1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tâm học trong ngồi của nguyễn bình phương

35 451 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 59,57 KB
File đính kèm B195172nhPh198176198161ng.rar (57 KB)

Nội dung

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện rõ nét dấu ấn phân tâm học của Freud.. Các yếu tố vô thức, tính dục, giấc mơ, mặc cảm được nhà văn gửi gắm vào trong các nhân vật. Thế giới nhân vật mang đầy ẩn ức bản năng, con người được nhìn nhận như một sinh thể sống thực sự với đời sống nội tâm, với hoàn cảnh xã hội.

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHĂ VĂN NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VĂ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

PHĐN TĐM HỌC 1.1 Một số vấn đề về Phđn tđm học

1.1.1 Khâi niệm vă sự phât triển của Phđn tđm học

1.1.1.1 Khâi niệm

Phđn tđm học lă một học thuyết nghiín cứu về thế giới bín trong con người, nhằmtìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bín ngoăi thế giới khâch quan thể hiện qua hănh vicủa con người, trín cơ sở đó có thể tìm ra những giải phâp để điều chỉnh những hănh vicủa con người mă biểu hiện của hănh vi đó lă những hoạt động gđy ảnh hưởng đến nhữnggiâ trị của đạo đức vă xê hội

1.1.1.2 Sự phât triển của Phđn tđm học

Sự khủng hoảng tđm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như chúng ta được biết

đê dẫn đến sự ra đời của Phđn Tđm Học Một trường phâi tđm lý học khâch quan đi sđunghiín cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức lă mặt chủ đạo của đời sốngtđm lý con người, lă đối tượng thực sự của tđm lý học

Người sâng lập ra Phđn Tđm Học lă Sigmund Freud (1856 – 1939), bâc sỹ thần

kinh vă tđm thần người Âo gốc Do Thâi, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Âo, Phâp, Đức

Dự định sẽ trở thănh thầy thuốc, ông đê theo học trường Đại học Y khoa thănh Vienna vẵng đê đỗ bâc sĩ năm 1881 Lă một thầy thuốc trẻ tuổi của bệnh viện đa khoa, chữa trị đủmọi loại bệnh, ông tiếp tục nghiín cứu môn thần kinh bệnh học vă giải phẫu thần kinh.Sau đó, số mệnh xoay chiều vă bất thần lăm nín tín tuổi của ông nổi tiếng khắp thế giới.Một bạn đồng nghiệp của ông đê đi Paris vă ông bỉn đi theo sang thănh phố năy Tại đđy,ông cùng lăm việc với Jean Charcot, lúc ấy đê lă một nhă bệnh lý học vă thần kinh họcngười Phâp nổi tiếng Ở đđy, lần đầu tiín ông được tiếp xúc với công trình của Charcot

về bệnh loạn thần kinh vă câch dùng phương phâp thôi miín để điều trị bệnh năy.S.Freud đê thoả mên khi thấy Charcot chứng minh được bệnh loạn thần kinh thật vă loạnthần kinh giả do dùng thôi miín tạo ra S.Freud cũng đê sử dụng phương phâp thôi miín

để thí nghiím nhưng sau đó ông đê bỏ phương phâp điều trị năy vì ít người hợp với lốichữa trị bằng thôi miín vă cũng vì đôi khi thôi miín có những hậu quả không hay đối vớinhđn câch người bệnh, thay văo đó, ông bắt đầu phât triển một phương phâp mới đượcđặt tín lă “Tự do liín tưởng”, về sau kỹ thuật năy đê trở thănh một tiíu chuẩn thực hănhcủa khoa học phđn tđm học

Thuyết Phđn tđm học ra đời chịu nhiều chi phối từ câc điều kiện, quan điểm khâcnhau, S.Freud đê tiếp thu có sâng tạo câc quan điểm vă học thuyết của câc nhă triết học,khoa học tự nhiín để vực dậy sự khủng hoảng tđm lý học trong xê hội chđu Đu lúc đó

S.Freud đê chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa phi lý tính của Schopenhaur: “triết học quay trở về với thế giới nội tđm của mình, tìm tòi bản tính thật sự của con người vă

Trang 2

thế giới” Cái vô thức là đối tượng quan tâm và nghiên cứu phổ biến trong không khí học

thuật ở châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ XIX

Thuyết Phân tâm học của S.Freud ra đời cũng xuất phát từ hoàn cảnh đời sống tinhthần trong thời đại mà ông đang sống lúc bấy giờ, đó là thái độ của xã hội đối với vấn đềtình dục Một xã hội mà tôn giáo và pháp luật đã mất đi sức mạnh, lấy cái tôi làm trungtâm, khuynh hướng vô chính phủ của con người không được kiểm soát, hướng dẫn Ởthời đại này, chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ chống đè nén tính dục trong xã hội khổhạnh, có hàng loạt nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ em và ảnh hưởng của nhữngdồn nén ham muốn tính dục đến sức khỏe tinh thần, thể chất Dấu ấn thời thơ ấu đã ảnhhưởng rất lớn đến quan điểm của S.Freud, góp phần vào việc hình thành phương pháp lýluận trong phân tâm học

Ngoài ra, Thuyết Phân tâm học của S.Freud ra đời cũng xuất phát từ sự tác độngcủa ngành khoa học tự nhiên lúc đó, bởi trong giai đoạn này khoa học tự nhiên đã có sựphát triển vượt bậc, ông đã chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của các nhà tâm vật lýnhư Fexner, hình ảnh tâm lý như tảng băng trôi, phần lớn hoạt động tâm lý được dấu dướicái vỏ ý thức và chịu sự tác động mạnh mẽ của những sức mạnh không nhìn thấy được.Tất cả những tư tưởng, quan điểm đó đã được S.Freud sử dụng để giải thích về khả năngtồn tại năng lực tính dục thúc đẩy hành vi của nhân loại

1.1.2 Các phạm trù cơ bản của Phân tâm học

- Vô thức: Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức.

Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng

vô thức Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người Mọi hoạt độngtrong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượngthôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức Để hiểu

về vô thức ta cần hiểu về ý thức và tiềm ý thức Ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ vànhận thức mà ta biết rất minh bạch Còn tiềm ý thức về đặc điểm có vẻ như không khácvới tiềm thức nhưng vai trò của chúng lại có phần nào thay đổi theo yêu cầu riêng củaphân tâm học Có thể hiểu rằng tiềm thức là một hiện tượng tinh thần không còn phụthuộc vào ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn phụ thuộc vô thức

- Giấc mơ: Vào năm 1901 Freud đã đưa ra lí thuyết về giấc mơ Vì Freud coi tiềm

thức của con người cơ bản tập trung ở năng lượng tình dục nên lí thuyết về giấc mơ củaông cũng được giải thích theo hướng đó Ông cho rằng, con người trong vô thức luônmong ước một khát khao, và để tránh những mối đe dọa từ bên ngoài nên con người đã

đưa mong muốn đó vào giấc mơ “Ông gọi các hạng mục và sự kiện trong giâc mơ là nội dung hiện trong khi ý nghĩa ẩn các giấc mơ là nội dung ẩn.” Giấc mơ chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, và phân tâm học coi giấc ngủ “chính là biểu hiện của những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống bên ngoài vào những lúc thức”.

Trang 3

- Libido: Libido có thể tạm dịch là dục năng – tức xung năng tính dục, là sự khát

dục của con người Freud coi vô thức là bể chứa các xung năng và xung năng tính dục làxung năng quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động tâm thần của conngười Libido tồn tại ở 2 dạng là Eros và Thanatos Theo Freud, libido là bản năng tình

dục của con người, chịu tác động theo nguyên tắc khoái lạc (pleasre principle) “Khát vọng tình dục là nhu cầu thỏa mãn một ham muốn mang nội dung tình dục” Nó là nhu

cầu của con người như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Cũng theo Freud, nhờ những thực tại ngăncản nguyên tắc khoái lạc (Freud gọi là ego) nên con người chỉ thỏa mãn thúc đẩy tình dụckhi hội đủ các yếu tố mà thôi

- Mặc cảm: Mặc cảm hình thành một cách tất yếu theo con đường vô thức nhựng

không biến thành xung động tâm lý, nó sẽ tác động đến cảm xúc

1.1.3 Phân tâm học và văn học Việt Nam

Phân tâm học dù đi vào Việt Nam từ rất sớm nhưng cả một thời gian dài không thểtìm được sự hoà nhập Quá trình tiếp nhận lý thuyết phân tâm học vào nghiên cứu vănhọc Việt Nam quả là chặng đường gian nan với những thăng trầm đứt nối Giai đoạn vănhọc trước 1986, việc vận dụng lý thuyết phân tâm học chưa thực sự là một trào lưu phổbiến trong sáng tác và phê bình văn học Bạn đọc cũng như giới phê bình cũng chưa cócái nhìn toàn diện và khách quan về phân tâm học, chủ yếu chỉ nhận thức phân tâm họcnhư một học thuyết về tính dục Sau năm 1986, với khuynh hướng đổi mới toàn diện vàhội nhập, phân tâm học đã được vận dụng khá nhiều vào nghiên cứu văn học, chủ yếu làtham chiếu vào các tác phẩm đương đại từ vấn đề ẩn ức tính dục, phức cảm, cũng như lýthuyết cổ mẫu của Jung Nhìn chung, từ sau năm 1986, vấn đề phân tâm học được vậndụng và soi chiếu tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết ngày càng phong phú

và đa góc nhìn

Từ sau năm 1975, về phương diện sáng tác, văn học đã có sự chuyển mình Cáccây bút tiểu thuyết đã mạnh dạn xé toang lớp màn quan niệm, nền nếp một thời để tìm vềnhững điều rất thực, với một tinh thần dân chủ, và ít nhiều mang màu sắc phân tâm học.Các nhà phê bình cũng đã tìm thấy nét mới trong những sáng tác tiểu thuyết giai đoạnnày

Vấn đề tính dục bắt đầu được đề cập trong tiểu thuyết thời kỳ này Các nhà văn đãmạnh dạn hơn khi phơi bày những góc khuất bản năng lên trang viết với tất cả sự trăn trở,giàu ý nghĩa nhân sinh Tính dục trở thành một phương tiện nghệ thuật của các nhà tiểuthuyết đương đại Sang đầu thế kỷ XXI, vấn đề về vô thức, tính dục nếu chỉ mới manhnha ở giai đoạn trước thì sang thập niên đầu thế kỷ, đã được các nhà tiểu thuyết phát huynhư một thế mạnh của mình Giới phê bình lại một lần nữa có dịp nghiên cứu tìm kiếmnét mới, sự không trùng lặp của tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI.Vấn đề vô thức, tâm linh, tính dục trở thành yếu tố không thể không nói đến khi nhắc đến

Trang 4

tiểu thuyết giai đoạn này Các tác giả như Trần Thanh Hà, Hoàng Thị Huế, NguyễnThành, Đào Tuấn Ảnh, Hoàng Cẩm Giang, Đỗ Ngọc Thạch, Bùi Việt Thắng đã nhậnthấy sức hấp dẫn của tác phẩm chính là sự ảnh hưởng thuyết phân tâm học của Freud, sức

ảm ảnh về con người bản năng Nhà văn đã mạnh dạn coi tính dục như ngả rẽ dẫn vàotâm linh, thể hiện khát khao giải phóng bản thể

1.2 NHÀ VĂN NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT “NGỒI”

1.3.1 Nhà văn Nguyễn Bình Phương

Trong làng văn Việt, Nguyễn Bình Phương là một cây bút tiểu thuyết âm thầm,lặng lẽ, thuộc tuýp tác giả một mình, một ngựa, một con đường Nguyễn Bình Phươngsinh năm 1965 tại một làng quê ở Thái Nguyên Tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du,Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn từ năm 1986 Anh đã trải qua những năm thángrèn luyện trong quân đội nên có một vốn sống rất phong phú

Là nhà văn quân đội, Nguyễn Bình Phương vẫn không ngừng sáng tác, anh cònlàm thơ Dĩ nhiên, nhà xuất bản thơ của anh cũng cảnh báo trong lời nói đầu với độc giả:thơ của Nguyễn Bình Phương không phải dễ đọc Nhưng người yêu thơ có thể tìm thấytrong đó những vần thơ thoáng buồn, không như thế giới rờn rợn trong tiểu thuyết củaanh

Một số tiểu thuyết của anh gây được tiếng vang như Vào cõi (NXB Thanh niên,1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994), Người đi vắng (NXB Văn học,1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thuỷ (NXB Hội Nhà văn,2004)

Nguyễn Bình Phương là một trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại có hànhtrình bền bỉ đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người,

đó cũng là một hành trình đi xa nhất vào cõi vô thức của con người Hiện thực và conngười trong tác phẩm của nhà văn là hiện thực của tiềm thức, giấc mơ…Nguyễn BìnhPhương quan niệm thế giới là “Tất cả đang tồn tại”, tức là: “Quá khứ, hiện tại và tươnglai cùng là một Nó cùng tồn tại vào một thời điểm.” Và thế giới hỗn mang đó là thế giớicủa cả hiện thực và giấc mơ, thế giới được mộng hoá hay cả thế giới của những hỗnmang, phi lý cùng những điều đa dạng và phức tạp của nó, nhà văn thể hiện những điềunày rõ nét qua Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Ngồi, Thoạt kỳ thuỷ… Trong cáinhìn về thế giới đó, nhà văn đã đặt con người vào vị trí trung tâm, con người bị giằng xébởi sự ám ảnh quá khứ, hiện tại, tương lai, luôn phải đối diện với chính mình và thế giớixung quanh, sống trong các lực hút đó là sống trong các cảm giác của đời sống, để từ đóbiết trân trọng từng giây từng phút Trong thực tế sáng tác, Nguyễn Bình Phương đã langthang, trôi dạt vào nội tâm, tìm đến vô thức, phần sâu kín nhất của con người, phơi bày raánh sáng những góc khuất, những ẩn ức, ám ảnh, những cơn mộng mị để thấy được bảnchất con người Nguyễn Bình Phương thường quan tâm đến những đối tượng có vấn đề

Trang 5

trong tâm hồn, những trục trặc cả công khai lẫn thầm kín Chú ý tới những con người này

là chú ý tới sự bùng nổ trong vô thức, là lựa chọn cho mình một mảnh đất để khai phá,đào sâu, thăm dò Nhà văn cho rằng: “những người điên cho tôi cảm giác lạ lùng về cuộcsống Tôi không đánh giá điên là một tính thiện “thoạt kỳ thuỷ” dù ở nghĩa bóng Nếu cầnnói tới vấn đề điên của một người điên thì tôi nghĩ thoạt kỳ thuỷ họ không điên, sau đó cócái gì đấy làm họ điên” Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, người điên chiếm một

tỷ lệ khá lớn, họ trực tiếp nói ra sự điên loạn, tâm thần của mình hoặc có những biểu hiệnphức tạp, khó lường với chiều sâu của ẩn ức, những chấn thương đã được giữ kín, bị chegiấu Hầu hết, họ đều mang dục tính mạnh mẽ, họ chất chứa những khao khát, có lúc biểuhiện ra ngoài một cách mãnh liệt, cũng có lúc nó bị kìm nén và hiện ra dưới hình thứckhác một cách gián đoạn tiêu biểu như nhân vật Tính, Hưng (Thoạt kỳ thuỷ), mụ Quản,Bảo mù (Những đứa trẻ chết già), ông Điều (Người đi vắng) Nhà văn không chỉ viết vềngười điên mà còn quan tâm đến những người có dấu hiệu tâm thần bởi người có dấuhiệu thần kinh phức tạp hơn người điên vì họ có sự hoà đồng với xã hội và thế giới xungquanh, chưa bị tách biệt ra, do vậy việc soi chiếu và đánh giá họ là cực khó, đòi hỏi sựtinh tế và sắc sảo Viết về người điên là viết về những người đã rõ ràng bệnh lý, nhưngviết về những người có dấu hiệu tâm thần thì cần dùng đến “kính chiếu yêu” mới soi thấyvùng giáp ranh giữa tỉnh táo với bệnh hoạn Đó là những nhân vật như Khẩn trong Ngồi,nhân vật Em trong Trí nhớ suy tàn, Hoàn trong Người đi vắng… Từ lý thuyết Phân tâmhọc, chúng ta thấy được hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương là hành trình tìmtòi, khám phá thế giới con người từ nhiều chiều Trong kiếp nhân sinh dằng dặc mà ngắnngủi, con người đã không ngưng đấu tranh với chính bản thân mình để chiến thắng haygục ngã

1.3.2 Tóm tắt tác phẩm Ngồi

Đây là câu chuyện về một nhân vật công chức có hai cuộc sống: một cuộc sốngbình thường, trần tục giống như phần lớn mọi người; một đời sống khác, thuộc về những

hồi tưởng lại cuộc tình của anh ta Ngồi thể hiện rõ nhất ở trạng thái mơ của các nhân vật,

đặc biệt là Khẩn, nhân vật chính của tác phẩm Sống ở thực tại, một thực tại với quánhiều những xô bồ, phồn tạp, Khẩn thường hay mơ Trong những giấc mơ bất chợt màdai dẳng ấy luôn có hình bóng của Kim, người con gái vừa như là mối tình đầu trong

sáng đẹp đẽ của Khẩn, vừa như là sức mạnh cứu vớt tâm hồn anh: “Khi cơn giông kéo đến sát hồ thì mình và Kim gấp mảnh áo mưa chạy về phòng Chớp loàng nhoàng lướt trên bầu trời, chúng soi tỏ những đám mây to nặng nề đang sà xuống mỗi lúc một thấp Nước hồ co thắt lạ với màu ghi xám rồi đột ngột cuộn lên như có con vật khổng lồ vùng dậy Lúc tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ đó mình láng máng rằng mình thực sự còn lại một cái gì nữa chứ không phải chỉ là thế này” Giải mã giấc mơ về Kim, thế giới nội tâm

nhân vật Khẩn cũng dần hé lộ Bằng yếu tố vô thức, giấc mơ đã có một sự khám phá quá

Trang 6

trình nổ tung bên trong của ý nghĩ con người Giấc mơ về Kim cứ mờ tỏ nhưng cái khát

khao một chốn bình yên như trong cõi hư vô mộng ảo của Khẩn lại thật hiện hữu Trongthế giới nội tâm của Khẩn, sau những xô bồ, bấn loạn của cuộc mưu sinh là nhữngkhoảng lặng đầy khao khát Đào sâu vào thế giới nội tâm con người, khám phá những ẩn

mật bản ngã của cái tôi bí ẩn, yếu tố vô thức đã làm cho tiểu thuyết như “một bản hòa âm

lạ lùng giữa tiếng nói ngọt ngào mê lịm từ thăm thẳm tâm linh với những tiếng gầm gào đầy bạo lực, mánh lới của cuộc mưu sinh thường nhật”.

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ PHÂN TÂM HỌC TRONG TIỂU THUYẾT NGỒI CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG.

Lý thuyết phân tâm học được đón nhận cởi mở hơn, góp phần làm thay đổi tư duysáng tạo ở nghệ sĩ, đồng thời mở ra chủ đề, bút pháp mới Tiểu thuyết Việt Nam giờ đây

đã không ngần ngại miêu tả yếu tố sắc dục, tình yêu nhục thể, những cái thuộc về đờisống bản năng, thế giới tâm linh bí ẩn của con người Họ ý thức được rằng: đời sống bản

năng, âm linh là lĩnh vực khiến cho con người có khả năng “vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu” Tính dục đã được các nhà tiểu thuyết thể hiện như một sự thăng

hoa của cảm xúc Bàn về vấn đề tính dục, không thể không đề cập những hành vi sai lệch.Tính dục không chỉ là khát khao chính đáng mà còn tồn tại ở đó những biểu hiện bệnhhoạn Các ngòi bút văn học giai đoạn trước đều né tránh vấn đề nhạy cảm này, nhưng từsau đổi mới văn học năm 1986, đặc biệt khoảng thập niên đầu thế kỷ XXI, nhiều tiểuthuyết đã khai phá mảnh đất hình như còn bỏ ngỏ này một cách có ý thức và đầy nhânbản Tính dục nhiều khi gắn liền với những tình cảm thiêng liêng, gợi những cảm giác rấtNgười trong sự dâng hiến, hòa quyện, thăng hoa trong cảm xúc và rung động, nhưng cókhi chỉ là lối thoát của cô đơn và bế tắc Buông xuôi mình trước cám dỗ của tính dụccũng là một biểu hiện thường thấy của con người Sự vỗ về cảm giác thường có khả năngxoa dịu những vết thương tâm hồn đang đẩy con người vào quằn quại Chính vì thế, cáctiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI thường khắc họa con người cô đơn tuộtdài trong tính dục

