1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn xuôi ngọc giao trong tiến trình văn học hiện đại việt nam tt

27 169 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 280,2 KB

Nội dung

Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống các tác phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình tiếp cận một nề

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGHIÊM THỊ HỒ THU

VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS Phong Lê

2 PGS.TS Lưu Khánh Thơ

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Lai Thúy

Phản biện 3: TS Phạm Thị Thu Hương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại

vào hồi……… ….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Học viện khoa học xã hội

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua một thời kỳ vận động và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc

và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống các tác phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình tiếp cận một nền văn học.Việc đánh giá lại một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại có đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là điều cần thiết

1.2 Là một tác giả có vị trí quan trọng trong tòa soạn Tiểu

thuyết thứ Bảy - tờ báo phổ thông ra hàng tuần trong đời sống văn

học trước 1945, Ngọc Giao là một cây bút sung sức và quen thuộc với độc giả đương thời Ngọc Giao xứng đáng là nhà văn hiện đại góp phần tạo dựng diện mạo văn học nước nhà thế kỷ XX, nhất là giai đoạn 1930-1945 cũng như bộ phận văn học khu vực đô thị Hà Nội tạm chiếm 1947-1954

1.3 Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao, chúng tôi thấy số lượng các bài viết chưa nhiều, một số công trình nghiên cứu chưa được chỉnh thể, hệ thống, đầy đủ về văn xuôi Ngọc Giao Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá để phục dựng một chân dung văn học đã có những đóng góp tích cực cho dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hiện trạng nghiên cứu hiện nay về Ngọc Giao là một việc cần thiết để bù lấp khoảng trống văn học sử giúp chúng ta

có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và diện mạo nền văn học nước nhà

Vì những cơ sở lý luận và thực tế trên, theo chúng tôi, việc thực

hiện đề tài Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam là cần thiết và mang tính khả thi

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến mục đích:

- Đặt văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại để thấy được văn nghiệp của tác giả với những thành công và giới hạn cũng như bước đầu có những đánh giá, nhận xét có

hệ thống về đặc điểm văn chương, thế giới nghệ thuật, vị trí, vai trò

và đóng góp của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Trang 4

- Nghiên cứu những phương diện cơ bản trong sự nghiệp sáng tác của Ngọc Giao như: Hệ thống các tác phẩm và tìm hiểu các giai đoạn sáng tác, quan niệm văn chương của nhà văn, đặc điểm các thể loại sáng tác chính là truyện ngắn, tiểu thuyết và ký từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản của văn xuôi Ngọc Giao trên các phương diện cơ bản như: Đề tài, thế giới nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Tập hợp, thống kê, phân loại các tác phẩm của

Ngọc Giao theo giai đoạn sáng tác và thể loại

Thứ hai: Tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội, những giao

lưu, tiếp biến và tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến

quá trình sáng tác và đặc trưng bút pháp của nhà văn

Thứ ba: Đi sâu phân tích lý giải các khía cạnh giá trị nội dung và

nghệ thuật của các tác phẩm văn học cụ thể để rút ra những nhận xét khái quát về từng thể loại chính yếu trong từng giai đoạn sáng tác của tác giả nói riêng và đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao nói chung

Thứ tư: Khẳng định những nét đặc trưng trong nội dung và nghệ

thuật tác phẩm Ngọc Giao Đánh giá về phong cách và vị trí, đóng góp của nhà văn trong tiến trình vận động của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu là tất cả các tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao, đặc biệt tập trung vào các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký tiêu biểu đã được xuất bản, tái bản Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh có sử dụng các tác phẩm của các nhà văn hiện đại Việt Nam để làm tài liệu tham khảo, đối sánh

4.Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số

phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu văn

học sử ; phương pháp tiếp cận thi pháp; phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu hệ thống

Ngoài ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác

Trang 5

khi cần thiết như phương pháp loại hình, thao tác thống kê – phân loại và các lý thuyết có liên quan như: lí thuyết tự sự học, thuyết hiện sinh, văn hóa học, phê bình sinh thái, nữ quyền luận, hậu thực dân

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

- Kế thừa những kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, luận án tiếp tục chỉ ra và làm rõ quan niệm nghệ thuật của nhà văn, những giá trị nổi bật, những dấu ấn sáng tạo và đóng góp, vị trí của văn xuôi Ngọc Giao trong nền văn học Việt Nam hiện đại

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lí luận

- Luận án góp phần đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về đặc điểm, thành tựu văn xuôi Ngọc Giao nói chung và phong cách Ngọc Giao nói riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại

- Luận án là minh chứng cho những đóng góp của nhà văn Ngọc Giao với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và cũng là những bổ khuyết cho việc nghiên cứu về một tác giả trong một giai đoạn văn học còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án góp phần phục dựng chân dung văn học tác giả Ngọc Giao

và có thêm cơ sở cho những ghi nhận về đóng góp của Ngọc Giao với nền văn học Việt Nam hiện đại

- Luận án cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án

được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Văn xuôi Ngọc Giao trong bối cảnh xã hội thế kỉ XX Chương 3: Đề tài và nhân vật văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam Chương 4: Người kể truyện,

ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của nhà văn Ngọc Giao

1.1.1 Giới thuyết về hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam

*Một số khái niệm

Tìm hiểu và nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, trước hết cần xác định rõ khái niệm "hiện đại", "hiện đại hóa", "văn học hiện đại" và "hiện đại hóa văn học"

*Vấn đề phân kì văn học hiện đại Việt Nam

Từ những góc nhìn khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu đều có những kiến giải riêng về văn học hiện đại Tuy nhiên, để xác định nội hàm khái niệm này các nhà khoa học đều quan tâm đến sự khác nhau giữa

mô hình văn học trung đại và hiện đại Điểm khác biệt giữa văn học hiện đại và văn học trung đại biểu hiện rõ nét ở quan niệm và thi pháp nghệ thuật

* Những tiền đề, điều kiện xuất hiện văn học hiện đại Việt Nam: Văn học hiện đại Việt Nam là sản phẩm của quá trình giao lưu

văn hóa từ khu vực đến thế giới

* Các bình diện của văn học hiện đại Việt Nam

Chủ thể sáng tạo là những trí thức Tây học với tinh thần thời đại

mới Công chúng văn học mới của văn học hiện đại được mở rộng đến nhiều tầng lớp ngày càng đa dạng và phong phú Nền kinh tế thị

trường bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XX và kích thích văn học

phát triển theo hướng hiện đại Biểu hiện cơ bản phân biệt văn học

hiện đại và văn học trung đại là sự hiện đại về thi pháp nghệ thuật

Thi pháp văn học hiện đại hoàn toàn thoát khỏi những nét quy phạm

của văn học trung đại Hoạt động dịch thuật là phương thức phổ biến

và lưu truyền văn hóa hữu hiệu Lý luận và phê bình văn học là một

trong những phương diện góp phần hoàn thiện hơn cho văn học hiện đại

1.1.2 Tiến trình văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của nhà văn Ngọc Giao

Nhìn tiến trình văn học hiện đại Việt Nam trong sự thay đổi và bước chuyển hệ hình văn học gắn với các cuộc giao lưu, ảnh hưởng văn hóa, văn học Việt Nam hiện đại có thể hình dung qua ba chặng:

1900 - 1945; 1945 - 1985;1986 - nay Đồng thời, đặt nhà văn Ngọc Giao trong tiến trình vận động của văn học hiện đại Việt Nam, luận

án bước đầu xác định môi trường văn học của tác giả làm cơ sở cho

Trang 7

hệ quy chiếu nhằm tiếp tục tìm hiểu văn xuôi của ông trong những chương tiếp theo của luận án

1.1.2.1 Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1945

Trước sự thay đổi của lịch sử, văn hóa, xã hội, tiếp thu, ảnh hưởng tư tưởng học thuật và văn hóa, văn học phương Tây, văn học Việt Nam đã có sự vận động biến đổi từ mô hình văn học trung đại chịu sự ảnh hưởng văn học Trung Quốc sang mô hình văn học hiện đại chịu ảnh hưởng văn học phương Tây

Trên cơ sở đó, sự xuất hiện của các nhóm phái văn học với những tôn chỉ, hướng đi, hoạt động khác nhau đã góp phần làm nên bức tranh sinh động của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ giới thiệu về nhóm Tân Dân bởi đây là nhóm văn học gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này và có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu là

nhà văn Ngọc Giao - thành viên của Tiểu thuyết thứ Bảy và cũng là

cây bút quen thuộc trên các ấn phẩm của Tân Dân

1.1.2.2 Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985

Mặc dù chưa có kết tinh nghệ thuật nhưng các tác phẩm thời kỳ này đã phản ánh diện mạo của nền văn học trong buổi đầu độc lập và tiếp tục đối diện với những cam go thử thách mới của chiến tranh Bộ phận văn học công khai và không công khai ở Hà Nội tạm chiếm vẫn tồn tại trong bối cảnh lịch sử mới đầy khó khăn, khốc liệt nhưng phong phú với nhiều giá trị nhân văn Trong gia tài đáng kể của văn chương Hà Nội những năm 1947-1954, Ngọc Giao cũng là cây bút tiêu biểu can đảm và nhẫn nại, nhân hậu và dũng cảm đương đầu với bối cảnh xã hội mới để sống và sáng tác nhiều tác phẩm mang tính thời sự, hiện đại và xúc động Với cái nhìn ít nhiều có tính chất hiện sinh, tác phẩm của Ngọc Giao giai đoạn này đã dũng cảm tái hiện lại những góc khuất trong tâm hồn con người với bao uẩn khúc mang vấn đề nhân loại, nhân văn

1.1.2.3 Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay

Sau 1986, trước những chuyển biến của xã hội, tư tưởng, văn hóa, văn học cũng có thay đổi trong nhu cầu và quan điểm thẩm mĩ

Vì vậy, văn học cũng đã từng bước được đổi mới Văn học giai đoạn này đã vận động và biến đổi trong một sự tiếp nối có tính liên tục, kế thừa và phát triển Những cách tân, đổi mới trong tư tưởng văn học giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cảm hứng sáng tác của Ngọc Giao giai đoạn 1986-1997 được hồi sinh

Trang 8

Với Ngọc Giao, nhà văn có hành trình sáng tác trong gần như trọn vẹn thế kỉ XX, những dấu ấn trong sáng tác của ông ở hai chặng đầu của nền văn học hiện đại và sự trở lại trong thời gian ngắn ở giai đoạn ba nhưng cũng đủ cho thấy đời văn của ông gắn với diễn trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao

Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong nước về sự nghiệp văn chương của nhà văn Ngọc Giao, theo tài liệu đến nay chúng tôi thu thập được, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, cụ thể và dày dặn về sự nghiệp văn chương của ông Thậm chí,

số người biết và viết về Ngọc Giao còn ít Phần lớn đó là những bài nhận định mang tính chất phác thảo khái quát về cuộc đời và sự nghiệp hoặc những lời giới thiệu về nhà văn hay tác phẩm của Ngọc Giao trong các lần xuất bản Chúng tôi chia việc nghiên cứu tác giả Ngọc Giao ra các giai đoạn sau:

1.2.1 Giai đoạn trước 1945

Nhìn một cách khái quát, các bài viết đánh giá, nhận xét trước

1945 đã có những ghi nhận về tính nhân văn, giàu chất trữ tình và hiện thực trong tác phẩm của Ngọc Giao ở chặng đường đầu sáng tác

để đánh giá tác giả và tác phẩm còn phiến diện

1.2.3 Giai đoạn sau 1986

Dưới ánh sáng của công cuộc Đổi mới, những giá trị đích thực của tác phẩm văn học nghệ thuật trong đó có tác phẩm Ngọc Giao đã dần được soi tỏ Giá trị tác phẩm và đóng góp của Ngọc Giao với văn học đã được nhìn nhận khách quan, đúng mực hơn Mặc dù số lượng bài viết chưa nhiều nhưng đã phần nào cho thấy những phác thảo tích cực về chân dung một nhà văn, một nghệ sĩ nhân hậu Tuy nhiên, đó chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về văn xuôi Ngọc Giao Những khuyết thiếu này tạo nên khoảng trống để chúng

Trang 9

tôi có thể triển khai đề tài nghiên cứu một cách có định hướng khả thi, hệ thống và toàn diện hơn

Tiểu kết chương 1

Thông qua việc khái lược về văn học Việt Nam hiện đại và đặt nhà văn Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam để xác định tọa độ văn học sử của nhà văn, chúng tôi nhận thấy Ngọc Giao

là nhà văn tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong giai đoạn 1930-1945

và 1947-1954 Văn xuôi Ngọc Giao gắn liền với quá trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam nhưng các công trình đi trước chưa nghiên cứu để thấy rõ điều đó Việc nghiên cứu về những giá trị nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao còn chưa cụ thể, hệ thống và sâu sắc Tìm hiểu diễn biến chính về tình hình nghiên cứu tác giả Ngọc Giao qua ba chặng: trước 1945, 1945- 1985 và sau 1986, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại là vấn đề cần thiết được nghiên cứu hệ thống và sâu sắc hơn

CHƯƠNG 2 VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG BỐI CẢNH

XÃ HỘI THẾ KỈ XX

Ở chương này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu những yếu tố cơ bản tác động, hình thành đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao, hành trình sáng tác của nhà văn trong môi trường diễn tiến văn hóa, xã hội, văn học và những khía cạnh căn bản của quan niệm nghệ thuật của Ngọc Giao Bắt đầu từ những tìm hiểu về không gian tinh thần tác động và ảnh hưởng đến văn xuôi Ngọc Giao, chúng tôi tiếp tục lấy đó làm cơ

sở để tìm hiểu cụ thể hơn về sự nghiệp sáng tác của nhà văn

2.1 Cơ sở hình thành văn xuôi Ngọc Giao

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội

2.1.2 Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và hoạt động văn học 2.1.3 Đặc điểm cá tính và con người của nhà văn

2.2 Quá trình sáng tác của nhà văn Ngọc Giao

2.2.1 Văn xuôi Ngọc Giao trong giai đoạn 1929- 1945

Những sáng tác của Ngọc Giao giai đoạn 1929-1945 cùng với

vai trò và trách nhiệm của ông ở nhà xuất bản Tân dân, Tiểu thuyết

thứ Bảy và các tờ báo khác đã góp phần đáng kể trong việc mở mang

học vấn, trí tuệ cho nhân dân, hiện đại hóa tiếng Việt và nền văn học nước nhà Với những đóng góp trong công tác quản lý và điều hành hoạt động văn học cũng như sự góp mặt của những truyện ngắn có

Trang 10

giá trị, ông xứng đáng là nhà văn có vị trí quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn học 1900-1945

Thời kỳ này, ông sáng tác chủ yếu thể loại truyện ngắn, ký hiện đại theo phong cách văn xuôi lãng mạn giàu chất hiện thực với các

tác phẩm tiêu biểu như: Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn

Hạ, Nhà quê Sự góp mặt của Ngọc Giao trên văn đàn đã làm giàu

thêm cho dòng văn học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ XX Đứng bên cạnh Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thanh Châu , Ngọc Giao đã có một phong cách văn chương vừa quen vừa khác tạo nên một dấu ấn trong tiến trình văn xuôi hiện đại thời kỳ hiện đại hóa

2.2.2 Văn xuôi Ngọc Giao trong giai đoạn 1945 – 1985

Giai đoạn 1945 - 1985, văn xuôi Ngọc Giao có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang thể loại tiểu thuyết với phạm vi phản ánh sâu, rộng và phong phú hơn về đối tượng và giọng điệu Thời kỳ 1945- 1954, do

sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh riêng của gia đình và cá tính sáng tạo nghệ thuật, Ngọc Giao tiếp tục sáng tác truyện ngắn, ký, kịch và cho ra đời những tiểu thuyết mang tính hiện thực có giá trị nghệ thuật đặc sắc phản ánh về cuộc sống của người dân vùng bị địch tạm chiếm Số phận đời tư của những trí thức, tiểu

tư sản sống ở thành thị và một số người chiến sĩ, tham gia cách mạng

đã góp phần phong phú thêm nội dung văn xuôi Việt Nam hiện đại

Vì một số lí do, các tác phẩm của Ngọc Giao giai đoạn này bị thất lạc

và chưa được xuất bản Tuy nhiên với những tác phẩm tiêu biểu ở

giai đoạn này như: Đất, Quán gió, Người Hà Nội, Cầu sương, Mưa

thu ,Ngọc Giao là cây bút sung sức và tiêu biểu của văn học Hà Nội

thời kì tạm chiếm 1947 -1954 Gắng gỏi vượt qua những dị nghị, Ngọc Giao tiếp tục nguồn cảm hứng từ 1949 đến 1957 với sự ra đời

tác phầm Xóm Rá Đây là thời kì nhiều gian nan trong cuộc sống và

sự nghiệp, bạn đọc đương thời ít biết đến ông hơn nhưng lại là thời kì nhà văn viết sung sức và có nhiều đóng góp tích cực cho nền văn học nước nhà

2.2.3 Văn xuôi Ngọc Giao trong giai đoạn 1986 - 1997

Những bài ký, những câu chuyện đời thường và chân dung văn học Ngọc Giao viết trong giai đoạn này đã được con trai ông là

Nguyễn Tuấn Khanh tuyển chọn và in trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây

(2010) Hòa nhập trong thời đại mới cùng khí thế mới, tư tưởng văn học được "cởi trói", đời sống văn học nước nhà được mở ra với tinh thần đổi mới trong tư duy và nhìn thẳng vào sự thật Văn học được

Trang 11

nhìn nhận, đánh giá khách quan, có điều kiện phát triển phong phú và ngòi bút Ngọc Giao dần được hồi sinh Tác phẩm của Ngọc Giao đã dần trở lại trên văn đàn

Quá trình sáng tác của Ngọc Giao trải dài suốt thế kỷ XX qua 3 chặng chính đã phản ánh hiện thực cuộc sống vận động cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử văn học Ở thời kì 1929-

1945, Ngọc Giao đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây cùng những yếu tố chi phối của bối cảnh lịch sử, xã hội để khẳng định tên tuổi và đóng góp nhiều giá trị văn học cho nền văn học Việt Nam hiện đại với những truyện ngắn mang âm hưởng trữ tình, lãng mạn Thời kì 1945- 1985 đặc biệt từ 1945-1954, ông tiếp tục viết truyện ngắn, kí và mở rộng phạm vi thể loại với những tiểu thuyết về cuộc sống và con người thời chiến với những gì đời thường, sâu kín và nhân văn nhất Thời gian 1963 - 1985 do những qui kết và hiểu lầm, Ngọc Giao tạm dừng sáng tác và hồi sinh trở lại văn đàn với những truyện kí, chân dung văn học sâu sắc từ khi đất nước đổi mới sau 1986 Vận động, biến đổi trong môi trường văn học thế kỉ XX, văn xuôi Ngọc Giao có những kế thừa và sáng tạo với những đặc điểm chung và riêng góp phần hoàn thiện diện mạo văn học Việt Nam hiện đại

2.3 Quan niệm nghệ thuật Ngọc Giao

Nhìn lại hệ thống tác phẩm của Ngọc Giao, ta thấy sự nhất quán

và trung thành của tác giả với quan niệm nghệ thuật rất cá tính nhưng cũng là mẫu số chung của tư tưởng những nhà văn tiến bộ và chân chính Đó là những ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, phẩm chất cần có của nhà văn và giá trị vững bền của tác phẩm văn chương

2.3.1.Về nghiệp viết văn và nhà văn

Nhà văn coi việc viết như một lẽ sống, viết nhiều khi tự nhiên như một quy luật của nghe, nhìn và viết Ông viết để giãy bày những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình chứ không phải để mưu cầu danh lợi hay bị bất cứ áp lực nào Nhà văn phải tinh tế, biết quan sát, chịu khó tìm tòi phát hiện và sáng tạo Nghiệp văn chương và người cầm bút rất cần những con người lao động thực sự chân thành và sáng tạo, nhân ái, sáng tác vì cuộc sống và con người chứ không phải khua môi múa mép bằng những lời võ đoán không có giá trị nhân văn

2.3.2 Về tác phẩm

Tác phẩm phải ca ngợi cái thiện, cái mĩ, ẩn sâu trong đó là giá trị cách mạng bảo vệ con người và làm cho xã hội tốt đẹp hơn Tác

Trang 12

phẩm có cơ sở hình thành là từ cuộc đời Một tác phẩm có giá trị không phải là tác phẩm chỉ tập trung vào cầu kì gọt rũa về mặt kĩ thuật Hướng đến con người và vì con người, Ngọc Giao cũng như Thạch Lam, Nam Cao đều muốn tác phẩm được viết ra phải "làm cho người gần người hơn" Những điều được viết vì vậy phải luôn có tính vấn đề để có thể tác động cả vào trí óc và trái tim người đọc Những giá trị ấy không chỉ mang tính nhất thời bởi nó mang trong đó những

giá trị chung của con người

Tiểu kết chương 2:

Với hơn 80 năm cuộc đời, hành trình văn chương của Ngọc Giao

đã tiếp nhận, ảnh hưởng và có những thăng trầm cùng những biến thiên của lịch sử Quá trình sáng tác của ông gắn liền với 3 chặng lớn của văn học hiện đại Việt Nam: Thời kì 1929 - 1945, 1945-1985 và

1986 - 1997 Mỗi chặng đường có những nét đặc trưng, thành công, đóng góp riêng với văn học và cuộc sống, gắn với quan niệm nghệ thuật tâm huyết, tiến bộ, chân chính về nghề văn, về nhà văn và tác phẩm

CHƯƠNG 3

ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

3.1 Những đề tài chính trong văn xuôi Ngọc Giao

Đề tài sáng tác trong văn xuôi Ngọc Giao khá phong phú, đa dạng Trong đó, có thể khái quát một số loại hình đề tài và nhân vật

như sau:

3.1.1 Đề tài nông thôn

Nông thôn và người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam Viết về nông thôn và người nông dân, văn xuôi Ngọc Giao vừa mang cái dữ dằn, khốc liệt của những vùng quê thời chiến vừa phảng phất những nét thuần túy, đôn hậu, chân phương, nghĩa tình của nông thôn và văn hóa làng quê Việt Nam

3.1.1.1 Nông thôn yên bình và tình nghĩa nhưng đói nghèo

Khung cảnh làng quê trong văn xuôi Ngọc Giao hiện lên giản dị, yên bình với lối sống nghĩa tình, thuần hậu Mặc dù đói nghèo vẫn bao quanh người đân quê nhưng đó vẫn là một không gian đáng yêu, đáng sống, đáng nhớ, là nơi trở về, an ủi của những con người xa quê

Trang 13

3.1.1.2 Nông thôn trong vùng địch tạm chiếm thời kì kháng chiến chống Pháp với nhiều biến động

Bên cạnh một làng quê yên bình, thơ mộng và lãng mạn là một làng quê tiêu điều, tan hoang, nhuốm màu chết chóc trong vùng giặc chiếm đóng Một không gian tiêu điều xơ xác, náo loạn với biết bao

dự cảm đau thương sẽ diễn ra Làng quê thuần hậu dần biến đổi khi

kẻ thù dã tâm xâm chiếm và có những không gian làng quê đang thay đổi mang theo những dấu hiệu của cuộc sống văn minh hiện đại là sản phẩm của chủ nghĩa thuộc địa

Tiếp tục đề tài quen thuộc này, Ngọc Giao đã tái hiện một không gian làng quê vừa truyền thống vừa pha chút hiện đại, vừa êm đềm vừa xao động Đặc biệt, đó còn là một làng quê trước chiến tranh và trong chiến tranh với cái nhìn trực diện ít né tránh Đó cũng là không gian nghệ thuật đặc sắc của Ngọc Giao trong dòng văn học 1947-

1954

3.1.2 Đề tài đời sống thành thị

Thành thị trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa, tiếp xúc với văn minh phương Tây được tái hiện khá sinh động với những gì hiện hữu

và tha hóa Hà Nội và Sài Gòn là hai không gian thành thị được miêu

tả nhiều trong văn xuôi Ngọc Giao

Đề tài đô thị là đề tài mới và hấp dẫn với các nhà văn hiện đại

Sự xuất hiện của các đô thị và quá trình hiện đại hóa của các đô thị đã dẫn đến những thay đổi về văn hóa, lối sống, nhân sinh quan, thẩm

mĩ, thị hiếu và cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp mới Tiếp cận với những vấn đề xã hội và con người trong đề tài đô thị, văn xuôi Ngọc Giao đã hòa nhập với môi trường của văn học hiện đại

3.1.2.1 Thành thị với diện mạo cũ và mới trên con đường đô thị hóa

* Hà thành với những dấu ấn văn hóa truyền thống và hiện đại

Không cay nghiệt, chát chúa, khốc liệt như những trang văn viết

về đô thị của các tác giả đương thời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan Cũng không chỉ tập trung miêu tả thế giới của những phố huyện nghèo như Thạch Lam Thành thị trong văn xuôi Ngọc Giao chủ yếu là không gian xã hội của buổi đầu đô thị hóa đầu thế kỉ

XX ở thủ đô Hà Nội với những vẻ đẹp văn hóa, dấu ấn thời đại tồn

tại và biến đổi theo hướng hiện đại

Khác với Hà Nội trong văn xuôi Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng Hà Nội trong Ngọc Giao hiện lên tự nhiên, giản dị cũng có khi sâu sắc như chính cuộc sống đang trong dòng vận động với những bước chuyển mình những năm đầu thế kỉ XX Đó là những không gian phác thảo nhưng cũng rất tinh tế, rất Hà Nội và mang nặng tình người

Ngày đăng: 26/12/2018, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w