Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 25 - 27)

a. Tình hình sản xuất:

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, và Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , năm 2004, diện tích trồng vải của cả nước đạt 86.396 ha, sản lượng đạt 309.153 tấn. Giống được trồng phổ biến là Thiều Thanh Hà (chiếm trên 95% diện tích), tập trung ở tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh.

Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng vải qua các năm của một số tỉnh trồng vải chủ lực

Năm Tỉnh/chỉ tiêu Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương Vĩnh Phúc Các tỉnh khác Tổng cộng 2004 Diện tích (ha) 5,174 34,926 14,219 32,077 86,396 Sản lượng (tấn) 17,349 158,774 47,632 85,398 309,153 2008 Diện tích (ha) 4,800 39,300 13,500 2,600 29,300 86,900 Sản lượng (tấn) 18,600 206,600 68,500 16,100 110,400 404,100 2010 Diện tích (ha) 3,700 35,800 13,000 2,418 79,100 Sản lượng (tấn) 9,600 116,300 27,300 15,400 256,700

Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, (số liệu đã được làm tròn số) và

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 2010

Năm 2008, diện tích trồng vải của 3 tỉnh chủ lực là Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương là 57,600 ha (chiếm 66,3% diện tích vải cả nước), sản lượng đạt 293,700 tấn chiếm trên 73,2% sản lượng vải của cả nước. Đến nay, tỉnh trồng vải nhiều nhất vẫn là tỉnh Bắc Giang với 39,300 ha, sản lượng 206,600 tấn.

Năng suất vải bình quân ở nước ta hiện nay ở mức thấp hơn so với các nước trồng vải khác trong khu vực và không ổn định qua các năm: bình quân chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha, năm 2004 bình quân hơn 4,5 tấn/ha, liên tiếp năm 2005, 2006 do điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài khi quả non mới đậu đã gây rụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

quả hàng loạt, năng suất bình quân cả nước chỉ đạt trên 2 tấn/ha, sản lượng giảm khoảng 40% so với năm 2004. Năm 2007, năng suất vải đạt hơn 5,5 tấn/ha, đạt sản lượng cao nhất với trên 420,000 tấn. Năm 2010, diện tích vải cả nước giữ ở mức ổn định là 79,100 ha với sản lượng 256,700 tấn do diện tích cây vải không hiệu quả ở một số vùng không có điều kiện thâm canh như: thiếu nước tưới, thiếu đầu tư, thu hái sản phẩm và vận chuyển khó khăn đã được chuyển đổi sang cây trồng khác.

b. Tình hình tiêu thụ:

- Thị trường tiêu thụ

+ Nội địa: Thị trường tiêu thụ vải tươi được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó, chủ yếu tại các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh … và các tỉnh phía Nam. Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa tính khoảng trên 90,000 tấn (chiếm 48%tổng sản lượng toàn tỉnh). Trong đó, thị trường phía Nam khoảng gần 60,000 tấn (chiếm 65% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa). Những năm gần đây, việc tiêu thụ vải thiều vào thị trường phía Nam tăng mạnh, tiêu thụ thuận lợi, giá cao.

+ Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thailand, Singapore... (quả tươi và sấy khô); Các nước Châu Âu (vải thiều chế biến). Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng của vải thiều Bắc Giang. Tổng sản lượng tiêu thụ xuất khẩu khoảng gần 100,000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).

Theo thống kê tại các cửa khẩu phía Bắc : số lượng vải thiều được xuất qua các cửa khẩu sang thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây không có biến động nhiều. Tổng lượng vải xuất qua 3 cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang khoảng trên 95,000 tấn (chiếm 95% tổng sản lượng xuất khẩu). Trong đó, qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn hơn 64,000 tấn (trong đó, vải khô khoảng 20,000 tấn), cửa khẩu Lào Cai gần 28,000 tấn, số lượng nhỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

qua Cửa khẩu Thanh Thủy- Hà Giang khoảng 2,400 tấn. Tình hình xuất khẩu qua các Cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng vải thiều xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch.

Các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU… mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu.

Bằng biện pháp bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ tế bào (CAS) của Nhật Bản. 20 tấn vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP được bảo quản bằng công nghệ tế bào đã được xuất sang Nhật Bản.

- Thương nhân: Thương nhân trong và ngoài nước liên kết với các thương nhân của tỉnh đặt điểm cân và thu mua tiêu thụ đi các thị trường. Tại huyện Lục Ngạn - huyện có sản lượng lớn nhất toàn tỉnh,cókhoảng gần 2,000 điểm thu mua lớn nhỏ, trong đó có 417 điểm thu mua từ 8 tấn/ngày trở lên và các điểm cân thu mua di động; có khoảng trên 200 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt trên 80 điểm cân với sản lượng trung bình 10-12 tấn/ngày/điểm cân.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống vải chín sớm và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất, chất lượng của giống vài chín sớm phúc hòa (Trang 25 - 27)