Ngoài phương pháp bón phân vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây, ta vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp này có tác dụng bổ sung nhanh chóng cho cây một vài yếu tố cần thiết nhằm hạn chế kịp thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra ( Menzel C.M , Bagshaw J, Campell T, Noller J, Olesen T. and Waite G,2002, Lychee information Kit).
- Cơ chế tác dụng của phân bón lá:
Cấu trúc của lá gồm có lớp cutin, những tế bào khí khổng và chất sáp bên ngoài che phủ, lớp bì mô có nhiều chất mộc, bán mộc, pectin, được phối hợp với lực căng trên mặt lá. Do đó trong phân bón lá, người ta phải dung chất có nhũ dầu, chất detergent hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá. Một cách đơn giản, sự hấp thu chất dinh dưỡng vào lá là do sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa chất dinh dưỡng ở bên ngoài lá và dung dịch ở bên trong lớp cutin của bì mô lá, nhờđó mà dinh dưỡng được thẩm thấu vào trong lá
- Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tốđa lượng, trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn một số chất kích thích sinh trưởng. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây trồng ( Đường Hồng Dật, 2000, Cẩm nang phân bón, NXB Hà Nội; Trần Thế Tục, 1997, Hỏi đáp về nhãn, vải, NXB Nông nghiệp)
Nitơ: Rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng, có tác dụng nâng cao năng suất, phẩm chất quả. N thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, bón N hợp lý cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh. Thiếu N, cây có màu vàng nhạt, sinh trưởng kém, lộc mọc yếu, cành lá bé, lá rụng sớm, hoa và quả rụng nhiều, năng suất thấp, tuổi thọ cây ngắn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Phospho: Giúp cho rễ phát triển tốt, tăng cường khả năng chống hạn, chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, nâng cao phẩm chất quả. Thiếu P chóp lá có mầu nâu sẫm, có đốm khô và loang ra gân chính.
Kali: Giúp cho cấu tạo mô thêm cứng cáp, việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng sức đề kháng của cây như: chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, chống chịu sâu bệnh…
Canxi: Tham ra vào cấu tạo của vách tế bào, thiếu canxi lá nhỏ lại, mép lá có những đốm khô và uốn cong, rễ sinh trưởng kém, lá non dễ bị rụng.
Magiê: Tham gia vào cấu tạo diệp lục, thúc đẩy quá trình tăng trưởng quả, nâng cao chất lượng quả. Thiếu Magiê lá nhỏ lại, hai bên gân chính xuất hiện nhiều đốm khô nhỏ gần như phân bố sóng song với nhau, rễ ít ( Trần Thế Tục, 1997, Hỏi đáp về nhãn, vải, NXB Nông nghiệp; Trần Thế tục, 2004, 100 câu hỏi về cây vải, NXB Nông nghiệp).
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Theo Lê Văn Tri (1992), Dương Văn Đảm (1994), ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng còn một số nguyên tố mà cây cần rất ít nhưng nếu thiếu thì cây không thể phát triển bình thường được, những nguyên tốđó gọi là nguyên tố vi lượng.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), Võ Minh Kha (1996), các nguyên tố vi lượng có thể được phun lên lá nhằm kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các nguyên tố như: B, Mn, Cu, Zn, Mo…
Theo Phạm Văn Côn (2004), phun B và phun B + Zn trên vải thiều Phú Hộ đều làm tăng số quả so với đối chứng (tăng 50,4 – 92,8%). Phun B + Cu, B + Zn trên vải thiều Lục Ngạn làm tăng số quả thu hoạch tới 90,3 – 109,5%; Khối lượng quả tăng từ 101,3 – 127,3%. Chất lượng quả cũng tăng từ 4,5% lên 12,1%; axit giảm 3,4%; vitamin C giảm 3,7 đến 3,1%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Theo Trần Thế Tục (1997) , để tăng khả năng ra hoa, đậu quả cần phun các chất dinh dưỡng cho cây vải lúc hoa tàn vì:
Mùa hoa nở cây cần huy động nhiều dinh dưỡng, sau khi hoa tàn là lúc cây đang khủng hoảng về mặt dinh dưỡng, bởi vậy cần bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây.
Lúc này bộ rễ hoạt động yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân vào đất lúc này rễ cũng chưa có điều kiện để hấp thu.
Phun lên lá vào giai đoạn này nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây, giảm bớt rụng sinh lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU