Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.. Bởi vậy, việc ngiê
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Bởi vậy, việc ngiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc và làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc
Xuất phát từ quan điểm nhóm, chúng tôi xin bày tỏ quan điểm của mình về đề
tài: Phân tích các yếu tố cấu thành của văn hóa Việt Nam Tại sao vấn đề bản sắc lại trở thành chủ đạo trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam hiện nay? Ý nghĩa.
I. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN VĂN HÓA VIỆT NAY
1 Yếu tố mang tính phổ biến (nhân loại)
Đây là những yếu tố mang tính duy lý và phổ quát, chung cho toàn nhân loại
và chủ yếu là gắn với giá trị chuẩn của văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp
Đặc biệt trong điều kiện tòan cầu hóa như hiện nay, những chuẩn mực về kỹ thuật, tài chính, pháp lý, các tri thức khoa học, các giá trị đạo đức và thẩm mỹ tiến
bộ đang phát tán rộng khắp thế giới để hình thành nên các chuẩn mực ứng xử chung cho mọi dân tộc Chẳn hạn như việc áp dụng các quy phạm quốc tế về nhân quyền,
về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, về vệ sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm v.v…, không còn là những yêu cầu riêng của một dân tộc
Xét từ góc độ văn minh, nhân loại đang kiến tạo nên một nền văn hóa chung mang tính phổ quát
Điển hình nhất đó là tinh thần yêu nước, đại đoàn kết dân tộc Đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc không phải chỉ ở trên đất nước Việt Nam, chỉ có
ở riêng dân tộc Việt Nam Trên thế giới, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tinh thần ấy, lòng yêu nước ấy kết thành một làn sóng mạnh mẽ, tạo sức mạnh đấu tranh cho dân tộc Chỉ xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, Trước năm 1945, các quốc gia Đông Nam Á hầu hết là thuộc địa của bọn đế quốc, thực dân Cụ thể, Năm 1819 Singapore trở thành cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với là người Hà Lan Tuy nhiên, đối thủ của họ cũng đã nguôi ngoai năm1824 khi một hiệp ước Anh- Hà Lan,đã phân ranh giới quyền lợi của họ ở Đông Nam Á Từ thập kỷ 1850 trở đi, nhịp độ thực dân hoá được đẩy đi với tốc độ cao nhất năm 1641 trong khi Tây Ban
Trang 2Nha bắt đầu thực dân hoá Philippine Tớinăm 1913, người Anh đã chiếm các lãnh thổ Burmar, Malaya và Borneo nước Pháp kiểm soát Đông Dương, Hà Lan cai trị Đông Ẩn của Hà Lan, Hoa kì chinh phục Philippines từ tay người Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha vẫn giữ được vùng Timor Sau thời kỳ Văn Lag- Âu Lạc, người Việt bị các triều đại của người Hán đô hộ và cai trị hơn 1000 năm, tới thế kỷ 10 họ giành được độc lập và xây dựng quốc gia tự chủ của mình, ban đầu với tên gọi là Đại Cồ Việt (năm 968) và sau đó là Đại Việt (năm 1054) Sau đó là đấu tranh chống Pháp( 1858-1954), Mỹ(1954-1975)
Tuy nhiên, nhờ tinh thần đấu tranh tự lực, tự cường, đại đoàn kết dân tộc đã tạo thành sức mạnh chiến đấu, giải phóng cho toàn dân tộc và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á Không chỉ thế, ngày nay các quốc gia ấy lại cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế, cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hóa trên quan điểm “hòa nhập chứ không hòa tan”
Qua đó thấy được tính phổ biến của văn hóa và giá trịi của nó trong xã hội, đặc biệt là trong quá trình hội nhập và giao lưu trên toàn thế giới
2 Yếu tố mang tính đặc thù (khu vực)
Cái đặc thù theo quan điểm biện chứng, được hiểu là sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đơn nhất Trạng thái hòa trộn giữa tính phổ biến với tính đơn nhất trong văn hóa tạo nên những sắc thái đặc thù mang tính khu vực Sắc thái này vừa dùng để phân biệt với một khu vực văn hóa này với những khu vực còn lại trên thế giới; song lại vừa dùng để xác định tính đồng nhất văn hóa trong bản thân khu vực ấy
Theo nghĩa đó, những yếu tố đặc thù trong văn hóa Việt Nam cũng chính là những yếu tố đặc trưng của Văn hóa Đông Nam Á Đó là loại hình văn hóa nông nghiệp mang tính định cư
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định” (11; tr.36) Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm…với văn hoá; trong
đó, tự nhiên - môi trường là xuất phát điểm Hai điều kiện môi trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác nhau đã làm thành hai nền văn hoá với những đặc trưng khác nhau
- Phương Tây: khí hậu lạnh, khô - có vùng đồng cỏ - thích hợp chăn nuôi - tạo nên lối sống du cư - có tâm lý coi thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên - lối tư duy thiên về phân tích - trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam; có tính nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân - có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng…
Trang 3=> Văn hoá trọng động (gốc du mục).
- Phương Đông: khí hậu nóng, ẩm - có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên - lối
tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà… => Văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp)
Trong sự phân chia trên, điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông là Đông Nam á, tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam á Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng bằng và sông nước, với nghề nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu… Như thế, Việt Nam chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam
á tiền sử
Trên phương pháp định vị văn hóa: địa – văn hóa, các yếu tố mang tính đặc thù hay khu vực này có thể thấy được nết đặc trưng của người Việt Nam có điểm tương đồng với con người Đông Nam Á Đó là có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo trong ứng xử với cộng đồng (là nét đặc thù của cư dân nông nghiệp: lấy dung hợp, hiếu hoà làm trọng), dễ thích nghi với môi trường tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến đổi, tuỳ thuộc, thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần cù trong lao động (lấy cần cù để bù lại những khó khăn, cản trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì điều kiện
tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội đễ xảy ra, con người dễ gặp bất trắc, hiện nay ta tâm lý “sống chung với lũ”) Những đánh giá trên đây có thể xem như là những khái quát một phần cơ bản bản sắc con người - văn hoá dân tộc Tất cả đều do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên hay của nền văn hóa phồn thực, văn minh lúa nước…
Các nước Đông Nam Á đều nằm trong một cái nôi,Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông Sơn phát huy hết sức rực rở mà biểu tượng
là những chiếc trống đồng rất nổi tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á,cùng với văn hóa bản địa Đông Nam Á _ Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như
ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người
đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà) Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu
Trang 4linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Những yếu tố đặc thù trong văn hóa Việt Nam chính là những đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều, ẩm, tạo nên các con sông lớn với những đồng bằng trù phú làm cư dân phương Đông sinh sống bằng nghề trồng trọt Việt Nam do ở góc tận cùng phía Đông Nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình Có những đặc trưng chủ yếu sau:
Nghề trồng trọt buộc dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thu hoạch Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có
ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên
Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau, tạo ra cuộc sống hòa thuận trên
cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu Lối sống tình cảm dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ Cách thức sống linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể Người nông nghiệp làm gì cũng phải nghĩ đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau
Lối nhận thức tư duy thì thiên về tổng hợp và biện chứng, chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm
Ứng xử với môi trường xã hội dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối phó Ở Việt Nam không những không có tranh chấp tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo trên thế giới đều được tiếp nhận Ngày xưa trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng thuộc về ta một cách rõ rang, cha ông ta thường chủ động cầu hòa, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự
3 Yếu tố mang tính đơn nhất (dân tộc)
