Cho dù đã trải qua nhiều thế kỉ nhưng Nguyễn Khuyến và Tú Xương luôn để lại trong lòng người đọc sự yêu mến, kính trọng: một cụ Tam Nguyên Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc, một ông Tú Vị Hoàng sắc sảo và dữ dội.
Trang 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm loại hình tác giả
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Loại hình chỉ một nhóm nhà văn, một nhóm tác phẩm
hoặc yếu tố (chủ đề, đề tài, thể loại, nhân vật) có những đặc trưng chung nhưng xuất hiện tại các nước khác nhau, là ngành nghiên cứu những điểm tương đồng, những điểm khác biệt, biến đổi cùng các nguyên nhân, ý nghĩa của chúng Loại hình học có hai phân nhánh là chủ đề học, văn loại học” Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá
trị văn học mới Tác giả văn học được nhận ra trong bối cảnh của quá trình văn học, là người có được bản sắc riêng trong vô vàn mối ảnh hưởng
Khái niệm loại hình tác giả theo khía cạnh phương pháp luận của loại hình học tác giả văn học, có thể xem xét trên hai bình diện:
Bình diện xã hội học lịch sử: xem tác giả là một con người xã hội, thuộc một giới, một nhóm xã hội nhất định trong các giai đoạn lịch sử
Bình diện thẩm mỹ - nghệ thuật: xem tác giả là những dấu ấn văn hóa nhân cách hiện diện ở sáng tác (hình tượng tác giả, kiểu tác giả)
Nếu khảo sát tác giả ở bình diện kể trên thì đó là một đề tài lớn của sử học Nếu khảo sát tác giả ở bình diện kể sau thì đó là đề tài của văn học, nó đòi hỏi sự tập trung chú ý vào tài liệu sáng tác (bài thơ, truyện…) hơn là phương diện ngoài sáng tác Ở đây, người viết chọn khảo sát
ở bình diện thứ hai: Loại hình tác giả chính là xem tác giả như những dấu ấn văn hóa nhân cách hiện diện ớ sáng tác (tác phẩm)
Trong cuốn sách mới đây của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương: Loại hình học tác giả
văn học − Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995) có nói khá chi tiết
về khái niệm loại hình tác giả, đặc biệt ông quân tâm sâu sắc tới loại hình học tác giả - nhà nho tài tử
Tác giả Trần Ngọc Vương mô tả nhà nho tài tử như một loại hình tác giả văn học trong văn học trung và cận đại Việt Nam trên cơ sở khai thác đối tượng như một kiểu tác giả, tức là tìm kiếm những thông tin về tác giả thông qua những biểu hiện của sự có mặt, sự tự ý thức của tác giả trong các văn bản nghệ thuật
Ông cũng đề cao vai trò của bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội thời điểm nhà văn sinh
sống, thông qua việc khẳng định: “ đằng sau mỗi một loại hình nhà nho đều có thể nhận ra một
cơ sở kinh tế xã hội mang tính độc lập tương đối Ở người hành đạo-trung nghĩa, đó là sự phân
Trang 2chia lại tô thuế Ở người ẩn dật đó là nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong đời sống công xã Nhà nho tài tử chỉ có thể xuất hiện như là một loại hình khi nền kinh tế đô thị (với nhân vật kinh
tế chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công) tuy còn tản mạn, yếu ớt, nhưng đã được thiết định”.
