1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM THƠ TRÀO PHÚNG CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN KHUYẾN

95 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Trải qua gần mười thế kỉ xây dựng và phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong việc phản ánh cuộc sống lao động, đời sống tinh thần người Việt và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học khu vực. Trong văn học trung đại, bên cạnh dòng văn chương nói chí tỏ lòng và văn chương thế sự có một bộ phận văn học vẫn âm thầm phát triển không ngừng từ văn học dân gian đến văn học viết đó là văn học trào phúng. Khởi nguồn từ văn học dân gian, bộ phận văn học này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong văn học viết góp phần quan trọng thể hiện đời sống tinh thần phong phú của con người Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu văn học trào phúng nói chung và thơ chữ Hán trào phúng nói riêng trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn trong việc khắc họa diện mạo nền văn học dân tộc. Cảm hứng trào phúng xuất hiện khá sớm trong văn học Việt Nam bắt đầu từ ca dao trào phúng, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… Tuy nhiên phải đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX với những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Tú Xương văn học trào phúng mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ. Ra đời trong giai đoạn giao thời khi mà xã hội cũ, hệ tư tưởng cũ đang rạn nứt, xã hội mới với những tư tưởng mới, con người mới đang dần hình thành, văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX mang nét đặc trưng riêng biệt, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học dân tộc, giống như một đứa trẻ chỉ khi đã đủ lớn thì mới biết cười, và để có được tiếng cười trào phúng lại phải đợi đến khi nó thực sự trưởng thành, có đủ nhận thức về ngang trái của cuộc sống, có ý thức vị trí cá nhân trong xã hội. Có thể nói phải đến thế kỉ thứ XIX, khi con người cá nhân trong văn chương đã trưởng thành về nhận thức và trong thời buổi giao thời chứa đựng những mầm mống của một cuộc cách mạng xã hội thì văn chương trào phúng mới được khai sinh. Văn học trào phúng trong giai đoạn này không thể không kể đến Nguyễn Khuyến người có những bài thơ trào phúng sâu sắc nhất, là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều đình, vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Ông sống trong thời kì xã hội Việt Nam đang trải qua những bước thăng trầm bi thương vào bậc nhất của lịch sử, tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn và các phong trào yêu nước trước một kẻ thù hoàn toàn xa lạ. Ông cũng là người nhận thấy một cách đau xót nhất sự sụp đổ của hệ tư tưởng đã lỗi thời cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch sử. Thơ văn ông là tấm gương phản ánh chân thực tình cảnh rối ren của xã hội lúc bấy giờ. Ông có một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó những vần thơ trào phúng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đến mức, đã có một thời người ta biết đến ông như một nhà thơ chuyên về trào phúng. Do đó, việc nghiên cứu về Nguyễn Khuyến nói chung và thơ trào phúng chữ Hán của ông nói riêng là một điều rất cần thiết. Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều thơ, văn, câu đối bằng cả chữ Hán và chữ Nôm trong đó thơ chữ Hán chiếm số lượng lớn. Song không vì vậy mà thơ ông trở nên khó hiểu, cứng nhắc trái lại thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi ở đó người đọc đôi khi còn bắt gặp cả những tiếng cười trào lộng, hóm hỉnh của nhà thơ. Thơ chữ Hán từ xưa đến nay vẫn được coi là loại hình thơ chuẩn mực, ước lệ, Nguyễn Khuyến là một trong số ít các nhà nho đã đưa tiếng cười trào lộng vào thơ chữ Hán. Bởi vậy, mảng thơ này có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến, thể hiện nét riêng độc đáo của nhà thơ khi viết về thơ trào phúng đồng thời bộc lộ tài năng cũng như chính con người tác giả.

Trang 1

Trong văn học trung đại, bên cạnh dòng văn chương nói chí tỏ lòng và vănchương thế sự có một bộ phận văn học vẫn âm thầm phát triển không ngừng từ vănhọc dân gian đến văn học viết đó là văn học trào phúng Khởi nguồn từ văn học dângian, bộ phận văn học này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong văn học viếtgóp phần quan trọng thể hiện đời sống tinh thần phong phú của con người ViệtNam Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu văn học trào phúng nói chung và thơ chữHán trào phúng nói riêng trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn trong việc khắc họadiện mạo nền văn học dân tộc.

Cảm hứng trào phúng xuất hiện khá sớm trong văn học Việt Nam bắt đầu từ

ca dao trào phúng, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… Tuy nhiên phải đến giaiđoạn nửa sau thế kỷ XIX với những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, TúXương văn học trào phúng mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ Ra đời trong giaiđoạn giao thời khi mà xã hội cũ, hệ tư tưởng cũ đang rạn nứt, xã hội mới với những

tư tưởng mới, con người mới đang dần hình thành, văn học trào phúng nửa cuối thế

kỉ XIX mang nét đặc trưng riêng biệt, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nềnvăn học dân tộc, giống như một đứa trẻ chỉ khi đã đủ lớn thì mới biết cười, và để cóđược tiếng cười trào phúng lại phải đợi đến khi nó thực sự trưởng thành, có đủ nhậnthức về ngang trái của cuộc sống, có ý thức vị trí cá nhân trong xã hội Có thể nóiphải đến thế kỉ thứ XIX, khi con người cá nhân trong văn chương đã trưởng thành

về nhận thức và trong thời buổi giao thời chứa đựng những mầm mống của mộtcuộc cách mạng xã hội thì văn chương trào phúng mới được khai sinh

Văn học trào phúng trong giai đoạn này không thể không kể đến NguyễnKhuyến - người có những bài thơ trào phúng sâu sắc nhất, là một trong những câyđại thụ của nền văn học dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Ông vừa là nhà

Trang 2

thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triềuđình, vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gìđáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ Ông sốngtrong thời kì xã hội Việt Nam đang trải qua những bước thăng trầm bi thương vàobậc nhất của lịch sử, tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn vàcác phong trào yêu nước trước một kẻ thù hoàn toàn xa lạ Ông cũng là người nhậnthấy một cách đau xót nhất sự sụp đổ của hệ tư tưởng đã lỗi thời cũng như sự bấtlực đến hài hước của một loại trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch

sử Thơ văn ông là tấm gương phản ánh chân thực tình cảnh rối ren của xã hội lúcbấy giờ Ông có một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó những vần thơ trào phúngchiếm một vị trí hết sức quan trọng Đến mức, đã có một thời người ta biết đến ôngnhư một nhà thơ chuyên về trào phúng Do đó, việc nghiên cứu về Nguyễn Khuyếnnói chung và thơ trào phúng chữ Hán của ông nói riêng là một điều rất cần thiết

Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều thơ, văn, câu đối bằng cả chữ Hán và chữNôm trong đó thơ chữ Hán chiếm số lượng lớn Song không vì vậy mà thơ ông trởnên khó hiểu, cứng nhắc trái lại thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi ở đóngười đọc đôi khi còn bắt gặp cả những tiếng cười trào lộng, hóm hỉnh của nhà thơ

Thơ chữ Hán từ xưa đến nay vẫn được coi là loại hình thơ chuẩn mực, ước

lệ, Nguyễn Khuyến là một trong số ít các nhà nho đã đưa tiếng cười trào lộng vàothơ chữ Hán Bởi vậy, mảng thơ này có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơvăn của Nguyễn Khuyến, thể hiện nét riêng độc đáo của nhà thơ khi viết về thơ tràophúng đồng thời bộc lộ tài năng cũng như chính con người tác giả

Hơn nữa, trong chương trình văn học nhà trường từ trung học đến đại họcNguyễn Khuyến có vị trí hết sức quan trọng, tác phẩm của ông được đưa vào giảng

Trang 3

dạy cả những tiết dạy chính và bài đọc thêm, ở cả chương trình cũ và mới, ta có thể thống kêcác tác phẩm cụ thể như sau:

Trung học phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu chung về thơ văn Nguyễn Khuyến

Là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc, cuộc đời cũng như

sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiềungòi bút phê bình văn học, có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách là một nhà thơ từ rất sớm, ngay từnhững năm đầu của thế kỷ XX Thơ ông lần đầu tiên được giới thiệu trên tạp chíNam Phong vào trước những năm 20 của thế kỉ XX nhưng phải tới gần 20 năm sauviệc nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến một cách cụ thể mới được tiến hành

Trước 1945: Nguyễn Khuyến còn ít được biết đến và nếu được biết đến cũng

chủ yếu qua thơ Nôm của ông Người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất

(1918) là Phan Kế Bính trong công trình Việt – Hán văn khảo khi “luận riêng về phép làm thơ” Trong Quốc văn trích diễm của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm

xuất bản năm 1925, tác giả đã giới thiệu 7 bài thơ Nôm của cụ Tam Nguyên Yên

Đổ Và đến năm 1943, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu ông đã xếp thơ Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng “Ông cũng hay giễu cợt người đời, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng, kín đáo rõ ra một bậc đại nhân quân tử muốn dùng

Trang 4

lời văn trào phúng để khuyên răn người đời” Tiếng cười của Nguyễn Khuyến, nói

như giáo sư Đặng Thai Mai là tiếng cười của một người “biết cười” và một người

“thích cười”, độc đáo sắc nét không lẫn với bất cứ ai Thơ văn trào phúng chiếmmột phần quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp văn học của ông nhưng đó chỉ là mộtphần trong toàn bộ đóng góp của Nguyễn Khuyến cho văn học dân tộc

Việc sưu tầm dịch thuật giới thiệu thơ văn chữ Hán của Nguyễn Khuyến bắt

đầu từ năm 1957 Trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam gồm ba tập của

nhóm Lê Qúy Đôn – cuốn sách văn học sử đầu tiên của chế độ mới đánh dấu sựtrưởng thành của nghành nghiên cứu văn học đã dành đến 20 trang để nghiên cứu

về Nguyễn Khuyến do GS Lê Trí Viễn viết Ngoài Nguyễn Khuyến với tư cáchmột nhà thơ trào phúng, thì nhiều tư cách nhà thơ khác của Nguyễn Khuyến nhưnhà thơ trữ tình – yêu nước, nhà thơ thiên nhiên được phát hiện và nghiên cứu trênnhiều khía cạnh Tìm hiểu những phương diện ấy trong tư tưởng - thẩm mĩ củaNguyễn Khuyến, các tác giả cũng đã đề cập và phân tích ít nhiều đến bút pháp nghệthuật của nhà thơ Công trình bề thế nhất trong nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở

chặng đường này là cuốn sách của tác giả Văn Tân với tên gọi Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất xuất bản năm 1959 Nhiều vấn đề mà cuốn sách đề cập sau

này đã được người đi sau kế thừa và nâng cao như tinh thần yêu nước, chủ đề nôngthôn, nghệ thuật ngôn từ trong thơ Nguyễn Khuyến

Năm 1971, việc ra đời cuốn Thơ Văn Nguyễn Khuyến do Xuân Diệu giới

thiệu đã đánh dấu một giai đoạn mới trong việc nhìn nhận đánh giá thơ văn NguyễnKhuyến Với một khối lượng thơ Hán và Nôm tương đối lớn được sưu tầm và giớithiệu tập sách đã giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến đầy đủ hơn

“Một Nguyễn Khuyến nhà thơ trữ tình và một Nguyễn Khuyến, nhà thơ yêu nước đã được khẳng định” [33, tr.26]

Năm 1984, NXB Khoa học xã hội cho phát hành cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền biên soạn, giới thiệu Cho đến nay,

đây vẫn là cuốn sách giới thiệu một cách đầy đủ nhất thơ văn của cụ Tam NguyênYên Đổ với 432 tác phẩm, đem lại cho người đọc cái nhìn tương đối hoàn chỉnhtoàn bộ sự nghiệp của thi hào Có thể coi đây như một năm mốc khép lại một chặng

Trang 5

đường dài và chuẩn bị mở ra một giai đoạn mới trong tìm hiểu nghiên cứu vềNguyễn Khuyến.

Từ năm 1985, việc nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến đạt được nhiều thành

tựu, đánh dấu bằng Hội nghị khoa học lớn kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ (do Viện

văn học phối hợp với Sở văn hóa thông tin và Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh

tổ chức ngày 15.2.1985) Nhiều phát hiện và ý kiến mới có giá trị trong khảo cứu,nhận định về Nguyễn Khuyến từ con người lịch sử đến con người thơ ca được công

bố, phần lớn sau này được tập hợp trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ

do nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi chủ biên Cuối năm 1998, cuốn sách Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm do nhà nghiên cứu Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã “tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay” [33, tr.28].

2.2.Tình hình nghiên cứu thơ trào phúng chữ Hán Nguyễn Khuyến

2.2.1 Nghiên cứu thơ trào phúng Nguyễn Khuyến

Như ở trên đã nói, Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách nhà thơ từ rất

sớm nhưng phải đến năm1943, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu Dương Quảng

Hàm mới xếp thơ Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng

Năm 1949, nhà nghiên cứu Hạo Nhiên Nghiêm Toản trong cuốn Việt Nam văn học sử trích yếu khi giới thiệu thơ Nôm triều Nguyễn từ thế kỉ XIX đến đầu thế

kỉ XX đã nhấn mạnh đến yếu tố tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến: “Ông rất sở trường về văn Nôm và hay đủ các lối: châm biếm, tự trào, tả tình, tả cảnh Ông có giọng mỉa mai nhẹ nhàng, kín đáo của bậc đại nhân đã đau buồn về thời cục, trải nhiều nhân tình thế cố và có phong thái ung dung khoáng đạt của người quân tử biết hiểu và thương đời.” [37, tr.20]

Năm 1957, Bộ sách Văn học sử quan trọng nhất của Văn học cổ trung đại:

Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (gồm 3 tập của nhóm Lê Quý Đôn) đã dành 20

trang để nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà thơ trào phúng lớn

Cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1962 gồm 5

tập do tập thể giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội viết đã dành tập IV A để

Trang 6

giới thiệu văn học nửa cuối thế kỉ XIX, tiếng cười trong sáng tác của NguyễnKhuyến được chú ý khai thác kỹ lưỡng hơn trước.

Có thể nói trong các thập niên 60 – 90 thơ trào phúng của Nguyễn Khuyếnnhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình, có thể kể đến một

số công trình bài báo như: Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu viết năm 1971, Mối quan hệ giữa thơ trào phúng và thơ trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Thanh Xuân viết năm 1983, Tiếng cười trong ngõ trúc, Ngô Linh Ngọc viết năm 1983, Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Thanh Xuân viết năm 1984

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX xuất bản năm 1998 đã từng nhận xét: “Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến sắc sảo, hóm hỉnh, thâm thúy Đối tượng chủ yếu của dòng thơ trào phúng mà ông hướng tới thường là lớp người đỗ đạt, những bậc thượng lưu trí thức nhưng vô dụng trước cơn vận ách của nước nhà.” [29]

Năm 1998, cuốn sách Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm của nhà nghiên

cứu Vũ Thanh đã tập hợp nhiều bài viết về thơ trào phúng Nguyễn Khuyến cả ở haiphương diện nội dung và nghệ thuật Có lẽ nhà nghiên cứu Vũ Thanh là người gầnđây nhất, trực tiếp nhất đề cập đến mảng thơ tự trào của Nguyến Khuyến và có

những nhận định thật sâu sắc về những vần thơ này: “Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có những bài thơ tự trào vào loại sâu sắc nhất trong thể loại văn thơ trào phúng Việt Nam – người giã từ thế kỷ XIX bằng những bài thơ cười ra nước mắt: “Năm canh máu chảy đêm hè vắng” [33, tr.13].

2.2.2 Thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến

Thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến đến nay vẫn là mảnh đất chưanhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình, người viết chỉ cóthể kể đến một số công trình, bài báo sau:

Năm 1971, trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (năm 1999, bộ sách này được in lại, gộp với một bộ sách khác thành Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX [27]), nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc có nhận xét tương đối xác đáng về tiếng cười trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến: “Thơ Nguyễn Khuyến không những có nội dung thâm thúy mà nghệ thuật cũng rất đặc sắc Ông

Trang 7

là người đã đưa chất trào phúng vào thơ chữ Hán, dùng cả "điển cố" lấy từ ca dao”

và “Cái mới mẻ của ông là làm cho thơ chữ Hán vốn đạo mạo tiếp thu được cái dí dỏm, duyên dáng của tục ngữ, ca dao của dân tộc” [27, tr.755].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền trong Nguyễn Khuyến tác phẩm xuất

bản năm 1984 cũng đã nhận xét về nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến:

“Thơ Nguyễn Khuyến thường hay dùng lối song quan, một từ có hai tầng ý nghĩa,

có nghĩa mặt chữ và nghĩa bóng, nghĩa ngầm.” [19, tr.373].

Ở bài viết Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào trích trong “Nguyễn

Khuyến tác phẩm” tái bản năm 2003 nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã phân tích và so

sánh cả thơ tự trào chữ Hán và chữ Nôm và cho rằng ở ông “Chân dung bên trong thường biểu hiện qua thơ chữ Hán còn chân dung bên ngoài thường biểu hiện qua thơ Nôm…ở thơ chữ Nôm chân dung tự trào của chính mình thường được ông nói quá, bóp méo, nhưng ở thơ chữ Hán lại là sự thể hiện một cách chân thực tâm trạng của tác giả” [33, tr275].

Nhà nghiên cứu Văn Tân trong cuốn Nguyễn Khuyến những lời bình tái bản năm 2006 đã đề cập đến tinh thần lạc quan trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến: “…

Ở thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, những tinh thần trên được biểu hiện rõ rệt: Tinh thần bất khuất đã cụ thể hóa ra ở thái độ bất hợp tác với giặc của ông, ở phương thức châm biếm trào lộng bọn quan lại làm tay sai cho giặc Tinh thần chịu đựng gian khổ và chăm chỉ lao động được nói lên ở chỗ thi nhân vui vẻ với lối sống thanh bần và ở chỗ thi nhân khuyên các con phải chăm việc cấy lúa, trồng đậu, trồng rau Tinh thần lạc quan là thái độ trào phúng của thi nhân đối với bọn cướp nước, bọn quan lại cam tâm làm bù nhìn cho giặc…” [20, tr.328].

Qua khảo sát ta thấy thơ văn Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay đã nhận đượcrất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu phê bình ở cả thơ chữ Hán và chữNôm, trào phúng và trữ tình Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu bộphận thơ trào phúng viết bằng chữ Hán của ông Chính vì lẽ đó, trên cơ sở gợi ý củanhững người đi trước, người viết mong muốn ở một mức độ nhất định tập trung tìmhiểu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn

Trang 8

Khuyến để hiểu sâu hơn giá trị sáng tác và những đóng góp của ông vào sự nghiệpvăn học.

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là đặc điểm nội dung

và nghệ thuật thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến

3.2 Nhiệm vụ

Từ đối tượng nghiên cứu chúng tôi xác định nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là:

- Phát hiện những bài thơ chữ Hán mang giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến.

- Nêu bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật những bài thơ trào phúng chữ Hán của

Nguyễn Khuyến

- Khẳng định vị trí thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong sự nghiệp thơ

văn của ông nói chung và trong nền văn học dân tộc nói riêng

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu sử dụng các tài liệu sau:

- Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến của Trần Văn Nhĩ, NXB Văn học, 2005.

- Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền, NXB Khoa học xã hội, 1984.

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn học,nghiên cứu văn học sử, phương pháp so sánh văn học và các thao tác: thống kê,phân loại

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính củaluận văn gồm ba chương:

Chương 1: Con đường đến với thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến

Chương 2: Nội dung thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến

Chương 3: Nghệ thuật trào phúng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến

NỘI DUNG

Trang 9

Chương 1: CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THƠ TRÀO PHÚNG

CỦA NGUYỄN KHUYẾN 1.1 Giới thuyết khái niệm văn học trào phúng và thơ trào phúng

1.1.1 Văn học trào phúng

Trào phúng là một từ gốc Hán gồm hai từ tố: trào là cười nhạo, giễu cợt, phúng là mượn lời bóng bẩy để cảm hóa người khác, nói mát, nói thác đi một chuyện nào đó khiến cho đối tượng biết lỗi và sửa đổi Trào phúng là nói ví để cười

nhạo, dùng lời nói có tác dụng gây cười nhằm châm biếm, phê phán Trong thói

quen ngôn ngữ, trào phúng bao hàm cả hai yếu tố đan trộn lẫn nhau: yếu tố tiếng

cười, cái cười và yếu tố răn bảo, đấu tranh chống lại điều lỗi, cái xấu

Văn học trào phúng là loại hình đặc biệt của sáng tác văn học vì nó gắn với

phạm trù mĩ học cái hài “Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau, từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười.” [13, tr.363] “Dùng tiếng cười

để nhân loại từ bỏ cái cũ một cách vui vẻ”, văn học trào phúng đã góp một tiếng nóimới châm biếm, đả kích và phủ nhận những cái xấu xa, lỗi thời của xã hội, ngợi canhững giá trị nhân văn cao cả Một số nhà nghiên cứu cho rằng văn học trào phúng

là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, nó khác biệt với các nguyên tắc phản ánhnghệ thuật khác, chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định Văn họctrào phúng không xuất hiện ngay từ đầu mà xuất hiện khi nền văn học đó đã trưởngthành, vì vậy, văn học trào phúng chính là biểu hiện sự trưởng thành của nền vănhọc Tiến trình của một nền văn học cũng giống như cuộc đời mỗi con người Conngười ta cũng chỉ thực sự biết cười một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biếtđến đau khổ và điều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được về những hạn chế củachính bản thân mình Tự trào - tự giễu nhại bản thân, mang bản thân mình ra làmđối tượng cười cợt là sự trưởng thành nữa của văn học trào phúng, đó là trạng tháicon người đã nếm trải đau khổ, bế tắc cùng cực của bản thân mình, không chỉ cònbiết cười thiên hạ, mà còn biết cười buồn về mình, biết tự trào

1.1.2 Thơ trào phúng

Trang 10

Xét từ nguyên, thơ trào phúng gồm ba yếu tố thơ, trào, phúng Thơ là loại

thể văn vần mang đặc trưng của thể loại trữ tình, khác với các thể loại tự sự như

truyện, ký, tiểu thuyết, kịch… Trào – tiếng cười là yếu tố cơ bản định vị loại hình

thể loại, làm cho thơ trào phúng mang đặc điểm loại hình tư duy phân tích lý trí vớicái nhìn khách thể hóa chứ không hoàn toàn là sự thể hiện nội tâm chủ thể Yếu tố

thứ ba – phúng làm cho thơ trào phúng có điểm gần giống với lối văn ngụ ngôn giáo huấn đậm chất đạo đức xã hội, hướng tới đối tượng số đông Như vậy thơ trào phúng là loại tác phẩm hợp nguyên các trạng thái hết sức trái ngược nhau: những

rung động cảm xúc – sáng tạo, sự phê phán, giáo huấn và tiếng cười Xét về mặt

định vị thể loại, thơ trào phúng mang tính phức hợp, pha trộn nhiều loại hình thể

loại – vừa trữ tình vừa tự sự vừa mang cả chất kịch Trong đó tiếng cười là yếu tố

cơ bản quyết định những loại hình thơ văn trào phúng khác nhau

Thơ trào phúng mang những đặc điểm của thơ trữ tình như hình tượng cảm

xúc, giọng điệu, vần, nhạc điệu… nhưng do mục đích phúng thích xã hội nên thơtrào phúng có điểm tiệm cận với một số thể loại không vần khác Cái khác biệt cơbản của thơ trào phúng và thơ trữ tình trước hết là ở quan niệm về đối tượng phảnánh của tác phẩm Thơ trữ tình thuần túy coi thế giới nội tâm, tình cảm, cảm xúcnhững điều liên quan đến đời sống tinh thần làm đối tượng phản ánh chủ yếu cònthơ trào phúng lại thiên về phản ánh thế giới bên ngoài những thói hư tật xấu đángcười, đáng lên án trong xã hội (theo quan điểm của tác giả) Cái khác biệt thứ hai làđối tượng thưởng thức Thơ trữ tình chủ yếu viết ra để thỏa mãn nhu cầu muốn tâm

sự giãi bày chia sẻ của chủ thể Đối tượng hướng tới của thơ trào phúng phức tạphơn Một mặt viết ra cho những người đồng quan điểm với mình có chung cái nhìnvới tác giả, mặt khác viết cho đối tượng của tiếng cười - những con người bất đồngvới tác giả về nhiều mặt trên nhiều phương diện có thể là đối lập

Như vậy, thơ trào phúng là hình thức thơ trữ tình đặc biệt khác thơ trữ tìnhthuần túy ở hai yếu tố - yếu tố cười và yếu tố khuyên răn cảnh tỉnh người đời trong

đó tiếng cười là yếu tố chính tạo nên đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm

Trang 11

1.1.3 Các sắc điệu trào phúng cơ bản

Các lí thuyết về văn học trào phúng nhìn chung thống nhất trong cách phân

chia sắc điệu theo ba cấp độ tăng dần là hài hước, châm biếm và đả kích.

Hài hước là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng chủ yếu

gây cười, mua vui trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa cân đối giữa nội dung và hình

thức, bản chất và hiện tượng đặc biệt là lí tưởng và thực tế… Hài hước khác cái

nghịch dị (một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào sự huyễn tưởng, tiếngcười, sự phóng đại [13; tr.203]) ở tính chất kín đáo, thâm trầm không lộ liễu, khác

cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan Hài hước khéo léo nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn tạo sự bất ngờ giúp con người nhận

ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai từ đó giúp bản thân

hoàn thiện hơn Hài hước bao hàm giọng điệu cười vui, vô tư, mang ý nghĩa giải trí,

giải thoát con người khỏi sự trang nghiêm căng thẳng của đời thường, hoặc xuấthiện khi con người có ý muốn hoàn thiện mình hay hoàn thiện hơn một cái mới nào

đó vừa ra đời còn chưa mang hình hài hoàn chỉnh

Châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất

xấu xa của những đối tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng khác của xã

hội Châm biếm gắn liền với tình cảm xã hội như yêu nước, yêu lẽ phải, tình yêu con người Châm biếm khác với hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý

nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật Nếu dạng thức hài hước chủ yếu khai thácmâu thuẫn trong quan hệ có tính chất riêng tư, cá nhân, thái độ chế giễu thường đikèm với nỗi buồn, nước mắt thì dạng thức châm biếm trái lại chủ yếu khai thác mâuthuẫn trong quan hệ công dân, xã hội, thái độ chế giễu luôn song hành cùng sự công

phẫn, tố cáo Châm biếm thường sử dụng biện pháp nghệ thuật mang tính cực đoan:

cường điệu, phóng đại, ngoa dụ, nghịch lý, giễu nhại từ đó kích thích làm sống dậynhững giá trị chân, thiện, mĩ Không nên nhầm lẫn châm biếm là sự lệch lạc so vớicái được coi là qui phạm vì không phải cái lệch lạc nào so với cái qui phạm cũngmang tính hài kịch Cũng không nên hiểu châm biếm là phê phán, tố cáo, trào

Trang 12

phúng, châm biếm là biểu hiện của phê phán nhưng nó là biểu hiện cực đoan củaphê phán.

Đả kích là sự phủ định triệt để, chỉ trích gay gắt nếu châm biếm là sự phủ

định chưa hoàn toàn thì đả kích phủ định hoàn toàn, phủ nhận một cách quyết liệt

Hài hước, châm biếm, đả kích là ba sắc điệu được sắp xếp theo cấp độ của tiếng

cười trào phúng có ý nghĩa trong việc thể hiện thái độ của người viết với đối tượngmình hướng đến

1.1 Tiền đề thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến

1.2.1 Tiền đề xã hội, văn hóa

Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội Từ những biến cố lịch sử,những sự kiện chính trị cho đến không khí thời đại, tâm lý cộng đồng… tất cả đềuđược lưu giữ trong tác phẩm văn học Không những thế chính văn chương cũng tácđộng một cách tích cực góp phần tạo nên sự sôi động của đời sống xã hội lúc bấygiờ Như trên đã nói, Nguyễn Khuyến sống vào thời kì bi thương vào bậc nhất củalịch sử nước ta Sự kiện quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự vậnđộng của văn học giai đoạn này chính là cuộc chiến tranh xâm lược do thực dânPháp phát động nhằm vào Việt Nam năm 1858 Nó đánh dấu một bước ngoặt củalịch sử dân tộc, đồng thời cũng kéo theo những xáo trộn, những thay đổi sâu sắc vàtoàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống kể cả văn học Cùng với sự xâm lược của thựcdân Pháp thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng xâm nhập và dần làm biến đổi

xã hội Việt Nam Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửaphong kiến Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và sâu rộng Cơ cấu xã hội cónhững biến đổi sâu sắc: Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị, nông dân bịbần cùng hóa Xuất hiện nhiều tầng lớp mới với các mối quan hệ mới trong xã hội,đáng chú ý là tầng lớp thị dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản, đô thị mới mọc lên.Nhiều giá trị lịch sử, văn hóa vốn tồn tại lâu đời trong đời sống tinh thần người dân

bị thay đổi Có thể nói, xã hội thực dân nửa phong kiến là xã hội giao thời với nhiềubiểu hiện lố lăng, kệch cỡm đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc Tất cảnhững điều này đã in dấu ấn đậm nét trong thơ ca các nhà thơ trào phúng nói chung

và thơ Nguyễn Khuyến nói riêng

Trang 13

Văn hóa: Khi cuộc đấu tranh vũ trang đã gần như chấm dứt, cuộc đấu tranhtrên bình diện chính trị đi vào bế tắc, bắt đầu chuyển sang cuộc đấu tranh văn hóa

và lối sống - đây là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa nền tảng văn hóa phương

Tây và văn hóa phương Đông với sự thắng thế của văn hóa phương Tây Các nhànho chính là những người đứng ra bảo vệ nền tảng văn hóa lối sống của dân tộc.Thực dân Pháp tạm thời hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, văn hoá phương Tâytràn vào lấn át văn hoá truyền thống Những hiện tượng đục nước béo cò, vi phạmđạo lý, chạy theo danh lợi, bám gót giày Tây của lớp “người mới” đã khiến các nhànho bất bình mà tìm đến vũ khí duy nhất còn lại trong tay họ là tiếng cười Hán họcsuy vong, các nhà nho đua nhau “vứt bút lông đi, giắt bút chì” để kiếm sống Chuyệnthi cử của Nho học trở thành thứ trò hề, cảnh tượng các kì thi cùng các sĩ tử vô cùngthảm hại Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều là những nhà nho có lòng tự trọng, họ

đều rất đau lòng và cay đắng ghi lại điều đó trong một loạt bài thơ mà Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là tác phẩm tiêu biểu.

Như vậy, đây là thời kì xã hội giao thời giữa cái cũ và cái mới, hệ thống tưtưởng Nho giáo càng ngày càng yếu kém, nền khoa cử trở thành thứ trò hề Cái mớivào cùng bước chân kẻ thù nên không được chấp nhận, cái cũ ngày càng bộc lộ hạnchế Sự thay đổi của đời sống xã hội văn hóa với những biểu hiện lố lăng kệch cỡmchính là mảnh đất màu mỡ cho văn học trào phúng nói chung và thơ trào phúng củaNguyễn Khuyến nói riêng phát triển và nở rộ

1.2.2 Tiền đề văn học

Tiếng cười trong truyền thống văn học Việt Nam đặc biệt là trong sáng tácdân gian và văn học viết là một trong những tiền đề của thơ trào phúng chữ HánNguyễn Khuyến

Có thể nói tiếng cười trong văn học dân gian xuất hiện khá sớm, phát triểnliên tục trên rất nhiều thể loại từ văn xuôi (truyện cười, tiếu lâm) cho đến văn vần(ca dao, hò, vè), thành ngữ, tục ngữ… Truyện cười dân gian là sản phẩm trí tuệ củanhân dân nhằm chống lại giai cấp thống trị Như một vũ khí sắc bén, tiếng cười dângian đã vạch trần bản chất thối nát của bọn quan lại, những đấng “phụ mẫu chi dân”như một phản ứng mạnh mẽ thể hiện tinh thần đấu tranh của những người bị áp bức,

Trang 14

có thể kể đến các câu chuyện tiêu biểu như Ông huyện Thanh Liêm, Nhưng nó phải bằng hai mày… Ca dao hài hước ra đời trong xã hội cũ chiếm một vị trí không nhỏ

trong kho tàng văn học Việt Nam, phản chiếu một khía cạnh khác trong đời sốngtâm hồn người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan yêu đời và triết lýnhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan Các thủ pháp nghệthuật chơi chữ, nói lái, ví von, ẩn dụ, phóng đại cũng đã được các tác giả dân gianvận dụng để tạo nên tiếng cười, sau này được rất nhiều tác giả văn học viết học tập

và phát triển

Nếu như tiếng cười trong văn học dân gian xuất hiện khá sớm trong đời sốngngười dân lao động thì tiếng cười trong văn học viết Việt Nam xuất hiện muộn, dèdặt, phát triển chậm chạp hơn, phải đến thế kỉ XVIII văn học trào phúng mới thực sựhình thành Đó là do văn học chính thống chủ yếu được sáng tác bởi các tầng lớp trên– tầng lớp nho sĩ, nhà sư vốn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo - coithơ ca là địa hạt tinh túy, kì diệu không dung chứa ngôn ngữ hài hước, trào tiếu

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) có lẽ là tác giả của những bài thơ Nôm

ẩn chứa tiếng cười được lưu lại đầu tiên Những suy nghĩ chiêm nghiệm về thói đời

được ông viết với thái độ mỉa mai: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười/ Có của thì hơn hết mọi lời/ Trước đến tay không nào thốt hỏi/ Sau vào gánh nặng lại vui cười/ Anh anh chú chú, mừng hơ hải/ Rượu rượu chè chè, thết tả tơi/ Người của lấy cân

ta thử nhắc/ Mới hay rằng của nặng hơn người” (Thơ nôm, 74) Từ thế kỉ XVIII

thơ trào phúng bắt đầu khởi sắc với một loạt các tác giả tên tuổi như Hồ XuânHương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Qúy Tân… Hồ XuânHương (? - ?) là tác giả của khối lượng lớn các bài thơ trào phúng, đối tượng tràophúng trong thơ bà thường là những hiền nhân, quân tử, anh hùng, vua chúa, quanthị, những gương mặt nam nhi không xứng mặt nam nhi So với các tác giả kháccùng thời, so với văn học dân gian, đối tượng phê phán trong thơ Hồ Xuân Hươngphong phú, rộng lớn hơn, bà cũng được coi là nhà thơ đầu tiên hướng ngòi bút tràolộng của mình vào giới sư sãi và nhà chùa Phạm Thái cũng là một nhà thơ giàu cảm

hứng trào phúng Trong Sơ kính tân trang ông đã vẽ nên những bức biếm họa bằng

thơ về một tên Đô đốc kệch cỡm, hách dịch, về những cậu ấm cô chiêu vô tích sự,

Trang 15

cảnh nhà chùa với “tiểu gái lẳng lơ”, “sư huynh chải chuốt”, “vãi già đong đưa”…

Ông gay gắt chỉ trích “Mấy người sãi vãi xấu mầu/ Má đen chó đá mắt sâu sấu sành/ Những tuồng nết quỷ dạ tinh/ Miệng tuy bồ tát mà tình dạ xoa” (Sơ kính tân trang) Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) xưa nay không được coi là nhà thơ trào

phúng song ông lại có khá nhiều bài thơ ẩn chứa tiếng cười hài hước Ông đặc biệt

hứng thú trong việc trào phúng thói đời đen bạc cũng như thế lực đồng tiền “Hễ không điều lợi khôn thành dại/ Đã có đồng tiền dở cũng hay” (Thế thái nhân tình)

và thích cười quan niệm sống gò bó của nhà nho Cao Bá Quát (1809 – 1854) vốn lànhà thơ chuyên về thơ chữ Hán song tiếng cười trong thơ ông không phải là hiếm,

trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát có trên dưới 30 bài mang giọng điệu trào phúng

với nhiều nội dung như tự trào, châm biếm chính trị, nhìn đời ngạo nghễ…

Như vậy, có thể nói tiếng cười hài hước xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh

mẽ từ văn học dân gian đến văn học viết chữ Hán, chữ Nôm, đây có thể coi là mộttrong những tiền đề cho thơ trào phúng nói chung và thơ trào phúng chữ Hán NguyễnKhuyến nói riêng phát triển và đạt thành tựu nổi bật về nội dung, nghệ thuật

1.2.3 Tiền đề tác giả

Nguyễn Khuyến lúc nhỏ tên là Thắng, sinh năm Ất Mùi (1835) ở quê mẹ,làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ởquê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Năm 1864, Nguyễn Khuyến

đi thi Hương và đỗ Giải nguyên ở trường Nam Ðịnh Năm 1871, thi Hội lần hai, đỗHội nguyên và thi Ðình, đỗ Ðình nguyên Ông đã đỗ đầu ba kì thi được vua Tự Đứcban cờ biển và hai chữ Tam Nguyên tài năng lừng lẫy một thời

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưngluôn nổi tiếng là thanh liêm, chính trực Nhiều giai thoại kể về đời sống thanh bạch và

sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân Ông là người có tâm hồn rộng mở,giàu cảm xúc dễ rung động trước mọi vẻ đẹp cuộc sống và thiên nhiên

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễnnhư sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiệnđược Lúc này Nam kỳ rơi vào tay giặc Pháp Năm 1873, Pháp bắt đầu đánh ra HàNội Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế Kinh thành thất thủ, Tôn Thất

Trang 16

Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởngứng khắp nơi Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã Có thể nói, sống giữathời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vìkhông làm được gì để thay đổi thời cuộc và cũng không cam tâm làm tay sai choPháp nên ông xin cáo quan về ở ẩn Hoàn cảnh này dẫn đến tâm trạng buồn chán, bếtắc của nhà thơ.

Nguyễn Khuyến là nhà nho được đào tạo ở cửa Khổng Sân Trình, đối vớiông con người sinh ra phải học hành đỗ đạt và ra làm quan để “thờ vua giúp nước”thực hiện nghĩa vụ “trí quân trạch dân” Trên thực tế, con đường khoa cử của ông đãrất thành đạt Nguyễn Khuyến là một bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớpngười được xã hội phong kiến đào tạo Ông được bổ làm Đốc học rồi thăng lên Ánsát Thanh Hóa, Bố chính Quảng Nam, Quảng Ngãi Đường công danh mở ra biếtbao những vinh quang Cuộc đời của ông sẽ chẳng có gì để ông có thể tự giễu mìnhvới một giọng điệu chua chát đượm cảm giác ân hận nếu như tài năng ấy của ôngthực sự cống hiến được cho dân, cho nước, cho đời Nhưng trong thời buổi bấy giờ,thực dân Pháp đang đánh chiếm nước ta, triều đình ngày càng nhu nhược đầu hànglàm tay sai cho giặc Nguyễn Khuyến nhận ra thực chất cái xã hội đã đào tạo và tônvinh mình Và đến khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang cũng là lúc ông đã thừanhận sự bất lực của tầng lớp nho sỹ trước lịch sử Nguyễn Khuyến là một trong rất ítnhững trí thức thời kỳ ấy sớm nhận ra sự bất lực của giai cấp mình Và rồi ông đãquyết định rời bỏ quan trường về quê tránh xa sự nhố nhăng của xã hội Ông đã bày

tỏ tâm sự ấy rất chân thật và ông luôn cay đắng khi nghĩ đến xã hội từ trên xuốngdưới chẳng khác chi một bọn phường chèo Sống trong một thời đại khủng hoảngtoàn diện, đặc biệt là sự khủng hoảng về hệ tư tưởng văn hoá, những biến loạn tronglòng dân tộc, Nguyễn Khuyến hẳn nhiên mang nặng nhiều suy tư, trăn trở, nhữngđau đớn, day dứt nội tâm giữa một bên là sứ mệnh phò vua, làm quan thời nhiễunhương với một bên là ủng hộ - tham gia phong trào khởi nghĩa hay xu nịnh chạytheo gót giặc? Và rồi, cuối cùng, ông chọn con đường dũng thoái, cáo bệnh từ quan

về quê như rất nhiều nhà nho đương thời đã chọn Trong thời gian về ở ẩn, lánh xacái xã hội xấu xa thấp hèn, được tắm mình trong thiên nhiên, hòa mình vào cuộc

Trang 17

sống người dân ở quê hương ông nhận ra rằng mặc dù nước đã mất nhưng hồn nướcvẫn còn trong các truyền thống phong tục tập quán Sự trở về tưởng như chấm hếtlại bắt đầu một giai đoạn mới và ông lại cầm vũ khí viết thơ, làm văn trở thành nhàthơ trào phúng Từ bỏ tất cả về ở ẩn, Nguyễn Khuyến chọn Đào Tiềm là tấm gương

để noi theo, chọn chữ Tiết để tôn thờ, nhìn cuộc đời bằng lăng kính đó ông nhìn ratất cả các mặt trái của xã hội thời bấy giờ

Như vậy, Nguyễn Khuyến trở thành “thi nhân trào phúng” trong hoàn cảnh

có phần bất đắc dĩ Vì thế, thơ ông là phương tiện giải tỏa tâm hồn, là sản phẩm của

ẩn ức đòi hỏi được chia sẻ, giãi bày Cảm hứng và đề tài tâm sự riêng về bản thâncùng thái độ trước thời cuộc “bãi bể nương dâu” là phần cốt lõi của thơ NguyễnKhuyến Ông làm thơ với tư cách và tâm thế của một học giả, một kẻ sĩ trước thờicuộc Ông cảm thán, chê bai, cười cợt và phê phán không chỉ đối với tấn bi hài kịchcủa xã hội mà với cả vận mệnh trớ trêu của thời mình Vì thế, phong cách nổi bậtcủa thơ ông là sự thâm thúy, sắc cạnh, uyên bác được thể hiện rõ trong các bài thơmang giọng điệu trào phúng của nhà thơ

Có thể nói, hoàn cảnh lịch sử đầy biến động với những thay đổi trong đờisống văn hóa xã hội chính là điều kiện sản sinh ra nền văn học trào phúng Trênmảnh đất màu mỡ ấy, kế thừa những thành tựu văn học trào phúng dân gian và thơtrào phúng của các tác giả giai đoạn trước, văn học trào phúng đã phát triển mạnh

mẽ tạo thành một khuynh hướng lớn bên cạnh khuynh hướng văn học khác với khốilượng tác phẩm dồi dào, đội ngũ sáng tác đông đảo và những hình tượng nghệ thuậtđiển hình Và cũng trên mảnh đất ấy đã phát hiện và nuôi dưỡng tài năng thơ caNguyễn Khuyến

1.3 Diện mạo thơ trào phúng chữ Hán của Nguyễn Khuyến

1.3.1 Thống kê, phân loại

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến được viết bằng cả chữ Hán lẫn chữNôm hướng đến cả đối tượng khách thể và chính bản thân nhà thơ Khảo sát 420đơn vị tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến có tới 128 bài thơ trào phúng chiếm 34%trong tổng số thơ văn của ông Về thơ Nôm, trước khi về Yên Đổ ông có 23 bài thì

có tới 20 bài thơ trào phúng chiếm 87%; sau khi về Yên Đổ ông có 63 bài thì có 41

Trang 18

bài thơ trào phúng chiếm 65% Về thơ chữ Hán, trước khi về Yên Đổ ông có 186bài chỉ có 14 bài thơ trào phúng, sau khi về Yên Đổ có khoảng trên dưới 20 bài

Nguyễn Khuyến không chỉ viết về người khác cười cợt phê phán người khác

mà ông còn viết khá nhiều về mình và tự cười mình Có khoảng trên dưới 30 bài thơ

tự trào cả chữ Hán và chữ Nôm chiếm 25% trong số các bài thơ trào phúng của ông.Xét một cách tổng thể tác phẩm trào phúng có đối tượng khách thể chiếm 75%, tácphẩm có đối tượng chủ thể chiếm 25% Song giá trị của tác phẩm trào phúng khôngchỉ phụ thuộc vào số lượng mà phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa, vào các sắc độriêng của tiếng cười, vào việc thể hiện sâu sắc thái độ thẩm mĩ của tác giả trước mỗiloại đối tượng trào lộng

Xét theo thời gian, tiếng cười Nguyễn Khuyến có thể chia làm hai thời kì:trước khi ông về Yên Đổ và sau khi ông về Yên Đổ biển hiện ở hai sắc thái tìnhcảm khác nhau Trước khi về Yên Đổ là tiếng cười mua vui, hài hước hóm hỉnh cònsau khi về Yên Đổ tiếng cười trong thơ ông phảng phất nét buồn đau, chán nản bếtắc bất lực trước thời cuộc

Ngoài ra, Nguyễn Khuyến còn dịch thơ trào phúng từ chữ Hán sang chữ

Nôm và ngược lại như: Ưu phụ từ (Lời vợ hát phường chèo), Ly phụ hành ( Lời gái góa), Sơn trà (Tạ người cho hoa trà), Thiền sư (Thầy đô ve gái góa)… Thơ dịch của

Nguyễn Khuyến vẫn giữ được ý của nguyên văn mà lời cũng vẫn hay

Sự phân chia thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến như trên có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong việc nhận thức tư tưởng tình cảm của nhà thơ cũng như thấy được

sự thay đổi trong cách nhìn, cách suy nghĩ thái độ của ông trước thời cuộc

1.3.2 Nguyễn Khuyến đưa tiếng cười vào thơ chữ Hán

Văn thơ chữ Hán của Việt Nam đã có từ lâu, sau thời Đường của TrungQuốc, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn củaViệt Nam, cho đến nay vẫn còn gìn giữ được một khối lượng đồ sộ những tác phẩm

có giá trị Thơ chữ Hán từ xưa đến nay vẫn được coi là loại hình thơ uyên bác,mực thước, ước lệ gắn liền với các tầng lớp trí thức Nho học Nói đến thơ tràophúng Việt Nam thời trung đại người ta thường nghĩ đến thơ chữ Nôm với những ýthơ nôm na, bình dân, dễ hiểu nhưng trên thực tế tiếng cười trong thơ chữ Hán cũng

Trang 19

không phải là hiếm Nguyễn Khuyến là một ví dụ điển hình, ông không chỉ viết thơNôm trào phúng mà ông còn đưa cả tiếng cười hóm hỉnh vào thơ chữ Hán Cũngnhư mọi bộ phận sáng tác khác, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến gắn liền với nhữngbiến động lớn nhỏ của cuộc đời nhà thơ, phản ánh trực tiếp tâm tư tình cảm của ông,thái độ của ông đối với con người và cuộc sống Nguyễn Khuyến là một bậc Hánhọc uyên thâm, đã từng đỗ đầu các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình Một người nhưthế mà hay làm văn thơ chữ Hán là việc thường thấy trong lịch sử văn học ViệtNam Nhưng tại sao Nguyễn Khuyến lại đưa tiếng cười trào lộng vào thơ chữ Hán-thứ chữ vốn được coi là “đạo mạo”, mực thước của nền Nho học?

Lí do trước tiên phải kể đến là từ bản thân con người Nguyễn Khuyến Ôngvốn là người có tư chất hài hước, ở ông “nguồn cảm hứng trào lộng như một nội lựctiềm ẩn trong tâm hồn” (Nguyễn Huệ Chi) Có rất nhiều giai thoại kể về bản năngthích bông đùa của nhà thơ Chính vì vậy dù trong cuộc sống thường ngày hay trongthơ ca lúc nào ông cũng có thể bộc lộ tư chất hài hước đó của mình Những bài thơ

như Nhân tặng nhục, Sơn trà, Gái rửa bờ sông… đều ra đời trong hoàn cảnh bột

phát mà thành thơ vậy

Như trên đã nói, Nguyễn Khuyến là con người học giỏi tài cao, đỗ đạt ra làmquan nhưng do hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương ông đã xin cáo quan về ở ẩn, và cũng từđây quan niệm nghệ thuật đặc biệt thơ ca của ông có sự chuyển biến Một sự thay đổimôi trường “trà dư tửu hậu” của văn chương bác học về môi trường truyền bá diễnxướng của văn học bình dân xóm làng, phạm trù cái cao cả trong thơ cũ của nhà nhohành đạo chuyển sang nhường chỗ cho yếu tố đời thường Chính giữa môi trường hiệnthực ấy, tất cả những hiện tượng tầm thường, nhỏ nhặt nhưng cũng rất sống động hồnnhiên vốn xưa kia không có ý nghĩa gì với một nhà nho hành đạo nay bỗng nhiên ùavào thơ với tất cả sức hấp dẫn, khiến cho nhà thơ dù muốn chống lại cũng không thể

Sự xâm nhập của yếu tố đời thường vào thơ ca Nguyễn Khuyến vô tình làm đẩy lùi hệthống ước lệ, sao mòn làm nảy sinh những cảm hứng thẩm mĩ chưa từng có bao giờ.Chính vì vậy, không chỉ trong thơ Nôm mà hơi thở bình dị cùng tiếng cười hài hướchóm hỉnh cũng được Nguyễn Khuyến đưa vào thơ chữ Hán một cách tự nhiên Có thểnói, sự trở về của Nguyễn Khuyến là một bước ngoặt trọng đại, nó không chỉ giúp nhàthơ cởi bỏ “chiếc áo thụng xanh” mà còn cởi theo nhiều ràng buộc khác và quan trọnghơn nó làm sống dậy hồn thơ Yên Đổ

Trang 20

Trừ hơn mười năm ra làm quan, cuộc đời của Nguyễn Khuyến phần lớn gắnvới nơi “chôn rau cắt rốn” quê hương Yên Đổ của mình Và cũng chính cái nôi vănhóa dân gian với những câu ca dao, tục ngữ, những phong tục, tập quán, lối sống ấy

đã nuôi dưỡng hồn thơ Nguyễn Khuyến Không chỉ trong thơ Nôm mà ở thơ tràophúng chữ Hán những câu ca dao, cách chơi chữ, nói lái của nhân dân cũng đượcnhà thơ vận dụng vào thơ để tạo nên tiếng cười

Có thể nói tình cảnh Nguyễn Khuyến trong thời gian ông làm thơ (từ 1909) là tình cảnh một kẻ “bất năng ngôn”, không được bộc bạch suy nghĩ của mìnhmột cách tự do Đây cũng là thời kỳ thực dân Pháp đang ở thế mạnh: Chúng đã pháxong phong trào khởi nghĩa Văn thân, dựng được bộ máy nhà nước thuộc địa và cótrong tay tuyệt đại đa số bọn quan lại lớn nhỏ Do đó, đối với những nhà nho yêunước có uy tín trong nhân dân chúng không cần kiêng nể nữa Bàn tay sắt của thựcdân Pháp sẵn sàng bóp ngạt những người định tố cáo tội ác của chúng Chính bảnthân Nguyễn Khuyến đã chứng kiến việc thực dân Pháp bắt bớ hàng trăm hàng nghìnngười có liên hệ hoặc ít nhiều với các phong trào kháng chiến Về bản thân NguyễnKhuyến, sau vụ thi thơ vịnh Kiều do Lê Hoan tổ chức ông cũng bị quấy rầy và theodõi Đó là những lí do khiến cho Nguyễn Khuyến thấy rằng cần phải thận trọng khibiểu thị thái độ đối với thời cục lúc bấy giờ Bởi vậy, bên cạnh chữ Nôm, NguyễnKhuyến đã mượn thơ chữ Hán là thứ chữ ít người biết đến và xa lạ với giặc Pháp đểnói lên ý nghĩ của mình, tâm sự với chính mình và phơi bày bản chất xấu xa của bè lũthực dân Bằng cách sử dụng điển tích, chơi chữ, ám dụ… trong thơ trào phúng chữHán Nguyễn Khuyến đã ngầm mỉa mai đả kích đối tượng một cách hết sức thâmthúy, sâu cay Chữ Hán trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung và thơ trào phúng nóiriêng xét ở khía cạnh nào đó có thể coi chỉ là một phương tiện biểu đạt ý nghĩa tưtưởng bằng văn tự ngoại quốc nhằm giấu kín dụng ý của thi nhân đối với giang sơnđất nước đối với thực dân Pháp đối với bọn tay sai cho thực dân

1883-Như vậy, có thể nói tư chất hài hước cùng những chuyển biến trong quanniệm nghệ thuật, sự gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, hoàn cảnh thời đại đã gópphẩn tạo nên tiếng cười trào lộng trong thơ chữ Hán của cụ Tam Nguyên

Trang 21

Chương 2: NỘI DUNG THƠ TRÀO PHÚNG CHỮ HÁN

CỦA NGUYỄN KHUYẾN

Theo quan niệm xưa, nhà nho ngoài trách nhiệm lập đức, lập công còn cầnchú trọng lập ngôn Do đó, sống trong xã hội đầy nhiễu nhương, chứng kiến nhữngtrò lố lăng của người đời, nhà nho không có quyền khoanh tay yên lặng, họ có bổnphận dùng lời để hoàn lương xã hội Nguyễn Khuyến - bậc túc nho làng Yên Đổ,hơn ai hết nhìn sâu vào cuộc đời, thấy rõ sự đổ nát của xã hội Việt Nam trong buổigiao thời, cho nên dù bản tính điềm đạm, thi nhân cũng biến mình thành nhà thơtrào phúng Mỗi nụ cười châm biếm của nhà thơ đều có sắc thái riêng biệt

Nguyễn Khuyến biết rằng, ở con người của ta và ở kẻ khác bao giờ cũng cónhững hành động sai lầm, những tư tưởng lệch lạc Nho sinh trước tiên phải sửa cáisai, cái xấu của mình để cải thiện cuộc sống trước khi lên tiếng chống báng thế sựđảo điên Thái độ đó biểu lộ sự tự trọng của nhà nho Vì vậy, thi ca trào phúng củaNguyễn Khuyến đã biểu lộ hai nội dung tự trào và thế trào

2.1 Tự trào

Thơ tự trào là thơ làm ra để tự cười mình, tự chế giễu mình mà trong đó đốitượng cười nhạo trong thơ tự trào chính là chủ thể Nói cách khác đối tượng cườinhạo trong thơ tự trào là chính tác giả Cũng có thể nói thơ tự trào là thơ trào phúng

mà trong đó đối tượng trào phúng chính là chủ thể trữ tình Thơ trào phúng củaNguyễn Khuyến ngoài bộ phận hướng vào cái xấu của xã hội để đả kích, ông còndành một số bài để tự chế giễu cái bất lực, cái bạc nhược của bản thân mình Trongnhững bài thơ này, cái cười của ông thường trở nên chua chát, tội nghiệp Vậy tạisao một con người tài giỏi như Nguyễn Khuyến, một nhà nho đích thực, một danhnho lại phải tự trào, tự thẹn chính bản thân mình? Với tư cách một nhà nho, các nho

sĩ trước Nguyễn Khuyến có lo nghĩ day dứt không? Điều này không khó trả lời,Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… các tác gia văn học nổi tiếng này đã không ítđau buồn và cô độc khi lui về ở ẩn Nguyễn Khuyến khi từ chối chức Tổng đốc SơnTây tức là từ chối danh lợi như không ít các nhà nho trước đó Có điều, đối với cácnhà nho trước, có hai con đường: xuất và xử Khi con đường làm quan hanh thông

Trang 22

thì tiếp tục làm quan, khi không thuận lợi thì cáo quan về ở ẩn hoặc dạy học Cótrường hợp từ quan vì vua không “minh quân”, quan lại ganh ghét đố kị nhưNguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Con đường từ chối chức Tổng đốc Sơn Tâycủa Nguyễn Khuyến không vì hai lẽ đó, khi giặc Pháp thực sự đặt ách thống trị lênđất nước ta nhiều nho sĩ, trí thức Việt Nam đã đi theo ngọn cờ Cần Vương NguyễnKhuyến băn khoăn trước ngã ba đường, cuối cùng, ông quyết không hợp tác vớigiặc, nhưng cũng không đủ trí dũng để chiến đấu Ông chọn con đường từ quan về ở

ẩn tại vườn Bùi quê hương ông Nhưng về quê ông vẫn băn khoăn “áo xiêm nghĩlại thẹn thân già” Nguyễn Khuyến luôn day dứt, mặc cảm về sự bất lực của bảntrước tình cảnh đất nước Chính vì vậy, Nguyễn Khuyến không chỉ viết về ngườikhác, cười cợt người khác mà ông còn viết về chính mình, cười cợt chính mình.Ngoài những bài tác giả nói rõ mục đích trào phúng ở ngay đầu đề thì đa số các bàikhác tính chất trào phúng lúc đậm lúc nhạt man mác khắp tác phẩm Ở mảng sángtác này người ta không tìm thấy giá trị “phê phán tố cáo xã hội” chung chung màthấy rõ đời sống tâm hồn tác giả, những nhận thức đánh giá của ông về vai trò lịch

sử của bản thân và giai cấp phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ

Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến có thể chia làm hai nội dung: Hướng thứnhất, cười sự ốm yếu già lão để khẳng định Tâm, Chí không già Hướng thứ hai thuộcloại tự trào kết hợp, cười thân thế công danh để khẳng định Tiết thực Giá trong

Giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn nhất ở mảng thơ tự trào chữ Hán là sự phảnánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả qua từng chặng đường đời, qua nhữngcảnh ngộ của cuộc sống, những biến đổi của thời cuộc và sự trưởng thành trongnhận thức của nhà thơ

2.1.1 Cười hình dáng bề ngoài

Trong cuộc sống để nhận biết, phân biệt người này với người khác trước hết

là ở diện mạo bên ngoài Diện mạo bề ngoài bộc lộ phần nào đó bản thân chính conngười ấy Các cụ xưa thường nói: “nhìn mặt mà bắt hình dong” “người hiền nó hiện

ra mặt” Chính vì vậy khi nhìn diện mạo của con người, ta có thể cảm nhận hay linhcảm, đoán định tính cách số phận con người đó Và cũng bằng những vần thơ tựtrào về diện mạo, Nguyễn Khuyến đã khắc hoạ bức chân dung từ góc nhìn biếm họa

Trang 23

về chính mình, giúp chúng ta phần nào có thể hình dung ra con người, nếp sốngcũng như thói quen của tác giả.

Có thể nói những bài thơ tự trào về diện mạo của Nguyễn Khuyến đa phầncười sự ốm yếu già lão để khẳng định Tâm - Chí không già Nếu như ở những bài thơ

tự trào bằng chữ Nôm ông muốn qua mình để phê phán kẻ khác để trào lộng một đốitượng khác thì ở thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến dường như chỉ tâm sự với riêng mình,

sự trào phúng của ông không hướng đến đối tượng độc giả nhất định nào NguyễnKhuyến trào lộng vẻ bề ngoài của mình một cách vô cùng hài hước, ở những độ tuổikhác nhau ngòi bút của ông vẽ ra những bức chân dung tự họa khác nhau và dườngnhư ông cố tình vẽ quá lên, làm xấu đi cái hình dáng bên ngoài của mình

Qua khảo sát, chúng tôi thấy những bài thơ tự trào về hình dáng bề ngoài củaNguyễn Khuyến mang dấu ấn tự thuật khá rõ từ việc nêu tuổi tác cụ thể ở câu thơ mở

đầu Ta bắt gặp trong thơ ông một ông lão năm mươi tư tuổi: “Diện cấu tu ban nhỡn hựu hồng” (Mặt sạm, râu đốm bạc, mắt lại đỏ hoe) (Tự thán) Qua cách miêu tả của

Nguyễn Khuyến ta như hình dung ra một ông lão vừa già cả lại vừa ốm yếu với đôimắt đỏ hoe và khuôn mặt sạm đi vì sương gió Bước sang tuổi năm mươi lẻ năm:

Ngô niên ngũ thập ngũ niên linh

Xú thái ban ban lão tận hình

Xỉ bặc hàm toan như tu tụng Nhỡn hoa yểm quyển mạn truyền kinh

(Tuổi ta đã năm mươi lẻ năm

Tất cả mọi cái xấu đều lộ hết

Răng xiêu ghê buốt như cãi cọ nhau

Mắt lòa gấp sách cắt nghĩa mò)

(Lão thái)Nét vẽ nhà thơ mang màu sắc hài hước, già đấy xấu đấy nhưng không gợicảm giác thương hại mà tạo nên cái cười nhẹ nhàng vui vẻ Ông không giấu giếm,

tô vẽ bản thân mình bằng nét vẽ hào nhoáng mà miêu tả một cách chân thực có

phần cường điệu quá lên cái vẻ già nua của mình : “Tất cả cái xấu đều lộ hết ra”,

Trang 24

xấu của hàm răng “xiêu ghê buốt”, xấu của đôi mắt đã không còn sáng rõ tinh tường như trước đến nỗi đọc sách mà phải “cắt nghĩa mò” Đến tuổi năm mươi sáu:

Túy đảo ngữ ngôn vô khúc bộ Lão lai bì cốt hữu sơn xuyên

(Say khướt nói năng không còn mạch lac

Già rồi xương da nhăn nheo, lồi lõm như núi với sông.)

Lại tiếp tục ngòi bút hiện thực pha chút cường điệu thậm xưng hình ảnh cụ

Tam Nguyên Yên Đổ ở tuổi 54 hiện lên vẫn với những nét vẽ “xấu”: “xương da nhăn nheo, lồi lõm như núi với sông” - không chỉ “mắt lờ mờ” mà “nói năng cũng không còn mạch lạc” Người đọc bật cười trước cách miêu tả, so sánh của cụ Tam

Nguyên, không phải là da mà là “xương da” – cách miêu tả thể hiện sự lão hóa từbên trong, cách so sánh hóm hỉnh “xương da… lồi lõm như núi với sông” làm cho

khuôn mặt của cụ hiện lên vừa góc cạnh, vừa thật hài hước Sang tuổi 66 tuy “Năm tháng mỏi mòn thật là đáng thương” nhưng không vì thế mà nét vẽ của ông trở nên đáng thương hại, ông vẫn nhìn mình, vẽ mình bằng những gam màu sống động “Sơ khoát sỉ nha như nhị giáp/ Bồng túng mao phát diệc canh phiên” (Răng lợi khủng khỉnh như hai phe giáp/ Mái tóc bòng bong rối rối bời) Nguyễn Khuyến hài hước ví

hàm răng già lão của mình chen chúc, xô đẩy nhau như sự ganh đua giữa hai phegiáp của làng xã Mái tóc gọn ghẽ ngày xưa, nay “rối bời” không khác gì một “mớbòng bong” Các bộ phận cơ thể hiện ra khiến người đọc buồn cười trước vẻ kì quặc

dị thường của chúng nhiều hơn là thương cảm bởi sự lão hóa

Hình ảnh “tóc bạc” trong thơ Nguyễn Khuyến đã đi theo một hướng khácvới thơ nhà Nho truyền thống ở chỗ luôn gắn liền với sự hài hước hóa “một tổng thểcác bộ phận” vừa dễ nhìn thấy bằng mắt thường vừa phản ánh sự lão hóa như răng,mắt, da… Ông rất nhiều lần đưa mái tóc của mình vào trong thơ ca cả chữ Nôm vàchữ Hán tuy nhiên sắc thái miêu tả có khác nhau Nếu ở thơ chữ Nôm khi miêu tảhình dáng bề ngoài tác giả như cố tình bôi xấu đi, đánh lạc hướng đi, che đậy cáiphẩm chất của mình thì ở thơ chữ Hán chân dung được vẽ lên vẫn hài hước nhưngnhẹ nhàng tao nhã hơn Cùng nói về mái tóc, nếu thơ chữ Nôm được miêu tả “chòmxanh, chòm lốm đốm” thì thơ chữ Hán “đầu tóc bù xù cũng đã đổi thay” (Canh Tý

Trang 25

xuân) Mái tóc gọn ghẽ ngày xưa nay đã đổi thay hao mòn theo tuổi tác Đây là góc

nhìn hài hước của nhà thơ về bản thân mình Trong bài Xuân hàn cảm thành khi

đối diện với tấm gương soi ông đã nhận ra:

Chiếu nhan bất giác đầu tương bạch

Phách thủ thiên nghi hạng dục cường

(Soi gương chợt thấy đầu đã sắp bạc

Vỗ đầu tưởng như cổ muốn cứng)

Dường như mỗi độ tết đên xuân về, chứng kiên bước đi vùn vụt của thờigian nhà thơ lại một lần đứng trước tấm gương soi- soi gương cũng là soi vào tâmcủa mình, để một lần khẳng định “thấy đầu sắp bạc” nhưng tấm lòng vẫn canh cánhnỗi lòng nghĩ về dân về nước, lo lắng trăn trở thời gian trôi đi tuổi ngày càng giàyếu sợ không giúp được gì cho dân cho nước Hai câu đối ngẫu tự họa chân dungmột ông sắp già mà có vẻ không chịu già Cặp đối “đầu tương bạch/ hạng dụccường” vừa tả thực tuổi già lão hóa (đầu bạc, xương khô) đồng thời vừa ẩn chứagiọng điệu hài hước quen thuộc của ông Tam Nguyên hay đùa và giỏi chơi chữ (tuổigià mà cứng đầu cứng cổ)

Như vậy có thể nói mái tóc là hình ảnh trở đi trở lại khá nhiều trong các bài thơchữ Hán của Nguyễn Khuyến Nếu như hình ảnh mái tóc bạc trong thơ chữ HánNguyễn Du là biểu tượng của sự lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương bế tắc :

Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên

(Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi thương than với trời xanhChí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mị)thì mái đầu bạc trong thơ Nguyễn Khuyến được ông miêu tả chân thực pha chút ý vịhài hước thể hiện bước đi thời gian, cảm thức về tuổi già qua đó bộc lộ nỗi lòngthầm kín của nhà thơ

Nhắc đến thơ tự trào về hình dáng bề ngoài của Nguyễn Khuyến không thể

không nhắc đến những bài thơ miêu tả những chiếc móng tay “Trảo trường ngũ thồn linh/ Uyển diên nhược khất khạo” (Dài hơn những năm tấc/ Cong queo cuộn hẳn lại) (Chỉ trảo - 2) rất ấn tượng của cụ Trong bài Chỉ trảo (1)(Móng tay) cụ

Trang 26

viết : “Ngô niên lục thập dư/ Hốt sinh lưỡng chỉ trảo/ Long thế tương bàn hoàn/ Đại sắc diệc tiền hảo” (Tuổi ta sáu mươi có lẻ/ Bỗng sinh ra hai cái móng tay/ Thế

như con rồng uốn lượn/ Sắc như đồi mồi đẹp tươi) Qua cách miêu tả ta thấyNguyễn Khuyến dường như rất thích chăm chút cho móng tay của mình, nó có cảthế, cả sắc rất sinh động và khác lạ Bức ảnh chân dung cụ cầm chén rượu hạt mítvới những chiếc móng tay dài được vót tỉ mỉ vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.Chính cái vẻ độc đáo, hài hước đó làm nên nét phong cách riêng khó lẫn của cụTam Nguyên

Với dáng vẻ “tóc bạc”, “răng long”, “tóc râu phờ” “răng xiêu ghê buốt”,

“mắt lờ mờ”… quả thực qua chân dung tự họa Nguyễn Khuyến như đã già lắm rồi.

Nhưng so với tuổi thọ của nhà thơ là 74 thì tuổi 53 đến 66 vẫn còn khoẻ và trẻ lắm.Phải chăng cái sự già ấy là già về ý chí, về khát khao được cống hiến của bậc caonho vốn coi việc phò vua giúp nước là nghĩa vụ của cả đời mình, nay giữa buổi thếthời thay đổi, xã hội nhố nhăng nên mới ngoài năm mươi mà nhà thơ đã phải về quê

ở ẩn để lên bậc “ăn dưng”

Qua ngòi bút tự trào hình ảnh Nguyễn Khuyến không chỉ hiện lên với máitóc, làn da, hàm răng xiêu vẹo mà còn được tô vẽ đậm nét qua cách ăn mặc thật

chẳng giống ai Trong bài Đinh Hợi nguyên Đán ông đã viết:

Lão chí vị tri tu phát cải

Y thường do tác thiếu niên khan

(Già đến còn chưa biết râu tóc đã đổi màu

Vẫn mặc áo xiêm như thời còn trẻ)

Người đọc bật cười cùng tác giả khi tưởng tượng cảnh một ông lão tóc râu tóc

hoa râm khoác lên mình bộ y phục của thời trai trẻ Câu thơ tưởng như chỉ viết ra để

cười vui nhưng qua đó bộc lộ rõ tâm sự của tác giả Ông tự cười mình ăn mặc ấm ớ không hợp tuổi tác hay là cười việc mình ngu ngơ, cảnh đời đã đổi thay (không còn vua) mà lòng người chưa theo kịp? Đây cũng có thể là tâm sự của một người đã cáo quan về ở ẩn nhưng tấm lòng vẫn nghĩ về non sống đất nước, vẫn tưởng mình đang thời trẻ mũ áo xênh xang với chí lớn giúp vua trị nước

Trang 27

Dáng vẻ của cụ cũng được phác họa bằng những nét vẽ thú vị, lúc thì “ngồi

ngất ngưởng một mình” giữa tiết xuân lạnh giá “Bất thường ngột tọa nhất đồi nhiên” (Cho nên ngồi ngất ngưởng một mình cũng chẳng hề gì) lúc thì :

Bán chẩm quan không thiên địa khoát Nhất song cao ngọa tính tình cô Sầu miên lãn dục thôi khâm khởi Sương áp thuần quang đạm nhược vô

(Gối đầu trên nửa gối ngó thấy trời đất bao laNằm khểnh bên cửa sổ tính tình trở nên cô độcQua giấc ngủ phiền não lười không muốn tung chănSương lấn át ánh sáng ban mai thoang thoảng như không)

(Xuân bệnh)Nguyễn Khuyến là một nhà nho đỗ đạt cao và từng ra làm việc ở chốn quantrường nhưng ông không gò mình vào khuôn khổ của Nho giáo mà luôn sống tựnhiên đúng con người thật của mình, cũng “ngất ngưởng”, “gối đầu trên nửa nửagối” rồi cũng lười biếng ngại chui ra khỏi chăn ấm giữa tiết trời lạnh giá như baocon người bình thường khác

Như vậy, bằng nét vẽ hài hước, thậm xưng kết hợp với những gam màu sốngđộng hình ảnh cụ Tam Nguyên Yên Đổ hiện lên vô cùng chân thực từ mái tóc đếnđôi mắt, hàm răng, làn da, dáng vẻ đi đứng và cách ăn mặc Ông như người đangviết nhật kí về quãng đời mình, miêu tả bản thân mình bắt đầu từ tuổi tác và vẻ bềngoài Cách miêu tả của Nguyễn Khuyến làm cho vẻ già lão ốm yếu không gây cảmgiác đáng thương mà hết sức gần gũi, chân thực – hình ảnh mà ta bắt gặp đâu đótrong cuộc sống thường ngày Tuy nhiên bức chân dung tự họa của Nguyễn Khuyến

sẽ chưa hoàn chỉnh nếu như thiếu đi những nét vẽ trào lộng, mỉa mai về tính cáchcũng như thân thế công danh của nhà thơ

2.1.2 Cười thân thế công danh

Khi tuổi trẻ tài cao trí lớn chưa cáo quan về nhà cơ bản Nguyễn Khuyếnkhông có gì phải ngượng ngùng xấu hổ Bậc nam nhi sống ở trong trời đất đã toạinguyện, đã có phận với núi sông, con đường khoa cử của ông cũng khá thành công

Trang 28

và suôn sẻ Người làm trai sống ở thời đại của ông cũng chỉ mong được làm mộtchức quan nhỏ để cống hiến cho đất nước Như vậy về công danh, sự nghiệpNguyễn Khuyến đã đạt ở đỉnh cao, chí làm trai như thế đã thoả sức vẫy vùng Làmột nho sĩ từng bước qua cửa Khổng sân Trình, cũng như bao nho sĩ khác, ôngmong muốn và tin tưởng “vào sứ mệnh cao cả và thiêng liêng mà một nhân cáchđứng giữa trời đất như mình có được, tin tưởng vào tính hữu ích của cái học vấn màmình có được nhờ học tập sách thánh hiền” (Trần Nho Thìn) Nhưng giờ đây “áoxiêm nghĩ lại thẹn thân già” Nguyễn Khuyến luôn day dứt, mặc cảm về sự bất lựccủa bản thân trong tư cách một nhà nho Đó là những bài ông làm khi ông đã cáoquan về ở ẩn, khi dần nhận rõ chân tướng thật sự của chế độ xã hội nửa thực dân

nửa phong kiến Chính sự chán ngán với xã hội đảo điên, vua quan bù nhìn “Vua chèo còn chẳng ra gì/ Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”, Nguyễn Khuyến đã từ

quan về quê sống cuộc đời còn lại như những người nông dân chân chất, bình dịkhông màng thế sự, không lụy phiền bởi trách nhiệm Nguyễn Khuyến tự thấy mình

là một hủ nho Nếu như ở thế kỷ XIX, có biết bao nhà nho khoe tài và xót xa người

“hoài tài bát ngộ” thì cụ Yên Đổ qua những lời tự khiêm, tự giễu đã thẹn cho cái tài

của mình Ông thẹn cho con đường đã qua “Sợ ngủ gặp giấc mơ trước” thậm chí

đêm buồn sợ nghe con đọc bài, rút lại chỉ có tấm lòng son và tự dũng cảm rút khỏicon đường hoan lộ

Cái cười thân thế công danh này dường như đã vẽ lên được hoàn chỉnh bứcchân dung tự họa của nhà thơ Nguyễn Khuyến sớm nhận ra mình chẳng qua cũngchỉ là một vai nhọ, một kẻ bù nhìn Về mặt này ông đã giễu mình với giọng điệuchua chát hơn Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càngchứng tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu Và đây cũng là kiểu tự bôi nhọ,

tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm chất đẹp của mình, khẳng định mình và cũng để

đề cao mình.Ta có thể kể đến một số bài thơ tự trào về thân thế công danh của ông

như : Nhàn vịnh, Ngẫu thành, Xuân bệnh, Tự thuật, Xuân hàn cảm thành…

Đang trong thời tại chức, và giữa một tình thế nước sôi lửa bỏng khắp từ Bắc

chí Nam vậy mà quan Tam Nguyên Yên Đổ lại có đến 10 bài Nhàn vịnh Ông cứ trở

đi trở lại mấy tứ thơ: vụng, kém tài, việc nhàn, vô vị chỉ còn cách di dưỡng lấy bản

Trang 29

chất của mình mong sẽ có lúc được phát huy tài năng Trong chùm bài đó thì Nhàn vịnh 2 là bài thơ tiêu biểu cho tâm trạng của ông hơn cả Mở đầu bài thơ tác giả viết : Thuật nghiệp vô tha lán thả dung

Án nhiên nhất nhất vũ hoàn trung

Dĩ ứng bất khí thiên tâm hậu

Hà hạnh vô thu thánh lượng hồng

(Công việc trước thuật có gì khác là lười và rỗi

Được yên ổn trong một ngôi nhà giữa cõi nhân gian

Đã không nỡ bỏ tấm lòng trung hậu trời phú

May mắn sao lại không nhân lượng rộng rãi vua ban )

Bốn câu thơ miêu tả lại công việc của nhà thơ trong khoảng thời gian ông về

giữ chân tooàn tu “Trước thuật” là thuật lại và bàn luận những lời người xưa Với nhà thơ đó là một công việc “lười và rỗi” giọng nói ở đây pha chút gì đó mỉa mai,

buồn bực, chán chường Không có những ồn ào, cạnh tranh giành giật trên chốn

quan trường đầy thị phi mà cuộc sống nhà thơ lúc này “được yên ổn trong ngôi ngà giữa coi nhân gian ” - một sự yên ổn đến nhàm chán Những câu thơ tiếp theo

tác giả bộc lộ thái độ mỉa mai với chính bản thân mình :

Tài tiểu nan phân đa lũy nhục

Vị ty hề bổ tứ thời công

(Tài kém không thể sẻ chia nỗi nhục bốn cõi loạn lạc

Chức quan thấp bổ ích được gì cho công việc bốn mùa)

Trước tình cảnh Pháp đánh chiếm toàn cõi Nam Kì, nhân dân lầm than loạnlạc, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng làm tay sai cho giặc bản thân nhà thơ bị đànhặc từ bố chính Quảng Ngãi về giữ chân Toàn tu sử quán không giúp được gì, làngười học giỏi đỗ cao - người đứng đầu ba kì thi cũng có lúc phải giễu cợt mình

“Tài tiểu nam nhân đa lũy nhục” Sách Lễ ký viết : “Tứ giao đa lũy thử khanh đại phu chi nhục dã” được nhà thơ viết gọn là “đa lũy nhục”: nguyên nghĩa là đồn giặc

đóng khắp bốn cõi đó là nỗi nhục của các quan Đồn giặc thì đóng khắp nơi mà bảnthân nhà thơ thì :

Trang 30

Vị ty hề bổ tứ thời công

(Chức quan thấp bổ ích gì cho công việc bốn mùa)

Giọng điệu câu thơ có pha chút mỉa mai giễu cợt Cũng như Trần Bình làmthừa tướng nhà Hán – chức quan cốt ở điều hòa âm dương bốn mùa hiệu quả, nhàthơ lúc này cũng chỉ giữ một chức quan nhỏ, không thể giúp ích cho việc kinh bang

tế thế (công việc bốn mùa) Bởi vậy dù sống yên ổn trong một ngôi nhà giữa cõinhân gian nhưng tâm tưởng ông vẫn canh cánh nỗi lòng lo cho dân cho nước, ướcmong được đem tài năng ra giúp nước:

Vị vong nhất điểm thương sinh niệm Hảo hướng Nam Dương khởi ngọa long.

(Chưa quên được nỗi niềm đối với người dân mọn

Mong muốn rồng nằm trỗi dậy ở đất Nam Dương )

Tâm trạng này của Nguyễn Khuyến cũng được ông giãi bày trong bài thơ

Vịnh nhàn 10 Mở đầu bài thơ ông tự cho mình là người may mắn trên con đường

công danh hoạn nộ :

Tam sinh hữu hạnh ngã hà tu

Lưỡng thập Hàn lâm tế ngộ thù

(Ba sinh được may mắn ta có phải làm gì đâu

Hai lần vào viện Hàn lâm ơn tế ngộ thật đặc biệt)

Ba sinh ở đây chỉ cuộc đời nói chung ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai Đượclàm việc hai lần ở viện Hàn lâm không phải ai cũng có được may mắn như vậy :

Dạ dạ kim liên bàng chúc chiếu

Thời thời thanh miếu nhiệm trì khu

(Đêm đêm, bên nến đèn vàng, ánh nến rọi soi

Ngày ngày vào chỗ tôn miếu mặc sức đi lại)

Đó chính là những công việc của nhà thơ khi làm trong viện Hàn lâm, theocách miêu tả của ông thì khá nhàn nhã và phong lưu Đêm được sáng soi bởi nếnđèn vàng – loại nến cắm trên bông sen bằng vàng dùng trong cung vua phủ chúa,ban ngày thì được mặc sức đi lại không chịu sự cai quản của bất kì ai Tưởng rằng

Trang 31

những ai được sống trong điều kiện đó sẽ thấy hạnh phúc tâm hồn thanh thản, ấyvậy mà nhà thơ lại bày tỏ :

Tự tàm tố thực không huyền đặc

Thùy vị năng văn chỉ họa hồ

(Tự thẹn là kẻ ăn dưng mà có lộc

Ai hỏi rằng giỏi văn chỉ vẽ được quả bầu)

“Huyền đặc”- treo thú non – là từ dùng để chê trách kẻ ngồi không ăn bám Tác giả tự mỉa mai, giễu cợt mình là kẻ ăn không ngồi rồi “ăn dưng mà có lộc” Là

một con người học giỏi tài cao ước mong được đem tài năng của mình để trị vì đất

nước “Mong muốn rồng nằm trỗi dậy ở đất Nam Dương” vậy mà giờ đây ông lại

phải tự cười tự thẹn với chính bản thân mình, với chính cái danh khoa bảng màmình đạt được Có thể nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên cất tiếng mỉa mai vớibia xanh, bảng vàng và hoàng chỉ Đó là cái thẹn của con người ý thức được tráchnhiệm của bản thân mình, một con người có tài năng mong muốn đem sức lực của

mình ra giúp dân giúp nước mà hiện tại lại “Ngày ngày vào chỗ tôn miếu mặc sức

đi lại”, “Ai hỏi rằng giỏi văn chỉ vẽ được quả bầu” - chỉ làm những công việc lặp

đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị giống như ông học sĩ họ Đào năm này qua nămkhác cứ như thế mà vẽ quả bầu

Nhiều lúc ông cũng muốn buông xuôi vì đã nặng lòng lắm rồi: “Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác” Chính vì thế những nụ cười xem ra có phần nhỏ nhẹ ấy

nhưng chứa chan suy tư: Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà mình thì gàn dở vô tích sự.Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên thì đó là một kiểu tự trào “ngôn chí”

có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theonhững chuẩn mực đạo đức nhà nho Vì vậy tựu trung lại giọng điệu tự trào củaNguyễn Khuyến vẫn còn mang tính chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quyphạm văn chương nhà nho Trước thời cuộc nhiễu nhương mà mình - một trí thức,một nhà nho bất lực, Nguyễn Khuyến tự thẹn, tự trào với chính mình

Trong bài Xuân bệnh ông từng tự cười cái “danh hão” của bản thân :

Nhiễu nhiễu phong trần nhất hủ nho

Nhàn lai ngô tự kiến chân ngô

Trang 32

Phù danh hữu hạnh do tiên cái

Thực lực phi tài thượng nhượng nô

(Chỉ là một hủ nho trong cảnh nhiễu nhương gió bụi

Rảnh rỗi ta mới thực hiểu thêm chính mình

Chỉ có chút danh hão may ra còn hơn đứa ăn mày

Chẳng có tài cán gì thực sự còn kém hơn thằng đi ở )

Tâm trạng thấy mình là “con người thừa”, con người đứng ngoài cuộc có lẽ

phải đến Nguyễn Khuyến mới thật sự rõ nét Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm xưakia và cả Nguyễn Du sau này mỗi khi cáo quan về ở ẩn chưa có tâm trạng bất lực

như Nguyễn Khuyến Ông tự nhận mình là một “hủ nho”, chỉ có danh hão hơn “đứa ăn mày” và thực tài“kém thằng đi ở”, không có thực học giúp đời suy mà lại

mang cái hư danh đỗ đạt cao Ông thẹn cho chút thực lực của mình, nhìn thấy sựtrống rỗng vô vị của nó Cái tri thức của một vị đại khoa sau khi đã đọc hàng trămtập sách của thánh hiền, cái tài năng theo kiểu “kinh bang tế thế ” cổ xưa bỗng trởnên vô nghĩa, không đủ ứng xử trước một xã hội hoàn toàn mới - xã hội thực dân

Trong bài Ngẫu thành II, Nguyễn Khuyến đưa ra hai hình ảnh “ hạt bụi” và

“cái thân trăm năm” ở thế so sánh đối chiếu để làm nổi bật cái cười châm biếm của

nhà thơ :

Nhiễu nhiễu giang sơn nhất tế trần

Hà vi đỉnh đỉnh bách niên thân

(Một hạt bụi nhỏ mà làm nhiễu loạn núi sông

Cái thân trăm năm sừng sững hỏi được tích sự gì )

Nhà thơ như đang tự hỏi, tự chất vấn dằn vặt mỉa mai giễu cợt mình Bằng

thủ pháp đối chiếu lấy “hạt bụi ” với “cái thân trăm năm”, “nhỏ ” với “sừng sững”,

“nhiễu loạn núi sông” – “ tích sự gì” tác giả đã mỉa mai bản thân mình, một hạt bụi

nhỏ mà làm nhiễu loạn được giang sơn còn cái thân trăm năm kia có chăng bằngđược hạt bụi, sừng sững đấy oai nghiêm đấy thử hỏi được tích sự gì? Cái thân vôthường mà to lớn dị thường mà cũng thật khác thường

Chân thành tự thẹn với chính mình, đó là một nhân cách đáng trọng Tuynhiên, Nguyễn Khuyến không nghĩ thế Càng tự ý thức về bản thân, thi nhân

Trang 33

Nguyễn Khuyến càng cảm thấy cái sự học của nhà Nho thật vô nghĩa, thấy bản thân

mình thật đáng bị phủ định Các bài Tự thuật viết bằng ngôn ngữ khác nhau cũng bộc lộ tiếng cười tự trào của nhà thơ với những sắc thái khác nhau Bài Tự thuật viết bằng chữ Nôm:“Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay/ Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay/ Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ/ Răng long ngày trước hãy còn đây/ Câu thơ được chửa, thưa rằng được/ Chén rượu say rồi nói chửa say/ Kẻ ở trên đời lo lắng cả/ Nghĩ ra ông sợ cái ông này”

Bài Tự thuật viết bằng chữ Hán:

Đã bốn năm năm trở lại nhà Làm gì được nữa, tóc phơ phơ Cảnh nghèo mặt võ thân thêm võ Người bệnh hình trơ bóng cũng trơ

Và cạn hoa vàng như muốn giễu Thư không âu trắng hẳn sinh ngờ Kiếp sau ai sẽ là ta nhỉ

Ai sẽ phong lưu sánh kịp ta

(dịch thơ- Nguyễn Khuyến)

Câu thơ “Làm gì được nữa, tóc phơ phơ” như là tiếng thở dài bất lực của nhàthơ, làm gì được nữa khi cảnh thì nghèo mà người thì bệnh, tóc trên đầu đã bạc

trắng… Xét hai bài Tự thuật trên, thì bài nguyên viết bằng chữ Nôm có cái chua chát của ông nhà nho thất thế, mất thời Còn bài Tự thuật viết bằng chữ Hán kết

thúc bằng hai câu hỏi, hỏi như đang tự vấn, cười cợt với sự “phong lưu” vô nghĩacủa mình Cần nói thêm rằng, nếu như trước ông việc ẩn dật là một cách bảo vệ lítưởng, cách hành đạo thì với vị quan họ Nguyễn này, lần đầu tiên trong lịch sử nhogiáo Việt Nam, về ở ẩn có nghĩa là từ bỏ tư thế nhà Nho để làm người dân thường

Nguyễn Khuyến không chỉ tự trào trực tiếp mà còn mượn hình ảnh khác gián

tiếp cười cợt mỉa mai chính bản thân mình Ở ba bài thơ Vịnh thạch lão, Tặng thạch lão ông, Uý thạch lão nhân ông mượn hình ảnh ông phỗng đá để gián tiếp nói về

bản thân mình Đây chính là hình ảnh tự họa của tác giả ở những góc độ và khíacạnh khác nhau Ông lão Đá là hình ảnh một ông già bằng đá bày trên bàn làm vật

Trang 34

trang trí, vật thưởng ngoạn Nguyễn Khuyến không biết lão Đá là ai, và lão Đá cũngkhông muốn cho đời biết mình là loại người nhưng cảnh ngộ của nhà thơ và conngười này là một :

Ngẫu trị loạn ly yên hỏa hậu Khả liên luân lạc thảo lai trung

(Bỗng dưng gặp lúc khói lửa loạn ly Thương thay phải đắm chìm trong cỏ dại) (Vịnh thạch lão)Mối tình tri kỉ của nhà thơ và lão Đá không cốt ở chỗ nhiều lời bởi con ngườinày có thái độ khó hiểu suốt ngày không cười không nói :

Khuynh tràng khiếm ẩm vị đàm tiếu Ngột tọa chung triêu vô khiếm thân

(Ta nghiêng chén mời uống mà ông chưa hề nói cười

Chỉ ngồi ngây suốt ngày, không hề cử động) (Tặng Thạch lão ông)

Qua hình ảnh ông lão Đá Nguyễn Khuyến đã lên án loại người “ngây ngây,dại dại” lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mà ông dùng cách nói ý nhị:

“non nước đầy vơi” Nhưng quay đi quay lại ông Phỗng đá đáng trách ấy lại chínhlà…cụ Tam Nguyên:

Dữ hóa vi vãng lai

An tri tử phi ngã

(Cùng đi lại trong cõi hóa Biết đâu ngươi không phải là ta!)

(An ủi ông lão Đá)

Rõ ràng đối tượng trào phúng của tác giả chính là chân dung của bản thânmình, và cái cười của ông là cái cười tâm trạng Ông lão Đá đã trở thành hình tượngphân thân của chính nhà thơ, trở thành mặt đối lập trong tính cách, trong tâm lý củaNguyễn Khuyến Con người đó vật vã giữa hai trạng thái nội tâm trái ngược, muốnđược im lặng như đá để không biết khổ mà khốn thay lại còn chút lương tâm chưamất thì sao có thể nguôi quên Ông trách lão Đá cũng là tự trách mình, rằng trong

Trang 35

cảnh bon chen của thời cuộc lúc ấy, anh bước chân đến chốn “hoa cỏ nước non” này

để làm gì, nếu chẳng phải “chừng cũng muốn dan tay vào hội lạc” ?

Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến thể hiện những kiểu cười giễu cợt bản thânnhưng đó là tiếng cười theo kiểu tự trào của các danh nho xưa Những lời tự tràotrên tuy có phản ánh tâm trạng bối rối của Nguyễn Khuyến trong một lúc nào đó khiông chưa xác định nổi cho mình một thế ứng xử trước vô vàn cái phức tạp của cuộcđời - nhưng không làm hạ thấp con người, trái lại chúng hé mở cho ta nhìn thấy,nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc đối thoại tự nhà thơ với bảnthân mình Bên cạnh tiếng nói bề ngoài có tính phủ định có một tiếng nói khác củachính nhà thơ luôn hướng tới cái tốt đẹp, cái cao cả, cái ý thức trách nhiệm của bảnthân ông, của tầng lớp trí thức như ông, của bất kì người Việt Nam trước tình cảnhđất nước và trước yêu cầu mới của lịch sử Một cuộc đấu tranh liên miên giữa phải

và trái, giữa nên và không nên, giữa tự cười tự chê mình và tự hào tự tin vào mình.Phủ định thân thế của một vị đại khoa, đại quan chính là Nguyễn Khuyến gián tiếpkhẳng định ý nghĩa đích thực của mình ở chữ Tiết, chữ Nghĩa mặt khác cũng là mộtcách thể hiện cái nhìn phản tỉnh đối với lý tưởng nhà nho Nguyễn Khuyến không

đủ khả năng làm một con thiêu thân lao mình vào lửa thì ông cũng đã gióng hồichuông lớn để cảnh tỉnh con người Giễu mình mà để tự khẳng định mình.Vớihướng tự trào như vậy, Nguyễn Khuyến vẫn chưa thoát ra được dòng thơ tự tràotheo hướng khẳng định bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho Nhà thơ không tạobối cảnh thiên nhiên – không gian cho cái tôi tự thẹn, tự trào xuất hiện mà chủ yếu

vẽ ra bối cảnh xã hội, bối cảnh cá nhân đời thường của ông để tự đó gởi gắm mộtcái tôi tự thẹn, tự xấu hổ hay cười cợt về sự vô dụng với tư cách một nhà nho Vàthêm nữa, cái tôi ấy không phải xuất hiện trong tư thế người chứng kiến từ bên trên,bên ngoài như các nho sĩ thường thể hiện mà bằng chính hình ảnh của người trong

cuộc “Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay”, người trong cuộc tự thấy mình là “con

người thừa” “Tự trào” chính chân dung của mình là điểm riêng của NguyễnKhuyến so với những nhà thơ trước đó Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến luôn đanxen xáo trộn hai giọng điệu phủ định và khẳng định, có khác nhau ở mức độ giọngđiệu, phủ định thường thậm xưng quá mức, khẳng định thì kín đáo hơn

Trang 36

Như vậy, có thể nói nếu những dòng thơ tự trào về hình dáng bề ngoài mangsắc thái nhẹ nhàng vui vẻ, cười cốt chỉ để mua vui thì mảng thơ tự trào về thân thếcông danh cái cười ở đây có vẻ chua chát hơn, mỉa mai mạnh mẽ hơn Ông tự cười,

tự giễu cợt bản thân mình, tự chất vấn dằn vặt chính mình, có tài đấy, xiêm áo bảngvàng đấy mà có ích chi… “cái thân sừng sững trăm năm ấy” có hơn gì hạt bụi…cười để tự khẳng định sự nhận thức của mình trước thời cuộc nhưng cũng là cáicười bất lực, mỉa mai đến chua chát khi nhận ra sự vô dụng của bản thân

2.2 Thế trào

Thái độ tự trào chỉ để sửa soạn cho sự xoay hướng mũi dùi trào phúng vào xãhội Thế trào là những vần thơ trào phúng về thế sự từ vua quan, bè lũ thực dân đếnnhững hủ tục, tệ nạn, thói quen xấu trong xã hội Có thể nói là Nguyễn Khuyến đãkhông ngần ngại đem tất cả các hạng người xấu xa để làm đối tượng cho những bàithơ thế trào của mình Không cầm gươm để giết giặc cứu nước, Nguyễn Khuyến chỉ

sử dụng thơ văn với tiếng cười châm biếm, đả kích như một vũ khí chiến đấu Tiếngcười trào phúng trong thơ ông như nhắc nhở một cách nhẹ nhàng và kín đáo về cáchsống, đó là một lời khuyên chân thành của nhà thơ Thơ ca nhất thiết phải có giá trịđối với con người Thơ Nguyễn Khuyến chứa đựng tiếng cười nhưng là tiếng cười

để khuyên đời, làm đẹp cuộc sống Cũng hiếm người có được cái nhìn đối với côngdanh phú quý tỉnh táo như Nguyễn Khuyến Con người ấy dám vứt bỏ danh lợi đểgiữ vẹn toàn danh tiết Một người vinh hiển đã đến bậc đỉnh chung, đang trên đàthăng tiến, ấy vậy mà dám dừng phắt lại, chối từ tất cả, cam chịu nghèo đói, conngười ấy nhất định không phải hạng tầm thường Có thể nói ông đã đạt đến cái đỉnhcao nhân cách mà các nhà nho quân tử hằng mơ ước Chính vì thế mà ông có đủ tưcách để sổ toẹt mọi thứ hình nhân gian giảo, đểu cáng, hèn hạ Với sự lịch lãm củamình, Nguyễn Khuyến thường hướng sự phẫn nộ vào tầng lớp trên của xã hội Ônggắn nỗi nhục mất nước, sự suy đồi về phong hóa đạo đức với trách nhiệm của cácđối tượng ấy, lấy đó làm lý do đả kích Những kẻ mang danh rường cột nước nhà,các bậc thượng lưu trí thức, nhất là các vị đỗ đạt cao nhưng lại đê hèn làm tay saicho giặc thường bị ông chế giễu rất sâu cay Trong lịch sử văn chương nước ta, dễ

Trang 37

thường chưa có ai đả kích ông nghè mạnh mẽ như Nguyễn Khuyến, dù bản thânông là người hiển đạt.

Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét về tính trào phúng trong thơ Nguyễn

Khuyến: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời” Đó

là một nhận xét đúng đắn và càng làm cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến tăngthêm phần giá trị

2.2.1 Tiếng cười châm biếm tầng lớp thống trị

Nguyễn Khuyến từng làm quan nên đã thấy rõ hiện thực quan trường đầy rẫy

sự giả dối, xu nịnh và lừa lọc Ngòi bút ông đã vạch trần nhiều mặt xấu xa của bọnquan lại từ các ông to như Tổng đốc, Quận công, Kinh lược sử đến các quan bé hơnnhư quan Tuần, quan đốc, tri phủ… Xã hội thối nát tận gốc rễ đã khai sinh ra bọnquan lại bất tài hống hách, Nguyễn Khuyến đã điểm mặt chúng Đó là ông Thiếukhanh ở Cổ Pháp:

Quật khởi điền gian nhất phủ nhân

Kì nhân tuy cựu mệnh duy tân

Kinh luân khang tế tuy vô luật

Giải cấu di duyên tự hữu nhân

(Là người giàu có nổi lên từ nơi đồng ruộng

Tuy là người cũ nhưng nay đã giữ mệnh mới

Tài kinh luân giúp đời tuy không có gì

Còn duyên gặp gỡ tình cờ âu cũng có nguyên nhân từ trước)

(Trào cổ điện pháp Thiếu khanh)

Đây là bài thơ tác giả viết để mỉa mai châm biếm viên Thiếu khanh thíchkhoe mẽ một cách lố lăng kệch cỡm Nguyễn Khuyến từng kể lại hoàn cảnh ra đời

bài thơ: “Ta một mình vào Kinh đi đường gặp một viên quan, xe lọng đồ khí trượng

và người tùy tùng rất linh đình Ta nghĩ viên quan lớn nên mới sang trọng vậy, liền lánh sang bên đường Lại gần thì hóa ra viên Thiếu khanh vì quyên nộp thóc mà được làm quan Những người đi theo trước đây cũng có người biết mặt ta chút ít, liền chào hỏi Anh ta mở màn nhìn thấy ta lấy làm xấu hổ vội xuống xe tạ lỗi Vì thế

Trang 38

ta viết bài này để đùa anh ta” Ngay trong những lời kể của Nguyễn Khuyến đã

thấy bộc lộ tiếng cười trào lộng Không phải vì học hành đỗ đạt hay có tài kinh luânđóng góp công sức to lớn cho dân cho nước mà được làm quan mà viên Thiếu

khanh leo lên được chức vụ ấy nhờ vào việc “quyên nộp thóc”, giầu có “ nổi lên từ nơi đồng ruộng” mà “tài kinh luân giúp đời không có gì” Ấy vậy mà hắn lại thích khoa trương thanh thế “giương lọng phóng xe trên cõi bụi hồng” - nơi phồn hoa và náo nhiệt, đi đến đâu cũng có “biển dẹp đường” - thứ vốn dành cho những người đỗ

cao làm quan to ngày trước Qua cách nhìn của Nguyễn Khuyến viên Thiếu khanh

hiện lên không chỉ là kẻ “xuất thân từ nơi tầm thường” kém cỏi không có tài cán gì

mà còn kém hiểu biết thích học làm sang, khuếch trương thanh thế Trước conngười đó, Nguyễn Khuyến thở dài nghĩ về mình và cuộc đời:

“Tha thời bất dụng tương hồi tỵ Quan đới như kim bán thị quân”

(Thời khác rồi người ta chẳng dùng đến biển dẹp đường

Còn bậc đai mũ ngày nay thì đến một nửa là lũ như ông)

Thời buổi ngày nay đã khác rồi, các bậc đại khoa chẳng mấy được trọngdụng, quan lại đến một nửa là mua bằng tiền như viên Thiếu khanh này Tú Xương

cũng từng phản ánh mua quan bán tước trong bài thơ Nôm Năm mới chúc nhau:“Nó lại mừng nhau cái sự sang/ Đứa thời mua tước đứa mua quan” Là con

người vốn theo nghiệp khoa cử, học hành đỗ đạt nức danh một thời giờ ông phảicười cho bậc đai mũ, cười cho chính khoa danh, bảng giáp mà mình đã cố công cóđược Tiếng cười ở đây lẫn cả tiếng thở dài chua chát cho cái xã hội cho cái thờimình đang sống, xã hội đảo điên, người có tài không được trọng dụng trong khi kẻlắm tiền, ít chữ lại leo lên chốn quan trường

Tiếng cười trào phúng vua quan còn vang lên trong bài Quá quận công Nguyễn Hữu Độ sinh từ hữu cảm Nguyễn Hữu Độ là người học thức uyên bác làm

quan đời Tự Đức, một tay sai đắc lực của thực dân Pháp hồi mới xâm lược nước ta.Lúc sinh thời, Nguyễn Hữu Độ đã bắt thuộc hạ trong hạt bỏ hơn một vạn quan tiền ralập sinh từ thờ sống mình tại phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội) ngày nay và đây là bàithơ Nguyễn Khuyến viết khi đi qua sinh từ này Mở đầu bài thơ là một lời giới thiệu:

Trang 39

Lâu đài thử xứ hà nguy nguy

Đệ nhất quận công chi sinh từ

(Lâu đài chốn này nguy nga biết chừng nào

Đó là sinh từ của ông “thứ nhất quận công”)Qua lời miêu tả của Nguyễn Khuyến sinh từ của ông “thứ nhất quận công”hiện lên vô cùng nguy nga tráng lệ, đền miếu lộng lẫy như một lâu đài Tuy nhiênngười thờ trong lâu đài tráng lệ đó lại không được người đời kính nể:

Công tại tứ thời tập quan đới

Đắc dự giả hỉ bất dự bi

Công khứ quan đới bất phục tập

Hương hỏa tịch tịch hòa ly ly

(Khi ông còn thì áo mũ cân đai bốn mùa tấp nập

Kẻ được dự vào đó thì mừng kẻ không được dự thì buồn

Sau khi ông mất không thấy áo mũ xúm xít lại nữa

Hương lửa vắng tanh, lúa mọc rườm rà)

Bằng cách sử dụng nghệ thuật đối giữa các vế “ông còn thì mũ cân đai bốnmùa tấp nập” – “ông mất không còn áo mũ xúm xít lại nữa” Nguyễn Khuyến đã chỉ

ra được thái độ và bản chất của một số kẻ nịnh bợ dành cho ông ta Tất cả chỉ là giảtạo, cái gì không xuất phát từ tấm lòng chân thành thì không thể bền lâu Bản thânNguyễn Hữu Độ khi còn sống thì bốn mùa tấp nập nào là áo mũ cân đai, nào kẻ xunịnh kẻ được dự thì mừng vui cho là may mắn, kẻ không được dự thì buồn ra mặt

Ấy vậy mà khi ông mất đi bóng dáng áo mũ không còn nữa, chẳng ai đến chăm nom

“hương lửa vắng tanh, lúa mọc rườm rà” :

Đãn kiến đệ nhị vô danh công Triêu tịch huề trượng lai vu ty (Chỉ thấy có ông “thứ nhì không tên”

Sớm sớm chiều chiều chống gậy vào ngôi nhà ấy)

Nơi ấy giờ vắng tanh, hoang vu và lạnh lẽo, ngày còn sống họ đến tấp nập làvậy mà giờ đây không có ai thắp nổi cho ông một nén hương, lâu đài nguy nga làvậy giờ đây lúa mọc rườm rà không bóng người quét dọn, sớm chiều ra vào nơi ấy

Trang 40

giờ chỉ còn ông “thứ nhì không tên” Tục ngữ có câu “thứ nhất quận công, thứ nhìkhông lều”- không lều ở đây chỉ người ăn xin thời bấy giờ Trên tác giả đã viết “đó

là sinh từ của ông thứ nhất quận công” giờ ông viết “thứ nhì không tên”, không cầnphải chỉ rõ “không lều” ta cũng hiểu được không tên ở đây tác giả ám chỉ nhữngngười tay bị tay gậy ăn xin thời bấy giờ Câu thơ mang ý vị mỉa mai giễu cợt rất rõ,nơi vốn hào nhoáng như lâu đài nguy nga ấy giờ chỉ còn kẻ ăn mày hành khấtkhông có chỗ trú ngụ mới lui tới Sự ghẻ lạnh của mọi người đối với Độ cũng là sựghẻ lạnh, lãnh đạm, khinh ghét của nhân dân với quân bán nước làm tay sai chogiặc Hai câu thơ cuối nhà thơ đặt dấu nghi vấn băn khoăn với giọng điệu giễu cợt:

Trần gian hưng phế đẳng nhàn sự Bất tri cửu kinh thùy dữ quy

(Ở đời có lúc thịnh suy đó là chuyện thường Không biết dưới chín suối bây giờ ông theo ai)Câu thơ tỏ thái độ mỉa mai của nhà thơ với Nguyễn Hữu Độ, lúc sống ôngchỉ là một tên tay sai theo thực dân Pháp và giờ nhà thơ hỏi mỉa “dưới chín suối bâygiờ ông theo ai”, ông đã tỉnh ngộ chưa hay vẫn bù nhìn đi theo làm tay sai bợ đỡcho giặc Bài thơ tưởng như chỉ là lời kể về quận công nhưng bằng lối nói mỉa mai,giễu cợt ông đã vạch trần bản chất của hắn cùng sự giả tạo những kẻ mũ áo cân đaitheo hắn

Nếu như bài thơ trên tác giả hướng ngòi bút trào phúng vào một đối tượng

thì trong bài Đấu xảo kí văn ông hướng đến cả tầng lớp vua quan bù nhìn - tầng lớp

tượng gỗ của xã hội xưa Năm 1902, nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương nhân dịpkhánh thành cầu Doumer (cầu Long Biên) bắc ngang sông Hồng đã mở cuộc đấuxảo trình bày kỹ nghệ tân tiến, phô bày sản vật của xứ Đông Dương để kêu gọi cácnhà tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư khai thác Bài thơ có tám câu thì tác giả dành đến sáucâu đầu khen ngợi những gì trực tiếp chứng kiến:

Đấu xảo trường khai bách vật trần,

Y hà xảo dã xảo nhi tân

Cận lai thuỳ tạc càn khôn khổng, Đáo thử phương tri vũ trụ xuân

Ngày đăng: 12/04/2016, 13:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huệ Chi chủ biên (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi chủ biên
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1994
2. Nguyễn Đình Chú (1985), Nguyễn Khuyến với thời gian, Tạp chí văn học (4), tr.13-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến với thời gian
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1985
3. Nguyễn Đình Chú chủ biên (1990), Tác giả Văn học Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả Văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Chú chủ biên
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1990
4. Nguyễn Đình Chú (1995), Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông trên phương diện văn hóa tinh thần truyền thống, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (3), tr.82-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đôngtrên phương diện văn hóa tinh thần truyền thống
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1995
5. Nguyễn Đình Chú (1999), Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học viết Việt Nam trung cận đại, Tạp chí văn học (5), tr.38-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học viếtViệt Nam trung cận đại
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1999
6. Đào Duy Diễn (1952), Luận về Nguyễn Khuyến, NXB Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận về Nguyễn Khuyến
Tác giả: Đào Duy Diễn
Nhà XB: NXB Thăng Long
Năm: 1952
7. Hà Thị Diệp (2005), Tình hình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến từ 1954 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến từ 1954đến nay
Tác giả: Hà Thị Diệp
Năm: 2005
8. Xuân Diệu (1971), “Đọc thơ Nguyễn Khuyến”, in trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982, tr.149-225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đọc thơ Nguyễn Khuyến”
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1971
9. Biện Minh Điền (2001), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyế
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2001
10. Trịnh Bá Đĩnh (1994), Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tạp chí văn học (4), tr.27 – 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ Nôm NguyễnKhuyến
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Năm: 1994
11. Trần Văn Giáp chủ biên (1971,1972), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập I,II. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược truyện các tác gia Việt Nam, tậpI,II
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
12. Trần Văn Giầu (1958), Sự khủng hoàng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khủng hoàng của chế độ phong kiến nhà Nguyễntrước 1858
Tác giả: Trần Văn Giầu
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1958
13. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
14. Phạm Thị Hằng (2003), Cái cười trong ca dao người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái cười trong ca dao người Việt, Luận án Tiến sĩNgữ Văn
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Năm: 2003
15. Trung Hoa, Hồ Lê (1990), Thú chơi chữ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú chơi chữ
Tác giả: Trung Hoa, Hồ Lê
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1990
16. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: NXB Đạihọc quốc gia
Năm: 2001
17. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông và những điểm nhìn tham chiếu, Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng phương Đông và những điểm nhìn thamchiếu
Tác giả: Cao Xuân Huy
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1995
18. Nguyễn Văn Huyền (1982), Nguyễn Khuyến rất quen mà còn rất lạ. Tạp chí văn học (2), tr.92-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến rất quen mà còn rất lạ
Tác giả: Nguyễn Văn Huyền
Năm: 1982
19. Nguyễn Văn Huyền (1984), Nguyễn Khuyến - tác phẩm, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến - tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Huyền
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội. Hà Nội
Năm: 1984
20. Mai Hương biên soạn và giới thiệu (2006), Nguyễn Khuyến những lời bình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến những lời bình
Tác giả: Mai Hương biên soạn và giới thiệu
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w