1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÊN đề tài: PHÁT HUY NĂNG lực học SINH QUA VIỆC GIẢNG dạy PHẦN TRUYỆN NGẮN HIỆN đại VIỆT NAM (trong chương trình ngữ văn 9)

31 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 234 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH QUA VIỆC GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN 9 (PHẦN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM) A ĐẶT VẤN ĐỀ I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ai cũng nhận thấy rằng, trong vài năm trở lại đây, nền giáo dục Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện từng bước đổi mới Nhưng nói cụ thể hơn, nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đó là gì? Xin thưa đó là : sự phát triển năng lực của người học để từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước Để khẳng định thêm điều đó, thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu: “Dạy học phát triển năng lực là đổi mới căn bản, cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay” Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung- Học viện quản lí giáo dục cũng cho rằng: “Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú trọng vào mục tiêu hình thành năng lực cho người học” Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Thế Truyền khẳng định: “Việc xác định năng lực của người học là khâu tiên quyết, là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay” Đứng trước yêu cầu cấp bách và vô cùng cần thiết đó, là một giáo viên giảng dạy Ngữ Văn- môn học khá quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất và cả phát huy tối ưu nhiều năng lực của người học, bản thân tôi đã rất trăn trở: Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực là thế nào? Làm sao để giúp học sinh phát triển năng lực thông qua môn học của mình? Người thầy phải đổi mới bằng cách nào để đáp ứng xu hướng đổi mới đó? Đây thật sự là một bài toán khó của mỗi giáo viên chúng ta trong nhu cầu và xu thế đổi mới hiện nay! Năm học này, khi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9, để đáp ứng những trăn trở đó, tôi không chỉ mong muốn mà còn rất tâm huyết với vấn đề này Tôi luôn cố gắng, nỗ lực để mong có thể hoàn thành nhiệm vụ năm học với mục tiêu: … “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” Bên cạnh đó, lí do nữa tôi nhận thấy khi nghiên cứu đề tài này là để có thể góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ Văn - môn học không chỉ khơi dậy trong tâm hồn con người những cảm xúc đẹp, những giá trị chân, thiện, mĩ; mà môn học này còn như dòng chảy vô tận tưới mát, bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn Vâng, văn học không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức mà nó giúp con người tự biết “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 1 mình Sức mạnh của tác phẩm văn học bao giờ cũng có giá trị sâu sắc trong việc phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự chuẩn bị quan trọng trong việc hoàn thiện đạo đức, phát huy năng lực của người học…Vẫn là xuất phát từ nhiệm vụ của văn học: phản ánh hiện thực đời sống và con người, cho nên tác phẩm văn học chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được đặt dưới ánh sáng của mục đích cao cả là vì con người, vì khát vọng làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn, đề cao nhân phẩm con người và giúp cho con người tin yêu nhau và tin yêu yêu cuộc sống… Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện đạo đức, nhân cách cho con người, giúp họ nâng cao bản chất Người trong con người Và khi đó, tự bản thân nó sẽ hình thành và phát huy năng lực một cách tự nhiên và lâu bền nhất Lí do nữa là đứng trước nhiệm vụ đổi mới của ngành, bản thân tôi là giáo viên nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 9, tôi nhận thấy với học sinh lớp 9 việc dạy học theo định hướng tiếp cận, phát huy năng lực trong bộ môn Ngữ Văn nói chung và trong phần văn bản truyện hiện đại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì năm học này có tính chất như bước ngoặt để giúp các em hình thành, phát triển những phẩm chất và năng lực cơ bản để có thể vượt qua kì thi chuyển cấp, tiếp bước lên THPT Như thế từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài này, đã thực hành trong quá trình dạy và áp dụng cụ thể trong một phần của chương trình dạy đó là phần: Truyện ngắn hiện đại Việt Nam – một phần rất hay và khá quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9 Hi vọng, qua đề tài này, tôi sẽ được trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ, những kĩ năng và phương pháp bổ ích, thiết thực nhất để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng cho phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay! II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: -Khi đặt ra vấn đề: Dạy học phát huy năng lực học sinh qua phần Truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9, tôi muốn tìm ra biện pháp thiết thực nhất, khả thi nhất để giải quyết tình trạng học sinh học yếu, học không hứng thú, học thụ động và hơn thế là không phát huy hết năng lực của mình sau khi học Ngữ Văn -Giúp học sinh khám phá vẻ đẹp của truyện ngắn hiện đại trong một thời kì lịch sử xã hội Việt Nam từ sau 1945 Nhận ra vẻ đẹp của con người Việt Nam trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước để từ đây thấy được trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc Từ những nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm đó giáo dục cho học sinh những tình cảm nhân văn cao đẹp, sâu sắc và cụ thể: Tình yêu quê hương, đất nước, sự chuyển biến “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 2 nhận thức của người nông dân trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ( LàngKim Lân); Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le và khắc nghiệt của thời kì kháng chiến chống Mĩ (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng); Sự cống hiến bền bỉ, thầm lặng của con người Việt Nam trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mĩ ở Miền Nam (Lặng lẽ Sa-Pa- Nguyễn Thành Long); Lí tưởng và khát vọng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê); những suy tư, trăn trở và chiệm nghiệm sâu sắc của con người về cuộc đời (Bến quê- Nguyễn