sơ TSBĐ; Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu trên INCAS - Làm thủ tục giao nhận TSBĐ

- Làm thủ tục nhập kho hồ sơ TSBĐ

- Vấn tin kiểm tra thông tin hồ sơ TSBĐ nhập kho trên Chương trình quản lý hồ sơ TSBĐ và thực hiện liên kết TSBĐ.

Bước 9: Thực hiện giải ngân theo HĐCTD - Phê duyệt đề xuất giải ngân

Bước 10: Kiểm tra, giảm sát khoản cho vay

- Kiểm tra, giám sát khoản cho vay, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng và TSBĐ.

- Giám sát việc thực hiện cam kết trong hợp đồng ; phát hiện các dấu hiệu rủi ro, khách hàng vi phạm cam kết và đề xuất biện pháp giải quyết.

- Quản lý TSBĐ, hồ sơ TSBĐ.

Bước 11: Xử lý các phát sinh liên quan đế khoản cho vay , TSBĐ (nếu có).

- Xử lý các phát sinh liên quan đến khoản cho vay: thực hiện tương tự việc cấp tín dụng ban đầu.

- Đánh giá, định giá lại TSBĐ

- Tạm xuất hồ sơ TSBĐ: Lập tờ trình tạm xuất kho hồ sơ của TSBĐm trình Giám đốc Chi nhánh quyết định, trình TRụ sở chính phê duyệt.

- Thực hiện tạm xuất kho hồ sơ TSBĐ sau khi có Văn bản phê duyệt của Trụ sở chính.

- Thay đổi bổ sung TSBĐ: Lập tờ trình đề nghị thay đổi/ bổ sung TSBĐ, trình Giám đốc Chi nhánh quyết định, trình Trụ sở chính phê duyệt.

- Thực hiện tạm xuất kho hồ sơ TSBĐ sau khi có văn bản phê duyệt của Trụ sở chính.

Bước 12: Thu nợ gốc, lãi, phí.

- Theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí.

- Thu nợ: đến hạn trả nợ, căn cứ vào thỏa thuận trong HĐCTD, thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hoạch toán kế toán cho vay.

Bước 13: Thanh lý hợp đồng; giải chấp. - Thanh lý hợp đồng

- Giải chấp Tài sản Bước 14: Lưu hồ sơ - Lưu giữ hồ sơ.

Thu nợ: đến hạn trả nợ, căn cứ thỏa thuận trong HĐCTD, thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hoạch toán kế toán cho vay.

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNQD của VietinBankĐống Đa Đống Đa

- Số lượng khách hàng DNNQD

Khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Điện lực, Công ty FPT…Hiện nay, có 18 doanh nghiệp Nhà nước đang có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đống Đa với số tiền dư nợ lên tới 95,48%. Trong khi đó, có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các Công ty TNHH, công ty cổ phần…có quan hệ tín dụng với VietinBank Đống Đa, chiếm 3,61% tổng dư nợ. Đến nay tất cả các doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh làm ăn hiệu quả, có khả năng trả nợ, trả lãi đúng thời hạn.

Ngoài ra, Chi nhánh còn cho vay tiêu dùng, cầm cố, cho vay các DNNQD, cho vay hộ gia đình có tỷ trọng thấp do việc tiếp cận khách hàng của cán bộ tín dụng với các đơn vị còn nhiều hạn chế.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có nhu cầu lớn về vốn nhưng họ còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản cầm cố, thế chấp. Các công ty cổ phần hóa rất khó vay vốn của các tổ chức tài chính vì không có tài sản đảm bảo tiền vay

Tiến trình Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và các công tác xử lí các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của thành phố và các Bộ còn chậm và chưa mạnh dạn. Chậm xử lý các mô hình doanh nghiệp Nhà nước không còn phù hợp với thực tiễn.

Nhiều nguyên nhân gây khó khăn vướng mắc từ phía doanh nghiệp chịu ảnh hưởng đến việc hấp thụ vốn Ngân hàng: Do thiếu thông tin hoặc thông tin dự báo chưa sát…nên việc nghiên cứu dự báo thị trường, và lập dự án ban đầu còn hạn chế, việc gắn sản phẩm của dự án với thị trường mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu sơ bộ và chưa có tính thuyết phục cao. Do đó, doanh nghiệp chưa có hồ sơ khả thi, đầy đủ theo yêu cầu của Ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay.