Là những yếu tố cấu thành bản sắc văn Việt Nam Và như đã xác định từ trước, thì đây chính là đối tượng chủ đạo của Đại cương văn hóa Việt Nam Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là, cho đến nay, bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn còn
là một vấn đề để ngỏ, do còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh chủ đề ấy
Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại
Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này vói dân tộc khác
Bản sắc văn hóa thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – nghệ thuật…
Trang 5Khái niệm bản sắc văn hóa có hai mối quan hệ:
+quan hệ bên ngoài: là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau
+quan hệ bên trong: chỉ tính đòng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng đều có
Để chứng minh, nhóm xin đưa ra mọt số ví dụ về điều này
Mỗi quốc gia đều có một trang phuc riêng đại diện cho dân tộc mình, Kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sai, Xướn Sám của Trung Quốc hay trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, Áo Dài Việt Nam mang đậm nét bản sắc dân tộc, được kế thừa một cách sáng tạo vẻ đẹp của chiếc Áo tứ thân của người Kinh, Áo dài của người Chăm, Tày, Nùng
Áo Dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam
Áo Dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt" Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt Nói cách khác, đó chính là "quốc hồn" của phụ nữ Việt Nam
Kín đáo, duyên dáng mà gợi cảm” là một trong những yếu tố đưa Áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt Không chỉ là cái Áo nữa - chiếc Áo Dài đã trở thành biểu tượng của trang phục, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt
Ngoài Áo dài(mang yếu tố bản sác văn hóa vật thể), Việt Nam còn có các giá trị văn hóa phi vật thể khác như Không gian văn hóa Cồng Chiêng tây Nguyên, Nhã nhạn Cung Đình Huế… Nhóm chúng tôi xin làm rõ yếu tố bản sắc trong văn hóa cồng chiên Tây Nguyên
Tháng 11/2005, Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công
Trang 6nhận là “Kiệt tác truyển khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại” Khác với Nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể được công nhận trước đó – Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận không chỉ ở “bản chất âm nhạc” mà cả ở “không gian văn hóa” - môi sinh hữu cơ của âm nhạc cồng chiêng
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ
Ảnh: Lễ hội Cồng chiêng Tây nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng Tiếng
chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần Cồng chiêng càng
cổ thì quyền lực của vị thần càng cao Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu Vào những ngày hội, hình ảnh
Đánh cồng chiêng cổ vũ cho ngày hội
đua voi ở Bản Đôn (Đăk Lăk)
Trang 7những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng
Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San ”
CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM
Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật , Sắc là thể hiện ra ngoài Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam
Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước dân tộc Việt Nam Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ xung vào Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác
Khi nói đến châu Á thì đa số mọi người trên thế giới đều nghĩ ngay đến Trung Quốc với lịch sử vĩ đại hàng nghìn năm, một trong những nền văn hoá lớn của thế giới đã đem ảnh hưởng của mình đến với các nước lân cận cũng như trên toàn thế giới Vì vậy có khá nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam, một nước nhỏ
bé ngay sát Trung Quốc và từng bị Trung Quốc đô hộ trong 1000 năm lại có một hệ
Trang 8thống ngôn ngữ, chữ viết cũng như những phong tục tập quán… khác với Trung Quốc Vậy đâu là cơ sở để tạo nên một nền văn hoá Việt Nam với những bản sắc riêng của nó?