Trang 7

Vận dụng yếu tố phân tâm học để khai thác hiện thực đời sống và hiện thực tâmhồn nhân vật, các nhà tiểu thuyết đương đại đã phơi bày cả những mặt trái xã hội và nỗiđau trong mỗi nhân vật Những vấn đề về vô thức, tâm linh, vấn đề mặc cảm hay cảnhững vấn đề về tính dục đã thể hiện một cách chân thực, sinh động Đó là bức tranh toàncảnh về hiện thực tâm hồn, đằng sau một hiện thực ngổn ngang về đời sống Từ góc nhìnphân tâm học, bao nhiêu trăn trở, tâm tư của con người như được phơi bày, bộc bạchcùng những buồn vui, ẩn ức

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã chứng tỏ bản lĩnh, khả năng thâmnhập, tái hiện lại lớp trầm tích trong tâm hồn nhân vật Thông thường, các nhà văn trướcđây chỉ dừng lại ở việc diễn tả những biểu hiện, những hành vi phát tác bên ngoài củanhân vật do sự chi phối của tâm lý Còn Nguyễn Bình Phương đã thực sự thành côngtrong sự phiêu du vào cõi thâm cung bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người Vượt quađược giải tần mờ ngăn cách bên ngoài, không gian tâm lý bên trong, nhà văn khámphá mặt sau của hành tinh con người

Con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là con người đầy dục vọng,

đó là con người sống với những ham muốn tầm thường Trong tác phẩm “Ngồi”, đó là

cuộc sống tình dục của Khẩn, Khẩn sống chung với Minh nhưng cuộc sống tẻ nhạt, họtrao đổi với nhau rời rạc, nhạt nhẽo, rồi Khẩn làm tình với Nhung – cô gái làm cùng cơquan, những chi tiết nói về cảnh làm tình giữa hai người xuất hiện nhiều trong tác phẩm

“Khẩn ôm chầm lấy Nhung Em thích anh, Nhung nói bạo dạn Khẩn chùng người hôn lên cổ Nhung luồn tay vào ngực và không hiểu sao Khẩn bạo dạn bế thốc Nhung đặt lên giường sau đó quay ra đóng cửa [ ] Khẩn lắc đầu, quàng lấy vai Nhung kéo về phía mình hôn thật sâu vào giữa hai bầu vú Nhung oằn người sung sướng chồm hẳn lên Khẩn, hai chân giãy giãy như tập bơi, sao ngốc thế, em thích anh mà anh không biết à? Khẩn không trả lời, dùng hai tay đẩy nửa người Nhung lên cao, chum môi ngậm lấy một đầu vú day nhẹ”.

Khẩn làm tình với người đàn bà bán khoai vừa đi tù về chỉ sau hai ba câu chuyện

“Người đàn bà bán khoai chủ động ôm lấy Khẩn Người tôi hơi chưa, người đàn bà nói như thanh minh”, “người đàn bà vươn tay đóng cửa và bộ ngực đồ sộ của chị ta va vào mặt Khẩn […] Khẩn đặt tay lên ngực người đàn bà vuốt ve theo hình dáng lượn sóng của

nó Người đàn bà ngậm môi, hai tay buông xuôi Khẩn áp sát lại dần người đàn bà xuống giường hối hả cởi khuy áo của chị ta Người đàn bà ưỡn cong bụng lên sát mặt Khẩn”

Những câu chuyện tục tĩu, những cảnh làm tình được miêu tả khá rõ và khám đậm

trong tác phẩm Khẩn với Thái và Nghĩa rủ nhau đi Gia Lâm tìm gái “Nghĩa đẩy cô gái đang ngồi trong lòng mình sang Khẩn Chủ quán xuất hiện với một cô gái khác, trẻ hơn,

ăn mặc hở hang hơn với cái váy đỏ ngắn ngang hông và chiếc áo đen mỏng như lưới nhện […] Thái quàng lấy vai cô gái vít về phía mình, hôn cuồng nhiệt vào môi ngực,

Trang 8

Thái dằn cô gái xuống nhưng cô ta khéo léo tránh ra nói, làm gì mà chồng hăng thế, cứ

từ từ không hàng xóm họ cười cho” hay “Khẩn nằm gối đầu lên đùi cô gái mảnh mai nhất trong đám, cô gái lùa tay xuống dưới hạ bộ Khẩn rồi kêu lên, ôi giời đi đâu rồi ấy, chả thấy gì cả” “Khẩn nằm gối đầu lên đùi cô gái, chân tay ríu rít khua khoẳng khắp nơi Thái thấy tay Khẩn chạy lên chạy xuống ở giữa hai khe đùi cô gái cũng vội làm theo”…

Trong tác phẩm, những trạng thái mê vọng xung quanh này làm cho Khẩn cảmthấy đau đầu chóng mặt và chán chường với cuộc sống Để ví về đồng loại, đồng nghiệp

trong cuộc đời, có lúc “Khẩn đau đớn nghĩ đến hình ảnh một búi lươn trong chậu, cứ nhằng nhíu, hỗn độn quấn xiết lấy nhau cho tới khi một gáo nước sôi bất thần đổ xuống Tại sao lại vô nghĩa đến thế cơ chứ?” Dĩ nhiên, môi trường “dồn nén sinh lý” với nhiều

đổ vỡ, hỗn tạp ấy chính là cơ hội tốt cho cái bản năng dục tính trong con người trỗi dậy.Nhung, Khẩn, Thái, Nghĩa, Hùng, lão Việt, Thuý, Minh, người đàn bà bán khoai nướng đều là chúng sinh đói khát nhục dục Họ tìm đến những công viên, những gốc cây, nhữngquán Karaoke trá hình , là để xả những stress, những mớ hỗn tạp của cuộc sống căng

thẳng và mệt mỏi, đồng thời nhằm “mở cửa xác thịt” dưới nhiều hình thức Nhưng rồi,

tất cả những hành động tìm kiếm đầy phóng đảng đó lại khiến cho cuộc sống và chính họcàng trở nên phức tạp và khó hiểu Thái mắc bệnh HIV Thuý buông xuôi để đi theo mộtcái gì bí ẩn khác Khẩn không tìm ra được ý nghĩa hiện hữu của bản thân, mệt mỏi ngồilại bên lề đường trong trạng thái thoạt kỳ thuỷ của mình, trước vô vàn khuôn mặt ngườikhẩn trương, vùn vụt qua phố

Trong tác phẩm Ngồi thể hiện khá rõ ranh giới ngăn cách giữa vùng ý thức và vô

thức qua nội tâm Khẩn Ý thức của Khẩn được nhà văn diễn tả bằng những vệt màu hỗnđộn trên một phông nền thô nhám Câu chuyện như một thước phim chậm, điểm vàonhững âm thanh ồn ã, ngắt quãng của đời thường Cõi vô thức của Khẩn như một bức vẽlập thể, bị cắt rời thành hai cực đối lập Ẩn giấu đâu đó trong đáy sâu tâm hồn là nhữngham muốn, dục vọng bản năng, khao khát thánh thiện Những ham muốn thúc đẩy anhsống theo tiếng gọi của khoái lạc, sa vào những cám dỗ, tệ nạn Những khao khát nhânbản về người con gái trong mối tình đầu trở thành yếu tố giúp nhân vật sống, giữ tínhthiện trong dòng đời hỗn loạn

2.2 Vô thức

2.3 Mặc cảm

“Cô đơn là bản chất của con người” (S Freud) S.Freud luôn nhìn con người với tư

cách là cá nhân riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác Mỗi cánhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn Không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể

hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu được người khác Nhu

Trang 9

cầu hiểu và được hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện, nhu cầu nhập cuộc với xã hội để trưởng thành, để tồn tại Nhưng trong quá trình nhập cuộc, dấn thân, con người luôn phải trượt từ môi trường đang là sang môi trường sẽ là, từ môi trường quen

thuộc sang môi trường xa lạ để tương thông với tha nhân, để tìm thấy hơi ấm của bầyđàn, để hóa giải sự cô đơn, cô độc Hành trình đó có sự chi phối của bản năng vô thức

Cô đơn cũng có nhiều kiểu loại: cô đơn trong sáng hay cô đơn trong cõi hoang mangcực độ Ở khía cạnh tính dục, nhân vật của Nguyễn Bình Phương cô đơn trong những vếtthương quá khứ và còn cứa sâu ở hiện tại Nhân vật thường tìm đến tình yêu như điểmtựa vững chắc khỏa lấp tâm hồn Nhưng tình yêu không ngự trị trong trái tim, họ tìm đếntình dục như giải thoát khỏi cảm giác sợ hãi, lo lắng khi cảm nhận được sự tồn tại thựccủa những cảm xúc mang tính chất tạm thời Dù vậy, các nhân vật lạc loài cứ xoay cuộcđời mình trong cái vòng tròn mồ côi - như chính thân phận họ Con người cố tìm một lốithoát trong chông chênh phương hướng Họ - những người trẻ cứ phải đấu tranh để tồntại, cố tách ra khỏi vòng lẩn quẩn giữa thù hận và yêu thương, giữa thấp hèn và thanhcao, cả giữa sự sống và cái chết… Cô đơn từ trong bản thể, con người trong tiểu thuyếtNguyễn Bình Phương sống khao khát giao hòa nhưng chỉ thấy đơn độc

Khẩn, người ta cũng chỉ biết đại khái anh là một cán bộ đảng viên có địa vị trongmột cơ quan Khẩn sống với Minh, không cưới xin gì cả Chung quanh Khẩn là nhữngđồng nghiệp dưới quyền phần lớn đều đã quen biết nhau từ hồi con đi học

Nếu trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương đã từng cho một nhân vật hỏi hậu thân của mình: "Mày là tao ngày xưa phải không?", câu hỏi có tính cách Phật pháp, thì trong tiểu thuyết Ngồi, nhận thức về hiện hữu của nhân vật chính có tính cách hiện sinh

và điện toán hơn: Khẩn đang ngồi trước máy tính, anh nhấn phím xoá từ trái sang để xoá

các câu thừa, chợt thấy các con chữ biến mất trong chớp mắt, như thể "cái vạch dọc nhỏ

bé nhấp nháy kia là một vực thẳm vô cùng tận", "Khẩn hình dung ra những ký tự kia là người và một ký tự bị xoá đi, biến mất thì cuộc đời này lại dở dang thêm một chút, vô nghiã thêm một chút Ý nghĩ ấy thôi thúc Khẩn đánh tên mình vào sau đó tự xoá nó đi Khẩn vừa nhấn ngón tay thì chữ Khẩn chạy xô tới cái vạch xoá, nó chạy nhanh tới mức Khẩn dùng tay thì chữ K đã bị xoá chỉ còn hẩn Khẩn tiện tay nhấn nhịp nữa và con lại

Trang 10

chữ ẩn Khẩn đọc phần chưa bị xoá thấy càng ngày chúng càng khó hiểu hơn, dị kỳ hơn

và cuối cùng chỉ cón lại ký tự n, nó loé lên trong đồng tử Khẩn kèm theo tiếng thét thảng thốt đen chói sau đó là cái vạch dọc nhỏ bé nhấp nháy với một khoảng trống lớn phiá trước”.

Đoạn này rất quan trọng: Khẩn đã nhận thức được sự xoá một cái tên, một conngười, trong tình thế của anh, dễ như trở bàn tay Trước nút xoá của máy tính, Khẩn tìm

thấy bí mật của sự thủ tiêu cũng giống như Roquentin (trongBuồn nôn của Sartre) trước

cái rễ cây tìm ra bí mật của sự hiện hữu

Sự khả nghi bao trùm lên tất cả các nhân vật, kể cả nhân vật chính: Khẩn sống vớiMinh, nhưng hầu như không làm tình với Minh, mà cũng chưa bao giờ làm tình với Kim,người con gái trong mộng Khẩn thoả mãn sinh lý với Nhung, với người đàn bà bán khoainướng, với các cô gái điếm Karaoké Khẩn là kẻ có lương tri, có tư tưởng, nhưng dườngnhư trong Khẩn, mọi sự đã khô cứng, không còn chỗ cho tình yêu, chỉ còn đọng lại mộtthứ cô đơn, thứ lý tưởng hão huyền và việc giải quyết sinh lý Khẩn ngụp lặn trong thế

trận Huyền đồ mà ông già trong mộng đã báo trước cho anh, một thế trận mới "dữ dằn hơn, tuyệt vọng hơn", "một trận đồ khác chưa từng được biết tới đang giăng ra, đang biến hoá ghê rợn Ở đâu thì mình chưa rõ cốc cốc cốc ".

Trở thành người đảng viên cộng sản đầu tiên trong tác phẩm văn học Việt nam có ýthức về sự mất mình, Khẩn sống những sa đọa đó từ trong bản thân, qua nhận thức đầutiên về xác thịt, về sự chiếm hữu, về lý tưởng bạch đàn ở chính mình Dần dần, nhận thứccủa anh loang ra cuộc đời hiện hữu Khẩn lơ lửng giữa tư thế của một con người và tư thếkhông còn là người Khẩn bị thu hút, tự đồng hoá mình trong thế giới của gã tâm

thần "một thế giới hỗn loạn u mê với những ảo ảnh rách rưới, tơ tướp, những khoảng trống không chỉ thuần túy là khoảng trống mà là bãi bờ của sự hoang vắng thê lương"

Tất cả những vấn đề, vấn nạn, nổ bung trong đầu Khẩn, đánh nhau trong đầu Khẩn -mộtnửa khối óc của anh nhắm mắt trung thành với lãnh tụ đã chết, nửa kia bùng nổ dục vọngsống còn- trong một bản hợp âm nhiều thứ tiếng: tiếng gõ mõ tụng kinh, tiếng chửi tụccủa anh thương binh, tiếng vô tuyến, tiếng điện thoại, tiếng đánh răng, tiếng hét Mỗi âm

Trang 11

thanh, mỗi chi tiết đều mang nhiều ý nghiã, vang lên trong đầu Khẩn như những tàn dưcủa mệnh lệnh, của ham muốn, của chiến tranh, của tham nhũng, của bạo lực và thủ tiêu.

Đó còn là nỗi cô đơn của Thúy khi Quân mất tích kèm theo số tiền lấy ở cơ quan,

còn lại mình Thúy, bao giờ cô cũng thấy bức bối, “Thúy thuê một chiếc xe đạp nước đạp cật lực khỏi bờ rồi mặc kệ cho nó lênh đênh ở đấy Thúy ườn người ra sau, ngửa cổ nhìn thằng lên trời, nhíu mày vì ánh sáng chiếu chếch vào mắt” Khuôn mặt của Quân luôn

hiện hiện trước mặt Thúy, những ám ảnh ấy khiếnThúy từ cô đơn, hoảng loạn đến buông xuôi, phó mặc cuộc sống Nhưng ngay cả khi làmtình với Nghĩa để thỏa mãn tính xác thịt của một người đàn bà từ lâu thiếu vắng cảm xúc

ái ân Thúy vẫn không thôi thấy cô đơn: “Thúy mở mắt thấy Nghĩa đang vặn người ôm ngang lưng mình…Tự nhiên Thúy thấy cô đơn, rã rời Thúy muốn hai khuôn mặt kia bị chìm đắm mãi mãi dưới lòng hố thẳm sâu này” Những lúc gần gũi với Nghĩa, được

Nghĩa âu yếm và khen ngợi mình đẹp, Thúy vẫn cảm thấy trống rỗng vì những lời yêu

thương kia “Rất lâu rồi, dễ đến hơn chục năm Thúy mới lại nghe có người đàn ông hồn nhiên khen mình đẹp” Cũng có lúc, vì sống lâu trong sự cô đơn, khi nhận lấy những vuốt

ve, mơn trớn từ Nghĩa mà Nghĩa thiếu sự cuống nhiệt Thúy lại cảm giác một sự nhục nhã

ê chề cho cái ham muốn của một người đàn bà “…lần làm tình này tẻ nhạt chẳng chút ấn tượng…”; “Nghĩa làm như cốt cho xong việc sau đó ườn ra, tay vuốt ve má Thúy nhưng đầu óc thì lang bang đâu đó”; “Thái độ của Nghĩa làm Thúy thấy ê chề đau đớn”… Vậy

mà trước đó, trong sự khát khao mong chờ cô “đã hình dung rất nhiều về cuộc làm tình này, hình dung rõ nét đến mức nhìn thấy, cả bằng kí ức lẫn trí tưởng tượng, cái dương vật mạnh mẽ, kiêu hùng của Nghĩa đi sâu vào cơ thể mình” Không dừng lại ở đó, ngay

cả khi Nghĩa đã cảm thấy tẻ nhạt và chán chường những lần làm tình với Thúy, cô lại tìmđến Khẩn – bạn của mình Đó dường như là tột cùng của nỗi cô đơn từ trong sâu thẳm từmột người đàn bà khao khát yêu đương mãnh liệt mà không một thứ đạo đức nào có thể

cản ngăn nổi: “Thúy điện cho Khẩn bảo đến nhà”; “Thúy cầm chai rượu rót vào ly định đưa lên miệng thì Khẩn giữ chặt tay Thúy Tự nhiên Thúy lả hẳn người vào Khẩn, chiếc váy dài có hai quai trên người Thúy bỗng nhiên tuột xuống biến thành đám mây đỏ đậu

hờ hững trên nền nhà Thúy trắng ngần đứng trên đám mây hừng hực ấy Khẩn, Thúy

Trang 12

hổn hển, mình buồn lắm”; Và rồi khi không đạt được mục đích, Thúy đâm ra gắt gỏng, bực tức “về đi, toàn những thằng đạo đức giả”

Một thứ mặc cảm dường như gây nên một nỗi ám ảnh khôn nguôi cho người đọc

đó chính là mặc cảm về tuổi thơ Bố mất tích từ sau chiến tranh, mẹ bỏ đi, Nhung sốngvới ông bà Bao nhiêu năm nay, Nhung vẫn tìm tung tích của bố thông qua những ngườiquen, đó là Hoảng Lân- bạn của Khẩn Nhung căm thù mẹ của cô, vì chưa biết bố sốngchết thế nào mẹ đã vội lấy chồng – một người ngoại quốc để khỏa lấp nỗi thèm khát ái

ân Nỗi đau mất bố đang còn đó thì bà ngoại qua đời, Nhung chới với Ra đón mẹ ở sânbay, Nhung bồn chồn hồi hộp vì đã lâu không được gặp mẹ, nhưng vừa khi nhìn thấy mẹ

đi cùng với người đàn ông ngoại quốc, Nhung “đắng ngắt, tê tái, cả người mềm xoải ra”,

“mặt Nhung thay đổi hẳn, lạnh lùng, nghiêm khắc”, đó phải chăng là thái độ tất yếu của

đứa con gái khi chẳng biết bố mình giờ nằm ở đâu, đã chết hay trôi dạt phương nào, còn

mẹ mình thì đang tay trong tay hạnh phúc bên một bờ vai khác Nhung uất nghẹn chochính bố của cô, Nhung căm thù mẹ cô đến tận xương tủy Mỗi lời nói của mẹ cô dườngnhư là một lưỡi dao xé nát tim cô, ông Trung bảo Khẩn nên có đứa con, Nhung liền chua

chát “có con chắc gì đã ấm cúng hơn” như một lời cay độc ám chỉ mẹ cô Lúc ông Trung bảo ông chồng người ngoại quốc thắp hương cho bà thì “Nhung nhìn lại bằng ánh mắt dữ dội, bao nhiêu năm không thèm ngó ngàng gì đến cái nhà này, không thèm biết cháu với

bà sống thế nào, bây giờ vẽ chuyện làm gì”; và Nhung tức tưởi “mai kia bố em về thì em

ăn nói thế nào với bố em” Và khi dường như nguôi ngoai với ý định sang với mẹ bên kia thì một lần nữa hình ảnh của bố lại hiện về làm Nhung bế tắc “em sang nhỡ bố em mà về thì chết” Không chỉ mang mặc cảm ơ đíp, như một hệ quả tất yếu, Nhung còn mang cả

mặc cảm tàn phế nữa Nhung yêu Khẩn, tìm đến với Khẩn cách vội vã, dồn đạp, đê mê

“Anh thấy em có bạo quá không, Nhung hỏi, tay gại gại lên ngực Khẩn Khẩn lắc đầu quàng lấy vai Nhung kéo về phía mình hôn thật sâu vào giữa hai bầu vú Nhung oằn người sung sướng chồm hẳn lên Khẩn, hai chân giãy giãy như tập bơi” Đó là khi

“Nhung đứng dậy và một luồng sáng trong vắt tràn chảy trên mặt Nhung, một vẻ hân hoan sảng khoái Nhung bảo, anh đóng cửa vào đi, em muốn ôm anh” Nhung yêu Khẩn, nhưng tình yêu ấy khiếm khuyết mất rồi “Nhung nói nhỏ, anh biết không, chẳng hiểu sao

Trang 13

em cứ có cảm giác mồ hôi của bố em cũng giống như mồ hôi của anh, thật đấy” Nguyễn

Bình Phương không nói về cảm xúc của Khẩn nhưng kết thúc chương bằng một dấu hiệunghe đắng ngắt:

“nó lại làm vết thương của chị ta không lành được Thế là chị ta đã túm lấy tóc nó giật ngược ra đằng sau, tát cật lực vào hai má nó, đẩy nó lăn xuống cầu thang Nó ngất xỉu”.

