1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng hán sang tiếng việt trên tư liệu tác phẩm báu vật của đời của mạc ngôn

125 275 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- CAO NHÃ GAO YA NGHIÊN CỨU CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU NHƯỢNG BỘ TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT ---- Trên tư liệu tá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

CAO NHÃ (GAO YA)

NGHIÊN CỨU CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU NHƯỢNG BỘ

TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT Trên tư liệu tác phẩm “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -

CAO NHÃ (GAO YA)

NGHIÊN CỨU CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU NHƯỢNG BỘ

TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT Trên tư liệu tác phẩm “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã Số: 60220240 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Văn Chính, người

đó tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, được sự giúp đỡ tần tinh của các thầy các cô, từ các

bạn cùng lớp, và sự nỗ lực của bản thân cuối cùng luân văn của em đã hoàn

thành theo mong muốn Trong suất quá trình học tập và nghiên cứu, ngoài

được học ngôn ngữ phong phú, đa dạng từ các thầy các cô truyền đạt, em còn

nhân dược sự giúp đỡ quý báu của các thầy các cô Một lần nữa, em xin chân

thành cảm ơn các thầy các cô, cảm ơn các bạn đã luôn giúp đỡ em

Cuối cùng, em xin gửi lời đến gia đình tôi, bạn bè đã giúp đỡ em trong

thời gian em du học tại Việt Nam, cho em

Hà Nội, tháng 9 năm 2017

Học viên, Cao Nhã

Trang 4

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học và Ban gián hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội , ngày 20 tháng 9 năm 2017

Học viên

Cao Nhã ( GAO YA )

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6

6 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Câu nhượng bộ tiếng Việt và những vấn đề liên quan 8

1.1.1 Khái niệm câu nhượng bộ 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu câu nhượng bộ trong tiếng Việt 10

1.1.3 Phân loại câu nhượng bộ tiếng Việt 9

1.2 Cơ sở lý luận của câu nhượng bộ tiếng Hán 14

1.2.1 Khái niệm câu ghép nhượng bộ tiếng Hán 14

1.2.2 Tình hình nghiên cứu của câu nhượng bộ tiếng Hán 15

1.2.3 Phân loại câu nhượng bộ và câu ghép 20

1.3 Các vấn đề lý luận liên quan 21

1.3.1 Dịch thuật 21

1.3.2 Lý luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu 22

Trang 6

1.4 Tiểu kết 21

CHƯƠNG 2 CÂU NHƯỢNG BỘ TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” BẢN TIẾNG VIỆT 23

2.1 Giới thiệu tác phẩm “Báu vật của đời” 23

2.2 Khảo sát đặc điểm câu nhượng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời” 24

2.2.1 Cú pháp câu nhượng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời” 28

2.2.1.1 Chủ ngữ 28

2.2.1.2 Liên từ 31

2.2.1.3 Trật tự cú pháp của câu nhượng bộ 34

2.2.1.4 Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề của câu nhượng bộ 36

2.2.1.5 Chức năng ngữ dụng của câu nhượng bộ trong "Báu vật của đời" 38

2.3 Tiểu Kết 41

CHƯƠNG 3 CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU NHƯỢNG BỘ TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT 44

3.1 Câu nhượng bộ tiếng Hán trong nguyên bản《丰乳肥臀》 44

3.1.1 Đặc điểm cú pháp của câu nhượng bộ tiếng Hán 45

3.1.1.1 Chủ ngữ 45

3.1.1.2 Liên từ 615

3.1.1.3 Trật tự cú pháp 45

3.2 Các thủ pháp chuyển dịch 48

Trang 7

3.2.1 Chuyển dịch tương đương 49

3.2.2 Chuyển dịch không tương đương 51

3.3 Cách chuyển dịch câu nhƣợng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt 53

3.3.1 Chuyển dịch tương đương 53

3.3.1.1 Tương đương ngữ pháp 53

3.3.1.2 Tương đương ngữ nghĩa 57

3.3.1.3 Tương đương ngữ dụng 57

3.3.2 Chuyển dịch không tương đương 59

3.3.2.1 Chủ ngữ 60

3.3.2.2 Kết từ 61

3.3 Tiểu kết 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đề tài của luận văn này chúng tôi có tên gọi ―Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt‖ (trên tư liệu tác phẩm ―Báu vật của đời‖), thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh đối chiếu So sánh là một trong những thao tác tư duy cơ bản trong quá trình tìm hiểu sự vật, hiện tượng trong cuộc sống của con người So sánh ngôn ngữ, tức là lấy hai dạng, các biểu hiện của hai ngôn ngữ để tiến hành đối chiếu so sánh, tìm ra sự tương đồng, khác biệt cũng như nguyên nhân hình thành, để hiểu sâu đặc điểm và cơ chế hoạt động của mỗi ngôn ngữ, giúp cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ

Vấn đề so sánh đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hán đã có một lịch sử khá lâu và đã đạt nhiều nhiều kết quả, tuy nhiên lĩnh vực so sánh câu nhượng bộ hầu như còn ít được đề cập đến Câu nhượng bộ là một kiểu câu cơ bản, là một bộ phận quan trọng hệ thống câu tiếng Việt và tiếng Hán Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, câu nhượng bộ được sử dụng tần số rất cao Việc tiến hành đối chiếu so sánh loại câu trong hai ngôn ngữ, có thể sẽ góp phần vào giúp cho việc tìm hiểu và nắm vững đặc điểm và quy tắc của ngữ pháp, từ

đó nâng cao hiệu quả học tiếng Việt và tiếng Hán, hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa tích cực giúp các dịch giả trong quá trình dịch Việt - Hán và ngược lại

Trang 9

Trên cơ sở việc nghiên cứu về đặc điểm và phân loại câu nhượng bộ của các nhà nghiên cứu đi trước, khảo sát các nội dung ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán, luận văn sẽ có căn cứ

để chỉ và đặc điểm chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu nhượng bộ tiếng Việt, từ đó tìm ra những nét thủ pháp dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu là các câu nhượng bộ trong tác phẩm

― Báu vật của đời‖ đã được dịch ra tiếng Việt từ nguyên tác tiếng Hán

3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Từ việc chỉ ra những đặc điểm của loại câu nhượng bộ tiếng Việt trong tác phẩm " Báu vật của đời" về phạm trù cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng;

- Nêu ra những nét tương đồng và khác biệt của câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán về phạm trù cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng;

- Cũng như đề xuất các thủ pháp dịch câu nhượng bộ tiếng từ Hán sang tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

Trang 10

- Phương pháp miêu tả: Áp dụng để khảo sát đặc điểm phân loại, và

miêu tả câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phân tích ngữ liệu và dữ liệu trong

câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán, từ đó so sánh đối chiếu, tìm ra sự khác nhau giữa loại câu này trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lí luận: Những kết quả nghiên cứu có thể góp phần bổ sung vào

kho tàng lí luận ngôn ngữ học đối chiếu Việt - Hán, mà chủ yếu là các lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu cú pháp Việt-Hán;

- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu về đặc trưng câu nhượng bộ tiếng

Việt và tiếng Hán sẽ giúp cho những người đã đang hoặc sẽ tham gia vào việc dịch văn bản tiếng Hán sang tiếng Việt hoặc tiếng Việt sang tiếng Hán chuẩn xác và hiệu quả hơn Đồng thời, những kết quả đạt được của nghiên cứu chắc chắn cũng sẽ giúp ích thiết thực cho việc giảng dạy về ngữ pháp tiếng Việt cho người Trung Quốc hoặc ngữ pháp tiếng Hán cho người Việt

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trang 11

Chương 2: Câu nhượng bộ trong tác phẩm "Báu vật của đời" của bản tiếng Việt

Chương 3: Cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Việt sang tiếng Hán

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Câu nhượng bộ tiếng Việt và những vấn đề liên quan

1.1.1 Khái niệm câu nhượng bộ

Câu nhượng bộ là một kiểu câu rất phổ biến, tần số xuất hiện rất cao tồn tại trong hầu hết các ngôn ngữ Đã có nhiều định nghĩa về câu nhượng bộ Câu nhượng bộ là một kết cấu phức hợp bao gồm 2 mệnh đề: một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ chỉ điều kiện Câu nhượng bộ là một kiểu câu vừa

cơ bản vừa quan trọng trong ngôn ngữ tự nhiên, nó tồn tại hầu hết các ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp cổ đại, tiếng Latin, tiếng Hán, tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác nữa Theo ngữ pháp truyền thống, đây là những câu phức mà cấu tạo gồm hai mệnh đề

Để làm rõ hơn khái niệm cũng như các vấn đề chung liên quan đến câu nhượng bộ, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều ý kiến khác nhau của các tác giả và thống nhất sử dụng quan điểm về khái niệm câu nhượng bộ của Diệp Quang Ban

Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu nhượng bộ là loại câu ghép Để làm rõ khái niệm câu nhượng bộ, chúng tôi xin bắt đầu từ câu ghép

Khái niệm câu ghép: ―câu ghép là câu do hai (hoặc hơn hai) câu

đơn kết hợp với nhau theo kiểu không câu nào bao chứa câu nào, mỗi câu đơn

Trang 13

trong câu ghép tự nó thoả mãn định nghĩa về câu Có thể dùng tên gọi ―dạng câu‖ hay ―vế câu‖ để chỉ câu nằm trong câu ghép‖

Phân loại câu ghép:

a Câu ghép chính phụ: Là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình

đẳng, thường gọi là quan hệ chính phụ, hay quan hệ phụ thuộc giữa hai

vế câu, vế phụ phụ thuộc vào vế chính Vế phụ là vế chứa quan hệ từ phụ thuộc, quan hệ phụ thuộc đưa vế phụ vào câu Câu ghép chính phụ thường được phân loại thành những loại nhỏ như sau:

1 Câu ghép nguyên nhân

2 Câu ghép điều kiện/giả thiết

3 Câu ghép nhượng bộ

4 Câu ghép mục đích

b Câu ghép đẳng lập: Là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các

vế câu là ngang hàng nhau, không vế nào phụ thuộc vào vế nào Câu ghép đẳng lập được phân thành các tiểu loại như sau:

1 Câu ghép liên hợp (dùng quan hệ từ liên hợp)

2 Câu ghép tương liên (dùng cặp phó từ, đại từ hô ứng)

3 Câu ghép tiếp liên (không dùng quan hệ từ và cặp từ hô ứng)

Như vậy, câu nhượng bộ thuộc câu ghép chính phụ, chính vì nó mang

đầy đủ tính chất của câu ghép và câu ghép chính phụ

Trang 14

Khái niệm câu nhượng bộ được tác giả Diệp Quang Ban đưa ra trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt như sau:

― Câu ghép nhượng bộ là câu ghép chính phụ mà ở đầu, vế phụ có chứa các quan hệ từ diễn đạt quan hệ nhượng bộ như: tuy, mặc dầu, dù, thà ‖

Ví dụ: Tuy tôi đã nói nhiều lần, nhưng nó vẫn không nghe lời

我虽然说了几遍,但他还是听不下去。

Một số điểm cần chú ý:

+ Trong kiểu câu này, vế phụ đứng trước vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ nhân nhượng như ví dụ trên

+ Nếu trật tự thay đổi ngược lại, tức là vế chính đứng trước thì sẽ tạo

ra quan hệ sự việc – nhượng bộ, và trong trường hợp này không được dùng từ

―nhưng‖ đứng đầu vế chính nữa Ví dụ nếu vế chính được đưa lên trước vế phụ thì câu sẽ có dạng:

Nó không nói gì, tuy rằng nó biết rất rõ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu câu nhượng bộ trong tiếng Việt

Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ, đã có rất nhiêu tác giả đã đề cập

đến vấn đề câu nhượng bộ, các mức độ nông sâu của các nghiên cứu cũng không giống nhau Sau đây chúng tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu

về câu nhượng bộ

Trang 15

Hoàng Tuệ đã nêu ra kết cấu ―dầu P thì Q‖ là kiểu kết cấu của những câu phức hợp có quan hệ phụ thuộc nhượng bộ Và đưa ra nghĩa P và Q là hai mệnh đề với hai kết cấu Đề - Thuyết.[16]

Hoàng Trọng Phiến(1980) sắp xếp câu nhượng bộ qua cách thể hiện quan điểm về ngữ nghĩa của các liên từ ―tuy‖ và ―mặc dù‖ Ông viết ―mặc dù ‖ chỉ là giả thiết, điểu kiện và một tình hình nào đó, ― tuy ‖ không phải là giả thiết mà là sự thực.[19]

Nguyễn Kim Thản(1997) xếp câu có liên từ ―tuy‖, ―dù‖, ―mặc dù‖ vào loại câu nhượng bộ Ngoài ra ông chú ý thêm những vị từ tình thái đi kèm với các liên từ chỉ sự nhượng bộ như ―vẫn‖, ―cũng‖.[23]

Nguyễn Tài Cẩn(1999) chỉ ra trong câu nhượng bộ, nếu vế phụ đứng trước vế chính thì tạo ra quan hệ ―nhượng bộ - tương phản‖, ngược lại khi vế phụ đứng sau vế chính thì tạo ra quan hệ ―sự việc - nhượng bộ‖, trong trường hợp này, vế chính không sử dụng liên từ ―nhưng‖, ―mà‖ Trong câu nhượng

bộ thông thường thì vế chính đứng sau vế phụ, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, chịu hạn chế của ngữ ảnh và để biểu đạt chức năng, vế chính cũng có thể đứng trước vế phụ.[7]

Diệp Quang Ban(2000) xếp câu nhượng bộ vào câu ghép chính phụ.[2]

Ví dụ: a Dù anh có xấu xa cỡ nào, tôi vẫn yêu anh

不管你有多坏,我依然爱你。(nhượng bộ-tương phản)

Trang 16

我还是决定离开,虽然大家极力劝阻。(sự việc-nhượng bộ)

1.1.3 Phân loại câu nhượng bộ tiếng Việt

Nguyễn Chí Hòa dựa vào vị từ đã chia câu nhƣợng bộ thành 3 loại:

Hồ Lê (Cú pháp tiếng Việt) phân loại nhƣ sau:

Hồ Lê căn cứ vào tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của mối quan

hệ điều kiện-hệ quả để phân loại Theo đó, có bốn kiểu nhưng trong đó có ba kiểu là cấu trúc nhượng bộ như bảng sau:

Bảng 1 bảng phân loại câu điều kiện của Hồ Lê

Nội dung của điều kiện

Điều kiện giả định Dù(cho) thì

Điều kiện hiện thực Tuy nhưng

Trang 17

Tính chất của mối quan

hệ điều kiện-hệ quả

Điều kiện thuận hệ quả(không phải cấu trúc nhượng bộ)

Vì nên

Điều kiện nghịch hệ quả

Tuy nhưng

Căn cứ bảng trên ta thấy cấu trúc nhượng bộ có điều kiện giả định và điều kiện hiện thực đều thuộc cấu trúc nhượng bộ có điều kiện nghịch hệ quả Kết hợp hai tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của mối quan hệ điều kiện nghịch

hệ quả ta thấy theo quan điểm của Hồ Lê thì cấu trúc nhượng bộ có hai loại:

1 Cấu trúc nhượng bộ có điều kiện giả định nghịch với hệ quả: dù cho , chi dù , dù , dầu , dù , dầu

2 Cấu trúc nhượng bộ có điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả: mặc dù nhưng, tuy nhưng

Nguyễn Đức Dân phân loại nhƣ sau:

Nguyễn Đức Dân gọi câu nhượng bộ là cấu trúc nghịch nhân quả Xuất phát từ tiêu chí trạng thái của các đối tượng xảy ra theo thứ tự thời gian được

đề cập đến cấu trúc nhượng bộ, ông phân cấu trúc nghịch nhân quả làm hai loại: cấu trúc nghịch nhân quả sớm và cấu trúc nghịch nhân quả muộn Cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các dạng cấu trúc nghịch nhân quả của

Trang 18

Loại Kiểu Dạng thức của cấu trúc Giải thích

đã chuyển sang trạng thái D Sở dĩ

có ý nghĩa này là do sự kết hợp của liên từ chỉ nhượng bộ

và kết cấu

―còn đã ‖,

―mới đã ‖

2 Tuy X mới A nhưng (mà) Y đã D

3 Tuy X chưa A nhưng (mà) Y đã D

Đối tượng X chưa sang trạng thái A nhưng đối tượng Y đã

Trang 19

chuyển sang trạng thái D nhờ sự kiện liên kết giữa

nhượng bộ với kết cấu

―chưa đã ‖

4

Tuy X đã A nhưng (mà) Y vẫn (còn) D

Đối tượng X

đã chuyển sang trạng thái A nhưng đối tượng Y vẫn còn ở trạng thái D nhờ sự kiện liên kết giữa

nhượng bộ

Trang 20

―đã vẫn ‖

5

Tuy X đã A nhưng (mà) Y vẫn (còn) chưa D

Đối tượng X

đã chuyển sang trạng thái A nhưng đối tượng Y vẫn còn chưa sang trạng thái D nhờ sự kiện liên kết giữa cấu trúc nhượng bộ với kết cấu