Nhận định này (vốn cũng có xuất xứ từ Trần Đình Hượu) cho thấy tác giả chuyên luận muốn đề cập ba loại hình nhà nho, ba loại hình tác giả văn học như những khách thể xã hội-lịch sử Đó là nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài từ
Nếu hai loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật đều được xác lập hầu như trên cùng một tiêu chí phân loại, và đều có thể được xem như những nhóm xã hội nhất định (dù tương đối biến động ở thành phần bên trong), thì loại hình nhà nho tài tử được tác giả chuyên luận xác lập bởi những tiêu chí khác Về thành phần "nhân sự", tác giả đã đưa vào loại hình này
cả những nhà nho hành đạo thành đạt lẫn những nhà nho ẩn sĩ với những số phận rất khác nhau
Có thể thấy nhà nho tài tử như một kiểu lập trường xã hội-văn hóa, thẩm mỹ Đó là những cá nhân xuất chúng, ở họ tích tụ các khát vọng xã hội, nhu cầu giải phóng con người, nhu cầu khẳng định cá nhân − tức là những nhu cầu phát triển mà chế độ chuyên chế quan liêu đương thời không cho phép thực hiện
1.2 Cơ sở để so sánh thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương
Từ những đặc điểm và tiêu chí phân loại về loại hình tác giả như trên có thể khẳng định việc so sánh thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương trên cơ sở loại hình là hợp lý, bởi lẽ:
Thứ nhất: Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng thuộc kiểu tác giả là nhà nho Xuất thân, hầu hết các hai tác giả đều xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng, thi thư Bản thân họ là các nhà nho, được đào tạo một cách bài bản trong nhà trường phong kiến
Thứ hai: Có rất nhiều điểm chung về bối cảnh văn hóa xã hội thời điểm hai ông sáng tác Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng chứng kiến sự lụi tàn của triều đình phong kiến cùng nền nho học Họ cùng đau xót trước cảnh đất nước suy tàn, thực dân tàn ác khiến nhân dân lầm than; văn hóa Phương Tây với những lai căng, phù phiếm Do đó thơ của hai ông phản ánh cả bức tranh xã hội Việt Nam thời bấy giờ bằng một tâm tư riêng, thông qua một hình thức riêng
Thứ ba, lòng yêu nước và tính tự trào thể hiện rõ rệt trong phong cách của Nguyễn Khuyến và Tú Xương; mặc dù Tú Xương được xem là biểu tượng xuất sắc của kiểu nhà nho tài
tử, còn Nguyễn Khuyến lại là sự giao thoa gặp gỡ giữa kiểu nhà nho ẩn dật - tài tử
Cuối cùng, hai ông là đại diện tiêu biểu cho những cá nhân xuất chúng, những nhà thơ mang khát vọng xã hội và nhu cầu khẳng định trước sự áp đặt của xã hội chuyên chế đương thời
Trang 3Vì vậy thơ của hai ông chúng là những di sản đáng trân trọng, minh chứng cho sự thăng hoa văn chương mà chúng ta cần gìn giữ
2 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG TRÊN CƠ SỞ LOẠI HÌNH
2.1 Đôi nét về Nguyễn Khuyến & Tú Xương
2.1.1 Nguyễn Khuyến (15/02/1835 - 24/2/1909)
Nguyễn Khuyến tự là Miễn Chi, hiệu Quế Sơn, tại làng Văn Khuê, xã Hoàng Xá, huyện
Ý Yên, Nam Ðịnh Lớn lên sống ở làng Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Nhà thơ sinh ra trong một gia đình dòng dỗi khoa bảng, dòng họ từng có nhiều người đỗ đạt và làm quan to trong các triều đại trước
Ông nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học và với 19 năm theo đuổi sự nghiệp thi
cử với 9 khoa thi, ông đã đạt được những kết quả được người đời vô cùng ngưỡng mộ Năm
1864, Nguyễn Khuyến đi thi Hương và đỗ giải Nguyên ở trường Nam Ðịnh Năm 1871, Thi Hội
và đỗ Hội nguyên và sau đó ông thi Ðình cũng đỗ Ðình nguyên Vì đỗ đầu cả ba lần thi Hương, Hội, Đình nên Nguyễn Khuyến được Vua Tự Đức ban cờ biển với hai chữ “Tam nguyên” để về làng vinh quy bái tổ
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Khuyến ra làm quan với triều đình khi đã 37 tuổi Cuộc đời làm quan của Nguyễn Khuyến kéo dài hơn 10 năm với khá nhiều thăng trầm, đó lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được Đến đầu năm 1884 viện cớ đau mắt nặng, ông cáo quan về nghỉ tại quê nhà; sống cuộc sống thanh bần, đạm bạc cùng với những người nông dân bình dị ở vùng quê nghèo, đồng chiêm trũng Bắc Bộ Do vây, nhà thơ có điều kiện để hiểu kĩ về nông dân, nông thôn từ công việc làm ăn đến những lo nghĩ vui buồn, đồng thời có sự cảm thông, gắn bó thực sự với họ Những tháng ngày này, ông cũng nhiều lần từ chối sự mời mọc ra làm quan trở lại của triều đình
Nguyễn Khuyến để lại sự nghiệp đồ sộ với ca chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800
bài gồm: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ Tiêu biểu như: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập,
Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, Long tuyển thi sách,…
2.1.2 Trần Tế Xương (05/09/1870 – 29/01/1907)
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, hiệu là Mộng Tích Tử Thịnh, tên tự là Mặc
Trai, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương, Trần Cao Xương Tuy nhiên do suốt đời
Trang 4đi thi, trải qua gần 20 năm, với 8 khoa thi, chỉ đậu một lần duy nhất đến Tú Tài cho nên có tên thường gọi là Tú Xương Ông sinh tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Ðịnh
Tú Xương là một bộ óc thông minh, một tâm hồn giàu cảm xúc, tuy nhiên suốt đời Trần
Tế Xương vẫn không gặp may: ông mãi mãi là một nhà nho lỡ vận, cố vươn lên khỏi những bế tắc nhưng không bao giờ thoát được nó, suốt đời lận đận nợ lều chõng Thi hoài mà chỉ một lần duy nhất đậu Tú Tài ở vào buổi Hán học suy tàn, lại bị lối sống thị thành quyến rũ, Tú Xương thành ra một kẻ từ chỗ vô tích sự, chán đời dẫn đến bất mãn, ngông nghênh
Sinh thời, ngoài việc học hành, thi cử, hầu như Tú Xương không làm gì cả, kể cả nghề
“gõ đầu trẻ” như những khóa sinh khác Ông đúng là loại nhà nho “dài lưng tốn vải”, cuộc sống vật chấtđều trông nhờ vào sự đảm đang, lo toan của vợ Trong khó khăn chung của thời thế, cuộc sống cơm áo của gia đình nhà thơ nhiều lúc lâm vào cảnh túng thiếu là lẽ tất yếu
Với Tú Xương sáng tác dường như chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý truyền khẩu nên tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp: không có di cảo, không có những công trình đáng tin cậy tập hợp tác phẩm khi tác giả còn sống hoặc vừa nằm xuống
Dù vậy tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ Tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất
ngôn tứ tuyệt,…) và một số bài văn tế, phú, câu đối,… Tiêu biểu như: Thói đời, Lễ xướng danh
khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ, Để vợ chơi nhăng, Thương vợ,…
2.2 So sánh tương đồng và dị biệt trên cơ sở loại hình của kiểu tác giả nhà nho
Sự kiện đặc biệt quan trọng mở đầu thời kỳ này là sự xâm lược của Thực dân Pháp Cuộc xâm lăng này đã kéo theo những biến động ghê gớm, những thay đổi sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Đối với các tầng lớp trong xã hội có sự phân hóa Đời sống nông thôn chìm trong màn đêm đen tối Đời sống thành thị phát triển theo xu hướng tư bản với những tầng lớp mới, những nghề kiếm sống mới Ta có thể khẳng định bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là một xã hội đầy rẫy những “thói tục điển hình” Một xã hội dễ làm hoen ố, băng hoại mọi danh dự, phẩm giá của con người Với hoàn cảnh xã hội như vậy đã tác động và chi phối sự hình thành các kiểu hình tác giả nhà nho
2.2.1 Loại hình tác giả
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều ra đời trong xã hội mà Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống chi phối mọi mặt đời sống Hai tác giả đều xuất thân trong gia đình có truyền thống nho
Trang 5học, khoa bảng, thi thư Bản thân họ là các nhà nho, được đào tạo một cách bài bản trong nhà trường phong kiến Trải qua quá trình tu dưỡng, học tập dưới cửa Khổng sân Trình cả hai đều nuôi ước vọng đỗ đạt, làm quan để thỏa ước nguyện cứu dân giúp đời, đem tài năng, lí tưởng phục dịch cho dân Bởi con đường tiến thân và lí tưởng thời đại có thể xác định Nguyễn Khuyến
và Tú Xương cùng thuộc kiểu tác giả là nhà nho Đồng thời, ở họ có sự tương đồng về tư tưởng,
về cách nhìn hiện thực cuộc sống Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những nỗi niềm thế
sự giống nhau: Sự bất mãn phản kháng trước xã hội, tiếng nói tâm tình của một tấm lòng yêu
nước, trung trinh nhưng bất lực trước thời cuộc
Tuy cùng là nhà nho nhưng thời đại có sư biến động lớn của lịch sử xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến các sáng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương Nếu như Nguyễn Khuyến chọn cách lánh xa thế sự để vui thú điền viên thì Tú Xương lại ngạo nghễ, ngông nghênh như thách thức thực cuộc Chúng ta thấy rằng ở Nguyễn Khuyến có sự giao thoa, gặp gỡ của loại hình nhà nho
ẩn dật và nhà nho tài tử Các nhà nho ẩn dật thường là những tác giả nhà nho có thể chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lựa chọn con đường hành đạo – nhập thế nhưng khi
về ẩn dật, họ đã tiếp thu linh hoạt tư tưởng Lão – Trang và phần nào tư tưởng Phật giáo; họ có thể đi ở ẩn suốt đời hoặc chỉ đi ở ẩn trong khoảng thời gian nào đó và có sáng tác văn chương thể hiện cuộc sống, tư tưởng ẩn dật Dựa trên quan niệm đó có thể khẳng định Nguyễn Khuyến
là nhà nho ẩn dật, nhưng cách ẩn dật của ông cũng biệt lệ so với những nhà nho ẩn dật của thế
hệ trước
Nguyễn Khuyến, một trong những người ở ẩn cuối cùng của lịch sử Nho giáo Việt Nam,
có thể nói, là biệt lệ cho mẫu nhà Nho ẩn dật Biệt lệ, bởi việc cáo quan về ở ẩn của ông là một bước thoái lui đầy miễn cưỡng Biệt lệ, bởi trong bối cảnh chế độ thực dân đang ra sức khai thác thuộc địa, làm gì còn chốn để người ở ẩn có thể sống an nhàn, thích thảng như trước? Biệt lệ, bởi cả việc dù đã tự nhận là người ở ẩn, song Nguyễn Khuyến lại vẫn tự mãn với những giá trị rất đời thường Ông bộc lộ cái “Kiêu”, ông khoe sự đỗ đạt của mình khi dặn dò con trai trong bài
“Di chúc” nổi tiếng: “Học tiếng rằng chẳng hay chi cả/ Cưỡi đầu người kể đã ba phen” Trong cái tâm thế nhùng nhằng “cờ đương dở cuộc không còn nước, bạc chửa thâu canh đã chạy
làng” của người ở ẩn bất đắc dĩ, ông Tam nguyên lại khẳng định mình, lại “Kiêu” bằng cách tự
thể hiện qua những hình tượng: Anh giả điếc, Lão đá rất nghịch phách
Đặc biệt là qua hình tượng Ông say ngất ngơ ngất ngưởng bất chấp điều tiếng của người
đời: “Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu/ Khi buồn ngâm láo một câu thơ”; “Câu thơ được
Trang 6chửa, thưa rằng được/ Chén rượu say rồi, nói chửa say” Không ngẫu nhiên mà khá nhiều lần
Nguyễn Khuyến lại tự nhận mình là Túy ông Cũng bởi: “Đừng trách bên song say khướt mãi/
Không say thì tỉnh với ai mà!” Nói về “tài” làm thơ không thể phủ nhận tài năng của Nguyễn
Khuyến, đặc biệt trong mảng thơ trào phúng Không chỉ là một nhà nho ẩn dật mà Nguyễn Khuyến còn là một nhà nho tài tử trào phúng – lỗi thế
Trong văn học Việt Nam trung cận đại cũng đã hình thành mẫu hình nhà nho tài tử, xuất sinh từ đô thị kiểu thị tứ, kẻ chợ, mang yếu tố cá nhân phi Nho, phi Trang Trong ba loại hình nhà nho được được Trần Ngọc Vương nêu ra chúng tôi xếp Tú Xương và Nguyễn Khuyến vào loại hình nhà nho tài tử Theo hai nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu và Trần Ngọc Vương, điểm phân biệt giữa nhà Nho tài tử với nhà Nho hành đạo và nhà Nho ẩn dật là ở chỗ nhà Nho tài tử coi trọng “tài” và “tình”, chứ không phải đạo đức, là cái làm nên giá trị con người Họ “thị tài”