Xây dựng những con người với mặc cảm từ thuở ấu thơ như vậy, Nguyễn BìnhPhương đã gióng một hồi chuông báo động đối với những thương tổn mà người lớn nhiềukhi, dù vô tình hay cố ý, tác động tới tâm lí của những đứa trẻ khiến chúng phát triển mộtcách lệch lạc Chúng sẽ tìm mọi cách để giải tỏa nó bất chấp hậu quả, từ đó, chúng nó lớnlên với một tâm thế méo mó, dị hình dị dạng, và thế là thế giới tốt đẹp bị chà đạp dướichân nó Và nó thỏa mãn

Trong tiểu thuyết “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi cũng xin nói tới

mặc cảm tính dục Đó chính là hiện tượng mà người phụ nữ lớn tuổi quan hệ với người ít

Trang 14

tuổi, là chị bán khoai và Khẩn Chị bán khoai bày tỏ “đêm nào tôi cũng mơ thấy anh, người đàn bà thì thầm khi Khẩn đi sâu vào chị ta”, sau khi Khẩn giúp chị ta đem đồ vào nhà thì “người đàn bà vươn tay đóng cửa và bộ ngực đồ sộ của chị ta va vào mặt Khẩn” như một sự khêu gợi Ngay lập tức “người đàn bà bất ngờ quàng tay ôm gọn Khẩn vào lòng mình”; “người đàn bà buông Khẩn ra, tuổi tôi hết xấu hổ rồi”; chỉ chờ có thế

“Khẩn áp sát lại dằn người đàn bà xuống giường hối hả cởi khuy áo của chị ta” Không

chỉ Khẩn, chị ta còn làm tình với những thằng đàn ông đi đường như một kẻ vừa ra tùngấu nghiến tự do

Mặc cảm tàn phế cũng được triển khai ở một số nhân vật trong tiểu thuyết “Ngồi”

của Nguyễn Bình Phương Đó là những người trẻ sống không có lý tưởng, đó là Minh khihầu hết thời gian của cô là ngồi nhà đánh máy vi tính, đó là những Hùng, những Nghĩa,Thúy… những người trẻ sống không có lý tưởng, chỉ chăm chăm vào những thú vui Đó

là Khẩn, Nghĩa hay Hùng chỉ thích đến quán Karaoke để chơi gái, đang giờ làm việc thì

cứ uống vài ly cho bốc, đó là những đảng viên tham gia cờ bạc, đề đóm, hành hung, làmnhục đồng chí

Đó còn là mặc cảm của Khẩn khi nhìn thấy hạ bộ của người đàn ông ngoại quốc,

“lòng Khẩn nao nao Khẩn ước cái của mình cũng vạm vỡ như của người đàn ông ngoại quốc kia và ước muốn đó làm Khẩn đỏ mặt vì ngượng ngùng tủi hổ” Là mặc cảm của Minh khi thấy đứa con gái tự nhiên thay đồ trước mặt mình, Minh ngạc nhiên thấy “đôi chân thật đẹp, thon dài và thẳng, không một vết sẹo…”; “Minh nhìn thấy đường lượn mềm mại của cái bụng hơi xuôi xuống, võng một chút ở phần cuối sau đó phần mu gồ lên với màu đen lờ mờ sau lớp đăng ten mỏng”; chính “cái cung cách nhanh nhẹn của đứa con gái làm Minh thấy mình lạc hậu, già hơn, chậm chạp hơn” Là sự xấu hổ ê chề khi chỉ mới quen mà Thúy đã ân ái với Nghĩa một các vồ vập, Thúy đau đớn nhận ra “rằng mình đã khác xưa, mình là một người đàn bà có hai con”; “Thúy kín đáo sờ Ngực mình cay đắng nhận ra nó quá mềm, nó đang chảy xuôi xuống, não nề khó cứu vãn ”; và Thúy cay đắng tự nhủ “không hiều khi chạm tay vào đó, Nghĩa nghĩ gì, sợ hãi, ghê tởm, hay khinh bỉ?” Xây dựng những con người với những trăn trở day dứt hết sức trần tục và

Trang 15

chân thực, Nguyễn Bình Phương đã phơi bày thực trạng của những con người mang chấnthương tâm lí đến với cuộc đời, và rồi cuộc đời trở nên nhỏ nhen biết bao, tồi tệ biết bao!

Đó là một xã hội đạo đức giả: Nghĩa bị kiểm điểm vì chơi đề, ông Vìệt bị kiểmđiểm vì hủ hoá, những các tiệm Karaoké trá hình thì vô can Trong cơ quan, ít thấy người

ta làm việc, các ông lớn chia bè lập phái, nhân viên rủ nhau đi chơi gái Vậy mà khôngbiết tiền ở đâu ra: người ta chi tiền như nước Việt kiều Tham nhũng Chiến tranh Hộinhập Con người quay tròn trong một môi trường không bảo đảm hiện hữu: Quân có thể

đã bị thủ tiêu, Dũng (bố của Nhung) đi Nam đánh trận rồi mất tích Mọi nhân vật có thể

bị xoá sổ chớp nhoáng như người ta ấn nút xoá trên máy tính

Mỗi nhân vật là một trường hợp sa đọa theo con đường riêng của mình, và cuốicùng đều chạm tới dứt điểm: Hùng cần tiền bán thân làm ô sin cho lão già giàu bị "bố

con" nó gạt Nghĩa chết vì sida Trương bị ma ám Gã tâm thần cố gắng "duy trì tư thế của một con người" Khẩn tan tành trí óc vì cuộc nội chiến trong đầu.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm Ngồi đều mang trong mình ẩn ức lạc loài, cô đơn Họ

không tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn ở những người xung quanh Họlao vào tình dục, bạo lực như một cách giải toả ẩn ức từ đó không ít người đã trượt dàitrên con đường tha hoá Nhà văn đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng tha hoá

ở giới trẻ hiện đại và cảnh tỉnh mỗi người cần tỉnh táo, sống có lý tưởng và trách nhiệmvới bản thân

2.4 Giấc mơ

Giấc mơ trong phân tâm học luôn chứa đựng bóng dáng cuộc đời, phô bày cảnhững điều sâu kín mà người nằm mơ không hề biết đến, cho thấy cùng tồn tại với thếgiới bên ngoài tưởng chừng bình lặng mà người ta chứng kiến hàng ngày là một thế giớinội tâm không hề êm đềm Trong văn học thế giới, sự xuất hiện các giấc mơ của nhân vậtkhông phải là vấn đề mới mẻ Tuy nhiên, điều đáng kể là ý thức sử dụng giấc mơ, vô thức