―đã vẫn ‖ theo quy luật thông thường

tố cản trở

Trang 21

7 Mặc dù A nhưng (mà) vẫn B

Sự kiện B tất yếu sẽ xảy ra cho dù sự kiện A là yếu

tố cản trở Sự kiện A và B

đ ều đã xảy

ra

Trong bảng trên đây, X và Y có thể là cùng một đối tượng hoặc cũng có thể

là hai đối tượng

Nguyễn Vân Phổ phân loại nhƣ sau:

Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về cấu trúc nhượng bộ của các nhà Việt

ngữ và ngữ học nước ngoài một cách có chọn lọc, Nguyễn Vân Phổ đã có cách phân loại cấu trúc nhượng bộ với hai dạng:

- Cấu trúc nhượng bộ ―Mặc dù P, Q‖

- Cấu trúc điều kiện-nhượng bộ ―Dù P thìQ‖

1.2 Cơ sở lý luận của câu nhƣợng bộ tiếng Hán

1.2.1 Khái niệm câu ghép nhượng bộ tiếng Hán

Khái niệm câu ghép được Vương Ứng Vỹ ―Văn pháp tiếng Hán thực dụng‖ (1920) đưa ra, ông cho rằng bất kỳ 2 câu đơn trở lên nào ghép với nhau đều

Trang 22

Phục, trong cuốn ―Ngữ pháp tiếng Trung‖ (1920) chỉ ra rằng: ―Bất kỳ hai hoặc 2 phân câu hợp thành câu gọi là câu ghép‖, những câu không có hình thức như thế là câu đơn

Việc xác định khái niệm về thuật ngữ này và cách sử dụng đối lập của câu đơn đã kết thúc trạng thái mơ hồ khi xác định thuật ngữ này trước kia, hơn nữa nó còn có tác dụng lớn trong việc xác định lý luận ổn định về câu ghép tiếng Hán Vương Lực ―Ngữ pháp Trung Quốc hiện đại tiếng Hán‖ định nghĩa câu ghép: ― những câu được hình thành từ việc ngắt nghỉ câu khi đọc được gọi là câu ghép‖ Ông là người đầu tiên chỉ ra đặc trưng quan trọng trong khi đọc phải ngừng nghỉ của câu ghép Lã Thúc Tương chú ý đến vấn

đề kết cấu nội bộ của câu ghép, trong ― Sơ lược ngữ pháp Trung Quốc‖(1947) ông đã tiến hành phân tích và miêu tả sâu hơn Ông lấy kết từ để giải thích hiện tượng câu ghép, ông chỉ ra kết từ và kết hợp kết từ có thể gọi là ―sự kết hợp của cấu tạo‖, cũng có thể là ―sự kết hợp của quan hệ‖, loại sau chính là câu ghép Cũng về câu ghép Lê Cẩm Hy ―Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại‖ nhắc đến ―câu phạm vi‖ chỉ ra rằng, từ chủ ngữ của câu thêm một phạm vi, chính là một loại phương pháp và điều kiện để hạn chế câu Căn cứ vào câu để phân ra

3 loại: một là điều kiện trong phạm vi (điều kiện tích cực); hai là điều kiện ngoài phạm vi (điều kiện tiêu cực); ba là câu vô điều kiện mà trong câu có phó từ, đại từ nghi vấn, hình dung từ

1.2.2 Tình hình nghiên cứu của câu nhượng bộ tiếng Hán

Trang 23

Từ cuối thế kỳ 19, trở lại đây, đã có nhiều học già tham gia vào việc nghiên

cứu của câu nhượng bộ, việc nghiên cứu cũng đã thu được kết quả sâu sắc, dù vậy các kết quả nghiên cứu chủ yếu mới đứng ở chỗ liên quan đến liên từ nhượng bộ và sự phân loại của câu nhượng bộ trong những công trình về ngữ pháp học

Lê Cẩm Hy(1924) cho rằng, câu chính và câu phụ đứng ở địa vị tương phản, nhưng ông nói cũng thừa nhân sự tồn tại sự thật hoặc lí do của câu nhân nhượng, như biểu đạt sự nhượng bộ của người nói, câu ghép này được gọi là câu nhượng bộ, cũng có thể gọi là câu nhân nhượng.[33]

Lã Thúc Tương(1956) trong cuốn ―Sơ lược ngữ pháp Trung Quốc‖ chỉ ra, câu tung dư và câu nhân nhượng đều là câu nhượng bộ, nhưng câu nhân nhượng thì thừa nhận điều kiện hiện thực, còn câu tung dư thì thừa nhận điều kiện giả định.[35]

Hình Phúc Nghĩa(2001) trong cuốn ―Nghiên cứu câu ghép tiếng Hán‖ chỉ

ra câu nhượng bộ là cấu trúc câu ghép nhượng bộ trước chuyển ý sau, cấu trúc này được gọi là câu nhượng bộ.[48]

Lưu Nguyệt Hoa cho rằng, vế phụ thừa nhận một sự việc nào đó chỉ sự nhượng bộ, vế chính tương phản với vế phụ, câu ghép này được gọi là câu nhượng bộ Vế phụ thường dùng liên từ: ―尽管‖, ―即使‖, ―哪怕‖, ―纵使‖,

