1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại tt

28 731 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 639,64 KB

Nội dung

Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại là một công việc cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại nói riêng c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===***===

LÊ THỊ HƯƠNG

NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG

LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===***===

LÊ THỊ HƯƠNG

NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG

LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

THỂ LỆ TRÌNH BÀY Error! Bookmark not defined

PHẦN MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined

1 Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Error! Bookmark not defined

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined

4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

5 Cấu trúc của Luận văn Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 1: PHÂN TÂM HỌC VỚI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VÀ NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1900 - 1945 Error! Bookmark not defined

1.1.Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật Error! Bookmark not defined

1.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại giai đoạn 1900 - 1945 Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2: NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 Error! Bookmark not defined

2.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Bắc Error! Bookmark not defined

2.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Nam Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3: NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1975 - NAY Error! Bookmark not defined

3.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại giai đoạn 1975 - 2000 Error! Bookmark not defined

3.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại giai đoạn 2000 - nay Error! Bookmark not defined

PHẦN KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

Trang 4

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cho đến nay, tính từ lúc ra đời (1896) phân tâm học vẫn là một trong những đóng góp lớn cho nhân loại trong thế kỉ XX Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại là một công việc cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại nói riêng cũng như trong nghiên cứu việc ứng dụng lí thuyết phương Tây trong vào thực tiễn văn học phương Đông nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ khi được du nhập vào Việt Nam, lí thuyết phân tâm học đã được ứng dụng khá rộng rãi trong sáng tác và nghiên cứu văn học nghệ thuật trong đó có văn học trung đại Việt Nam cũng gặp nhiều trắc trở Sau một thế kỉ du nhập và ứng dụng, đó đây đã bắt đầu có một số bài viết, công trình ra đời nhằm đánh giá lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại trong các công trình của Trần Thanh Mại (1961), Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng (1963), Nguyễn Văn Trung, Bùi Hữu Sủng (1973), Đỗ Lai Thúy (2004),… cùng một số luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp như: Nguyễn Thị Linh (2005), Trần Hoài Anh (2008)… Tuy nhiên các công trình đó hoặc là quá thiên về diện hoặc là quá thiên về điểm Luận văn mong muốn khắc phục những nhược điểm đó và đưa ra những nhận xét của riêng mình nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, chỉ đến đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa của xã hội và đời sống văn học thì các phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại mới được du nhập vào Việt Nam Trong khuôn khổ của mình, Luận văn

sẽ nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt

Nam trung đại từ đầu thế kỉ XX đến nay, bắt đầu với công trình Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài (Nguyễn Văn Hanh, 1936) đến những công trình như Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy, 1999)…

Trang 6

Khoảng thời gian một thập kỉ đầu thế kỉ XXI (2001 - 2011) cũng được khảo sát

và đánh giá để làm đầy đủ thêm bức tranh toàn cảnh này

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đặt ra và giải quyết một vấn đề mang tính chất tổng thuật và đánh giá lịch sử nghiên cứu nên Luận văn chú trọng vào việc đặt các tác giả, các công trình nghiên cứu trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại từ đó phân tích, đánh giá,

so sánh… những điểm hạn chế, những bước tiến để tìm ra và lí giải những nguyên nhân, những quy luật của quá trình du nhập và ứng dụng một lí thuyết phương Tây hiện đại, ở đây là phân tâm học, vào nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

5 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài Mục lục, Thể lệ trình bày, Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Thư mục Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương

như sau:

- Chương 1: Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật và Nhìn lại

việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1900 - 1945

- Chương 2: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên

cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975

- Chương 3: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên

cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1975 – nay

CHƯƠNG 1:

Trang 7

PHÂN TÂM HỌC VỚI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

VÀ NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

GIAI ĐOẠN 1900 - 1945

1.1.Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật

Cha đẻ của thuyết phân tâm học là Sigmund Freud (1856 - 1939), một bác

sĩ thần kinh sinh ra và lớn lên ở Viên, thủ đô nước Áo, một trung tâm văn hóa lớn của Tây Âu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Sau Freud, học thuyết của ông rẽ

ra thành nhiều nhánh và trong đó C.G.Jung là một nhà phân tâm học khá nổi tiếng sau khi Freud qua đời “Ông đưa thêm vào hệ thống lí luận phân tâm học

khái niệm “vô thức tập thể” Ông cho rằng nội dung chứa đựng trong thế giới

vô thức của con người là khuôn mẫu cho thế giới vô thức của những nhóm người, những bộ tộc, những dân tộc, của những lực lượng tôn giáo, những phong tục tập quán… Chúng diễn tả những mặc cảm lớn của toàn nhân loại phản ánh những dấu vết sợ hãi, lo âu xa xôi nhất trong thời kì tiền sử của chúng ta” [11; tr.210] Trong học thuyết của mình, Freud đã lấy khái niệm “dục năng”, “dục tính” hay “tính dục” (libido) làm khái niệm trung tâm cho lí thuyết phân tâm học

“Freud đã coi nguồn gốc của hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật về cơ bản chính là những ức chế về bản năng tính dục, tức là sự tích tụ thế năng tính dục Và ông coi những người mất khả năng tính dục hoặc những người quá thỏa

mãn về phương diện tính dục sẽ là những người không thành đạt trong sáng tạo nghệ thuật, bởi vì những người này sẽ không bao giờ có được thế năng tính dục

tích tụ” [5; tr.149 - 150]

Phân tâm học có ảnh hưởng rất lớn đối với văn học nghệ thuật Nó không chỉ có đóng góp lớn trong tâm lí học sáng tạo nghệ thuật, mà còn làm thay đổi quan niệm về tác phẩm, tác giả, và tạo ra một phương pháp phê bình mới: phê bình phân tâm học Theo Nguyễn Văn Dân, “đến K.G Jung, ông vẫn giữ khái niệm vô thức làm khái niệm trung tâm cho tâm lí học của ông, nhưng ông phản đối kịch liệt cái yếu tố tính dục trong quan niệm của Freud bằng vô thức tập thể

Trang 8

trong lí thuyết tâm lí học của mình” [5; tr.152 - 153] Ông có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa phương Đông và văn học nghệ thuật Một nhà phân tâm học khác cũng rất nổi tiếng, đó là Jacques Lacan Ông là đại diện của Trường phái Freud tại Pari Lacan chủ trương phối

hợp phân tâm học với ngữ văn học trên cơ sở chủ nghĩa cấu trúc” [34; tr.162]

Đó là bản lai diện mục và cũng là con đường phát triển của học thuyết “kì dị” và cũng đầy kì tích này

1.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1900 - 1945

Đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu phê bình cũng dần được hiện đại hóa, cùng với đó là việc du nhập các lí thuyết, phương pháp mới vào nghiên cứu và phê bình văn học trong

đó có lí thuyết phân tâm học Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở việc phục dựng và phác họa một số nét về các đối tượng

nghiên cứu thông qua tư liệu sáng tác mà công trình Giai nhân di mặc của

Nguyễn Hữu Tiến là một ví dụ tiêu biểu Nguyễn Hữu Tiến không biết rằng những kết luận của mình vô tình đã trở thành căn cứ cho rất nhiều nghiên cứu về thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương theo hướng phân tâm học trong giai đoạn sau mà Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh có lẽ là những người đầu tiên

Năm 1936, trên báo Tiến hóa số 1, Trương Tửu viết bài Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương và lập luận rằng chính dục tình không được thỏa mãn đã khiến Hồ Xuân Hương mắc bệnh thần kinh Cùng trong năm 1936, trong Hồ Xuân Hương

- Tác phẩm, thân thế và văn tài ông Nguyễn Văn Hanh cho rằng: “Xuân Hương

không bao giờ thỏa thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn Nàng bị bệnh thần kinh Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi Nó nhuộm thấm cái tư tưởng của nàng Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khát khao, sự bất mãn

Dục tình biến chuyển qua mĩ thuật thơ văn” [37; tr.227] Những lập luận của

Nguyễn Văn Hanh quả thực mới chỉ là những bước đầu tiên trên hành trình ứng dụng phương pháp phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại và

Trang 9

lộ ra tất cả những gì là sơ sài, máy móc và cứng nhắc khó tránh của nó nhưng khắc phục điều đó không phải là việc làm được trong ngày một ngày hai

Sang đến năm 1940, trong Kinh thi Việt Nam, Trương Tửu lại trở về áp

dụng Freud vào phân tích mảng ca dao mà ông gọi là “ca dao dâm tục” và bộ phận thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương: “Cái óc Việt Nam lúc nào cũng

có cái hình tục tĩu kia ám ảnh (…) Không có giả thuyết cho rằng não trạng ấy

là một di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ thì làm sao mà cắt nghĩa được nó?

Làm sao cắt nghĩa được Hồ Xuân Hương, cái thiên tài hiếu dâm đến cực điểm kia?” [37; tr.227] Tuy nhiên, bề thế, đầy đặn và hệ thống hơn cả trong

giai đoạn này là công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trương Tửu (1942)

Với bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu đã chuyển sang phương pháp phê bình “duy vật biện chứng mácxit” như ông tự xác định, nhưng trong

Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn còn những ảnh hưởng của Freud dù cho nó có

hạn chế là quá đề cao con người bản năng mà bỏ qua các yếu tố văn hóa, xã hội Trong công trình này, như đã nói ở trên, do xác định làm việc dưới ánh sáng của phương pháp phê bình “duy vật biện chứng mácxit” nên ông cho rằng các tác

giả “ngoài sức điều khiển gắt gao của đẳng cấp xã hội, yếu tố sinh lí, di truyền

đời nọ qua đời kia, còn phải chịu sức chi phối của (…) quê quán, khí hậu, thổ

ngơi, thảo mộc, vị trí địa dư và lịch sử” [44; tr.197 - 198] và ông xác định vấn

đề ở thời đại của Nguyễn Du là vấn đề giai cấp Dựa vào những cứ liệu lịch

sử, ông cho rằng có một “nhận xét quan trọng” là “Nguyễn Du là một con bệnh

thần kinh” [44; tr.236] và các nhân vật trong Truyện Kiều là sự thể hiện

những giấc mơ của nhà thi sĩ Nhận xét về Thúy Kiều, Nguyễn Bách Khoa không lập “án” như Nguyễn Văn Thắng thời xưa mà lập “bệnh án” cho nàng Như là một bác sĩ chuyên khoa tâm lí, ông “chẩn” rằng: “Thúy Kiều là một con bệnh ủy hoàng và ưu uất.” [44; tr.293 - 294] Lần giở lại tiểu sử, hành trạng

của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều phân tích cho ta thấy: “Từ

hồi thơ ấu, nàng đã tin ngay lời đoán của thày tướng sĩ, cho là số kiếp nàng

“nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa (…) Mỗi phút của nàng là một phút chờ

Trang 10

đợi sự bạc mệnh, như sắp xẩy đến nơi, không nay thì mai, không mai thì kia, thế nào cũng xảy ra” [44; tr.301 - 302] Để chứng minh rõ thêm cho lập luận của mình, Nguyễn Bách Khoa dấn thêm một bước phân tích tâm tư của Kiều sau khi

thất thân với Mã Giám Sinh và thấy “nàng chỉ yêu thân nàng, chung thủy với căn tính dâm đãng của nàng thôi!” [44; tr.308] và xét về tâm lí sáng tạo nghệ

thuật thì “Nguyễn Du viết ra không chỉ để làm văn chương, không phải chỉ để

diễn tâm sự, cũng không phải chỉ để tả thời đại ông Nguyễn Du viết Truyện Kiều là để tự giải thoát bằng cách tự thực hiện mình ở các vai trò, ở các

cảnh sống của vai trò, ở cái sân khấu trên đó tấn trò đã diễn đủ hồi, đủ lớp” [44; tr.317] Việc một số nhà nghiên cứu trong giai đoạn sau coi Trương Tửu nói riêng và nhóm Hàn Thuyên nói chung là “mạo nhận và xuyên tạc chủ nghĩa duy vật biện chứng” vẫn cần một sự nhìn nhận, đánh giá cẩn trọng và bình tĩnh hơn

Năm 1943, trong Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Trương Tửu vẫn

trung thành với “đường lối” mà bản thân mình đã đề ra trước đó Ông vẫn giới

thuyết rằng “khảo cứu văn tài (…) là khảo cứu theo phương pháp duy vật biện chứng” [44; tr.579] nhưng lối phê bình xã hội học của ông lại mang đậm chất

phân tâm học Để lí giải tại sao Nguyễn Công Trứ “phung phí tâm hồn đa tình của mình không nhằm chỗ” ông thấy cần “phải dò xét đến hoàn cảnh xã hội của

Nguyễn Công Trứ lúc thiếu thời” và kết quả là: “Chất tình dục quả là súc tích ở

con người, ở cuộc sống và ở văn thơ Nguyễn Công Trứ” [44; tr.629] Đương thời, cách nghiên cứu và phát ngôn của Trương Tửu thực sự gây ấn tượng và cũng “gây hấn” với khá nhiều nhà nghiên cứu khác Ông chủ động đối thoại với những người khác như Nguyễn Văn Tố, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân… “để từ nay về sau khỏi có sự hiểu lầm” Cũng trong mạch đối thoại đó, ông làm một

cuộc lịch duyệt lại lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều nói chung và “lịch sử phê

bình các công trình nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa” nói riêng Có lẽ trong lịch

sử nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam, ông là một trong số ít người

đầu tiên lưu ý đến “lịch sử vấn đề” - lưu ý đến một cách nghiêm túc - từ đó rút

ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho công việc nghiên cứu của mình Có thể

Trang 11

nói những năm 1930 - 1945 là giai đoạn Trương Tửu viết được nhiều hơn cả trong sự nghiệp nghiên cứu phê bình của mình Nhìn từ tiến trình phát triển của việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn này, những điểm yếu và điểm mạnh của Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu gần như giống nhau, có khác chăng là ở Trương Tửu mọi chuyện

đồ sộ hơn, lớp lang hơn và cũng “hùng biện” hơn, nó thực sự hấp dẫn nhưng không khỏi khiến người nghe có lúc nghi hoặc thậm chí có ý muốn tranh luận, phản đối Những “vết xe đổ” và “quán tính văn học” của các ông cũng sẽ kéo theo một số “tàn dư” ở chính bản thân các ông (như trường hợp Trương Tửu) và trong nghiên cứu của người khác (như trường hợp Văn Tân, Nguyễn Đức Bính, Đàm Quang Thiện, Trịnh Vân Thanh, Thanh Lãng…) trong giai đoạn sau

CHƯƠNG 2:

Trang 12

NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

Ở miền Bắc, sau 1945, do điều kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp, một

số phương pháp nghiên cứu trước cách mạng vẫn còn được sử dụng và phương

pháp phân tâm học nằm trong số đó Năm 1951, trong công trình Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu vẫn kiên trì ứng dụng lí tuyết này vào nghiên

cứu văn học dân gian và những tác giả mà ông cho là “có tính chất bình dân”

Theo ông “cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về sự vật là một nhãn quan dâm (…) Hạnh phúc Hồ Xuân Hương là cả một trạng thái động tình

không ngớt” [44; tr.841] Dựa vào những mảnh vỡ tiểu sử và số tư liệu ít ỏi về

nữ sĩ họ Hồ, ông nhanh chóng “hình dung” và “lập hồ sơ lưu” với một thái độ không phải là không có lúc “rụt rè” để chia cuộc đời bà thành ba chặng trong đó

chứa đầy “ẩn ức sinh lí và tâm lí” [44; tr.844] Dù cho Trương Tửu cố gắng

“cài” ở đoạn kết rằng thi sĩ “chống đối tục lệ hay ý thức hệ phong kiến” [44;

tr.848] thì vẫn không thể gỡ bỏ dấu ấn của phương pháp phân tâm học trong

công trình nghiên cứu này Năm 1956, trong công trình Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Trương Tửu làm một cuộc tổng duyệt lại giá trị của Truyện Kiều

dưới góc nhìn giai cấp và trong đó ông không thể không nhìn lại công việc của những người nghiên cứu trong giai đoạn trước - bao gồm cả bản thân mình Ông

“phản tư” không thương tiếc với những gì viết ra trước đây Ông coi Nguyễn

Du và Truyện Kiều (1942) ra đời là để “chống lại quan niệm nghệ thuật thuần

Trang 13

túy và phương pháp phê bình duy tâm của phái Hoài Thanh, để bác sự nhận

định thiên về hình thức của ông Đào Duy Anh trong tập Nguyễn Du văn họa phổ” [44; tr.436] bằng cách “đặc biệt nhấn mạnh vào quan điểm đấu tranh

giai cấp” kèm theo một chú thích khá dài như để thanh minh cho mình là: “Có

người nói rằng Nguyễn Bách Khoa đã theo thuyết “huyết thống” trong cuốn

Nguyễn Du và Truyện Kiều Lại có người nói: Nguyễn Bách Khoa theo chủ nghĩa Freud để giải thích Nguyễn Du và Truyện Kiều Nói như vậy không

đúng sự thực Nguyễn Bách Khoa có nghiên cứu quê quán dòng họ và cá tính

Nguyễn Du, có thừa nhận ảnh hưởng của những yếu tố ấy đối với sự sáng tác

của Nguyễn Du Nhưng ý tưởng chủ đạo của Nguyễn Bách Khoa vẫn là: yếu tố giai cấp quy định cả huyết thống và cá tính nhà thi sĩ” [44; tr.439] Sau Trương

