Những nghiên cứu về các giống vải trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 27 - 33)

Trung Quốc được coi là nước có số lượng giống vải nhiều nhất trên thế giới, với trên 200 giống. Trong đó, các giống quan trọng được tập trung phát triển và sử dụng cho công tác chọn tạo có gần 100 giống, được phân thành 3 nhóm chính:

- Các giống vải thương phẩm đang phát triển rộng: 33 giống - Các giống vải địa phương trồng còn ít: 20 giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Các giống này thường có thời gian cho thu hoạch vào giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Đặc biệt, ở Trung Quốc, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài đến cuối tháng 7, sang đầu tháng 8, vì vậy tạo nên lợi thế so sánh với các nước có các giống vải cho thu hoạch sớm hơn, giúp rải vụ thu hoạch và có giá bán cao.

Theo Gosh, 2000, Gosh và Mitra, 2000, Gosh và cộng sự, 2000, ở Ấn Độ, vải được trồng tập trung ở các bang vùng phía Đông, chiếm trên 60% tổng diện tích. Các bang ở phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm khoảng 16%. Các bang trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là: Bihar (chiếm trên 74% diện tích), West Belgan, Tripura, Asam và Uttaranchal. Các giống trồng quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented, và Mazaffarpur. Hai giống lai mới được chọn tạo là H - 73 và H - 105 có tiềm năng cho năng suất cao, đang được phát triển mạnh trong sản xuất.

Ở Thái Lan, các giống chính được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee (tên địa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải trồng của Thái Lan được phân thành 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á nhiệt đới. Nhóm vải Nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền Trung Thái Lan có các tháng mùa đông ấm áp. Có khoảng 20 giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa đông mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt đới, giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Anupunt và Sukhvibul, 2003), (Chinawat và Suranant, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Bảng 2.3. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới

TT Tên nước Tên giống

1 Trung Quốc

San Yee Hong, Baitangying, Fay Zee Siu, Bah Lup, Wai chee, Haak Yip, Kwai Mi, No Mai Chi, Souey Tung, Tai So, Brewster Baila, Heiye, Guiwei, Huaizhi, HongHu, Dongguan Seedlesss

2 Ấn độ Ajhuli, Bedana, Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose

Scented, Green, Kasba, Longia, Purbi, và Mazaffarpur.

3 Thái Lan Tai So, Wai chee, Baidum, Chacapat và Kom

4 Đài Loan Haak Ip, Sah Keng, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken và

Kwai Mi.

5 Australia Fay Zee Siu, Tai So, Bengal, Wai Chi, Kwai May Pink, và

Salathiel

6 Nam Phi Tai So, Bengal,

7 Madagascar Tai So

8 Mauritius Tai So

9 Mỹ Tai So và Kaimana

10 Banglades Rajshahi, Madrajie, Mongalbari, Bombai, Kadmi, Bedana,

Kalipuri, China - 3.

11 Nepal Mujafpuri, Raja Saheb, Deharaduni, China, Calcuttia,

Pokhara, Udaipur, Tanahu, Chitwan, Kalika và Gorkha.

12 Philippines Mauritius, Sinco

Nguồn: Campbell (2003)

Theo Dixon và cộng sự, 2003, Greer và Campbel, 1990, Menzel và Greer, 1986, có khoảng trên 40 giống vải được trồng ở Australia. Các giống hiện tại đang được trồng ở Bắc Queensland là Kwai May Pink, Fay Zee Siu và Souey Tung… Kwai May Pink là giống trồng phổ biến ở miền Trung, miền Nam Queensland và Bắc New South Wales cùng với 2 giống Salathiel và Wai Chi. Các giống quan trọng nhất hiện nay là Tai So, Haak Ip, Kwai May Pink, Bosworth N03, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Giống vải trồng chủ yếu của Đài Loan là: Hak Ip, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken, Kwai Mi. Trong đó, Hak Ip là giống trồng phổ biến nhất (chiếm khoảng trên 90% diện tích trồng trọt), giống Yu Her Pau (chiếm 10%) được trồng ở phía Nam và No Mai Chi được trồng ở miền Trung (Teng, 2003).

Theo Campbell và Ledesma (2003), Crane và cộng sự (2003), Goren và cộng sự (2000), Greer (1990), Knight (2000), Richard và cộng sự (2000), các nước có tham gia trồng vải nhưng với diện tích nhỏ và sản lượng thấp là các vùng Florida, Hawaii, Pueto Rico, California của nước Mỹ; Island; Israel; Đài Loan và vùng Nhiệt đới châu Mỹ...

Trong nước, công tác nhập nội giống cũng đã được tiến hành từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (trong phạm vi nghiên cứu và trao đổi không chính thức, một số giống vải tốt của Trung Quốc đã được đưa sang khảo nghiệm tại Phú Thọ từ những năm 60). Vào những năm 1989 - 1992, tập đoàn 7 giống vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Australia được nhập nội và trồng tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá cho thấy, 3 giống có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee Siu song đều là giống chín chính vụ (Phạm Minh Cương và cộng sự, 2000).

Tập đoàn 5 giống vải: Mỏ gà, Phi Tử Tiếu, Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp và Bạch Đường Anh đã được nhập nội và đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau quả từ những năm 1997. Kết quả cho thấy: giống vải Mỏ gà có khả năng sinh trưởng tốt, ra quảđều qua các năm, khối lượng trung bình quả: 25 - 30g, tỷ lệ ăn được xấp xỉ 80% (tương đương các giống hạt lép trồng tại Trung Quốc).

Ngoài ra, các giống vải ưu tú, hạt lép của Trung Quốc như Đại Hồng, Diệp Xuân 1, Diệp Xuân 2... cũng đã được nhập về Việt Nam thông qua các cơ quan quản lý, sản xuất nông nghiệp như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái...và đang tiếp tục được theo dõi, đánh giá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Theo Trần Thế Tục (1998), (2004), các giống vải của nước ta có thể phân chia theo thời vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất quả. Ở miền Bắc Việt Nam các nhóm giống và giống vải được phân chia như sau:

- Theo thời vụ có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chín chính vụ và nhóm vải chín muộn.

- Theo đặc điểm sinh trưởng và phẩm chất quả có: nhóm vải chín sớm, nhóm vải chính vụ và nhóm vải chín muộn.

* Các giống vải chín sớm: là các giống vải có thời gian chín từ 5/5 đến 30/5 hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, khối lượng trung bình quả đạt 30 - 40g, tỷ lệ phần ăn được 65 - 72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả khi chín có màu xanh vàng hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt, hơi chua. Các giống này thường có năng suất khá cao, có khả năng thích ứng rộng hơn các giống chính vụ và chín muộn. Một số giống thuộc nhóm này là: Hùng Long, Yên Hưng, Yên Phú, Phúc Hoà, Bình Khê.

* Các giống vải chính vụ: là các giống vải có thời gian chín tập trung trong khoảng từ 1/6 đến 30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt 18 - 25g, tỷ lệ phần ăn được 68 - 82%, quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi, ăn có vị ngọt thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định. Các giống thuộc nhóm này là: Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn.

* Các giống vải chín muộn: hiện đã phát hiện được một số dòng chín muộn. Các dòng này có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 10/7 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: chùm hoa có phủ lớp lông thưa, màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt từ 25 - 35g, tỷ lệ phần ăn được đạt 66 - 75%, quả hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vị ngọt, năng suất đạt xấp xỉ các giống vải chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm. Các dòng vải thuộc nhóm này chủ yếu được phát hiện tại Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang).

Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về diện tích các giống vải còn chưa hợp lý, tập trung chủ yếu là giống chính vụ (trên 90% diện tích). Các giống chín sớm và chín muộn có mặt với diện tích còn rất hạn chế, gây khó khăn trong bố trí lao động cho thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và làm giảm hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Hướng nghiên cứu chọn tạo giống vải trong nước hiện tại và tương lai là tiếp tục đánh giá, chọn lọc và cải tiến tập đoàn giống hiện có; chọn tạo giống theo hướng lai hữu tính, gây đột biến (bao gồm cả xử lý đột biến bằng tác nhân vật lý và hóa học) để có được bộ giống phong phú, có năng suất cao, phẩm chất tốt bao gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn để kéo dài thời gian cho thu hoạch, bên cạnh đó là nhập nội các giống vải ưu tú (vải hạt lép, không hạt) từ các nước có điều kiện sinh thái tương đồng để khảo nghiệm, đánh giá, chọn lọc và đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ.

Như vậy, tập đoàn giống vải của các nước trên thế giới và Việt Nam rất phong phú nhưng chủ yếu là các giống chín chính vụ và chín muộn (thời gian chín tập trung từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7). Các giống chín sớm có mặt với diện tích còn rất hạn chế. Do vậy, nếu bổ sung được một số lượng thích hợp các giống vải chín sớm (thu hoạch trong tháng 5) thông qua việc đánh giá tuyển chọn giống bản địa ưu tú và chọn tạo giống mới sẽ góp phần rải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng, đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu vềđiều tra, tuyển chọn giống vải từ các giai đoạn trước, việc nghiên cứu, đánh giá để tiếp tục tuyển chọn được các giống vải ưu tú cho các vùng sinh thái xác định sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thực tiễn bên cạnh công tác tạo giống mới thông qua các biện pháp lai tạo, gây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

đột biến vá các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)