1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Sáng kiến kinh nghiệm THPT dạy học chủ đề kí hiện đại việt nam trong chương trình ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

36 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu về lí luận và thực tiễn vấn đề dạy học theo chủ đề, đề tài nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm Kí văn học để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 3 Mục đích nghiên cứu 1 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 1 5 Phương pháp nghiên cứu 1 6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 7 Cấu trúc của đề tài 2 NỘI DUNG 2 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2 1.1 Xây dựng bài học theo chủ đề 2 1.2 Các phương pháp – kĩ thuật dạy học theo định hướng năng lực của học sinh 2 1.3 Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm kí trong nhà trường 3 2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3 2.1 Về phương diện xây dựng nội dung bài học theo chủ đề 3 2.2 Về phương diện vận dụng phương pháp và kĩ thuật giảng dạy trong mô hình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực 5 2.2.1 Trong hoạt động chuẩn bị bài mới 5 2.2.2 Trong tiến trình hoạt động trên lớp 6 2.3 Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề văn bản kí 12 3 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI 22 4 Ý NGHĨA MANG LẠI CỦA ĐỀ TÀI 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1 Kết luận 22 2 Kiến nghị 23 PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ĐC GD&ĐT Đối chứng Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá TN Thực nghiệm TNKQ Trắc nghiệm khách quan THPT Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học được xem là hồn cốt của người thầy trên bục giảng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, thiết kế bài học theo chủ đề được cho là phù hợp trong tình hình mới, với môn Ngữ Văn cấp THPT cũng vậy Đây là một thách thức không nhỏ đối với mỗi thầy cô giáo Chương trình Ngữ văn lớp 12 có hai tác phẩm thuộc thể loại kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Thực tế việc dạy học hai tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, khó khăn Nhiều GV, nhất là GV trẻ cũng gặp vấn đề khó khăn khi xác định trọng tâm bài học và phương pháp tổ chức cho HS cảm thụ tác phẩm kí theo định hướng năng lực Là vai trò người thầy truyền lửa, mong muốn giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm kí, sống trong không khí của kí, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại…Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học Chủ đề “Kí hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1 Phạm vi nghiêm cứu - Nội dung nghiên cứu: Các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh 2.2 Đối tượng nghiên cứu Xây dựng quy trình, xác định nội dung tác phẩm Kí trong chương trình Ngữ văn 12 THPT 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu về lí luận và thực tiễn vấn đề dạy học theo chủ đề, đề tài nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm Kí văn học để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn bản Kí nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng học tập theo hướng phát triển năng lực của HS - Xây dựng các tiết học thể loại Kí theo định hướng phát triển, phẩm chất năng lực, 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của việc dạy học theo chủ đề và xác định quy trình KTĐG kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của HS 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm Kí theo chủ đề của HS THPT hiện nay + Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài 1 6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề văn bản Kí môn Ngữ văn THPT theo hướng phát triển năng lực HS Về mặt thực tiễn: Xây dựng một số tiết học theo chủ đề Kí 7 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm có 2 phần chính - Phần 1: Nội dung - Phần 2: Kết luận và kiến nghị NỘI DUNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Xây dựng bài học theo chủ đề Xây dựng bài học theo chủ đề là trong một bài học “có nhiều đơn vị kiến thức và kĩ năng nhằm hướng tới giải quyết một hoặc một số vấn đề, hình thành một kĩ năng/ năng lực cho HS.” (theo tài liệu tập huấn) Mục đích là hình thành và phát triển tốt nhất năng lực cho người học Mỗi chủ đề phải hướng đến mục tiêu giúp người học giải quyết một nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh Khi dạy học theo chủ đề, tuỳ từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng HS mà GV lựa chọn các phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp, khai thác có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học, phiếu học tập… Tiến trình của hoạt động dạy học chủ đề theo các bước sau: (1) Hoạt động khởi động (2) Hoạt động hình thành kiến thức: hoạt động này hướng đến 2 phương pháp cơ bản là: dạy đọc hiểu văn bản; dạy học tích hợp (3) Hoạt động luyện tập (4) Hoạt động ứng dụng, vận dụng (5) Hoạt động mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo Trong tiến trình này, chuỗi hoạt động học của HS sẽ thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ chủ đề 1.2 Các phương pháp – kĩ thuật dạy học theo định hướng năng lực của học sinh Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là phương pháp tiến hành dựa theo tiến trình nhận thức khoa học HS phải tham gia vào hoạt động sáng tạo, giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất: phải khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của HS Thứ hai: HS phải tư duy trước mỗi vấn đề, tình huống, phải có kĩ năng tự học Thứ ba: tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với hoạt động hợp tác; Cuối cùng, GV kết hợp việc KTĐG, rèn luyện cho HS kĩ năng tự đánh giá 2 GV có thể sử dụng những phương pháp - kