Kết quả hoạt động kinh doanh củaVietinBank Đống Đa giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại VietinBank chi nhánh Đống Đa (Trang 30)

VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Khái lược về VietinBank Đống Đa

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh củaVietinBank Đống Đa giai đoạn 2010-

2010-2012

Năm 2012 là một năm chứng kiến quá nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế. Trên thế giới, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục sa lầy mà thối nát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như những năm trước đó. Nhìn chung là tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn…tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011. Tỷ giá hối đoái ít thay đổi, thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm…v.v..những yếu tố đó có tác động không nhỏ đến thị trường ngân hàng nói chung và VietinBank Đống Đa nói riêng.

Để đánh giá kết quả hoạt động tại VietinBank Đống Đa chúng ta xem xét trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở một số hoạt động chính của Ngân hàng.

- Huy động vốn - Hoạt động cho vay

- Kết quả hoạt động của Chi nhánh thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng, đồng thời đây là hoạt động nền tảng để phát triển các hoạt động khác.

Giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua là giai đoạn nền kinh tế đầy dãy biến động ảnh hưởng đến tâm lí gửi tiền của người dân. . Tuy nhiên, bằng uy tín đã có lâu năm mà

Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa đã gây dựng được trên địa bàn và hệ thống khách hàng đa dạng, ổn định, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa vẫn duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn ở mức cao, đáp ứng nhu cầu về vốn vay của doanh nghiệp và người dân, góp phần điều tiết và ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn.

Cơ cấu huy động vốn tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ của VietinBank Đống Đa được biểu diễn dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ của Vietinbank Đống Đa

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nguồn vốn huy động 4350 6543 10508 Tiền gửi VND 3850 5736 7840 Tỷ trọng (%) 89% 88% 74,6%

Tiền gửi ngoại tệ 500 807 2668

Tỷ trọng (%) 11% 12% 25,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh)

Qua bảng 1.1. Thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm từ năm 2010-2012. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 10508 tỷ đồng tăng gấp 1,61 lần so với năm 2011 (6543 tỷ đồng), tăng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 (4350 tỷ đồng).

- Trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng Tiền gửi VND và Tiền gửi ngoại tệ . Trong khi Tiền gửi VND chiếm tỷ lệ rất cao, trung bình 3 năm từ năm 2010 - 2012 đạt khoảng 83,8%, và có dấu hiệu giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 với biên độ từ khoảng 1% - 15%. Tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 10- 25% trong tổng nguồn vốn, và tỷ trọng này đang tăng cải thiện và hy vọng trong thời gian tới ngân hàng sẽ có những giải pháp tốt trong việc cân đối dần đều cơ cấu nguồn vốn tiền gửi VND và ngoại tệ

vay và các nguồn khác từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên nguồn huy động chủ yếu đến từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu nguồn vốn từ dân cư và TCKT của VietinBank Đống Đa giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của VietinBank Đống Đa giai đoạn 2010 – 2012.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh)

Biểu đồ trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Đống Đa khá cân đối về tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động từ TCKT và nguồn vốn huy động từ dân cư. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT có xu hướng tăng các năm 2010, 2011, 2012 cả về tương đối và tuyệt đối. Nguồn vốn từ dân cư thì ngược lại tỷ trọng trong cơ cấu giảm mặc dù về tuyệt đối vẫn có sự biến động tăng giảm qua các năm. Sở dĩ như vậy là do: nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi, nguồn này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tồng nguồn vốn huy động thông thường là 50%. Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu thanh toán ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn.

thường là ngắn hạn và thông thường không quan tâm đến lãi suất, đây là nguồn tiền không ổn định và thường mang tính chất ngắn hạn, tuy nhiên lại có số lượng lớn các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Chi nhánh một cách luôn phiên và tăng đều qua các năm từ 2010 - 2012. Mặt khác, về phía người dân họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và sinh lời có nghĩa là tiền gửi của họ dưới dạng có kì hạn, ổn định, dài hạn, nhậy cảm với yếu tố lãi suất nhằm đảm bảo tính sinh lợi ; lãi suất cao – gửi nhiều, lấp – gửi ít. Hơn nữa trong giai đoạn 2010 – 2012 nền kinh tế bất ổn, lạm phát, suy thoái, lãi suất tăng vọt từ cuối năm 2010 và tăng trong năm 2011 sau đó được điều tiết giảm trong năm 2012 do vậy mà nguồn huy động từ dân cư có xu hướng tăng từ năm 2010 ( 2500 tỷ đồng) lên 3332 tỷ đồng (năm 2011) sau đó giảm xuống còn 3008 tỷ đồng (năm 2012).

2.1.4.2. Hoạt động cho vay.

Bản chất của Ngân hàng là đi vay để cho vay”(nguồn: dòng 11, trang 60, giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến). Nếu như huy động vốn là hoạt động nền tảng tạo nguồn vào (input) thì hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu (output) của mọi Ngân hàng thương mại nói chung và VietinBank Đống Đa nói riêng. Bảng dưới đây thể hiện chi tiết về tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tổng dư nợ cho vay

Dư nợ VND Dư nợ ngoại tệ

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Năm 2010 2000 1750 87.5 250 12.5 Năm 2011 3500 2930 83.17 570 16.29 Năm 2012 5145 3466 67.4 1679 32.6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Qua bảng ta thấy tổng dư nợ cho vay tăng đều qua các năm 2010, 2011, 2012. Điều này được giải thích do hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng tăng đều trong giai đoạn 2010 – 2012. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 2000 tỷ đồng tăng them 1500 tỷ đồng năm 2011 tương ứng tăng 42,8% . Tổng dư nợ cho vay tiếp tục

tăng đến mức 5145 tỷ đồng năm 2012, tăng thêm 1645 tỷ đồng (tương đương 31,8%) so với năm 2011.

Cơ cấu dư nợ cho vay bằng VND và ngoại tệ qua bảng trên được biều diễn thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay bằng VND và ngoại tệ

Nhìn vào biểu đồ thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là VND chiếm hơn 65% . Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay đối với đồng ngoại tệ cũng tăng dần và chiếm khoản 1/3 so với tổng dư xuất – nhập khẩu có xu hướng gia tăng do nhu cầu hội nhập trong thời gian gần đây.

Bên cạnh cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh phân loại theo đơn vị tiền tệ có xu hướng biến động thì cơ cấu dư nợ cho vay phân theo kì hạn cho vay cũng có sự chuyển dịch nhỏ từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, mà tình hình cụ thể được biểu hiện qua biểu sau:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh theo kì hạn giai đoạn 2010 – 2012.

Từ biểu đồ ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (chiếm trên 82%) tăng theo các năm, ngược lại dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm theo các năm. Sở

Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Chất lượng hoạt động cho vay theo các nhóm nợ của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vi: tỷ đồng

Chỉ tiêu Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nhóm nợ xấu

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Năm 2010 1927 96.35 0 0 73 3.65

Năm 2011 3445 98.43 25 0.71 30 0.86

Năm 2012 5082.7 98.79 28.5 0.55 33.8 0.66

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp)

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu các Nhóm nợ của Chi nhánh trong các năm 2010, 2011, 2012.

Từ bảng số liệu 2.3. và Biểu đồ 2.4 ta thấy

Trong năm 2010, với tổng dư nợ cho vay là 2000 tỷ đồng nợ nhóm 1 (nợ tốt) chiếm 96.35% tương ứng với giá trị là 1682 tỷ đồng. Không có nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ xấu trong năm này là 73 tỷ đồng chiếm tới 3.65% trong cơ cấu phân loại nợ của Chi nhánh.

Trong năm 2011, Trong khi tổng dư nợ cho vay tăng lên đạt 3500 tỷ đồng thì đi kèm với đó tỷ lệ Nợ nhóm 1 cũng tăng chiếm 98.43% tương ứng với giá trị là 3445 tỷ đồng, trong khi đó Nợ xấu giảm đáng kể chỉ còn 30 tỷ đồng chiếm 0.86% trên tổng dư nợ cho vay tương đương 30 tỷ đồng và Nợ nhóm 2 đạt 0.71% tương ứng với 25 tỷ đồng.

Năm 2012, dư nợ cho vay của Chi nhánh tiếp tục tăng 1645 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng hơn 3.8 tỷ đồng nhưng về cơ cấu thì tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0.66%. Nợ nhóm 2 chiếm 0.55% trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Xét một cách tổng quan, chất lượng hoạt động cho vay của VietinBank Đống Đa rất tốt. Các khoản Nợ tốt chiếm gần như tuyệt đối (chiếm trung bình khoảng 98% trong 3 năm). Tỷ lệ nợ quátt hạn giảm theo các năm. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức an toàn.

2.1.4.3. Lợi nhuận của Chi nhánh qua các năm.

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp. Lợi nhuận là cái đích mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến, được đo bằng khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí phát sinh tương ứng. Trong giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế có nhiều khó khăn, tuy nhiên NHCT Đống Đa vẫn đạt được mức lợi nhuận dương, được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Lợi nhuận của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2011/2010 2012/2010 2012/2011

Lợi nhuận chưa

trích DPRR 130 185 194 142.3 149.3 104.8

Lợi nhuận đã trich

DPRR 100 145 140 145 140 96.55

Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.5. Lợi nhuận của Chi nhánh qua các năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng số liệu 2.4. và biểu đồ 2.5 ta thấy

Lợi nhuận chưa trích lập DPRR của Chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2010 Chi nhánh thu về 130 tỷ đồng trong đó trích 30 tỷ đồng cho DPRR. Năm 2011, mức lợi nhuận chưa trích lập DPRR là 185 tỷ đồng ( tăng 42,3%) so với năm 2010, trong đó mức trích lập DPRR cũng tăng lên là 40 tỷ khiến lợi nhuận thuần thu về là 145 tỷ đồng vẫn cao 45 tỷ đồng so với năm 2010 ( tương ứng tăng 45%) so với năm 2011. Tương tự xét trong năm 2012 so với năm 2010 lợi nhuận chưa trích lập DPRR tăng 49,3% trong năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tuy ít hơn năm 2011 ( ở năm 2011 nợ xấu nằm toàn bộ ở nhóm 3) nhưng chủ yếu nằm ở các nhóm nợ 3,4,5 nên mức trích lập DPRR nhiều hơn năm 2011 dẫn đến lợi nhuận ròng năm 2012 giảm 5 tỷ đồng so với năm 2011, do vậy tỷ lệ tăng lợi nhuận thuần 2012/2010 chỉ còn là 40%, và 2012/2011 là (- 3,35%)

Xét tổng quan, VietinBank Đống Đa là một Chi nhánh có hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn 2010 – 2012.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại VietinBank chi nhánh Đống Đa (Trang 30)