Tửu, có một số nhà nghiên cứu dù không công khai vận dụng lí thuyết phân tâm học của Freud nhưng thực chất cũng bị ảnh hưởng bởi thuyết này như Văn

Tân trong Văn học trào phúng Việt Nam Quyển thượng (NXB Văn - Sử - Địa,

Hà Nội, 1958) Sau Văn Tân không lâu, năm 1961, khi Thử bàn lại vấn đề tục

và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương Trần Thanh Mại không đại diện cho ai khi

viết và công bố bài này nhưng cảm hứng của ông cũng chính là cảm hứng thời đại, là “búa rìu” đối với phương pháp phân tâm học đương thời

Cũng trong những năm 1960, tại miền Bắc xuất hiện một vụ tranh luận về

thơ Hồ Xuân Hương khá sôi nổi khởi lên từ bài viết Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương của Nguyễn Đức Bính Các nhà thơ, nhà phê bình đã châu tuần

xung quanh bài viết này để nêu lên quan điểm của mình như Chế Lan Viên, Đặng Thanh Lê và Nguyễn Đức Dũng, Vũ Đức Phúc… trước việc Nguyễn Đức Bính nêu một cách nhìn còn khá mới mẻ là xem xét thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn bản thể luận của phương pháp văn hóa học và châm ngòi cho cuộc tranh luận xung quanh thơ Hồ Xuân Hương trên báo chí đầu những năm

1960 … Đến đây, trước khí thế mạnh mẽ của phương pháp phê bình mácxit, việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung

Trang 14

đại ở miền Bắc giai đoạn 1945 - 1975 đã hoàn toàn bị lép vế và không còn chỗ đứng

2.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Nam

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, giai đoạn 1945 - 1975 là một giai đoạn đặc biệt, ở đây chúng tôi chia ra hai mảng Nam - Bắc ngay từ đầu vì trong thực

tế sự chia cắt hai miền trong hai giai đoạn là một hiện thực dù do điều kiện tư liệu nên những tư liệu miền Nam giai đoạn 1945 - 1954 chúng ta vẫn chưa khảo sát được Trong giai đoạn 1954 - 1975, các thành tựu nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại dưới góc nhìn của lí thuyết phân tâm học nói riêng chủ yếu được thực hiện và công bố tại các đô thị miền Nam đặc biệt là tại Sài Gòn

Ở miền Nam, cuối những năm 1950 đã có những công trình nghiên cứu văn

học Việt Nam trung đại đáng chú ý Năm 1956, trong công trình Hồ Xuân Hương, Nguyễn Sĩ Tế phủ nhận hướng tiếp cận văn học nghệ thuật dưới góc nhìn xã hội học mácxit Sang năm 1960, phải kể đến tập Tiểu luận Chân dung Nguyễn Du do Nam Sơn (Sài Gòn) xuất bản Bên cạnh rất nhiều hướng tiếp cận khác (hiện sinh, văn hóa học…) trong công trình này, trong cả bài viết Người thơ thuần túy Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh của mình, Đinh

Hùng bị chi phối của cái nhìn duy tâm Phật giáo và nói khá nhiều trong bài viết

của mình về sự ra đời của Văn tế thập loại chúng sinh như là kết quả của “thai

nghén trong một thời khắc xuất thần, “thời khắc duy nhất” - ở độ tột cùng của

cảm hứng, giữa một trạng thái siêu ý thức của nhà thơ” [22; tr.170], lí giải

nguồn gốc sự ra đời của Văn tế thập loại chúng sinh như là sản phẩm của thứ

“tâm bệnh thần kinh” khi “cơn bạo bệnh hoành hành” [22; tr.166]… Cũng vào

khoảng thời gian đó, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế

Ngũ có nhắc đến phái tân học sử dụng triết thuyết phân tâm học của Freud nhưng không thấy Phạm Thế Ngũ bình luận hay giải thích gì thêm

Trong những năm 1954 - 1975, ứng dụng lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại ở miền Nam đáng kể nhất phải nhắc tới công