Công tác chăm sóc khách hàng tại chi nhánh luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu: Chi nhánh đã áp dụng một loạt các chính sách nhằm giữ vững khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài. Ngoài ra, chi nhánh còn thu hút thêm các khách hàng mới giúp tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ. Các chính sách chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh bao gồm:

+ Những khách hàng truyền thống, có nguồn tiền gửi hoặc dư nợ lớn, an toàn luôn được Chi nhánh đưa ra một số chính sách ưu đãi.

+ Chi nhánh thường xuyên có chương trình lấy ý kiến khách hàng nhằm cải tiến phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

+ Các hoạt động giao lưu tìm hiểu đơn vị bạn cũng được Chi nhánh tổ chức thường xuyên nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

- Doanh số cho vay và dư nợ cho vay

• Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của Chi nhánh đối với các DNNQD được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.1. Doanh số cho vay khách hàng DNNQD của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi nhánh DNNQD Chi nhánh DNNQD Chi nhánh DNNQD

Doanh số cho vay 8500 842 14360 1148.8 19550 1368.5

Tốc độ tăng trưởng

DSCS +36.43% +19.12%

Từ bảng số liệu trên ta vẽ được biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Doanh số cho vay với các DNNQD giai đoạn 2010 - 2012

Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy:

Dư nợ cho vay của Chi nhánh qua các năm đều tăng, cho vay đối với khu vực DNNQD tăng.Từ năm 2010 là 842 tỷ đồng lên tới 1148.8 tỷ đồng và năm 1368.5 tỷ đồng năm 2012. Tốc độ tăng trưởng DSCV của chi nhánh với các DNNQD năm 2011/2010 là +36.43% và năm 2012/2011 là +19.12% cho biết rằng mở rộng cho vay đối với DNNQD năm 2010 sang năm 2011 hơn trong thời gian từ năm 2011 sang năm2010.

• Dư nợ cho vay

Tình hình tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ của Chi nhánh theo TPKT giai đoan 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu

chí Phân loại

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo TPKT DNQD 1802 90.1 3209.5 91.7 4793.2 93

Tốc độ tăng trưởng dư nợ Tăng 78.1% Tăng 49.34%

DNNQD 198 9.9 290.5 8.3 360.8 7

Tốc độ tăng trưởng dư nợ Tăng 46.72% Tăng 24.2%

Tổng 2000 100 3500 100 5154 100

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay theo TPKT giai đoạn 2010 – 2012 sau:

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu du nợ cho vay theo TPKT của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Từ bảng 3.1 và biểu bồ 3.1 thấy

Trong những năm gần đây khi dư nợ cho vay tăng khá nhanh năm 2010 là 2000 tỷ đồng thì năm 2011 là 3500 tỷ đồng và đạt 5145 tỷ đồng năm 2012. Khi xét dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, về tương đối, ta thấy dư nợ của VietinBank Đống Đa vẫn tập trung chủ yếu ở các DNQD chiếm trên 90% về mặt tỷ trọng, trung bình trong 3 năm 2010, 2011, 2012 là 91.6%. Đặc biệt trong năm 2012 dư nợ cho vay đối với các DNQD đạt tới 93%.

Xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay với các DNQD.

Năm 2010 chiếm 1802 tỷ đồng, năm 2011 chiếm 3209.2 tỷ đồng tăng 78.1% so với năm 2011. Tiếp đó trong năm 2012 dư nợ cho vay với khu vực này đạt 360.8 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay so với 2011 là 24.2 %

Đối với các DNNQD

Năm 2010 dư nợ cho vay chiếm 198 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên chiếm 290.5 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là +46.72% so với năm 2011. Tiếp đó trong năm 2012 dư nợ cho vay đối với các DNNQD chỉ đạt 360.8 tỷ đồng hơn 70.3 tỷ đồng so với năm 2011.Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2012/2011 là 24.2 %.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay với các khách hàng DNQD và DNNQD đều dương và có xu hướng được mở rộng từ năm 2010 đến năm 2011 sau đó lại thu hẹp năm 2011 – 2012.