Nói đến bản sắc văn hoá tức là ta nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Đối với văn hoá Việt Nam thì chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm riêng biệt chính như về Tổ quốc, gia đình - làng xã, thân phận, diện mạo Đối với con người Việt Nam thì Tổ quốc là lớn hơn tất cả Chính vì vậy mà sự tiếp thu các nền văn hoá khác, đặc biệt là văn hoá Trung Quốc, đều bị điều chỉnh qua cái lăng kính Tổ quốc đó Người Việt Nam chỉ tiếp thu những cái cần thiết của văn hoá Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc chứ không bắt chước một cách máy móc Cụ thể, chỉ xét dưới góc độ tín ngưỡng, nhân dân Việt Nam thờ các vị Vua Hùng, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Muong hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng lên thành quốc giỗ tổ chức lớn vào những năm chẵn
Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc Trong quá ttrình dựng nước
và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể , đồng thời cũng hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam Nhờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta
đã không bị mai một, đồng hoá
Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa Ngay từ năm 1943 khi chiến tranh thế giơí lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên khắp thế giới, Đảng ta đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu Trong hoàn cảnh thời bấy gìơ , dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nô dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc Lối sống Mỹ, sức mạnh của đồng Đôla đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của người dân ở các đô thị, nông thôn vùng bị tạm chiếm , bởi “ Danh dự sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây số vuông “
Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá sản sinh ra các giá trị hiện đại, tạo cho sự phát triển của nền văn hoá, mặt khác nó cũng là thách thức đối với bản
Trang 9sắc văn hoá của mỗi dân tộc Nhận diện cho được những phức tạp của toàn cầu hoá trong những biểu hiện của nó thật không đơn giản Nhà bình luận Friedman thừa nhận “ … trong thời toàn cầu hoá, người ta không biết ai hiện nay là bạn, mai đã nhanh chóng thành kẻ thù Những cái bắt tay, những nụ cười sảng khoái, những vụ chia tiền hào phóng có thể bất cứ vào lúc nào cũng dễ dàng biến thành sự mỉa mai ” Chính vì vậy nhận thức đúng tình hình, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong các hoạt động sáng tạo, cổ vũ và quảng bá cho các sản phẩm tinh thần chân chính, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
Cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vì bản sắc văn hóa dân tộc là cái
"hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập
Cùng với sự giao lưu khu vực và quốc tế, hiện nay trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá và kinh tế Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của các mối quan hệ tài chính, thương mại, với những tổ chức mangtính toàn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF ) , toàn cầu hoá không chỉ phát huy ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ tới các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, đặt các dân tộc, các quốc gia những những cơ hội và thách thức lớn
Toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến
bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khácquá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá Không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này , nơi khác trên thế giới người ta đã lớn tiếng
cảnh báo “ sự xâm lăng về văn hoá là sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất “ Vì
lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa sống còn đối với các dân tộc
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc.
Theo nghĩa Hán - Việt cốt là xương, cách là tiêu chuẩn, phạm vi, quy định Nói tới cốt cách của con người là nói đến nét đặc sắc, đặc trưng về tính cách của một con người hoặc của một tầng lớp xã hội Chẳng hạn, người ta nói tới cốt cách nhà Nho, cốt cách nhà tri thức, cốt cách nhà văn Nói tới cốt cách của một dân tộc
Trang 10thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ
"sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực Chỉ như vậy, nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng" một cách thô thiển, mất bản sắc Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và "dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc Lịch sử đã chứng minh sự tiếp biến kỳ diệu của nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện bị nước ngoài xâm lược Đó là sự tiếp biến giữ được cốt cách dân tộc, đồng thời phát triển được bản sắc dân tộc trước những thách thức của lịch sử Đây là một truyền thống, một "cốt cách dân tộc" cần được phát huy trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay
Cốt cách dân tộc như mạch nước nguồn xuyên suốt quá trình phát triển của dân tộc Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì sự phát triển ấy là không trọn vẹn Trong quá trình phát triển, nhiều khi
vì lợi ích kinh tế trước mắt, người ta có thể chưa ý thức nhiều tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cốt cách dân tộc Thực tế, sự thiếu thốn, nghèo nàn về bản sắc văn hóa, sự mất mát về cốt cách dân tộc nhiều khi còn đáng sợ hơn sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất Sự mất mát về bản sắc văn hóa dân tộc làm mất đi cốt cách dân tộc, có thể làm mất đi ý nghĩa tồn tại của một dân tộc Như vậy, sự phát triển kinh tế có thể mang lại sự đầy đủ về vật chất và tiện nghi sinh hoạt nhưng không đồng nhất với sự phồn vinh, thịnh vượng nếu ở đó thiếu vắng những giá trị văn hóa dân tộc Sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với giữ gìn cốt cách dân tộc là một nguyên tắc luôn cần được tôn trọng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Tự là tự mình, tôn là đề cao Tự tôn là tự mình coi trọng mình Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc của dân tộc mà còn là giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó Đồng thời việc giữ gìn và phát huy