Minh Châu) Trong quá trình giảng dạy tôi muốn các em nhận ra, hiểu và phát huy, ứng dụng các năng lực tốt đẹp của mình từ những điều đó -Qua đề tài này, tôi còn muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp những điều tâm huyết và muốn được được tận hưởng niềm hạnh phúc trong nghề nghiệp của mình khi thấy những cô, cậu học trò của mình vừa hào hứng phát huy năng lực của bản thân, vừa ứng dụng, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống từ việc đọc, học văn muốn được chứng kiến cả cái “nhảy nhót” của trái tim các em khi chúng thấy đồng cảm với niềm vui của tác phẩm truyện, nghe thấy tiếng lòng thổn thức của các em khi hòa mình vào nhân vật trong truyện, tìm thấy ánh sáng, sự đồng cảm, tính tích cực, sự chủ động của các em trong việc ứng dụng kiến thức từ bài học vào thực tế cũng như để phát triển năng lực vốn có, tiềm ẩn thậm chí còn hình thành thêm nhiều phẩm chất, năng lực mới của mình và nhiều hơn thế nữa… -Góp phần đổi mới mạnh mẽ, nội dung, phương pháp dạy học trong giai đoạn mới cụ thể là giúp giáo viên chủ động, hứng thú giảng dạy; học sinh tích cực học tập; giờ học sẽ trở nên sôi nổi, chất lượng các bài tập làm văn và bộ môn Ngữ Văn được nâng lên rõ rệt Các phẩm chất tốt đẹp của học sinh được hình thành như: Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lí tưởng sống cao đẹp, phù hợp thời đại; các em được tiếp xúc với những nhân cách cao cả, đẹp đẽ từ những ánh sáng phát ra từ mỗi tác phẩm truyện ngắn được học, các em không chỉ có tâm hồn đẹp, nhân cách đẹp mà các em sẽ có thêm nhiều kĩ năng sống, sẽ tự tin, vững vàng, phát huy năng lực của mình để hoàn thành tốt kì thi chuyển cấp, để nâng cao “chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai” III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 Phạm vi thực hiện: - Chương trình bộ môn Ngữ Văn 9 có qui định, phần truyện ngắn hiện đại Việt Nam được học trong chương trình Ngữ Văn 9 gồm 5 tác phẩm (“Làng”- Kim Lân; “Lặng “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 3 lẽ Sa-Pa”-Nguyễn Thành Long, “Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng; “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê; và hướng dẫn đọc thêm “Bến quê” –Nguyễn Minh Châu), với số lượng là 10 tiết học Chương trình đã có sự sắp xếp để tích hợp với phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong suốt cả kì 1 và kì 2 -Chương trình dạy bồi dưỡng nhu cầu, và ôn thi vào 10 – buổi chiều, nhà trường cũng qui định có 9 buổi (tương đương với 27 tiết) liên quan đến 5 tác phẩm được học -Ngoài ra, phần truyện ngắn hiện đại này còn được phân bố tích hợp với tập làm văn: phần văn tự sự, phần văn nghị luận cả kì 1 và kì 2, phần Tiếng Việt như: Các phương châm hội thoại, Khởi ngữ, Thành phần biệt lập, Nghĩa tường minh và hàm ý… -Như thế, phạm vi của đề tài được thực hiện trong 37 tiết học cả buổi sáng và buổi chiều (Chưa kể phần tích hợp trong các tiết Tiếng Việt, tập làm văn ) 2 Đối tượng: -Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ở học sinh khối 9 với đối tượng học sinh 2 lớp 9A1, 9A2 3 Thời gian: Năm học 2018-2019 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Phương pháp đối chiếu, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, thực nghiệm B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1 Một số khái niệm cơ bản: a/ Khái niệm năng lực: Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Phẩm chất tâm lí, sinh lí và tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” Còn trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do BGD và ĐT phát hành năm 2014 thì: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Nói một cách dễ hiểu năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 4 b/ Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực: nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định c/ Vì sao phải dạy học theo sự phát triển năng lực: Dạy học theo hướng phát triển năng lực là một phương pháp tiên tiến, khoa học, phù hợp nhất trong thời đại ngày nay Phương pháp này nói chung và trong bộ môn Ngữ Văn nói riêng giúp cho người học có khả năng phát triển mọi năng lực của mình, có thể ứng dụng kiến thức vào thực tiễn phát hiện, xử lí những vấn đề vô cùng phức tạp trong cuộc sống bằng chính sự cảm nhận của mình Khi dạy học theo phương pháp này, người học sẽ tự mình cảm nhận, lí giải những vấn đề mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương nhờ sự tìm tòi, đọc-hiểu, thảo luận nhóm, hệ thống câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề, trải nghiệm, đóng vai,… mà mỗi bài học sử dụng Ở phương pháp này, học sinh được phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống gợi ra từ tác phẩm từ sự đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết Đến với phương pháp này, các em sẽ có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm để từ đó phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của văn bản Có cách nói và cách viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân để từ đó biết điều chỉnh thái độ, cách ứng xử của mình cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn là cách giúp cho mỗi cá nhân tự học theo yêu cầu của thầy, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống d Các năng lực cần thiết mà bộ môn Ngữ Văn hướng đến: (1) Năng lực giải quyết vấn đề: Vấn đề: là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết (Từ điển Tiếng Việt) Năng lực giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định, lựa chọn phương pháp tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống đạt kết quả tốt, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 5 Với môn học Ngữ văn, năng lực giải quyết vấn đề không chỉ thực hiện trong các bối cảnh học tập mà nó còn giúp người học ứng phó tích cực và hiệu quả trước những tình huống trong bài, lí giải các hiện tượng đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn học cũng như ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, những tình huống của cuộc sống (2) Năng lực sáng tạo Sáng tạo: là quá trình hoạt động với những sáng kiến nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất Sáng tạo giúp con người năng động hơn, có óc tưởng tượng, biết cách phán đoán, và thích nghi có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn người khác, có tư duy minh mẫn, có kết quả tốt đẹp Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà môn học Ngữ văn hướng tới Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tình huống và những ý tưởng, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước một vẻ đẹp, một giá trị của cuộc sống Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức Trong các giờ đọc hiểu văn bản, với tư cách là người đọc, HS phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề, …) (3) Năng lực hợp tác Hợp tác là khả năng tương tác của cá nhân, cá nhân với tập thể trong học tập và trong cuộc sống Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của quá trình hội nhập (4) Năng lực tự quản bản thân Tự quản bản thân là khả năng làm chủ suy nghĩ, hành động cảm xúc của mình trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 6 ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình (5) Năng lực giao tiếp tiếng Việt Giao tiếp là quá trình chia sẻ lời nói, ý nghĩ, tình cảm, tư tưởng - là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó Phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp là ngôn ngữ Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học Thông qua bài học Ngữ văn, HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học Đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống (6) Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù, quan trọng của môn học Ngữ văn Năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau – Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật – Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm – Cảm, hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 7 việc tiếp nhận tác phẩm văn chương Như thế, từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn 2 Hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9: -Bao gồm 5 tác phẩm đan xen trong cả hai học kì.: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Bến Quê (Nguyễn Minh Châu) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)… Đa số nhân vật trong, các truyện là hình ảnh con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, sau chiến tranh: ông Hai (Làng); anh thanh niên làm công tác khí tượng (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà); Phương Định, Nho, Thao (Những ngồi sao xa xôi)… Nét chung nổi bật trong tư tưởng, tình cảm của các nhân vật là lòng yêu nước, tinh thần cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của đất nước, cho cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của dân tộc Đồng thời, ở họ cũng có những tình cảm đẹp đẽ khác: tình đồng đội, tình đồng chí, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm, lí tưởng sống cao đẹp… Với 5 truyện ngắn, nhưng các tác phẩm truyện cũng phản ánh được phần nào cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nhiều gian lao, hi sinh, nhưng cũng hết sức hào hùng Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện hình ảnh con người Việt Nam thuộc các thế hệ, tầng lớp khác nhau, với cuộc sống, tình cảm, tư tưởng khá phong phú, vừa thống nhất lại vừa đa dạng… -Chủ đề, nội dung phản ánh khá đầy đủ, bảo đảm khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm , thẩm mĩ, đảm bảo khả năng phát huy năng lực cho mọi đối tượng học sinh II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1 Thuận lợi: -Học sinh đã được tiếp xúc với các tác phẩm truyện hiện đại từ lớp 6 , 7, 8 Đọc hiểu các tác phẩm truyện cũng là một điều rất hứng thú với học sinh, vì ở đây, học sinh được tiếp xúc với những nhân vật, những cảnh đời, số phận trong những hoàn cảnh- thời kì cụ thể của xã hội, rất gần gũi trong đời sống Nội dung, chủ đề, hình thức của các văn bản này cũng khá hấp dẫn, đặc sắc, nhưng gần gũi, dễ hiểu bởi không có nhiều khoảng cách xa xôi về thời gian, không gian… “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 8 -Bởi áp lực thi vào 10 THPT nên nhiều em tập trung học, giúp cho việc phát huy khả năng tiếp thu bài có kết quả cao, tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát huy hết năng lực của người học cũng như năng lực của bộ môn… -Nhiều học sinh chăm học, thông minh, có phương pháp học tốt -Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết, được nhà trường phân công giảng dạy đúng chuyên môn… 2 Khó khăn: -Còn một số học sinh lười học, mải chơi, chưa tập trung học -Nhiều học trò còn ngại học văn, ngại đọc và làm văn nhất là những tác phẩm truyện có dung lượng khá dài… -Qua thực tế giảng dạy, đặc biệt khi dạy Ngữ Văn 9, qua các văn bản truyện hiện đại ở một số lớp, học sinh có định hướng phát triển tốt các năng lực song còn 1 số học sinh còn rụt rè, chưa tự tin phát triển năng lực của mình, kĩ năng giao tiếp còn kém, năng lực phản biện còn hạn chế… -Một vài phụ huynh có tư tưởng coi nhẹ môn Ngữ Văn hơn môn Ngoại ngữ và các môn khoa học tự nhiên… 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện * Khảo sát thực tế: Khi dạy về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam, tôi thấy các em rất có hứng thú Điều đó thể hiện ở sự chú ý, quan sát, lắng nghe khi bạn đọc tác phẩm, nghe giảng về tác phẩm Nhưng các em chỉ cảm thấy hay chứ chưa hiểu sâu, chưa thể vận dụng ngay những năng lực của mình khi học về tác phẩm -Cụ thể : Khi giảng dạy xong văn bản “Làng” của Kim Lân, tôi đã có một câu hỏi khảo sát cho các em như sau: ? Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được Ông kiểm điểm từng người trong óc Không mà, họ toàn là người có tinh thần cả mà Họ đã ở lại làng quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm những điều nhục nhã ấy! Nhưng tại sao lại nảy ra cái tin như vậy được? mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những câu chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước (Trích Làng- Kim Lân) “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 9 a/ Ngôn ngữ trong đoạn văn trên chủ yếu là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? b/ Các câu văn: “ Nhưng tại sao… Ai người ta chứa” là kiểu câu gì xét theo mục đích nói? Tác dụng? c/ Từ “cực nhục” cho thấy tâm trạng nào của ông lão? d/ Tâm trạng của ông lão trong đoạn trích khơi gợi ở chúng ta điều gì? (trả lời trong khoảng 5 dòng) (Gợi ý: a/: Lời độc thoại nội tâm b/ Câu nghi vấn Cho thấy tâm trạng băn khoăn, trăn trở, đau đớn của ông Hai c/ Cho thấy tâm trạng tủi cực, nhục nhã vì nghe tin làng Việt gian d/ Cần nêu cảm nhận : cảm thông với ông Hai; yêu nước, căm thù giặc và ghét Việt gian….) Kết quả: Hầu hết các em trả lời chưa chính xác, đặc biệt là câu 4, các em không trả lời đúng mà chỉ trả lời chung chung, không nêu rõ được cảm nhận của cá nhân được khơi gợi từ đoạn trích ( ông Hai không muốn tin mà phải tin; tâm trạng nhục nhã, bẽ bàng, xấu hổ, bế tắc… ; khiến chúng ta đồng cảm, chia sẻ và nhận ra tình yêu làng sâu nặng, thiêng liêng của ông Hai Từ đó trân trọng, cảm thông yêu mến người nông dân; có thêm lòng yêu nước, gắn bó hơn với quê hương mình …) *Sè liÖu thèng kª : ®iÓm kh¶o s¸t cña häc sinh 2 líp: Líp SÜ sè 9A1 43 Sè bµi 43 9A2 43 43 §iÓm giái 0=0 % 0=0 % §iÓm kh¸ 12= 27,9% 2= 4,6% §iÓm TB §iÓm yÕu 25=58,1 6=14% % 30=70% 11=25, 4% Trªn TB 86 % Díi TB 74,6 % 25,4 % 14% -Rõ ràng đây là kết quả không như mong đợi Điều đó khiến tôi rất trăn trở, tìm tòi đúc rút kinh nghiệm, tìm và ứng dụng những biện pháp cụ thể vào việc thực hiện giảng dạy theo định hướng phát huy năng lực học sinh qua phần truyện hiện đại này trong chương trình Ngữ văn 9 II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1 Biện pháp 1: Dạy học theo đặc trưng và phương thức biểu đạt: Các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 đã tập trung thể hiện những vấn đề bao trùm và cốt yếu của đời sống dân tộc, đất nước, “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 10 * Nghệ thuật trần thuật: Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật, cần chú ý đến ba yếu tố: vai trần thuật (ngôi kể), điểm nhìn, giọng điệu Trong những truyện ngắn hiện đại này xuất hiện những hình thức trần thuật khác: trần thuật từ ngôi thứ nhất 3, ngôi thứ nhất, trần thuật song trùng chủ thể (người trần thuật và nhân vật) Lựa chọn vai trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả tạo được sự gần gũi giữa người trần thuật và độc giả, đồng thời cũng thu hẹp khoảng cách với đối tượng được tái hiện trong tác phẩm (Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi) Nhân vật trần thuật trong trường hợp đó không chỉ tham gia vào các sự kiện, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Ngoài cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, trong truyện hiện đại còn thường gặp cách trần thuật song trùng chủ thể: truyện vẫn sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ ba, nhưng ở nhiều chỗ người trần thuật nhập vào điểm nhìn, giọng điệu, suy nghĩ bên trong của nhân vật Có trường hợp gần như cả truyện được trần thuật theo cách này (Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê) Giọng điệu là yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu nghệ thuật trần thuật Giọng điệu gắn liền với vai kể và điểm nhìn trần thuật, bộc lộ thái độ, cái nhìn, sự đánh giá về đối tượng trần thuật, đồng thời tác động đến nhận thức và tình cảm, cảm xúc của người đọc Chỉ xá định được giọng điệu trần thuật năng lực đặc thù của môn Ngữ Văn mới được sử dụng và phát huy hiệu quả nhất Ví dụ: Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) là tác giả đã chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ nhất- nhân vật chính là Phương Định- người kể chuyện Chọn ngôi kể này tác giả tạo ra một điểm nhìn phù hợp để có thể miêu tả hiện thực khốc liệt nơi tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ Bên cạnh đó, ngôi kể này còn giúp cho câu chuyện gần gũi, chân thực và để lại ấn tượng sâu đậm; giúp cho việc bộc lộ nội tâm sâu sắc của nhân vật chính khiến người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật Không những thế, ngôi kể này còn giúp người kể điều khiển nhịp kể linh hoạt khiến người đọc dễ dàng hiểu, cảm nhận được các sự việc được kể và khi đó giúp cho chủ đề tác phẩm hiện lên sâu sắc… *Chi tiết nghệ thuật: Chi tiết “là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (từ điển thuật ngữ văn học) “Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”…( từ điển thuật ngữ văn học) Để làm nên chi tiết nhỏ có giá trị lớn, nhà văn phải có tầm vóc của người nghệ sĩ, có sự thăng hoa về cảm hứng, về tài năng sáng tạo nghệ thuật, về phương pháp “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 17 sáng tác… Nhà văn xây dựng được một chi tiết nhỏ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với thời gian Nói đến chi tiết nghệ thuật nào là người ta nhớ ngay đến tác giả… Trong mỗi chi tiết ít nhiều đều gửi gắm chủ đề, ý nghĩa của văn bản, bức thông điệp của nhà văn Học sinh tự học, hay đọc hiểu phải phát hiện được chi tiết cũng như tác dụng của những chi tiết đặc sắc có trong văn bản Ví dụ: Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, chi tiết “không đi khom” miêu tả nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”, chi tiết “bó hoa khác nữa mà cô kĩ sư nhận được từ anh thanh niên” ‘Lặng lẽ Sa-Pa”… Cụ thể hơn như khi ra đề : Cảm nhận về chi tiết “một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi” (của nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”, học sinh đã nêu được tác dụng: Chi tiết đó không chỉ lột tả âm thanh lưỡi xẻng chạm vào quả bom (tiếng động sắc đến gai người), mà còn tô đậm khoảnh khắc thực thi nhiệm vụ đầy căng thẳng, kịch tính, hiểm nguy của nhân vật “tôi”, khắc sâu cảm giác ớn lạnh cứa vào da thịt của người nữ thanh niên xung phong; hiện rõ lằn ranh mong manh giữ sự sống và cái chết…Qua đó ta thấy công việc vô cùng gian khổ, hiểm nguy, phẩm chất vô cùng gan dạ, dũng cảm của người nữ thanh nhiên xung phong… *Ý nghĩa nhan đề: Khi sáng tác mỗi tác phẩm, các nhà văn thường rất cân nhắc việc lựa chọn cho đứa con tình thần của mình một cái tên giàu ý nghĩa Trong một số tác phẩm có thể tác giả lấy tên nhân vật chính hoặc lấy một chi tiết, hình ảnh đặc sắc nào đó đặt cho nhan đề Vấn đề là chúng ta phải hướng cho học sinh hiểu, giải thích được những ý nghĩa sâu xa trong nhan đề của tác phẩm Qua việc giải thích nhan đề, học sinh vừa thể hiện được năng lực đọc, hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, sáng tạo vừa cảm nhận sâu hơn chủ đề hoặc ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm đó Ví dụ : Nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”: -Có thể nói, Lê minh Khuê đã chọn cho đứa con tinh thần của mình một cái tênmột nhan đề thật lãng mạn, sâu sắc và giàu ý nghĩa Những ngôi sao xa xôi là hình ảnh thực trên bầu trời đêm sâu thẳm mà các cô gái trong truyện thường ngắm nhìn mỗi khi có thời gian Những ngôi sao cũng là hình ảnh xuất hiện trên mũ của những chiến sĩ mà các cô gặp; là hình ảnh ngôi sao trên bầu trời thành phố trong hồi ức của phương Định Nhưng sâu xa hơn, hình ảnh những ngôi sao là ẩn dụ, biểu tượng cho những người chiến sĩ, những cô gái thanh niên xung phong có vẻ đẹp lung linh riêng- những người con anh hùng chấp nhận đổ mồ hôi, xương máu và cả sự hi sinh để cho đất nước độc lập, quê hương an bình Phẩm chất tốt đẹp của họ được ví như những ngôi sao tỏa sáng trên bầu “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 18 trời- những ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng không bao giờ tắt và không bao giờ bị lãng quên… *Tích hợp nghị luận xã hội từ các tác phẩm: Đây là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết nhiệm vụ học tập, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, hình thành những phẩm chất cần thiết hữu ích trong cuộc sống Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, cần lưu ý đi từ các bài học, ý nghĩa trong các tác phẩm văn học đã học, định hướng cho học sinh nhận ra được tác dụng của những điều đó đối với cá nhân mình, đối với cuộc sống Nhưng quan trọng hơn phải diễn đạt thể hiện những điều đó bằng các văn bản khoảng ½ -1 trang giấy thi để vừa đáp ứng năng lực phù hợp với học sinh, vừa đáp ứng yêu cầu của đề thi trong mỗi năm gần đây Với những văn bản truyện hiện đại, ta có thể hướng cho học sinh ứng dụng, tìm hiểu và viết được những vấn đề nghị luận sau: STT 1 Tên văn bản Làng Vấn đề NLXH được gợi dẫn -Tình yêu quê hương, đất nước -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân -Tình cảm kính yêu lãnh tụ 2 Lặng lẽ Sa-Pa -Trách nhiệm công dân… Lí tưởng, mục đích sống, khát vọng cao đẹp của thanh niên -Niềm say mê lao động 3 Chiếc lược ngà -Lòng khiêm tốn, tinh thần tự giác của mỗi người -Tình cảm gia đình, tình phụ tử -Nỗi đau do chiến tranh gây ra -Suy nghĩ về những người đã chiến đấu, hi sinh cho đất nước “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 19 4 Những ngôi sao xa xôi Ý nghĩa, giá trị của hòa bình… -Vẻ đẹp của những người chiến sĩ -Lí tưởng sống, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay -Tình yêu quê hương đất nước -Tình đồng đội, tình bạn đẹp 5 Bến quê -Lòng tự trọng, nghị lực vượt khó của mỗi người… -Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người… -Những điều vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống -Làm thế nào để dung hòa sự cách bức thế hệ trong gia đình… 3 Biện pháp 3: “Trả” tác phẩm về cho học sinh: Mỗi giáo viên nên quan tâm và thật sự chú trọng điều này, hãy định hướng cho sinh tự đọc, tự khám phá và tự hiểu theo cảm nhận, vốn sống và năng lực riêng của mình Cần kiên trì ngay từ khi bắt đầu, bằng sự động viên, gợi mở dẫn dắt Và khi ấy ta sẽ thấy mỗi học sinh tiềm ẩn một kho vàng năng lực và năng lượng Sứ mệnh nhân văn thiêng liêng và trĩu nặng của giáo dục không phải là gieo cấy kiến thức mà là đánh thức tiềm lực trong học sinh, làm thức dậy các giá trị người phong phú ở các em Dạy văn là một cuộc chơi trí tuệ và nghệ thuật, một lợi khí trong việc đánh thức nguồn tài nguyên năng lực người tiềm ẩn ấy Nhưng làm thế nào để “đánh thức”? Thay vì thầy khư khư “giữ tác phẩm” văn học để phán quyết giá trị qua kênh truyền thụ cho học sinh, thầy hãy “trả” tác phẩm cho các em tự thẩm định giá trị từ góc nhìn của chính mình Niềm hân hoan khi chiêm ngưỡng các giá trị được tỏa sáng từ chính học sinh sẽ giúp mỗi giáo viên có thêm động lực, thời gian và cảm hứng cho việc dạy “đọc- hiểu” văn chương nói chung và dạy “đọc hiểu tác phẩm truyện hiện đại” lớp 9 nói riêng Có thể nói toàn bộ điều này nằm trong chữ “trả” Để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực đọc- hiểu trong một giờ dạy văn bản nói chung và dạy văn bản Truyện hiện đại nói riêng, công việc cần thiết đầu tiên “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 20 là dạy học sinh cách đọc văn Hoạt động này cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đọc đúng, đọc thông sang đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo Khi hình thành năng lực tự đọc để học sinh đọc -hiểu cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo và tư duy Khi trả tác phẩm về cho học sinh, ta không thể không nhắc đến một phương pháp dạy học rất mới, rất hiệu quả được ứng dụng nữa để phát huy năng lực học sinh là: dạy học sinh biết cách học tập theo dự án: Đây là những hoạt động có thể diễn ra trước hoặc sau quá trình đoc- hiểu tác phẩm nhằm giúp học sinh có kế hoạch với những “dự án” cụ thể Từ đây tất nhiều năng lực được huy đông và phát triển như năng lực : sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học, làm chủ bản thân, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ Những hoạt động này cần được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, chọn lọc, tùy theo điều kiện cụ thể về thời gian, không gian Có thể được làm tại lớp (nếu có điều kiện khả năng phù hợp) hoặc giao ở nhà Có thể theo giao cho cá nhân hoặc nhóm Học sinh có thể được tự chọn thực hiện một dự án hoạt động nào đó theo sở thích, khả năng của mình Để thực hiện điều này, ngay từ đầu năm, tôi chia lớp làm 5 nhóm (mỗi nhóm khoảng 8- 9 em) Mỗi nhóm chọn một phần trong mỗi tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn 9 bằng hình thức bốc thăm Tôi định hướng, hướng dẫn các em khám phá tác phẩm bằng nhiều cách: sân khấu hóa tác phẩm bằng việc chuyển thể tác phẩm thành kịch bản, tiểu phẩm để đánh thức con người nghệ sĩ; viết một tiểu luận phân tích để đánh thức con người khoa học; rồi tổ chức hội thảo để đánh thức năng lực liên kết nhóm; năng lực trình bày, tranh luận trước đám đông, cho học sinh đặt mình vào nhân vật rồi kể lại dể tạo khả năng đồng cảm Tất cả được tổ chức thành một sự kiện, một cuộc chơi khoa học và nghệ thuật rất sinh động, bổ ích, hấp dẫn Học sinh tâm sự “Học theo phương pháp này, chúng em yêu văn hơn, hiểu và yêu quí nhau hơn” Và như thế còn gì hạnh phúc hơn là lấy tình yêu tạo ra tình yêu! Trong quá trình thực hiện điều này, tôi đã có được rất nhiều Thay vì “gieo cấy” tôi đã đánh thức và từ đó làm thức dậy năng lực, thức dậy tình yêu Các em đọc tác phẩm, chuyển thể tác phẩm sang kịch bản, các em nhờ cô phân nhóm để mỗi nhóm chọn và diễn lại tiểu phẩm từng đoạn mà mình thích nhất Và khi ấy, các em thật sự vào cuộc với sự hứng khởi, nắm rõ tâm trạng, bản chất của nhân vật trong mỗi tình huống Kịch chuyển thể không cần quá phức tạp, đạo cụ không cần nhiều, chỉ cần hai bộ trang phục các em mượn của gia đình, người thân Thời gian chỉ khoảng 5-7 phút, rất phù hợp với điều kiện tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 9 và các em đã rất hào hứng, say mê, nhiệt “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 21 tình Nhiều em còn thể hiện được năng lực “nghệ sĩ “của mình khiến bản thân tôi và các học sinh khác không khỏi bất ngờ Và đây là một ví dụ - một minh chứng cho việc thực hiện phương pháp này: Đoạn văn chuyển thể từ tác phẩm sang kịch bản của tác phẩm “Làng” của nhóm học sinh lớp 9A1: (phần trò chuyện của ông Hai với con): Cảnh: Trong gian nhà ngang thấp và hơi tối có kê cái phản Ông Hai nằm vật vã, đau đớn Thằng Húc sợ sệt, lén lút nhìn trộm bố, rồi lại im lặng Bà Hai và con bé lớn vừa đi bán hàng Ông Hai cảm thấy quá căng thẳng, thở dài liên tục Thằng Húc càng sợ sệt, nó không dám nhìn bố Bỗng nhiên nó giật mình khi nghe bố nó gọi Ông Hai: Húc ơi! (vẻ nghẹn ngào) Húc: (sợ sệt nhưng vẫn quay lại, nói nhỏ) : dạ Ông Hai: Vào đây bố bảo, nằm cùng bố một tí nhé Húc: (Sợ sệt, chầm chậm leo lên giường, nằm im không dám thở mạnh) Ông Hai: (ôm thằng Húc lên lòng, vỗ nhẹ vào lưng , nhìn thẳng vào mặt nó khẽ hỏi) : Húc kia, thầy hỏi con nhé, con là con ai? Húc: (sợ sệt nhưng đã bớt hơn, nhẹ nhàng ): Là con thầy mới lại con u Ông Hai: (cúi xuống nhìn con, vẻ mặt đau đớn, nước mắt trào ra, nghẹn ngào): Thế nhà ta ở đâu? Húc: (Có vẻ nghi ngại, nhưng vẫn trả lời rành mạch): Nhà ta ở làng Chợ Dầu Ông Hai: (vẻ mặt đã bớt hơn nhưng vẫn nghẹ ngào): Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Húc (nép đầu vào ngực bố, trả lời khe khẽ): Có Ông Hai (Nghẹn ngào, tủi cực, ôm con vào lòng nhưng có vẻ đã dứt khoát hơn, nuốt nghẹn, hỏi con): À thầy hỏi con nhé, thế con ủng hộ ai? Húc (giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt): Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Ông Hai: (nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má, thủ thỉ, lẩm bẩm : Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù), rồi gạt nước mắt nhưng như tìm thấy sự đồng cảm, lự chọn dứt khoát): Ừ, ủng ộ cụ Hồ con nhỉ Ông Hai: (lẩm bẩm một mình như khấn vái, thề thốt): anh em đồng chí có biết cho bố con tôi Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi sét cho bố con tôi Bố con tôi lúc nào cũng thủy chung với cách mạng, với kháng chiến, với cụ Hồ Dầu có chết tôi cũng không bao giờ dám đơn sai ) “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 22 Ví dụ 2: Một số học sinh đã viết lời tri ân của mình với nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa-Pa” Trong đó có đoạn như sau: Trong tâm hồn tuổi mới lớn, tôi luôn khát khao vươn tới khám phá và chiếm lĩnh cuộc sống Nhưng bản thân sao còn có quá nhiều khuyết điểm mà cha mẹ, anh chị, thầy cô cứ nhắc hoài vẫn chưa sửa được Và tôi đã có sự thay đổi từ khi gặp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ sa-Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long để bây giờ tôi có thể viết lời tri ân với anh Thực ra, anh không phải là một thần tượng “ghê gớm”, một tấm gương sáng ngời để mọi người noi theo Với tôi, anh đã để lại ấn tượng từ chính công việc, nếp sống và những suy nghĩ giản dị mà sâu sắc của anh ( ) Ở một mình, người ta dễ lôi thôi, cẩu thả trong nếp sống, nhưng anh thì không: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ gọn gàng Phong cách giao tiếp hồn nhiên, vô tư trong sáng, quí khách và đặc biệt rất khiêm tốn Chỉ thế thôi trong mắt tôi anh đã là một thần tượng để tôi ngưỡng mộ, noi theo Tôi biết ơn anh đã làm cho tôi thay đổi trong nếp sống Căn phòng tôi ở không còn luộm thuộm, cẩu thả nữa mà trở nên gọn gàng, ấm áp hơn Tôi chăm học và tự tạo cho mình niềm say men kết quả học tập học kì vừa qua được nâng lên Tôi thấy mình cần khiêm tốn hơn Trước kia tôi thấy buồn và cô đơn nhưng giờ đây tôi đã vui vẻ, cởi mở lòng mình, giúp đỡ mọi người nhiều hơn cảm thấy mình hạnh phúc hơn Những việc làm giản dị, chẳng to tát gì mà tôi thấy dường như mình đã đổi thay, lớn khôn lên về nhận thức và hành động Ví dụ 3: Một số học sinh đã hóa thân vào nhân vật bé Thu, nhân vật ông Hai liên tưởng, tưởng tượng sự việc diễn ra và kể lại Hoặc tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ với nhân vật nào đó (ông Hai, ông Sáu, bé Thu, anh thanh niên ) kể lại Cứ như thế, từng bước chúng ta không chỉ trả tác phẩm về cho học sinh mà còn có thể ứng dụng được thêm nhiều phương pháp tích cực trong dạy học Ngữ Văn: Phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án, tích hợp Và đây nữa là một số hoạt động có thể thực hành học theo dự án của các tác phẩm truyện hiện đại: (1) Tập làm người đọc thông minh: Ngay từ đầu học kì tôi đã gới thiệu với các em: Các tác phẩm truyện hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 đều là những câu chuyện sâu sắc, có nhiều ý nghĩa, gợi nhiều cảm xúc, liên tưởng cho người đọc ở các tác phẩm này chắc chắn sẽ chứa đụng những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn, nhiều “thông điệp” “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 23 sâu sắc của nhà văn Để có những điều đó, các em hãy đọc thật kĩ mỗi tác phẩm và đặt ra những câu hỏi về các tình tiết đặc sắc mà em thấy ấn tượng trong mỗi truyện, ý nghĩa truyện, cách tìm hiểu truyện, để hỏi bạn bè thầy cô hoặc suy nghĩ tìm câu trả lời Chẳng hạn: Vì sao lại có nhan đề đó? Tại sao tác giả lại đặt nhân vật vào các tình huống đó? Chi tiết nhỏ nào làm nên “nhà văn lớn” trong mỗi tác phẩm? Rồi tổ chức cuộc thi trong lớp xem ai là người đọc thông minh, đặt ra được nhiều câu hỏi tình huống hay nhất (2)Tập làm nhà nghiên cứu, phê bình văn học: Tìm đọc các tác phẩm, các cuốn sách, bài viết có liên quan đến 5 tác phẩm Ghi chép, tóm tắt lại những tư liệu hay Viết những đoạn cảm tưởng, nhận xét sau khi đọc vào “Sổ ghi chép văn học” Và đây là sự cảm nhận, nghiên cứu của học sinh về chi tiết “Chiếc lược ngà” trong văn bản cùng tên: Chi tiết “chiếc lược ngà” là chi tiết trở đi trở lại trong tác phẩm Nó vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng Tả thực: đó là một cây lược dài hơn một tấc, bề ngang khoảng 3,5cm Cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa, trên lưng có khắc dòng chữ nhỏ mà ông Sáu gò lưng, tỉ mẩn khắc dòng chữ “ yêu nhớ tặng Thu, con của ba” xinh xắn, đáng yêu Còn ý nghĩa biểu tượng: là tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt Nó là ước nguyện của con, là công sức của cha Giữa chiến trường thử thách, cam go, ông Sáu vui như một đứa trẻ nhận được quà; cố công như một người thợ bạc Chiếc lược gỡ rối được phần nào tâm trạng của Ông Sáu Nó như hình bóng của con, kỉ vật vô giá an ủi, động viên, nuôi dưỡng ý chí, sắc mạnh chiến đấu của ông Sáu nơi bom đạn “hàng đêm nhớ con, ông Sáu lấy chiếc lược ra ngắm trải ” Cây lược như cầu nối để ông trò chuyện cùng con trong tâm tưởng và là niềm tin khắc khoải về một ngày đoàn tụ Nhưng Ông Sáu hi sinh và chỉ khi nhờ trao lại được cây lược ông mới nhắm mắt Dù ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật cảu tình cha con vẫn còn mãi.Vượt qua qui luật thường tình của lẽ sinh tử-chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình cha con bất diệt không kẻ thù nào có thể hủy diệt, không cái chết nào có thể chia lìa Những không chỉ có thế, cái thú vị của văn chương là ở khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp của con người Khi ông Sáu trao cây lược cho người bạn chiến đấu của mình là ông Ba, nhờ ông Ba trao lại cho bé Thu, ta thấy rưng rưng, xúc động trước tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng Và trong khoảnh khắc ông ba có thể thực hiện mong ước của ông Sáu thì hình như có một tình cảm cha con bỗng xuất hiện Cây lược nối dài những tình cảm trong chiến tranh Chiến tranh tàn khốc có thể hủy diệt những cây cầu, “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 24 con đường, khu rừng, nhưng tình cảm của con người Việt Nam mãi mãi lấp lánh ăm ắp dạt dào Chiếc lược ngà thực sự là một chi tiết đắt giá, nó không chỉ được đặt tên cho tác phẩm mà còn là tên cho một tập truyện, nó sống mãi và mãi là biểu tượng sâu xa (3) Tập làm nhà văn: chọn một dề tài mà em thích để viết: +Tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật trong câu chuyện mà em yêu thích; viết tiếp truyện mà em thích +Đóng vai nhân vật kể lại chuyện; viết lại câu chuyện với một kết thúc khác (4)Tập làm nhà báo: +Thực hiện một phóng sự, một bài viết, một đoạn phim mà em xem có liên quan đến tác phẩm +Tìm kiếm tài liệu thông tin để viết bài báo về “hậu quả của chiến tranh” qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, “Chiếc lược ngà” (5)Tập làm nhà hội họa: vẽ những bức tranh mà em ấn tượng từ các tác phẩm Cứ như thế, chúng ta lên kế hoạch, dự án cho học sinh với những nội dung cụ thể như vậy để các em có kế hoạc triển khai, “thi công” sao cho phù hợp Đến các tiết ôn tập, ngoại khóa, lựa theo thời gian chúng ta kiểm tra các dự án đó xem bao nhiêu “dự án treo”, bao nhiêu dự án đã được tiến hành Với đối tượng học sinh lớp 9 tôi đã giao một dự án mang tính bắt buộc ngay từ học kì 1, Bởi ngay từ đầu học kì, nhóm văn trường tôi đã thống nhất dạy học theo chủ đề Và đương nhiên, chủ đề Truyện hiện đại (6 tiết-3 tác phẩm : Làng, Lặng lẽ sa-pa, Chiếc lược ngà) trong chương trình kì 1 đã là địa chỉ sáng giá nhất Qua 6 tiết dạy theo chủ đề này, sự cụ thể, liền mạch, tính hệ thống của tác phẩm truyện được học sinh tiếp thu hào hứng Các em đã có được những kiến thức lô-gic, biết so sánh đối chiếu trong từng thời kì, từng hoàn cảnh, và phẩm chất của nhân vật Và học sinh phải thực hiện một dự án đến cuối năm với những dạng câu hỏi cụ thể: Dạng 1: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của mỗi tác phẩm? Dạng 2: Nêu rõ ngôi kể và tác dụng của ngôi kể? Dạng 3: Nêu rõ tình huống và ý nghĩ của các tình huống truyện? Dạng 4: Phân tích nhân vật? Dạng 5: Chi tiết đặc sắc Dạng 6: Ý nghĩa nhan đề Dạng 7: Vấn đề nghị luận xã hội được gợi dẫn từ tác phẩm Dự án này hoàn thành HS sẽ có một đề cương ôn thi vào 10 tương đối chi tiết, cần thiết “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 25 4 Biện pháp 4: Ra đề kiểm tra, ra bài tập theo hướng phát triển năng lực: Khi đã chú trọng dạy học theo sự phát triển năng lực của học sinh, mỗi giáo viên cũng không thể bỏ qua khâu : ra đề kiểm tra đánh giá, ra bài tập theo sự phát triển năng lực của người học Theo tinh thần đó, trong các bài kiểm tra, sau mỗi buổi học bồi dưỡng nhu cầu, buổi ôn thi, chúng ta chú trọng ra đề phù hợp với năng lực của học sinh Chúng ta có thể giao bài tập về nhà, bài tập trên lớp để hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện kĩ năng, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Khi ra đề, làm bài tập không hướng tới việc học thuộc, mà chú trọng dành cho học sinh khả năng nhận diện kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu thực tiễn của đề bài với các mức độ: tái hiện, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao…Luôn chú trọng vận dụng các năng lực : đọc hiểu, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ …trong từng dạng bài tập; trong từng văn bản được học để học sinh có thể hình thành và phát huy tối đa năng lực của mình sau mỗi tiết học, buổi học Có như thế mới nâng cao hiệu quả trong các bài kiểm tra, bài tập, có như thế mới lôi cuốn và phát triển được học sinh Và khi đó có lẽ sẽ nâng cao chất lượng trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông Ví dụ 1: Trong văn bản “Làng”của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ” (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166) 1 Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? 2 Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 26 3 Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này” Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ) 4.Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? 5 Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? 6 Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân thể hiện thật chân thành và cảm động Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình yêu quê hương được thể hiện như thế nào? Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ- khoảng 1trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình cảm thiêng liêng đó Ví dụ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom Đất rắn Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là nóng từ bên trong quả bom Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1 Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? 2 Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung? 3 Nhận xét về chi tiết : Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt.(khoảng 5-7 dòng) “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 27 4 Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật “tôi” trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ (Gạch chân và chú thích) 5 Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? Ghi rõ tên tác giả 6 (Phát huy năng lực của những học sinh giỏi, vượt trội hơn) Chiến tranh như một thứ lửa thử vàng, thứ lửa ấy đã tôi luyện cho chất vàng mười trong tâm hồn con người Việt Nam mỗi ngày rực sáng Từ các trích đoạn truyện Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), em hãy làm sáng tỏ chất vàng mười đó? Câu này cho học sinh làm riêng, cho điểm riêng Cứ như thế với những kinh nghiệm nhỏ này, tôi đã có thêm một cái nhìn mới, một quan niệm mới, và những kinh nghiệm mới về phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong bộ môn Ngữ văn nói chung và cụ thể hơn là giảng dạy tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam (trong chương trình Ngữ Văn lớp 9) nói riêng theo hướng phát triển năng lực của học sinh nói riêng một cách rất cụ thể, thiết thực và thành công! IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua mét n¨m rót kinh nghiÖm vµ thay ®æi, ¸p dông nh÷ng biÖn ph¸p nªu trªn, t«i nhËn thÊy chÊt lîng m«n v¨n nãi chung vµ sù c¶m nhËn phÇn v¨n b¶n cña häc sinh nãi riªng d· thay ®æi râ rÖt KÕt qu¶ cô thÓ qua 2 bµi kiÓm tra nh sau (phần nghị luận về tác phẩm truyện- đoạn trích- bài viết văn số 6) Líp SÜ sè 9A1 43 Sè bµi 44 §iÓm giái §iÓm kh¸ §iÓm TB §iÓm kÐm 0 0 Trªn TB 100% Díi TB 0 30=69,7 13= % 30,3% 9A2 43 43 25= 15= 3= 7% 0 100% 0 58,1% 34,9% *Kết quả học sinh giỏi: -7/10 học sinh trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải khuyến khích trở lên trong kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn, 2 học sinh được vào đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ Văn của huyện ôn thi cấp thành phố “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 28 -1 học sinh được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ Văn đạt giải nhì Kết quả này tuy chưa phải là nhiều nhưng tôi thấy rất hài lòng vì đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đổi mới phương pháp, giúp học sinh yêu thích hơn môn Ngữ Văn Và quan trọng hơn là giúp các em phát huy được nhiều năng lực của mình một cách hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sông! C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I KẾT LUẬN: Dạy học các tác phẩm truyện hiện đại lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực của người học mỗi giáo viên không chỉ lưu ý các điều trên mà quan trọng hơn là phải sử dụng phù hợp, linh hoạt trong mỗi giờ lên lớp với niềm say mê, với sự tâm huyết thật sự Có như thế, mỗi chúng ta mới có thành công Qua việc áp dụng những nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi thấy học sinh đã bước đầu có được những năng lực cần thiết mà môn học hướng tới như: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp tiếng Việt; Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo… Từ đây, tôi thÊy m×nh sung síng, h¹nh phóc v× ®· gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng m«n Ng÷ v¨n cho häc sinh §èi víi c¸c em häc sinh, c¸c em còng tù tin h¬n, yªu m«n V¨n h¬n, c¸c em ®· ý thøc ®îc tÇm quan träng cña viÖc phát huy năng lực của mình, c¸c em cßn biÕt tù lËp ®Ò c¬ng «n thi cho m×nh, ®©y thËt sù lµ mét dÊu hiªu ®¸ng mõng! Hy väng r»ng víi ®ãng gãp nhá bÐ cña m×nh t«i cïng c¸c ®ång nghiÖp d¹y Ng÷ v¨n sÏ cã mét c¸i nh×n míi mÎ h¬n tÝch cùc h¬n vÒ ph¬ng ph¸p d¹y häc V¨n theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, gióp häc sinh phát huy tốt mọi năng lực của mình trong học tập cũng như trong đời sống ®Ó kÕt qu¶ bé m«n häc nµy ngµy cµng cao h¬n, ®¸p øng yªu cÇu cña x· héi II MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ: – Với Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục đào tạo cần tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học nhất là việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học – Với nhà trường, tạo điều kiện tổ chức những Hội thảo về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 29 -Với tổ chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để trang bị những tài liệu liên quan đến việc nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực người học để nâng cao hơn chất lương bộ môn, giúp học sinh yêu văn chương hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Vâng Xuyªn ngµy 26 th¸ng 4 n¨m 2019 Ngêi thùc hiÖn: §Æng Thuý Ng©n ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 30 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Ngµy …….th¸ng …n¨m 2019 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Ngµy …….th¸ng …n¨m 2019 “Phát huy năng lực học sinh qua việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 9” 31 ... Chương trình mơn Ngữ Văn có qui định, phần truyện ngắn đại Việt Nam học chương trình Ngữ Văn gồm tác phẩm (“Làng”- Kim Lân; “Lặng ? ?Phát huy lực học sinh qua việc giảng dạy môn Ngữ Văn 9” lẽ Sa-Pa”-Nguyễn... đọc- hiểu dạy văn nói chung dạy văn Truyện đại nói riêng, cơng việc cần thiết ? ?Phát huy lực học sinh qua việc giảng dạy môn Ngữ Văn 9” 20 dạy học sinh cách đọc văn Hoạt động cần thực theo trình tự... -Khi đặt vấn đề: Dạy học phát huy lực học sinh qua phần Truyện đại Việt Nam chương trình Ngữ Văn 9, tơi muốn tìm biện pháp thiết thực nhất, khả thi để giải tình trạng học sinh học yếu, học không

Ngày đăng: 24/06/2022, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w