Xét dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các DNNQD chia theo thời gian được thể hiện trong bảng số liệu sau.

Bảng 3.3. Dư nợ cho vay đối với các DNNQD chia theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011

Dư nợ ngắn hạn 146.7 220.78 Tăng 50.5% 295.7 Tăng 33.93%

Tỷ trọng 73.07% 76% 81.96%

Dư nợ trung và dài

hạn 53.3 69.72 Tăng 30.8% 65.09 Giảm 6.6%

Tỷ trọng 26.93% 24% 18.04%

Tổng Dư nợ 198 290.5 360.8

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp)

Từ bảng số liệu ta thấy:

o Dư nợ cho vay với các DNNQD tập trung chủ yếu vào kì hạn ngắn hạn chiếm khoảng 2/3 tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, tăng đều theo các năm. Năm 2010 đạt 73,7%, năm 2011 là 76% và chiếm gần 825 trong năm 2012.Mặt khác, quy mô dư nợ ngắn hạn ở khu vực này tăng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn 2012/2010 và 2012/2011 đều dương (50.5% và 33.93%). Điều này cũng dễ hiểu do dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là dư nowjcho vay ngắn hạn vì kì hạn ngắn hạn thì rủi ro xảy thường xảy ra ít hơn và trong giai đoạn 2010 – 2012 biến số lãi suất có sự không ổn định.

o Dư nợ cho vay của Vietinbank đối với khu vực DNNQD theo kì hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp ( <27% trên tổng dư nợ cho vay), giảm dần qua các năm 2010 đến năm 2012 (26.93%; 24%; 18.04%). Đồng thời có sự giảm về quy mô từ năm 2012/2011 từ 69.72 tỷ đồng xuống 65.09 tỷ đồng (tương ứng tốc độ tăng trưởng

2012/2011 giảm 6.6%).

• Nợ quá hạn và nợ xấu.

Tình hình hoạt động cho vay đối với các DNNQD được thể hiện dưới bảng số liệu sau đây.

Bảng 3.4. Tình hình hoạt động cho vay đối với các DNNQD giai đoạn 2010 – 2011

Đơn vi: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi nhánh DNNQD Chi nhánh DNNQD Chi nhánh DNNQD Tổng dư nợ 2000 198 3500 290.5 5145 360.8 Nợ quá hạn 73 0 55 7.48 62.24 8.5 Nợ xấu 73 0 30 5.23 33.8 5.7 Tỷ lệ nợ quá hạn 3.65% 0% 1.57% 2.58% 1.21% 2.35% Tỷ lệ nợ xấu 3.65% 0% 0.86% 1.80% 0.66% 1.57%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp)

- Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn là mặt trái của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Từ bảng số liệu trên ta thấy. Chất lượng các khoản vay tương đối tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng luôn ở mức an toáng ( <4%) và có xu hướng giảm theo thời gian.

Xét tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các DNNQD thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu, ta thấy những khoản cho vay đối với các khu vực này chiểm tỷ lệ an toàn hơn. Điều này là do:

o Đối với các DNQD, thông thường đây là khách hàng truyền thống của Ngân hàng, đã có mối quan hệ từ lâu nên trong hoạt động cho vay Ngân hàng thường áp dụng các chính sách ưu đãi, do vậy dẫn đến tình trạng quá tin tưởng vào các DNQD này, chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp này, chưa kiểm duyệt phương án khi cho vay. Vì vậy mốt số doanh nghiệp đã không thực hiện được các phương án kinh doanh một cách khả thi dẫn đến tình trạng nợ quá hạn xảy ra nhiều ( chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng)

o Đối với các DNNQD, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu xảy ra thấp hơn là do, thông thường khi cho vay các doanh nghiệp này đều có TSBĐ hoặc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay đối với các đối tượng này.

Tóm lại, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank Đống Đa trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối tốt, tuy nhiên về cơ cấu thì các tỷ lệ chủ yếu tập trung vào các DNQD. Đây là vấn đề mà Ngân hàng cần xem xét để có chiếm lược trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNNQD.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại VietinBank chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w