và “đa tình” Họ không sống cho tổ quốc, không sống vì đạo lý Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật, vì cái đẹp Quan niệm sống họ theo đuổi không nằm ở phụng sự mà là hưởng thụ, tận
hưởng thú vui “cầm kì thi tửu” Theo nhận định này có thể khẳng định rằng Tú Xương có cái
chất của một nhà thơ tài tử, nhưng chất tài tử của ông lại đặc biệt khác với những nhà nho tài tử như Tản Đà, Nguyễn Du hay Nguyễn Công Trứ
Tú Xương chính là nhà nho tài tử của xã hội tư sản Mặc dù mang trong mình tư tưởng Nho gia nhưng ông dễ dàng nhập thân vào đô thị, dù là nhập thân một cách không hoàn toàn Tú Xương người có tài, học hành lỗi lạc, văn hay chữ tốt nhưng trí tuệ ngang tàng, không chịu khép mình vào quy chế cổ hủ, bó buộc của khoa trường cũ rích, cho nên con đường công danh luôn lận đận Bởi tài hoa vốn có nên mục đích chính của ông vẫn là “phụng sự” Muốn đem tài năng theo con đường quan lại để tiến thân, giúp nước Nhưng chính cái xã hội hỗn độn, sa đọa, vá víu
đã làm lỡ vận mộng học hành công danh của ông Nên ông mới mượn cái thú “cầm kì thi tửu”
để khỏa lấp sự phẫn chí, chán thế sự của mình Đã có “tài” phải có “tình” nữa mới thành người tài tử những cái tình của Tú Xương cũng rất đặc biệt “Tình” gắn liền với gia đình và vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc Cũng như Nguyễn Khuyến, ông thể không đoái hoài đến thế sự, không thể hưởng được lạc thú như mình vốn nghĩ
Xét về loại hình tác giả, Nguyễn Khuyến và Tú Xương vẫn có những nét tương đồng và
dị biệt Họ gặp gỡ nhau trong tư tưởng nho giáo những mỗi người lại có con đường sáng tác riêng
2.2.2 Phong cách tác giả
Trang 7Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lý luận văn học cũng đă khẳng định: “Phong cách là
chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học” Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo lên phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ là tính
độc đáo thể hiện trong sáng tác Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn Nhà văn, nhà thơ muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nó Phong cách sáng tác là một phạm trù rất rộng, trong
đề tài này chúng ta chỉ đi qua nhưng phương diện cơ bản trong phong cách như: cái nhìn, đề tài chủ đề, giọng điệu, ngôn ngữ…
Yếu tố đầu tiên tạo nên phong cách Nguyễn Khuyến đó chính là cái nhin thấu thị về bối
cảnh đất nước lúc bấy giờ Chính điều đó đã tạo nên một nhà nho tài tử trào phúng
Về đề tài, những bức tranh thơ Yên Đổ đã kế thừa thật uyển chuyển tinh hoa của cả một
chặng đường dài tiếp cận và thể hiện thiên nhiên trong thơ trung đại Thiên nhiên trong trong thơ ông không bó buộc phải là rộng lớn, đặc sắc, mà nhiều khi chỉ là những cảnh, những hình ảnh giản dị, quen thuộc của quê hương xứ sở, nhất là cảnh thôn quê mộc mạc, chân chất:
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
(Thu điếu) Những cảnh đó ông khéo khơi rộng và tìm ra những vẻ đẹp chưa ai khai thác bao giờ và ông đã gửi vào đó nỗi niềm tâm sự, thể hiện một tình yêu nước sâu xa Chính bởi yêu tố đó mà ông được mệnh danh là “nhà thơ của làng quê Việt Nam”
Ngoài đề tài về thiên nhiên ông còn viết về người phụ nữ với cảm hứng ca ngợi, trân trọng Nguyễn Khuyến có bài “Mẹ Mốc” Nhà thơ đã khắc họa hình tượng cảm động của một người đàn bà danh tiết có thật lúc bấy giờ: mẹ Mốc Mẹ Mốc nhan sắc tuyệt trần đã giả vờ điên dại để dành trọn tâm tư cho chồng con đang ở xa:
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết.
