1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.DOC

8 7,3K 58
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhân Thái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối với hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn

Trang 1

I MỞ ĐẦU

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế hộinhập trở thành mục tiêu trung tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và một thờiđại “ nền kinh tế tri thức” đang lên ngôi thì vai trò to lớn của lực lượng doanhnghiệp, doanh nhân ngày càng được chú trọng Đây là lực lượng tạo nên cácbước đột phá trong thương mại và công nghiệp, nhờ đó nền kinh tế mới tăngtrưởng Để đáp ứng được vai trò to lớn đó, các doanh nhân những người giữvị trí chủ chốt trong phát triển hoạt động kinh tế, nhất thiết phải là nhữngdoanh nhân có văn hóa Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra Vìvậy trong bất cứ một lĩnh vực văn hóa nào con người đều đóng vai trò trungtâm và mang tính quyết định Đặc biệt doanh nhân với tư cách là chủ thể củahầu hết các hoạt động kinh doanh, chính là tác giả của văn hóa kinh doanh vàđóng vai trò quyết định tới văn hóa kinh doanh.

Sau khi nước nhà giành được độc lập Giữa trăm công nghìn việc liênquan tới vận mệnh quốc gia, tới chính quyền đang còn non trẻ Nhưng mộttrong những công việc đầu tiên Bác nghĩ đến là viết thư cho giới doanh nhân.Bác viết : Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau Nền kinh tếquốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thươngnghiệp thịnh vượng Vậy tôi mong giới Công Thương nỗ lực và khuyên cácnhà thương nghiệp mau mau gia nhập “ Công Thương cứu quốc đoàn ” Điềunày là một minh chứng hùng hồn cho tầm quan trọng to lớn của tầng lớpdoanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia.

Vì những lí do trên, nên em chọn đề bài là :

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân của doanh nhânThái Tuấn Chí – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt Thái Tuấn – Đối vớihoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.

Trang 2

II NỘI DUNG

1 Vài nét sơ lược về doanh nhân Thái Tuấn Chí Tổng giám đốcCông ty TNHH Dệt Thái Tuấn.

Giám đốc Thái Tuấn Chí sinh năm 1963, là người con thứ 7 trong giađình có 11 người con Ông bố làm nghề bốc thuốc đông y, bà mẹ buôn bánlặt vặt Nhà đông anh em nên cuộc sống của gia đình luôn thiếu thốn, phải ởthuê trong căn nhà thấp nhất của khu phố, mỗi lần mưa xuống là anh em Chíphải tát nước thấy mồ

Thuở nhỏ Thái Tuấn Chí vừa đi học vừa phải bỏ dép cho các sạp đểkiếm tiền phụ giúp bố mẹ Học hết PTCS thì Thái Tuấn Chí phải nghỉ học.Ông bố muốn cậu con trai học nghề thuốc, nhưng Thái Tuấn Chí lại thíchgiúp mẹ buôn bán Đầu tiên là buôn nước tương thấy nước tương chỉ phục vụcho ăn uống Thái Tuấn Chí không thích Được gia đình cho 5 chỉ vàng TháiTuấn Chí đi học nghề kim hoàn, với bàn tay khéo léo và tính kiên trì, thànhphẩm của Thái Tuấn Chí làm ra bao giờ cũng được thầy khen.

2 Ý tưởng ban đầu của doanh nhân Thái Tuấn Chí.

Trong quá trình học việc Thái Tuấn Chí quan sát thấy nghề kim hoànthường kén khác nhiều tiền, trong lúc đó về gia đình tuy còn nghèo nhưngtrong bữa ăn Thái Tuấn Chí thấy chị và em gái toàn nói chuyện may mặc.Một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu Thái Tuấn Chí sẽ kinh doanh vải Vừa sạchsẽ lại vừa gọn gàng

3 Năng lực và tố chất của doanh nhân Thái Tuấn Chí đối với hoạtđộng kinh doanh của công ty TNHH Dệt Thái Tuấn.

Trong vai người buôn vải, Thái Tuấn Chí tìm hiểu thị hiếu người tiêudùng Lúc đó vải gấm Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị trường dù giá rất đắt.Các đầu mối nhập xuất vải toàn tìm mặt hàng của Hàn Quốc Tại sao ta khôngsản xuất lấy để dùng nhỉ ? Câu hỏi liền câu hỏi Tại sao nước ngoài sản xuấtra được những sản phẩm này? Tại sao Việt Nam mình lại không sản xuất

Trang 3

được? Tại sao người Việt mình lại có tâm lý chuộng hàng ngoại? Phải chăngdo chất lượng mẫu mã đẹp hay yếu tố tâm lý? Còn nữa tại sao trong thập niên70 hàng hóa nước ta trong đó có vải ka-ki, sa-tanh Nam Định đã từng xuấtkhẩu mà nay nhiều mặt hàng của ta lại trở thành thư yếu? Tại sao? … Và rồiThái Tuấn Chí cũng tự tìm ra được nguyên nhân để trả lời cho những câu hỏiđặt ra: Vải gấm nước ngoài đáp ứng được thị hiếu làm đẹp của phụ nữ ViệtNam, trong khi đó nước ta chưa có nơi nào sản xuất được.

Vậy tại sao ta không sản xuất nhỉ? Lại một loạt câu hỏi đặt ra Muốn sảnxuất thì phải bắt đầu từ đâu? Trước nhất là ở vốn? Sau đó là con người? Đầutư máy móc, thiết bị chọn loại nào? Càng ấp ủ, càng trăn trở, càng trăn trở lạicàng muốn thực hiện, càng muốn thực hiện thì lại thấy vô vàn khó khăn Vàvới ý chí phi thường của một doanh nhân, cuối cùng qua sáu tháng khát khaoThái Tuấn Chí đi đến một quyết định: bằng mọi giá phải xây dựng một nhàmáy dệt với máy móc thiết bị hiện đại, để sản xuất ra những sản phẩm chấtlượng cao Trong đầu óc Thái Tuấn Chí đã hình dung sự ra đời của nhà máysẽ giúp mình đạt được ba ước nguyện : Thứ nhất ổn định kinh tế bản thân ;thư hai là góp phần giải quyết việc làm cho bạn bè, người thân và xã hội ; thứba là thỏa khát khao và hoài bão được đóng góp, cống hiến của cải vật chấtcho xã hội Đó cũng chính là mục tiêu Thái Tuấn Chí lập dự án xây dựng nhàmáy dệt.

Dự án xây dựng nhà máy dệt là một dự án quá lớn Với hai bàn taytrắng, cũng có người ủng hộ, song cũng có người cho là Thái Tuấn Chí hoangtưởng Quyết không nản phải đi từng bước một Nghĩ thì dễ, nhưng đến khi đivào thực hiện thì khó khăn lại chồng chất khó khăn Đầu tiên là tài chính vàngân hàng, cụ thể là tiền đâu? Thứ đến là giấy phép thành lập công ty TNHH,thứ ba là giấy phép nhập khẩu trực tiếp, thứ 4 là kĩ thuật và công nghệ? Giannan là vậy nhưng Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng, vẫn quyết tâm đi tới.

Nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của người thân, bạn bè ý tưởng thành lậpcông ty TNHH lấy tên người khởi xướng làm tên công ty – Công ty dệt Thái

Trang 4

Tuấn – đặt theo phần tên họ của người sáng lập đã ra đời vào cuối năm 1994;vốn điều lệ ban đầu chỉ có vài tỉ đồng thì làm thế nào để xây dựng được nhàmáy? Sau khi đã xác định được nhu cầu thị trường tiêu thụ vải gấm, công tyyên tâm mạnh dạn dầu tư Từ vai người buôn vải giờ đây ở vai người giámđốc nhưng làm gì đã có quân Thế là đích thân giám đốc Thái Tuấn Chí phảichạy vạy, gõ cửa các ngân hàng Nhà nước để thuyết phục ủng hộ dự án.Nhưng họ đều từ chối, giám đốc Thái Tuấn Chí vẫn không nản lòng Và ngânhàng Thương mại cổ phần đã cho vay với mười lần chờ đợi Thế là dự án vayđược tiền bằng cách thế chấp toàn bộ máy móc, thiết bị nhập về và vốn điềulệ để xây dựng nhà xưởng.

Như vậy vấn đề đầu tiên tức ngân hàng, tài chính đã có Giám đốc TháiTuấn Chí họp Hội đồng quản trị để xây dựng phương án, kế hoạch, sản xuất.Nhưng lại có một vấn đề nữa mới phát sinh, phải có giấy phép nhập khẩu trựctiếp mới nhập được máy móc và nguyên liệu về Trong khi đó chưa có tiền lệdoanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép làm điều này Giám đốc Thái

Tuấn Chí lại vào cuộc, đến xin phép Phòng xuất nhập khẩu Sở thương mại,

rồi trực tiếp gặp giám đốc Sở trình bày dự án và những mong muốn cốnghiến cho xã hội bằng sản phẩm cao cấp của mình, góp phần làm đẹp chothành phố Cuối cùng trước những lý lẽ táo bạo và một bản lĩnh quyết tâmgiám chịu trách nhiệm của giám đốc Thái Tuấn Chí với quan điểm đổi mớicông bằng trong cách nhìn nhận doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh,lãnh đạo Sở thương mại đã đồng ý.

Với nhiều nỗ lực đến tháng 4 năm 1996 nhà máy dệt số một của công tyThái Tuấn cho xuất xưởng những mét vải đầu tiên trong niềm hân hoan, phấnkhởi của những người chung lưng đấu cật khởi nghiệp công ty Thế là công tydệt Thái Tuấn chính thức giới thiệu với thị trường trong nước một sản phẩmcao cấp lần đầu tiên được sản xuất trên ngay quê hương mình – vải gấm –chất liệu và mẫu mã đáp ứng sở thích làm đẹp của mọi phụ nữ Việt Nam Vàchỉ hai tháng sau, kể từ ngày giám đốc Thái Tuấn Chí ôm vải đi chào hàng,

Trang 5

sản phẩm dệt của Thái Tuấn đã được thị trường chấp nhận Bởi ngay từ đầudệt Thái Tuấn đã nghiêm túc đặt ra cho mình phải đảm bảo ba triết lý trêntừng mét vải: Trong sản xuất lấy chất lượng làm tiêu chí, trong kinh doanh làhợp tác đôi bên cùng có lợi, trong đối ngoại đặt chữ tín lên hàng đầu.

Nhờ vậy sản phẩm của Thái Tuấn sản xuất ra đã đủ sức cạnh tranh vớihàng ngoại nhập Song làm thế nào để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?Có như vậy mới thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển? Chỉ có hàng ViệtNam nhưng chất lượng ngoại mới có thể thuyết phục được tâm lý ăn chắcmặc bền của người phụ nữ Việt Nam.

Qua tìm hiểu và đọc trong cuốn : “ Các doanh nhân thế giới” giám đốcThái Tuấn Chí thấy mỗi sản phẩm thành danh đều có thương hiệu riêng Vàthực tiễn sản phẩm có thương hiệu uy tín đã làm tăng tới 30% giá trị sảnphẩm Giám đốc Thái Tuấn Chí quyết định thành lập Ban nghiên cứu gồmlãnh đạo kinh doanh và Trung tâm nghiên cứu phát triển của thành phố bànbạc tìm ra một thương hiệu cho sản phẩm của mình, dù mẫu mã có luôn thayđổi thì thương hiệu vẫn giữ nguyên, như các thương hiệu sản xuất xe Hondacủa Nhật Bản, đồ điện tử hãng Samsung của Hàn Quốc… Qua khảo sát thịtrường và đánh giá năng lực đầu tư, tái sản xuất mở rộng của mình, công tydệt Thái Tuấn quyết định in nhãn hiệu Thái Tuấn lên biên vải và lấy thịtrường đồng bằng sông Cửu Long làm thí điểm Có thể nói đây là một sự kiệnkhá ấn tượng đánh dấu một bược phát triển của đơn vị là việc cho in nhãnhiệu Thái Tuấn - Hàng Việt Nam chất lượng cao lên biên vải do đơn vị sảnxuất, với hi vọng góp phần xóa đi tâm lý sính hàng ngoại dù chất lượng hàngngoại thua xa hàng nội Đây cũng là lần đầu tiên vải Việt Nam được in chữViệt Nam chất lượng cao lên biên vải.

Năm 1997,dệt Thái Tuấn tung mặt hàng gấm có in thương hiệu lên biên

vải tham dự Hội chợ thương nghiệp ở thành phố Cần Thơ đã tạo nên một Hộichứng Thái Tuấn.Hàng đưa về đến đâu hết đến đấy.

Trang 6

Sau khi có được thị trường,giám đốc Chí không dừng lại đó.Nhờ mạnhdạn đầu tư hiện đại hóa các máy móc thiết bị,nhằm tạo ra những sản phẩm cóchất lượng cao,có sức cạnh tranh và đẩy lùi hàng ngoại nhập Dệt Thái Tuấnđã tăng cường tích lũy lợi nhuận và khấu hao vật tư để đầu tư phát triển mởrộng liên tục Đặc biệt trong năm 1998, dù ảnh hưởng tình hình kinh tế trongkhu vực Đông Nam Á có biến động xấu khi phải nhập nguyên liệu từ nướcngoài, song công ty vẫn sản xuất ổn định, thị trường tiêu thụ lan rộng ra thủđô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Hàng bán được, đồng vốn quayvòng nhanh, công ty đã trả nợ được 2,5 triệu USD trước và đúng hạn, khôngnhững thế còn dành toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất, tạo ra sự pháttriển đột biến trong năm 1999.

Công ty ngày càng phát triển về quy mô sản xuất, bộ máy tổ chức điềuhành sản xuất được hoàn thiện dần theo hướng tinh, gọn, hiệu quả Số lượngcông nhân cũng đông dần lên, đời sống công nhân ngày càng ổn định quamức lương bình quân hàng tháng trong năm Những ngày đầu mới thành lậpcông ty chỉ có 33 cán bộ công nhân; năm 1998 lên 312 người; năm 1999 lên594 người lương bình quân là 1.401.000 đồng; năm 2000 lên 721 người lươngbình quân là 1.580.000 đồng; năm 2001 lên 1100 người lương bình quân là1.650.000 đồng; đến hết quý I năm 2002 là 1200 người trong đó tỉ lệ nữchiếm 50% và mước lương vẫn giữ được như năm 2001.

4.Đạo đức và phong cách của doanh nhân Thái Tuấn Chí đối vớihoạt động kinh doanh của công ty Dệt Thái Tuấn.

Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả nghĩa vụ nộpngân sách cho Nhà nước của công ty thực hiện tốt,năm sau cao hơn nămtrước.Năm 1999 nộp 18,6 tỷ đồng,tăng 82,35% so với năm 1998;năm 2000nộp 28 tỷ đồng,tăng 50,54% so với năm 1999;năm 2001 nộp 28,5 tỷ đồngtăng 1,8% so với năm 2000.

Dệt Thái Tuấn tuy là công ty trách nhiệm hữu hạn,vốn của công ty domột số cổ đông đóng góp, công nhân thực chất chỉ là người làm thuê,nhưng

Trang 7

mối quan hệ giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo không có sự cách biệt tháiquá mà là mối quan hệ cùng chia sẻ trách nhiệm.Để giúp Ban giám đốc vàHội đồng quản trị làm tốt hơn công tác lãnh đạo công ty đã sớm thành lập tổchức công đoàn để bảo vệ quyền lợi và thực hiện các chính sách bảo hộ chongười lao động.Theo quan điểm của giám đốc Chí thì tổ chức công đoàn giúpgiám sát con người mình trong mối quan hệ đối nhân xử thế,có điều gì khôngnên không phải anh chị em công nhân ai đó ngại nói trực tiếp thì có tổ côngđoàn để phản ánh những thắc mắc và đề đạt những nguyện vọng.Mỗi cán bộcông nhân được công ty coi là thành viên trong đại gia đình Thái Tuấn,mỗithành viên trong đại gia đình được tôn trọng xứng đáng với công lao đónggóp và được tạo cơ hội đồng đều trong thăng tiến.Chính vì thế Dệt Thái Tuấntừ ngày thành lập đến nay chưa xảy ra tình trạng bãi công hay mâu thuẫn giữaBan giám đốc và công nhân.

Từ nghèo khó đi lên,con người thường nặng tình nặng nghĩa với nhữngcảnh đơì còn nghèo khó.Cùng với nỗ lực sản xuất kinh doanh góp phần thúcđẩy ngành dệt Việt Nam phát triển,giám đốc Thái Tuấn Chí luôn tâm niệmphải có trách nhiệm góp phần cùng Nhà nước chia sẻ những khó khăn,bởi thếdù còn phải dành nhiều lợi nhuận để phát triển mở rộng sản xuất,công ty vẫnluôn thể hiện tinh thần tương thân tương ái,tham gia tích cực phong trào xãhội do Nhà nước và thành phố phát động như ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,xâydựng nhà tình thương tình nghĩa,hỗ trợ bệnh nhân nghèo…với tổng số tiềnđóng góp trên 2 tỷ đồng.

Trang 8

III KẾT LUẬN

Với tầm nhìn chiến lược,trình độ chuyên môn sâu rộng,khả năng thíchứng với môi trường,nhạy cảm,linh hoạt,sáng tạo.Tính độc lập quyết đoán tựtin.Say mê yêu thích kinh doanh,sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm,có đầu óc kinhdoanh.Thái Tuấn Chí là một điển hình cho doanh nhân thành đạt.Công ty tuymới thành lập được hơn 10 năm nhưng đã được UBND thành phố Hồ ChíMinh đánh giá là một doanh nghiệp tư nhân trẻ,năng động có nhiều đóng gópcho thành phố được thành phố tặng nhiều Bằng khen.Được thủ tướng Chínhphủ tặng Bằng khen.Còn riêng giám đốc Thái Tuấn Chí,người dám nghĩ,dámlàm để thực hiện ý tưởng tốt đẹp là được cống hiến nhiều cho xã hội,cho đấtnước.Đã được thủ tướng Chính phủ tặng 2 Bằng khen,được Hội đồng các nhàdoanh nghiệp trẻ Việt Nam tặng danh hiệu Sao Đỏ năm 2001.

Ngày đăng: 03/09/2012, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w