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hoài Anh (2008), Lí luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam 1954 - 1975 (Luận án Tiến sĩ), Viện Văn học - Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam 1954 - 1975
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 2008
2. Lại Nguyên Ân (1991), Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 3, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.354 - 362 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương", TC Nghiên cứu văn học, Số 3, Hà Nội. In lại trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lại Nguyên Ân (1991), Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 3, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
3. Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt, Chuyện Xuân Hương, TC Văn nghệ, Số 10, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.301 - 315 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Cổ Nguyệt, Chuyện Xuân Hương", TC Văn nghệ, Số 10, Hà Nội. In lại trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt, Chuyện Xuân Hương, TC Văn nghệ, Số 10, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
4. D.S.Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì?, Lê Văn Luyện - Huyền Giang dịch, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Freud đã thực sự nói gì
Tác giả: D.S.Clark
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1998
5. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2006
6. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1982
7. Trần Trọng Đăng Đàn (1990), Văn hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954 - 1975, NXB Văn hóa Thông tin - NXB Long An, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954 - 1975
Tác giả: Trần Trọng Đăng Đàn
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin - NXB Long An
Năm: 1990
8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
9. S.Freud (1999), Về văn học nghệ thuật, TC Văn học nước ngoài, Số 2, Hà Nội, tr.168 - 180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn học nghệ thuật
Tác giả: S.Freud
Năm: 1999
10. Nguyễn Văn Hanh (1936), Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài, NXB J.Aspar, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.61 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài", NXB J.Aspar, Sài Gòn. In lại trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Hanh (1936), Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài, NXB J.Aspar, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB J.Aspar
Năm: 2003
11. Nguyễn Hào Hải (2001), Người đàn ông có nhiều ảnh hưởng đến văn chương: Sigmund Freud, TC Văn học nước ngoài, Số 5, Hà Nội, tr.190 - 218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đàn ông có nhiều ảnh hưởng đến văn chương: Sigmund Freud
Tác giả: Nguyễn Hào Hải
Năm: 2001
12. Lí Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mĩ học, Trần Đình Sử - Lê Tẩm dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn bài giảng mĩ học
Tác giả: Lí Trạch Hậu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
14. C.G.Jung (2004), Về quan hệ của tâm lí học phân tích đối với sáng tác văn học nghệ thuật, Ngân Xuyên dịch, In trong: Đỗ Lại Thúy (biên soạn và giới thiệu), Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa thông tin - TC Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, tr.217 - 246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quan hệ của tâm lí học phân tích đối với sáng tác văn học nghệ thuật", Ngân Xuyên dịch, In trong: Đỗ Lại Thúy (biên soạn và giới thiệu), "Sự đỏng đảnh của phương pháp
Tác giả: C.G.Jung
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin - TC Văn hóa Nghệ thuật
Năm: 2004
15. Nguyên Sa Trần Bích Lan (1960), Hồ Xuân Hương - Người lạ mặt, Nam Sơn, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.297 - 300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương - Người lạ mặt", Nam Sơn, Sài Gòn. In lại trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nguyên Sa Trần Bích Lan (1960), Hồ Xuân Hương - Người lạ mặt, Nam Sơn, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
16. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển thượng, Trình bày, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.136 - 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng lược đồ văn học Việt Nam", Quyển thượng, Trình bày, Sài Gòn. In lại trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển thượng, Trình bày, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
17. Thanh Lãng (1971), Đoạn trường tân thanh hay là cuộc đời kì quái của Nguyễn Du như được chiếu hắt bóng lên tác phẩm của ông, Nghiên cứu Văn học, Số 8, Sài Gòn, tr.59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoạn trường tân thanh hay là cuộc đời kì quái của Nguyễn Du như được chiếu hắt bóng lên tác phẩm của ông
Tác giả: Thanh Lãng
Năm: 1971
18. Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng (1963), Góp thêm một tiếng nói mới trong việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm một tiếng nói mới trong việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương
Tác giả: Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng
Năm: 1963
19. Trần Thanh Mại (1961), Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 4. In trong: Hồ Xuân Hương - Về Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương", TC Nghiên cứu văn học, Số 4. In trong
Tác giả: Trần Thanh Mại
Năm: 1961
20. Hoàng Bích Ngọc (2004), Hồ Xuân Hương - Một cách nhìn, TC Văn hóa Nghệ thuật, Số 3, Hà Nội, tr.78 - 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương - Một cách nhìn
Tác giả: Hoàng Bích Ngọc
Năm: 2004
21. Phạm Thế Ngũ (1963), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư, Sài Gòn. In trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.111 - 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên", Quốc học tùng thư, Sài Gòn. In trong: "Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Phạm Thế Ngũ (1963), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư, Sài Gòn. In trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w