Năng suất và phẩm chất của một số giống vải chín sớm tại miền Bắc Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 53 - 56)

Đồ thị 4.2. Tỷ lệđậu quả của một số giống vải chín sớm năm 2013

4.1.3. Năng suất và phẩm chất của một số giống vải chín sớm tại miền Bắc Việt Nam Việt Nam

Năng suất, phẩm chất sản phẩm là yếu tố cuối cùng đánh giá khả năng và triển vọng của giống để phục vụ sản xuất.

+ Về năng suất:

Với vây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng, năng suất phụ thuộc vào các yếu tố: số chùm quả/cây, số quả/chùm, khối lượng quả.

Bảng 4.10. Đặc điểm năng suất của một số giống vải chín sớm năm 2013 Tên giống Khối lượng quả (g) Số quả /chùm Số chùm /cây NS LT (kg/cây) NSTT (kg/cây) Phúc hòa 35,5 6,2 505,5 98,7 87,7 Làng Chanh 29,3 2,7 485,6 68,3 60,5 U hồng lá vặn 30,8 5,4 604,9 85,7 80,3 VPH40 32,3 3,9 529,2 73,5 70,5 LSD (5%) 2,3 232,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

CV% 8,5 10,5

Bảng 4.10 và đồ thị 4.3 thể hiện các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống vải chín sớm. Kết quả cho thấy, cả năng suất lý thuyết và thực thu của giống Phúc Hòa đều cho giá trị cao nhất (98,7 kg/cây và 87,7 kg/cây). Giống Làng Chanh có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất (68,3 kg và 60,5 kg/cây). Với sai số thí nghiệm là 3,3 % dưới 15%, thí nghiệm chính xác và đáng tin cậy.

Đồ thị 4.3. Năng suất của một số giống vải sớm năm 2013

+ Về chất lượng:

Chất lượng quả là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong thương mại hóa các giống trong sản xuất. Bảng 4.11 thể hiện kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hóa nhằm đánh giá chất lượng các giống nghiên cứu như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Bảng 4.11. Đặc điểm chất lượng của một số giống vải chín sớm năm 2013 Tên giống Chất khô (%) Axit (%) VTM C (mg/100g) Brix (%) Đường tổng số (%) Phúc hòa 18,9 0,2 28,9 17,7 16,8 Làng Chanh 15,4 0,33 24,6 14,3 10,2 U hồng lá vặn 17,8 0,41 26,2 19,7 15,5 VPH40 17,2 0,3 25,3 16,5 13,5 Qua bảng 4.11 cho thấy:

- Hàm lượng chất khô trong quả của các giống cũng có sự khác nhau. Cao nhất là giống Phúc Hòa 19,8%, giống U hồng lá vặn và VPH40 có hàm lượng chất khô tương đương nhau (17,8% và 17,2%), giống Làng Chanh có hàm lượng chất khô thấp nhất 15,4%.

- Hàm lượng axit trong quả của các mẫu giống dao động từ 0,2 – 0,41% . Cao nhất là giống U hồng lá vặn 0,41% và thấp nhất là giống Phúc Hòa 0,2%.

- Hàm lượng Vitamin C trong các giống khá cao, đạt từ 24,6 – 28,9mg/100g.

- Hàm lượng đường tổng số của các giống chín sớm đạt từ 10,2 đến 16,8%., giống Phúc Hòa và giống U hồng lá vặn có hàm lượng đường tổng số cao nhất, giống thấp nhất là Làng Chanh.

- Độ Brix là tỷ số phần trăm giữa khối lượng đường saccharose và khối lượng dung dịch. Vì vậy độ Brix cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quả. Thường đối với cây ăn quả trong nhóm nhãn vải nói chung và cây vải nói riêng, độ Brix đạt yêu cầu phải lớn hơn 15%. Trong các giống vải chín sớm nghiên cứu chỉ có giống Làng Chanh có độ Brix thấp dưới 15%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về các chỉ tiêu sinh hóa trong quả của các giống là do sự khác nhau về điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu và điều kiện chăm sóc. Giống vải Phúc Hòa, Giống VPH40 là giống trồng ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

vùng đất đồi, còn giống U hồng lá vặn trồng trên đất bằng có kết cấu và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Và tại các địa phương trồng giống vải Phúc Hòa và U hồng lá vặn, người nông dân có trình độ thâm canh tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 53 - 56)