*ĐềII: So sánh tiếng cười trong thơTúXươngvàNguyễnKhuyến Tản Đà –một nhàthơ nổi tiếng tài năng và "ngơng" của giai đoạn sau, giai đoạn giao thời thơ cũ - thơ Mới cũng đã phải phát biểu: "Trong những thi sĩ tiền bối, tơi khâm phục nhất Tú Xương". Vũ Trọng Phụng - nhà văn hoạt kê hàng đầu của những năm 30 cũng viết "Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ". Sự nghiệp thơ của TúXương khơng chỉ được đánh giá cao ở trong nước mà cả ở nước ngồi. Giáo sư Albert Smith (Anh) viết: "Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng những nhàthơtrào phúng lớn của thế giới". Tiến sĩ văn chương Jean-Curier (Pháp) cũng cho rằng: "Trong bầu trời thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngơi sao sáng nhất thì TúXương là một trong năm ngơi sao ấy". TúXương có một câu đối Tết xuất sắc mà bây giờ ít khi ta nhắc lại vì cuộc sống và phong tục cũng đã thay đổi, nhưng đặt vào lúc nó ra đời thì thật đắt và thật sâu cay, chua chát: "Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo/ Nhân tình trắng thế lại bơi vơi". Ngày nay chúng ta còn học tập được ở nghệ thuật dùng từ tài tình của tác giả khi muốn châm biếm một điều gì đấy về nhân tình thế thái: xác (danh từ, danh từ tính từ hóa); trắng (nghĩa bóng - nghĩa đen). Tiếng cười cay độc, chua chát của TúXương có ý nghĩa phủ định xã hội, cái xã hội của những kẻ giàu sang hãnh tiến. Bài Năm mới chúc nhau của ơng là tiếng chửi vào bọn người ấy, chứ khơng phải là chửi tùm lum tất cả. "Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu Phen này ơng quyết đi bn cối Thiên hạn bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang Đứa thời mua tước, đứa mua quan Phen này ơng quyết đi bn lọng Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng. Nó lại mừng nhau cái sự giàu Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu Phen này ắt hẳn gà ăn bạc Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu. Nó lại mừng nhau sự lắm con Sinh năm đẻ bẩy được vng tròn Phố phường chật hẹp người đơng đúc Bồng bế nhau lên nó ở non.” Chính vì cảm hứng xã hội ấy của bài thơ, mà sau nghe nói có người thêm vào một khổ mà người ta vẫn nghĩ là của TúXương vì nó hồn tồn thống nhất với cảm xúc chủ đạo của bài thơ: "Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp hết cả trên đời Vua, quan, sĩ, thứ người mn nước Sao được cho ra cái giống người.” 1 Lê Thò Bảo Trâm 11văn Cũng cảm hứng phê phán đó, có bài Năm mới: "Khéo báo nhau rằng mới với me Bảo nhau rằng cũ, chẳng ai nghe Khăn là bác nọ to tầy rế Váy lĩnh cô kia quét sạch hè Công đức tu hành, sư cô lọng Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe Phong lưu rất mực ba ngày tết Kiết cú như ta cũng rượu chè.” Ở đây, TúXương phê phán thói phô trương rởm đời của bọn hãnh tiến học làm sang, nó là một sự mỉa mai, chửi rủa đối với xã hội của những người nghèo khổ. Đằng sau cái cười của TúXương là nỗi đau, nỗi đau mất nước. Bài Xuân ru mà của ông có những câu thơ không còn là trào phúng nữa mà là trữ tình 100%. "Xuân từ trong Huế mới ban ra Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách, bức tranh gà Chí cha chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là Dám hỏi những ai nơi cố quận Rắng xuân, xuân mãi thế ru mà". Ông nhắc nhở bọn hãnh tiến rởm đời hãy nhớ nhục mất nước. Câu thơ là lời cảnh tỉnh thiết tha, gợi nhớ câu thơ ông viết trong kỳ thi năm Đinh Dậu. "Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà". Có bài thơTúXương không nói về Tết nhưng nhân sự việc xảy ra vào dịp này, ông có nhắc đến Tết, đó là bài Mồng 2 tết viếng cô Ký: "Cô Ký sao mà đã chết ngay Ô hay trời chẳng nể ông Tây Gái tơ đi lấy làm hai họ Năm mới vừa sang được một ngày Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ Ông chồng thương đến cái xe tay Gớm ghê cho những cô con gái Mà vẫn đua nhau lấy các thầy". TúXương châm biếm thói thực dụng vô luân mất gốc của một số người lúc đó. Cô Ký lấy thầy Ký ta nhưng lại đi lại với ông Tây chánh cẩm để thuận tiện cho việc làm ăn (mở hiệu xe tay). Nhưng câu đau nhất trong bài không chỉ là câu 2 mà là câu luận thứ 2 (câu 6). Ông chồng không thương vợ chết trẻ mà chỉ lo từ nay không ai lo liệu cho cái hiệu xe tay, không còn ai đi lại với ông chánh cẩm để công việc làm ăn được thuận lợi, nhất bản vạn lợi. TúXương hay cười, cười cả những người không có tội nhưng hãy xem kỹ, trong cái cười ấy có cả giọt nước mắt xót thương. Nhàthơ cảm thương với kiếp cô đầu trong ngày tết ế ẩm, túng thiếu: "Chị hỡi chị, năm nay túng lắm/ Biết làm sao, Tết đến nơi rồi ./ Chị em ta cùng nhau giữ giá/ Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng/ cũng liều bán váy chơi xuân" (Tết cô đầu). Xem chừng nụ cười trào phúng đã nhường cho nước mắt trữ tình. Và cảm hứng của nhàthơtrào phúng đầu thế kỷ bỗng gần với cảm xúc của nhà văn lãng mạn năm 40 (Thạch Lam với Tối 30 tết), hoặc đã chuẩn bị cho tiếng cười cay đắng của nhà văn hoạt kê Nguyễn Công Hoan những năm 30 trong Người ngựa, ngựa người. 2 Nhàthơtrào phúng ấy cũng là người hay tự trào. Tác giả cười hay nói đúng hơn, thẩm thía cái nghèo, cái bất lực, cái không thành đạt của mình Cảm Tết, Sắm Tết. Những câu đùa trong 2 bài thơ này là những câu đùa ra nước mắt: "Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu Bánh đường sắp gói e mồm chảy Giò lụa toan làm sợ nắng thiu Thôi thế thì thôi đành tết khác Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo”. Đặc biệt, bài Sắm tết, tiếng cười được nghệ thuật hư cấu phóng đại giúp sức trở nên những tiếng cười gằn: "Tết nhất năm nay khéo thật là Một mâm mứt rận mới bày ra Xanh đồng thắng lại đen nhưng nhức áo đụp bò ra béo thực thà Kẹo chú Sìu Châu đâu đọ được Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt Lại rưới thêm vào tí nước hoa". Tác giả giễu mình mà hóa ra chửi đời. Tuy nhiên nỗi ghét đời kia lại chính là hình chiếu ngược của lòng yêu đời. Bài hát nói Tết dán câu đối thể hiện lòng yêu vợ, tính cách phóng khoáng, tài tửvà vui tính của tác giả: "Nhập thế cục bất khả vô văn tự Chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài Huống thân danh mình đã đỗ tú tài Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối Đối rằng: "Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt” Viết vào giấy dán ngay lên cột Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay Thưa rằng hay thật là hay Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài Xưa nay em vẫn chịu ngài”. Và cả trong các bài thơ chửi giễu những thói rởm ngày tết vẫn có những câu thú vị đậm màu sắc dân tộc: "Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột/ Om thòm trên vách bức tranh gà" . Tóm lại, chỉ đọc mấy bài thơ Tết của Tú Xương, ta đã thấm thía cái ý vị hay, riêng của thơTúXương và phần nào thấy được tài năng và chiều sâu tâm tưởng ông. Khi TúXương mất, nhàthơNguyễn Khuyến, người sinh trước ông 35 năm, nhưng lại mất sau ông 2 năm, đã viếng 2 câu đối: "Kìa ai chín suối Xương không nát/ Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn". Nhàthơ lão thành đại khoa đó tuy lời lẽ có phần cẩn trọng nhưng thực sự đã là người đầu tiên khẳng định giá trị cao, giá trị vượt thời gian của thơTú Xương. Còn nhàthơ lớn hiện đại Xuân Diệu sau này thì lời lẽ mạnh mẽ hơn nhưng cũng vẫn ý tưởng ấy: "Ông nghè, ông thâm vô máy khói / Đứng lại văn chương một tú Bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX là một bức tranh xám xịt, nham nhở. Toàn bộ vùng nông thôn rộng lớn vẫn chìm trong đêm tối của cảnh nghèo khốn, lạc hậu. Còn ở các vùng kẻ chợ như Hà Nội và Nam Định (quê Tú Xương) thì phơi bày một cảnh đời đồi bại và lố lăng. 3 TúXương là một con người có đầy đủ lương tri và bản lĩnh của một trí thức Việt Nam phong kiến chân chính. Nói như Tehernychevsky, nhà triết học và văn hào Nga thế kỉ XIX - ơng là "ngun động lực của động lực", là "tinh chất muối trong muối của trần gian". TúXương có tài văn chương xuất chúng, có cái TÂM của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, u nước, thương xót giống nòi; có cái trí của một người lỗi lạc biết được cái gì có thể chấp nhận và cái gì phải phủ nhận trên thế giới này; có cái Hồn của một nhà lãng mạn chủ nghĩa tầm vóc nhân loại. Số phận của bản thân ơng phản ánh số phận của dân tộc ơng thời ấy. Đó là bi kịch của một con người "tiến thối lưỡng nam". Ơng khơng thể cam tâm "vứt bút lơng đi giắt bút chì" để trở thành "Chẳng kí, khơng thơng cũng cậu bồi" như những kẻ vơ liêm sỉ khác. Ơng cũng khơng phải hạng hủ nho vùi đầu vào kinh sử, quanh năm "đẽo gọt con sâu". Chính vì vậy mà ơng đến nỗi "tám khoa chưa khỏi phạm trường qui". Phẩm cách sĩ phu thơi thúc ơng phải đỗ đạt, phải "lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ". TúXương đã khơng tìm ra được một con đường tiến thân đúng đắn. Những bế tắc về tư tưởng, về cơng danh, và cảnh khốn cùng đã khiến ơng phẫn chí, có lúc tưởng chừng phát điên phát dại. Một nhân cách lớn và một tài năng lớn như TúXương lẽ nào lại chịu "tan nát với cỏ cây"? TúXương đã, khơng phải "nhả ngọc phun châu" mà nhả đạn ra ngồi miệng bắn phá cái cuộc đời xấu xa bẩn thỉu đang diễn ra xung quanh ơng. Ơng đã trút vào văn thơ tất cả những nỗi ưu uất của lòng mình. Mải sống, mải chơi, mải vẫy vùng và "bắn phá", TúXương có lẽ khơng hề nghĩ đến cái thành quả, cái "sự nghiệp" đích thực của chính ơng. Ơng đã nói và nói thật rằng : Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì! Trái với cái ý nghĩ tuyệt vọng đó, lịch sử đã xác nhận: Thành quả lớn nhất của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX thuộc về dòng văn chương hiện thực - trữ tình - trào phúng với hai nhàthơ lỗi lạc: NguyễnKhuyếnvàTú Xương. Về nội dung: thơTúXương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ánh cả một xã hội "kẻ chợ" (thành phố Nam Định) với đủ mọi hạng người, và phản ánh sự suy đồi của nền đạo đức ln lí trong thời buổi giao thời ấy. Thơ văn TúXương cũng khắc hoạ được hình tượng một "nhân vật của thời đại". Đó là bản thân TúXương : một nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng mạn, có phẩm cách, tài năng xuất chúng nhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc trở thành một nhân vật bi kịch. Khơng ở đâu "cái tơi" được miêu tả một cách sắc nét và đầy cá tính như trong thơ văn Tú Xương. Đó chính là " sự gặp gỡ khơng hẹn mà nên" giữa thơTúXương với các trường phái văn học phương Tây. Thơ văn TúXương cũng hàm chứa những tình cảm vơ cùng sâu sắc: Những nối ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, với những thiên tai, với mn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn dằn vặt khơn xiết kể của chính nhà thơ. Thơ văn TúXương còn ghi lại hình ảnh người vợ mà nhàthơ vơ cùng u q. Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt Nam điển hình, cho đến nay vẫn khiến chúng ta rung cảm. Về nghệ thuật, thơTúXương đạt tới đỉnh cao bậc nhất ở thời đại ơng. TúXương hầu như hồn tồn chỉ sáng tác thơ nơm. Ơng là người khẳng định triệt để giá trị và khả năng to lớn của tiếng Việt. Ơng được người đời sau tơn là bậc " thần thơ thánh chữ". Ngơn từ của ơng tài tình khơng kém nữ sĩ Hồ Xn Hương trước kia nhưng phong phú hơn. Bằng tiếng nói thơng thường, bằng những câu cửa miệng của người bình dân, TúXương sáng tác những tác phẩm đặc sắc. Đó là tài nghệ của ơng mà sau này chỉ có Nguyễn Bính sánh được. Tính chất trào phúng vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản tính của con người Việt Nam, đến TúXương đã được sử dụng triệt để và tung hồnh như một lợi khí sắc bén. Tiếng cười trong thơTúXương mạnh mẽ, ln tạo nên những "Cú chết bất ngờ" cho kẻ nào bị ơng đả kích. Tú Xương, cũng như Vũ Trọng Phụng sau này, có biệt tài đưa những mảng hiện thực gần như trần trụi của cuộc sống vào trong thơ văn, vậy mà lại tạo ra được những tác phẩm hay đến mức thần 4 tình.Tú Xương mất đã gần 90 năm, vậy mà văn thơ của ông đối với chúng ta hôm nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng. Nỗi đau đời, những trăn trở riêng chung, tiếng cười của ông và bút pháp tài tình của ông thể hiện trong hàng trăm tác phẩm thuộc đủ mọi thể loại (thơ, phú, văn tế, ca trù, câu đối, ), tất cả đã đưa ông lên vị trí một trong những nhàthơ lớn nhất của dân tộc. Trước hết vì nhàthơ là một con người, một tâm hồn thơ tiêu biểu cho bản sắc Việt Nam. Về phương diện này có thể so ông với Hồ Xuân Hương trước kia vàNguyễn Bính sau này. Bản sắc tâm hồn Việt Nam! Cái đặc tính dịu dàng, kín đáo, không ồn ào nhưng hóm hỉnh, trong sáng và sâu sắc, tế nhị, có lẽ là sản phẩm tinh thần độc đáo của xứ sở đồng bằng trồng lúa nước, xứ sở của những làng quê xanh ngắt với những lũy tre bao bọc xung quanh! Những đặc tính ấy đã từng làm say mê bao nhiêu du khách đến từ những đất nước xa xôi. Mặc dù đã dự phần "bảng vàng bia đá ngàn thu", nhưng NguyễnKhuyến lúc nào cũng giữ nguyên vẹn phong cách một ông già của xứ làng quê ấy, sống chan hoà với những người "chân quê" giữa đồng đất quê hương. Cảnh "bạn đến chơi nhà" là một bức tranh sinh hoạt nông thôn tiêu biểu, đằm thắm tình người: Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà . Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta. Hình ảnh những người dân quê được ngòi bút NguyễnKhuyến miêu tả vừa sinh động, vừa như đượm niềm trìu mến sau nụ cười dí dỏm: Hàng quán người về nghe xao xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung . ! Trong những cơn hoạn nạn: thiên tai địa ách, đói rét, ngoại xâm . giọng thơ của ông trở nên bi thiết trước số phận của cộng đồng mà ông là một thành viên không tách rời: Quai Mễ Thanh liêm đã lở rồi Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi! 5 Gạo dăm ba bát cơ còn kém Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi . Đi đâu cũng thấy người ta nói Mười chín năm nay lại cát bồi! Cái bản sắc Việt Nam ấy hoà quyện trong một thiên nhiên Việt Nam đặc sắc và hữu tình. Cảnh nông thôn trong thơNguyễnKhuyến là những tác phẩm Thơ - Họa tuyệt tác, làm rung động mọi tâm hồn Việt Nam: Cá vượt khóm rau lên mặt nước Bướm len lá trúc lượn rèm thưa! (Vịnh mùa hè) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Là vàng trước gió sẽ đưa vèo . Là bậc danh nho, từng đỗ đầu cả tam trường (Tam nguyên), NguyễnKhuyến có nhiều trước tác uyên thâm bằng Hán văn - Nhưng khác với nhiều nhà Hán học, ông chủ tâm dùng chữ Hán để miêu tả sinh hoạt, phong cảnh và con người Việt Nam. Ông đã "Việt hoá" nội dung thơ chữ Hán. Thật kì thú khi đọc những câu thơ dịch từ chữ Hán mà mang phong vị Việt Nam đến thế: Cóc vồ con kiến tha mồi Chim rình bọ ngựa đang ngồi bắt ve. Hoặc: Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ Giò tiên trong chậu chửa bung hoa. Hoặc: Ngang trời một tiếng chim ca Nhà bên con trẻ nghê nga học bài. Hoặc: Vải chín, bà hàng bưng quả biếu Cá tươi, lão giậm nhắc nơm chào! Quả thật chẳng còn thấy cái chất "Hán học" ở đâu cả! Có nhiều bài thơ chữ Hán của mình, chính ông lại dịch ra thơ nôm (chắc chắn vì sức hấp dẫn mãnh liệt của thơ nôm, của tiếng nói dân tộc), và trở thành những bài thơ hay, như bài "Khóc Dương Khuê". 6 Bác Dương, thôi đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta! Làm sao bác vội về ngay Thoạt nghe tôi đã chân tay rụng rời! Không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu, NguyễnKhuyến còn là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu ở thời đại bấy giờ. Đó là thời đại mất nước, dân tộc bị chà đạp. Rất nhiều kẻ xuất thân "sĩ phu" đã làm tay sai cho giặc như Hoàng Cao Khải. Bản thân NguyễnKhuyến cũng đã trót dấn thân vào con đường hoạn lộ. Nhưng với nhỡn quan sắc bén, ông nhìn rõ chân tướng của thời đại ông. Giữ vũng phẩm cách của một người yêu nước chân chính, ông dứt khoát vứt bỏ mọi thứ vinh hoa phú qúi, "treo ấn từ quan", giả đui giả điếc, trở về nơi thôn dã sống với nhân dân: Bôn ba vừa chục năm tròn Trở về may mắn ta còn là ta! Ông chấp nhận cảnh sống bần bách suốt đời: Quản chi công nợ có là bao Nay đã nên to đến thế nào? Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi Chục năm chục bảy nhiều sao! Thậm chí ông đã "nếm" mùi đói rét: Thương ta đau ốm nghèo nàn Phong trần lại quá ươn hèn hơn ai. Tuổi già mình chẳng có tài Lấy gì chống đỡ những ngày reo neo? Không ăn, cái bụng đói meo Ăn vào, cái nhục mang theo bên người! (Có người cho thịt) Thế nhưng nỗi buồn về "sự nghèo" vẫn không ác liệt day dứt bằng nỗi đau của một con người ưu thời mẫn thế, đau nước đau nòi: Bạn già lớp trước nay còn mấy? Chuyện cũ mười phần chín chẳng như! Hay: Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm 7 Nước độc ma thiêng mấy vạn người. Khoét rỗng ruột gan trời đất cả Phá tung phên giậu hạ đi rồi! Hay: Năm trăm năm cũ nơi văn vật Còn sót hòn non một nắm trơ! (Hồ Hoàn Kiếm) Một nhân cách thực sự cao cả làm sao có thể chịu khoanh tay bó gối trước cuộc đời ngang trái? Vậy NguyễnKhuyến đã "xử thế" cách nào cho xứng với tầm vóc của ông? Biết mình không có khả năng làm chính trị, ông quay ra làm văn hoá! Ông làm thơ, làm câu đối, ca trù . cho mọi người thưởng thức. Ông sáng tạo ra thứ Văn ThơTrào Phúng sâu sắc, chua cay, chĩa mũi dùi đả kích vào cái cuộc đời đồi bại và lố bịch bấy giờ. Dưới ngòi bút của ông hiện ra một triều đình "hề": Vua chèo còn chẳng ra gì Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề! một lũ quan lại tham nhũng: Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a? (Kiều bán mình) một bà đầm thực dân: Bà quan tênh nghếch xem bơi trải. một ông quan ta bị tây đá đít bằng "giày móng lợn", một ông nghè rởm: Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai! một cô "me tây": Cái gái đời này gái mới ngoan Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan Ba vuông phất phới cờ bay dọc Một bức tung hoành váy xắn ngang! Ông cũng cảnh tỉnh cả đám "dân ngu" chưa nhận ra cái nhục mất nước: Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo 8 Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu! (Hội Tây) Thơtrào phúng của NguyễnKhuyến khác nào một ngọn đuốc soi đường cho lương tri của dân tộc trong một thời đêm tối, giúp mọi người thấy rõ phải quấy, chính tà. Với cốt cách của một bậc "hiền tài quốc gia", NguyễnKhuyến đã xoay chuyển được ván cờ sự nghiệp đời mình, biến bại thành thắng. Thay vì cái kết thúc đáng buồn của một sĩ phu bất phùng thời, bất đắc chí, chịu chấp nhận "thân bại danh liệt", NguyễnKhuyến đã lập nên một sự nghiệp văn chương chói lọi ngàn thu, làm rạng danh cho cả dân tộc! Đồng thời ông nêu một gương sống vô cùng cao quí. Mặc dù mang nỗi đau đời lớn lao trong lòng, nhưng ông đã vượt được ra ngoài tâm trạng u ám của một nhân vật bi kịch. Thực vậy, NguyễnKhuyến là con người tuyệt vời đã biết tìm và biết hưởng thụ niềm vui chân chính của cuộc sống. Thơ ông, bên cạnh cái cười thâm thuý, còn là bài ca về cuộc sống tươi đẹp, cuộc sống tuy có những đau khổ không cùng nhưng vẫn "không đáng chán". Ông đã sống với thiên nhiên, với non sông đất nước bằng tất cả tâm tình: Mặt nước mênh mông nổi một hòn . Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa? Chống gậy lên cao gối chẳng chồn. (Vịnh núi An Lão) Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Thu điếu) Mảnh vườn cũng lắm thú ghê Ghế bên ngồi nghỉ tỉ tê một mình. (Vườn nhỏ) Ông đã sống thắm thiết với tình bạn tri âm: Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau Kính yêu từ trước đến sau Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? (Khóc Dương Khuê) Ông cũng tìm được nguồn vui chan chứa trong mối qua hệ với xóm giềng, với nhân dân lao động xung quanh ông: 9 Cách giậu mời ông hàng xóm chén Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ (Giải buồn) NguyễnKhuyến cũng có một thứ bậc cao trong làng say Việt Nam Kim cổ: Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ Có người say rượu tiếng còn nay. Cho nên say, say khướt cả ngày Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng! (Uống rượu ở vườn Bùi) Có thể nói, ông đã tìm được nguồn an lạc trong cuộc sống hàng ngày, và có lẽ vì vậy ông đã được hưởng chữ thọ: Phận thua suy tính càng thêm thiệt Tuổi cả chơi bời hoạ sống lâu Em cũng chẳng no mà chẳng đói Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu. (Lụt hỏi thăm bạn) Thơ lại chén, chén lại thơ Thảnh thơi ta vẫn ưa nhà ta hơn. (Tự thuật) Chính vì mang một nhân cách lớn, một bản sắc Việt Nam độc đáo, một tâm hồn thắm thiết một văn tài kiệt xuất và một cách xử thế đúng đắn, NguyễnKhuyến là một con người và một nhàthơ ưu tú vào bậc nhất ở thời đại ông. Và "cụ Yên Đổ" mãi mãi sống trong tâm hồn chúng ta thật là thân thương, thật là trìu mến 10 . văn chương hiện thực - trữ tình - trào phúng với hai nhà thơ lỗi lạc: Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Về nội dung: thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao. trong thơ Tú Xương và Nguyễn Khuyến Tản Đà –một nhà thơ nổi tiếng tài năng và "ngơng" của giai đoạn sau, giai đoạn giao thời thơ cũ - thơ Mới