―固然‖, ―就是‖ Đối với vế chính thì dùng ―也‖, ―都‖

Trang 24

Trương Bân lại cho rằng câu nhượng bộ thông thường có liên từ, nhất là vế phụ, câu nhượng bộ thường dùng liên từ: ―即使 也‖, ―纵然 也‖, ―哪怕 也‖, ―即便 也‖, ―就是 也‖, ―就算 也‖, ―纵使 也‖

Các củ thể kể rõ luận văn tìm hiểu về câu nhượng bộ:

Lưu Khiên Công (2000) từ góc độ sinh viên người nước ngoài học ngôn ngữ thứ hai tiến hành giải thích đặc trưng căn bản của câu nhượng bộ Đối tượng của luận văn này chủ yếu là sinh viên Anh và sinh viên Hàn Quốc, chưa đề cập đến sinh viên Việt Nam

Khang Vĩnh Bảo (2004) đã nghiên cứu về những lỗi sai của sinh viên Việt Nam trình độ trung cấp khi sử dụng câu nhượng bộ, nhưng không toàn diện

1.2.3 Phân loại câu nhượng bộ và câu ghép

Kim Triệu Tử ―Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Trung‖ (năm 1922) phân loại câu ghép thành câu phức chính phụ và câu phức hằng phân

Lê Cẩm Hy(1924) ―Ngữ pháp tiếng Trung hiện đại‖ phân liên từ thành 10 loại: đẳng lập, thời gian, lựa chọn, giải thích, nhân quả, chuyển ý, phạm vi, điều kiện, so sánh, nhượng bộ.[33]

Lã Thúc Tương (1942) chia câu ghép thành 10 loại: song hành, thay thế, tỷ

lệ, so sánh kém, nhân quả, điều kiện, vô điều kiện, giả thiết, nhượng bộ

Trong vấn đề câu ghép và câu nhượng bộ, Lê Cẩm Hy ―Ngữ pháp tiếng Trung hiện đại‖, Trương Trí Công ― Kiến thức Hán ngữ‖, Hoàng Bá Vinh

― Hán ngữ hiện đại‖ phân 2 loại câu ghép thành 2 loại không giống nhau Còn

Trang 25

Vương Lực ― Tóm lược ngữ pháp tiếng Hán‖, Đinh Thanh Thụ ―Bài giảng ngữ pháp tiếng Hán hiện đại‖, Hồ Dụ Thụ ―Hán ngữ hiện đại‖ xếp câu ghép giả thiết vào câu nhượng bộ

Vương Lực ―Ngữ pháp tiếng Trung hiện đại‖ (năm 2000) chia câu ghép thành câu đẳng lập và câu chính phụ [41]

Trên đây, chúng ta đã cho thấy câu nhượng bộ là thuộc bộ phần câu ghép

có vai trò quan trọng trong giao tiếp nói chung trong học tập tiếng Việt hoặc tiếng Trung nói riêng Đã có nhiều công trình nghiên cứu về câu nhượng bộ, nhưng số lượng luận văn còn ít, nghiên cứu cũng chưa sâu sắc, vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Trung sang tiếng Việt trong tác phẩm ―Báu Vật của đời‖, đối chiếu với bản tiếng Trung 《丰乳肥臀》, đi sâu vào sự so sánh của câu nhượng bộ giữa tiếng Việt và tiếng Trung

1.3 Các vấn đề lý luận liên quan

1.3.1 Dịch thuật

Dịch là một hoạt động có tầm quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thế giới hiện đại Ngày nay người ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng dịch là một nghề theo đúng nghĩa của nó Người làm công tác phiên dịch trên thế giới được ngày càng trở nên đông đảo, bao gồm thông dịch viên chuyên nghiệp, những thông dịch viên hành nghề tự do, và những thông dịch

Trang 26

ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng Dịch thuật ngày càng được quan tâm đặc biệt Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch thuật, nghiên cứu dịch như là một khoa học trên thế giới cũng phát triển mạnh với những công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

1.3.2 Lý luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

So sánh là một phương pháp cơ bản trong nghiên cứu và nhận thức sự vật của con người, cũng là một phương pháp cơ bản của nghiên cứu ngôn ngữ Nếu nói nhiệm vụ căn bản của ngôn ngữ là một hiện tượng nào đó đối với ngôn ngữ có thể thêm vào sự trình bày chi tiết, thì việc trình bày chi tiết chính

là cần phải tiến hành phân tích đối chiếu các biểu hiện của hiện tượng đó (Halmannl 1980) Do đó, về bản chất mà nói, ngôn ngữ học đối chiếu là một loại so sánh, so sánh các đặc điểm không giống nhau của các nhánh ngôn ngữ,

từ đó giúp chúng ta có thể xác định được vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong hệ thống ngôn ngữ, đồng thời liên hệ với nghiên cứu các loại ngôn ngữ khác nhau Thuật ngữ ― Ngôn ngữ học đối chiếu‖ với được một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Mỹ đưa ra vào năm 1941, thuật ngữ gốc ông sử dụng

là ―contrastive analysis‖, thuật ngữ này đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ tiếp nhận Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Triệu Nguyên Nhiệm đã từng nói:

―Lý luận ngôn ngữ học đối chiếu thực tế là sự so sánh ngôn ngữ học, cũng là kết luận khoa học của các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới‖, ngôn ngữ học đối chiếu được hình thành từ lý luận ngôn ngữ