đã trở thành thủ pháp nghệ thuật nhằm khám phá, thể hiện đời sống tinh thần con người.Vào năm 1901 Freud đã đưa ra lí thuyết về giấc mơ Vì Freud coi tiềm thức của conngười cơ bản tập trung ở năng lượng tình dục nên lí thuyết về giấc mơ của ông cũng đượcgiải thích theo hướng đó Ông cho rằng, con người trong vô thức luôn mong ước một khát

Trang 16

khao, và để tránh những mối đe dọa từ bên ngoài nên con người đã đưa mong muốn đó

vào giấc mơ Giấc mơ chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, và phân tâm học coi giấc ngủ “chính

là biểu hiện của những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống bên ngoài vào những lúc thức”

Thuyết phân tích tâm lý tin rằng trong giấc ngủ con người sẽ giảm bớt những kiềmchế từ khu vực vô thức và như thế sẽ tạo điều kiện cho những vấn đề xuất hiện có nộidung thông điệp gửi đến con người qua hình thái biểu tượng Giấc mơ cho phép tư vấnviên truy cập những đấu mối về những bức xúc nằm trong khu vực xung động vô thức.Hiện có nhiều liệu pháp sử dụng phân tích giấc mơ trong việc tìm ra hướng giải quyết;tuy nhiên Freud lại nghiên về hướng giấc mơ thường liên quan đến vấn đề tính dục

Đến với Ngồi của Nguyễn Bình Phương trên phương diện phân tâm học có thể

thấy sự xuất hiện của những giấc mơ Các nhân vật tồn tại trong hiện thực nhưng luôn bị

ám ánh bởi những giấc mơ không đầu không cuối Trong đó đặc biệt phải nói đến nhânvật Khẩn – nhân vật trung tâm trong câu chuyện với giấc mơ về Kim Giấc mơ về nhânvật Kim đã trở thành một ẩn dụ, ám dụ mang tính tư tưởng trở đi trở lại trên nhiều trangviết của Nguyễn Bình Phương

Giấc mơ chỉ xuất hiện khi chúng ta ngủ, nó chính là biểu hiện của những gì cònsót lại trong ngày, trong sự vận động của cuộc sống thường nhật lúc ta còn thức Giấc mơđầu tiên về Kim xuất hiện trong tác phẩm khi Khẩn vừa đi nghỉ ở Hồ Núi Cốc về Và khiKhẩn thiếp đi, khung cảnh của chuyến đi lại được tái hiện rỗ mồn một trong giấc mơ

“Khẩn đang bước những bước dài nhẹ trên dải đồi xanh ngọc của vùng Hồ Núi Cốc thì Kim về” Những gì còn sót lại trong chuyến đi được tái hiện với không gian mờ ảo, mờ

ảo từ “cành bạch đàn” cho đến Kim “Khi nắm lấy cành bạch đàn Khẩn thấy mình đang

ở rất xa Kim không nhìn Khẩn, chính xác hơn nhìn mà không hấy, chỉ cảm giác về sự có mặt của Khẩn Bản thân cũng thế Thời gian là cái gì đó lờ mờ, buồn bã chẳng lụi tàn những chẳng hứa hẹn sáng sủa hơn” Sự chắp vá những câu chuyện những không gian

trở nên thiếu logic trong giấc mơ của Khẩn Nhưng anh ý thức được rằng chính nhờ giấc

mơ đó đã mang Kim đến gần với cuộc đời của anh hơn Anh và Kim dạo chơi trên trênnhững cánh đồng, đến những nơi có lẽ Kim chưa từng đến Có lẽ đây chính là mong ước

Trang 17

của Khẩn, được dẫn Kim đến nơi đẹp đẽ và nhiều bí ẩn như Hồ Núi cốc, ước nguyện chỉđược thỏa mãn khi Khẩn đem nó vào trong giấc mơ một cách sinh động, đầy đủ và chânthật nhất Được sống trong giấc mơ với Kim là sự hạnh phúc mà Khẩn không tìm thấy ở

thực tại “Khẩn mỉm cười, sẽ sáng ngồi dậy cố gắng không làm cho Minh thức giấc”.

Đằng sau sự mỉm cười của Khẩn là sự thỏa mãn những ước mong mà đời thực của anhkhông cho phép anh làm điều đó

Đối với Nguyễn Bình Phương giấc mơ còn là sự lật tẩy toàn bộ những ham muốn,dục vọng của con người, nó vừa che đậy vừa hé lộ những ham muốn bản năng, nhữngphần nhân bản nhất trong mỗi con người Khi bạn ngủ, bản năng của bạn cần một cách đểgiải phóng tất cả những ham muốn và khát vọng mà xã hội không thể chấp nhận đượcthông qua những ước mơ Phân tâm học muốn tìm hiểu trạng thái tâm lí của vấn đề tínhdục, từ đó xem xét những ảnh hưởng của nó đối với tinh thần của con người

Với Nguyễn Bình Phương giấc mơ được vận dụng như một thủ pháp nghệ thuật tái

hiện một phần bản năng cần bộc lộ của con người Giấc mơ là những “kí hiệu của ham muốn”, chúng là “biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén” Khẩn

một nhân vật có đời sống tình dục phức tạp, dường như mọi cuộc làm tình chóng vánhchỉ để giải thoát nhu cầu thể xác Khẩn là một người có địa vị trong cơ quan nhưng lạisống thử với Minh, vụng trộm với Nhung trong cơ quan, cuộc tình vụng trộm với bà bánkhoai lang trong khu phố và thường xuyên đến những địa điểm lạc thú của những tên đànông ăn chơi, trụy lạc Có lần anh cùng Thái và Nghĩa đi đến quán Karaoke ôm về thìKhẩn lại mơ đến Kim, Kim chính là cái đích tình dục bản năng mà Khẩn hướng đến, chỉ

có Kim mới có thể thỏa mãn những ham muốn tột bật về thể xác và tinh thần mà khôngmột người đàn bà nào bước vào đời Khẩn có thể làm được Hay chi tiết được nghe lại câu

chuyện về cuộc đời sư Liễu trong giấc mơ, Khẩn “nằm mà trong đầu cứ chập chờn hình ảnh bốn đứa con trai câm phủ phục quanh đứa em nuôi Khi con bé ăn chúng phủ phục xung quanh, khi con bé ngủ chúng thức, con bé tắm thì chúng phủ phục xung quanh nhưng ý tứ ngửa mặt lên trời Những đứa con trai ấy tượng trưng cho bản năng của người

đàn ông và Khẩn luôn chờn vờn trong đầu suy nghĩ về câu chuyện, Khẩn hiểu tại saochúng làm như vậy, những đứa trẻ đang trỗi dậy mạnh mẽ cái bản năng đàn ông làm sao

Ngày đăng: 26/12/2018, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w