Đề tài chứa nhiều trăn trở, suy tư nhất của tác giả có lẽ là đề tài yêu nước Nguyễn
Khuyến không bao giờ xóa bỏ được nỗi đau thời thế và tấm lòng yêu nước trung trinh Lòng yêu nước kết tinh thành một khối vững bền ở tận đáy lòng khiến ông giữ được thái độ bình thản
Trang 8trước mọi thay đổi của thời cuộc Tình yêu nước gắng liền với hiện thực xã hội, ta tìm thấy trong các sáng tác của ông cái xã hội đang ngày càng mục nát, sản sinh ra nhiều bọn quan hư hèn, bọn thực dân xâm lược và những hạn người làm quan bằng những thủ đoạn bất chính
Về giọng điệu, Nguyễn Khuyến, một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức nho giáo
mang đến một giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm thúy Trước hết là khi đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, ít nhiều ta thấy tâm sự và cá tính của ông Ở đó, ta thấy những biểu hiện đối lập trong tâm hồn nhà thơ Đó là những bài tự trào được viết khi ông chưa đậu đạt: tiếng cười đùa hóm hỉnh mà còn có chút xót xa, tủi hổ vì sự nghèo và muộn trên đường khoa cử (Than
nợ, Than nghèo, Giễu mình chưa đỗ,…) Sau khi đã đậu đạt và nhất là từ khi rũ bỏ cuộc sống quan trường để trở về làng quê Yên Đổ sống cuộc sống thanh bần, Nguyễn Khuyến đã cảm thấy
sự thất bại của cuộc đời mình Ông đau khổ tự phủ định, giễu cợt bản thân một cách chua chát Ông tự nhận là kẻ bất lực, gàn dở vì những đạo lí thánh hiền mà Nguyễn Khuyến từng tiếp nhận không còn dung hòa được với sự bạc nhược, rệu rã của triều đình nhà Nguyễn nên ông từ bỏ Ông đã cười cợt, khinh bỉ cái địa vị mà mình từng ngồi:
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.
(Tự trào) Ông còn tự cười cợt bản thân mình thông qua hình ảnh một ông già vô tích sự:
Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang.
(Tự trào) Bên cạnh sự tự trào, các tác giả còn tập trung vào việc chế giễu những thói hư tật xấu
trong xã hội Ở xã hội ấy có đủ mọi hạng người và đủ mọi suy đồi về luân thường đạo lí Ông là
người dám công khai phê phán, giễu cợt cái xã hội vốn đang trên đà tuột dốc Cái xã hội đang mất dần sự tôn nghiêm của buổi đầu thực dân hóa:
Vua chèo còn chẳng ra gì Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.