Trang 27

kết cấu chủ nghĩa và tiếng nước ngoài, nó vận dụng một loại nguyên lý để tiến hành phân tích 2 hoặc 2 loại ngôn ngữ trở lên Có một vị học giả đã định nghĩa về ngôn ngữ học đối chiếu như sau:― ngôn ngữ học đối chiếu là một phân nhánh của ngôn ngữ học, nhiệm vụ của nó là nghiên cứu so sánh 2 loại hoặc 2 loại ngôn ngữ trở lên, miêu tả sự giống và khác giữa nó, đặc biệt là sự khác nhau, đồng thời kết quả nghiên cứu của nó sẽ được ứng dụng sang một lĩnh vực khác.‖

1.3.3 Một số nguyên tắc và phương pháp

Là một nhánh độc lập của ngôn ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu đang ở trong quá trình tự hình thành Đối tượng, quan niệm, phạm vi còn chưa được định hình rõ, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu đối chiếu nên căn cứ vào các nguyên tắc và phương pháp thực tế như sau:

- Nguyên tắc đối chiếu đồng đại

Nghiên cứu đối chiếu là một loại nghiên cứu đồng đại, khi nghiên cứu bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc đồng đại, không được so sánh các hiện tượng ngôn ngữ không đồng đại

- Nguyên tắc đối chiếu đồng ngữ

Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, bao gồm những chức năng ngữ thể khác nhau, các ngôn ngữ khác nhau sẽ có các lựa chọn khác nhau, các quy tắc và quy phạm của đơn vị tổ chức, sử dụng ngôn ngữ Cần phải tách rời ngôn ngữ

Trang 28

nói và ngôn ngữ viết, đối chiếu ngôn ngữ viết với ngôn ngữ viết, đối chiếu ngôn ngữ nói với ngôn ngữ nói, đối chiếu ngôn ngữ cùng một ngữ hệ

- Nguyên tắc kết hợp ứng dụng đối chiếu với lý luận đối chiếu

Nghiên cứu đối chiếu có thể có tính chất lý luận, cũng có thể có tính chất ứng dụng, trong đó, đối chiếu ứng dụng chủ yếu để phục vụ giảng dạy Do đó quá trình đối chiếu và miêu tả sao cho đơn giản thuận lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng Đồng thời nghiên cứu đối chiếu lý luận nên có quan hệ mật thiết với thực tế, liên hệ mật thiết với việc dạy học

- Phương pháp thống kê số lượng

Trong các công trình nghiên cứu trước đây, có tác giả chỉ chú trọng miêu tả định tính mà ít, chỉ có số thống kê định lượng Để đảm bảo tính khách quan, khoa học, theo chúng tôi phải trên cơ sở phân tích, thống kê ngữ liệu để đưa

ra các nhận định khoa học

1.4 Tiểu kết

Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra khái niệm, phân loại và tình hình nghiên cứu câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán một cách cụ thể và chi tiết Qua đó chúng ta có thể thấy một số điểm như sau:

1 Về câu nhượng bộ, trong thời gian gần đây các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến và các công trình nghiên cứu về câu nhượng bộ Nghiên cứu câu nhượng bộ tiếng Hán được bắt đầu tương đối sớm

và đã được khảo sát từ nhiều góc độ khác nhau Còn câu nhượng bộ tiếng Việt

Trang 29

suốt một thời gian dài chưa được quan tâm nghiên cứu Tuy vậy, thời gian gần đây các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã chú ý nhiều hơn đến câu nhượng

bộ và đề cập đưới nhiều góc độ khác nhau

2 Về cách phân loại : câu nhượng bộ tiếng Việt được phân loại theo các góc độ ngữ nghĩa, ngữ dụng, hình thức câu Còn câu nhượng bộ tiếng Hán thì chủ yếu phân loại theo ngữ nghĩa

Trang 30

CHƯƠNG 2 CÂU NHƯỢNG BỘ TRONG TÁC PHẨM “BÁU VÂT

CỦA ĐỜI” BẢN TIẾNG VIỆT

2.1 Giới thiệu tác phẩm “Báu vật của đời”

Báu vật của đời (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn - tức Vú to,

mông nẩy) khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan Tác giả là Mạc Ngôn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Do Cách mạng Văn hóa, ông phải nghỉ học khi đang học dở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn Năm 1976, ông nhập ngũ Năm 1984, trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm

1986 Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ Hiện ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị

- Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Nhà văn Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm ―Cao lương đỏ‖ Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm này

đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Canner năm 1994

Truyện dài ―Báu vật của đời‖ (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn) được xuất bản vào tháng 9 năm 1995 và ngay trong năm ấy tác phẩm này

Trang 31

được trao giải thưởng cao nhất về truyện Tác phẩm đó đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng.[25]

―Báu vật của đời‖ khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan

Từ những số phận khác nhau, lịch sử được tiếp cận dưới nhiều góc độ, tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật của tác phẩm Có nhiều con đường để cảm thụ tác phẩm văn chương, vì vậy trước một hiện tượng văn học xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau cũng là điều bình thường, thậm chí còn làm phong phú thêm đời sống văn học

Tác phẩm được chuyển sang tiếng Việt với chất lượng tốt, giữ được đầy

đủ tinh thần văn bản nhờ tay dịch lão luyện, tinh tế của dịch giả Trần Đình Hiến, người đã có gần 50 năm gắn bó với các tác phẩm văn học Trung Hoa Qua bản dịch của ông, những ―Cống long tu‖ (Lão xá), ―Gieo mầm tình yêu‖ (Từ Hoài Trung) của những năm 60, đến những Khát vọng (Trịnh Vạn Long

và Lý Hiểu Minh), ―Cây hợp hoan‖ (Trương Hiền Lượng) của những năm 90

đã đến với độc giả Việt Nam đầy đủ, trọn vẹn Đó là chưa kể hàng ngàn trang dịch khác chưa được xuất bản, trong đó có hai tập ―Cao lương đỏ‖ mà ông dịch từ năm 1993 chỉ do ham thích chứ không từ yêu cầu xuất bản

2.1.1 Hình thức nhóm câu nhượng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời”

Trang 32

Hình thức phổ biến của nhóm kiểu câu này là A nhưng B, và tuy A nhưng

B, ví dụ:

(1) Tuy người và súc vật giống nhau, nhưng rốt cuộc sống chết có số của nó (2) Anh ta cố sức ngẩng đầu lên, nhưng một bàn tay khỏe ấn đầu anh ta xuống (3) Tôi không trông thấy cái dáng mẹ nằm trên giường, nhưng hai tay dang rộng, bàn tay xương xầu tấy đỏ, đầy những vết nứt nẻ

Trong hai kiểu câu này, loại kiểu câu ―Tuy A nhưng B‖ có hai cặp liên từ

―tuy‖, ―nhưng‖ là câu nhượng bộ có cặp liên từ phổ biến nhất trong tác phẩm

―Báu vật của đời‖ Ngoài loại câu này, còn một hình thức khác cũng khá phổ biến là ―Dù A nhưng B‖, ví dụ:

(4) Dù bước thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng

(5) Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng

(6) Dù rằng sau này cô có nói: Đó là Thượng đế chỉ đường cho cô, dắt cô đến bên anh, nhưng Kim Đồng thì trước sau vẫn nghĩ rằng, tất cả đều có tính toán từ trước

Trong một số trường hợp, vế chính đứng trước vế phụ, khi đó kết cấu phổ biến nêu trên có hình thức B tuy A hoặc B dù A Ví dụ:

(7) Đám đại biểu dân chúng, những nhân vật nổi tiếng của địa phương đi phía sau, tuy thở phì phò nhưng không một ai ca thán

Trang 33

(8) Được mùa vốn là niềm vui của phụ nữ làm vuộng dù họ đang trong hoàn cảnh đắng như Hoàng Liên

(9) Những năm tháng qua tôi đã từng ăn thử, nhưng dù tôi ăn những thức ngon đến mấy, dạ dày tôi vẫn không chịu

2.1.2 Thống kê các mẫu câu nhượng bộ xuất hiện trong tác phẩm “Báu vật của đời”

Sau đây sẽ là bảng thống kê cụ thể tần suất và tì lệ xuất hiện của các mẫu câu nhượng bộ trong tác phẩm trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖:

Bảng 2.1 bảng thống kê cụ thể tần suất và tì lệ xuất hiện của các mẫu câu nhượng bộ trong tác phẩm trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖

Trang 34

2.2 Khảo sát đặc điểm câu nhƣợng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời”

Trong những thập kỳ gần đây, một thực tế đã được nhiều nhà ngôn ngữ học thừa nhận là nghiên cứu ngôn ngữ không thể bỏ qua được ba bình diện,

đó là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Nhìn từ góc độ dịch thuật, ba bình diện này được goi là ―trụ cột của nghiên cứu dịch thuật‖(Neubert 1984:57), là

―công việc trọng tâm của thông dịch viên‖ (Hatim & Mason 1990:25)

Trang 35

Chu Đức Hy cũng đã chỉ ra ― mục đích cuối cùng của nghiên cứu ngữ pháp là tìm hiểu rõ quan hệ đối ứng giữa hình thức và ý nghĩa ngữ pháp‖ Để đạt được mục tiêu này, có thế xuất phát từ hình thức hoặc xuất phát từ ý nghĩa

để tiến hành nghiên cứu Chương này chúng tôi sẽ chú trọng nghiên cứu đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các câu nhượng bộ xuất hiện trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖

2.2.1 Cú pháp câu nhượng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời”

2.2.1.1 Chủ ngữ

Trong 243 câu nhượng bộ của ―Báu vật của đời‖, có 172 câu là có chủ ngữ tương đồng và có 71 câu chủ ngữ không tương đồng

A Chủ ngữ tương đồng

Trong những câu nhượng bộ có chủ ngữ thì có những hiện tượng như sau:

a) Vế chính và vế phụ đều xuất hiện chủ ngữ

(10) Nó tuy gầy và đen, nhưng vào cái thời ấy, nó là một đứa trẻ khỏe mạnh

(11) Những năm tháng qua tôi đã từng ăn thử, nhưng dù tôi ăn những thức ngon đến mấy, dạ dày tôi vẫn không chịu

(12) Chị sợ, muốn thoát khợi ra bàn tay dính đầy máu lừa của bà mẹ chồng thợ rèn, nhưng chị không còn sức

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của các câu nêu trên đều tương đồng Chủ

Trang 36

tượng như vậy, trong câu (11), (12) chủ ngữ là ―tôi‖, và ―chị‖ Chúng ta có thể hiểu rằng chủ ngữ của hai mệnh đề là một

b) Vế phụ hoặc vế chính bị tỉnh lƣợc chủ ngữ

(13) Tuy rằng vú của cô là loại vú bánh dầy, nhưng hình dáng vẫn là vú

(14) Dù bước thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu

lên bục giảng

Chủ ngữ của câu (13) là ―vú của cô‖, nó xuất hiện ở vế phụ mà vế chính thì không có Tuy nhiên theo ý nghĩa của vế chính chúng ta có thể biết được chủ thể miêu tả của vế phụ và vế chính đều là ―vú của cô‖, cho nên câu (13) cũng là một câu nhượng bộ có chủ ngữ tương đồng Trong câu (14) ―Dù bước thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng‖,

vế chính có chủ ngữ rõ ràng là ―ông‖, vế phụ thì không xuất hiện chủ ngữ, mà thông qua khảo sát ngữ cảnh chúng ta có thể biết được chủ ngữ của vế chính cũng

là ―ông‖, nếu bổ sung chủ ngữ của vế chính vào, thì câu (14) sẽ là ―Dù bước ông thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng‖

c) Chủ ngữ của vế chính và vế phụ bị tỉnh lƣợc hoàn toàn

(15) Tuy không giàu nứt, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của câu (15) bị tỉnh lược chủ ngữ, sau phân tích toàn câu, thì có thể thấy rằng vế chính và vế phụ có tính liên tục, đều đang nói về một chủ thể, tức là ―hoàn cảnh của người nói‖, cho nên chúng ta có thể khẳng định chủ ngữ của vế chính và vế phụ là một

Trang 37

Những câu ví dụ như trên toàn đều có hiện tượng chủ thể chủ ngữ của

2 vế câu không đồng nhất, chủ ngữ vế chính của câu (16) là ―Kim Đồng‖, chủ ngữ vế phụ là ―cô‖; chủ ngữ vế chính của câu (17) là ―ta‖, nhưng chủ ngữ về phụ là ―hắn‖ Về câu (18), chủ ngữ của vế phụ là ―chúng tôi‖, tuy vế chính xuất hiện ngôi xưng hô, nhưng mà không đứng ở vị trí chủ ngữ, thông qua khảo sát toàn câu, chúng ta có thể biết được, chủ ngữ của vế chính là người nghe, nếu bổ sung vào vế chính, thì câu này sẽ là ―Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần anh thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng.‖

b) Vế phụ hoặc vế chính bị tỉnh lƣợc chủ ngữ

Trang 38

Chủ ngữ vế nhượng bộ của câu (19) là ―nước trong đầm‖, chủ ngữ vế chính là chủ ngữ giản lược Thông qua phân tích toàn câu chúng ta thấy: chủ ngữ hành động là người Thông qua phân tích ngữ cảnh, thì chủ ngữ của câu này sẽ là ―Tuy nước trong đầm ấm thật đấy‖ nhưng ―chúng ta xuống thì dẽ lên thì khó‖ Qua ngữ cảnh, chủ ngữ ―chúng ta‖ có thể được phục Tuy vậy,

trong tác phẩm phép tỉnh lược chủ ngữ đã được sử dụng

c) Chủ ngữ của vế chính và vế phụ bị tỉnh lƣợc hoàn toàn

(20) Dù thế nào chăng nữa cũng không thể để mẹ quay lại

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của câu (20) bị tỉnh lược chủ ngữ, sau phân tích toàn câu với ngữ cảnh, thì có thể thấy rằng, chủ thể hành động của

vế chính và vế phụ là do hai người hoàn thành Tức là chủ ngữ vế chính là người nói, mà chủ ngữ vế phụ là người nghe Nếu bổ sung chủ ngữ của hai vế vào, thì câu này sẽ là ―Dù chị thế nào chăng nữa em cũng không thể để mẹ quay lại.‖

2.2.1.2 Liên từ

Trong tiếng Việt, câu ghép nhượng bộ được xếp vào loại câu ghép chính-phụ, câu phụ thừa nhận một sự thật, trong khi vế câu chính nói về ý nghĩa nghịch Giữa hai vế mệnh đề thì phải dùng liên từ để liên kết Có thể dù

ng cặp liên từ để tạo tính hô ứng cho hai mệnh đề, ví dụ: tuy nhưng (虽然……但是), dù nhưng (尽管……但是); khi tính liên kết giữa hai mệnh đề

đã rõ, liên từ của câu nhượng bộ có thể bỏ đi, nhưng ý nghĩa của câu không

Trang 39

thay đổi câu, vẫn biểu tính nhượng bộ Chỉ có mệnh đề đứng sau mới cầu dùng liên từ,ví dụ: tuy (nhiên), nhưng, nhưng mà, dù(但是、但、然而、却)

时令已是中秋,尽管风里还嗅不到一丝一毫秋天的气味,但天空已是湛蓝的秋天的天空,阳光已是明媚的秋天的阳光。

(23) Đám đại biểu dân chúng, những nhân vật nổi tiếng của địa phương đi phía sau, tuy thở phì phò nhưng không một ai ca thán

跟在我们骡子后边的那些民众代表、地方名流,虽然气喘吁吁也没有一句怨言。

(24) Chị sợ, muốn thoát khởi hia bàn tay dính đầy máu lửa của bà mẹ chồng thợ rèn, nhưng chị không còn sức

她感到恐惧,她想躲避这个打铁女人沾满驴血的双手,但她没有力量。

Khi muốn cường điệu sự chuyển ý của câu nhượng bộ, có thể dùng ―cũng‖,

―mà‖ thay thế ―nhưng‖, đây cũng là một thói quen dùng từ tập quán của thông

Trang 40

(25) Tuy không giàu nứt, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc

―tuy ‖ và ―nhưng‖ chỉ có tác dụng liên kết hai mệnh đề, tạo ra quan hệ logic Trong câu thì không có ý nghĩa từ vựng chân thực

b Trong một số câu nhượng bộ ở bản dịch tiếng Việt, có dùng một phân câu nói về một ý nghĩa rồi, dùng một phần câu miêu tả ý nghĩa khác, tạo ra quan hệ chuyển ý, phân câu sau mới bộc lộ ý chính xác của người nói Trong câu ghép nhượng bộ, liên từ chỉ được dùng một lần, không dùng lặp lại Ví dụ:

Ngày đăng: 26/12/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w