(Lời vợ người hát chèo)
Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
Trang 9(Hội Tây) Hình tượng ấy càng khắc họa sâu sắc nỗi đau thời cuộc của chính nhà thơ Luôn day dứt
vì chưa hoàn thành tâm nguyện “lo trước, vui sau”, Nguyễn Khuyến dùng một phần sự nghiệp thơ văn của mình để châm biếm những viên quan, những ông nghè, ông đồ dốt nát, không hề có
tư tưởng phụng sự nhân dân mà chỉ đua đòi danh phận cho hợp với thời thế (Thầy đồ ve gái góa)
Xét về ngôn ngữ: Nguyễn Khuyến sáng tác thơ văn cả chữ Hán, chữ Nôm và ở loại nào
ông cũng được coi là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ văn chương Ngôn ngữ thơ ông rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả, chúng rất giàu giá trị nghệ thuật
Nhà thơ đã khéo léo đưa các thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca vào bài thơ, câu văn của
mình, chúng được ông sử dụng khá thành thạo Có khi sử dụng nguyên xi (“Có ai ngờ sáng tai
nọ, điếc tai cày”, “Có hay chi cõng rắn cắn gà nhà”, “Thôi đừng có rước voi giày mả tổ”,…),
có khi ông sáng tạo lại để biến thành câu văn, câu thơ mình (Chép miệng bà nuôi to cái dại/ Phờ
râu chịu đấm mất phần xôi,…)
Nguyễn Khuyến còn có biệt tài khai thác khả năng diễn tả của từ láy, từ ghép giàu giá trị
gợi tả và biểu cảm: lơ phơ, ngất ngơ, lơ láo, khấp khểnh, lom khom, tênh nghếch, ngọng nghẹo,
vắng teo, nhấp nhô, trong veo,…Đặc biệt, có những từ ngữ đã được Nguyễn Khuyến sáng tạo ra,
làm phong phú thêm vốn từ ngữ của Tiếng Việt: quang quác quác, tẻ tè te, khỏe khoe,…
Còn về phong cách Tú Xương mang đậm cái nhìn thời đại Ông là một trong số ít tác giả
trong văn thơ trung đại hầu như không viết về thiên nhiên Chủ đề – đề tài trong thơ ông đậm
chất hiện thực Từ việc người ta học gì chơi gì, đến chuyện đời thường của chính nhà thơ Nhân vật trong thơ Tú Xương là những cá nhân riêng cụ thể, là những con người có đủ danh phận, không còn là những nhân vật theo loại như trước kia Vì thế ông không úp úp mở mở, nói bóng nói gió bình phẩm ai mà ông nhìn thẳng nói thẳng Tổng quát hóa thơ Tú Xương có ba đề tài chính là: bức tranh Tây hóa, hình ảnh người phụ nữ và hình ảnh những nhà Nho trong xã hội đảo điên này
Tú Xương rất trân trọng vợ mình, ông viết về vợ để thể hiện sự tri ân:
Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.
Trang 10Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Thương vợ) Bên cạnh đó, nhà thơ còn phơi bày sự vi phạm một cách trắng trợn về tiết hạnh của người phụ nữ Tú Xương đã mỉa mai những cô gái làm đĩ, gái góa, cô vợ vi phạm tam tòng tứ đức,…
Còn khi viết về đối tượng khoa bảng, quan lại hèn kém này nhưng với giọng thâm độc, cay cú hơn Giễu người thi đỗ là một lời chửi nghe rát cả mặt Cái đau nhất có lẽ là hình ảnh đối rất chuẩn giữa bà đầm và ông cử Bà đầm xuất hiện đã làm cho những giá trị thuần phong mĩ tục của dân tộc ta hoàn toàn sụp đổ:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Vịnh khoa thi Hương)
Về giọng điệu, Tú Xương được xem như một nhà nho thị dân Ông mang đến cho người
đọc những câu thơ trào phúng cay độc, bốp chát, ông châm biếm, cười cợt, phê phán không khoan nhượng với bất cứ những gì “trái tai gai mắt” diễn ra trong buổi giao thời
Tiếp bước Tam nguyên Yên Đổ là nhà thơ “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”
(Buồn thi hỏng) Chuyện học hành thi cử của Tú Xương không được may mắn như Nguyễn Khuyến Và dòng thơ tự trào của ông xuất hiện như một sự an ủi chính bản thân mình, vỗ về lòng mình Biểu hiện của thơ tự trào Tú Xương cũng là sự châm biếm, cười cợt chính mình:
Bác này mới thật thái vô tích Sáng vác ô đi tối tối vác về.
(Vô tích) Trong sự biến đổi của xã hội đương thời thì con người nhà nho như Tú Xương không thể thích nghi và ông không chọn được cho mình một công việc thích hợp, đành phải “Sáng vác ô đi tối vác về” và làm một vị quan tại gia ăn lương vợ:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.
(Quan tại gia)
Tú Xương lại còn không ngần ngại phơi bày các tật xấu của mình Hình thức tự bôi xấu mình là một kiểu cười làm tan vỡ hình tượng, cốt cách nhà nho vốn rất đạo mạo, uy nghi: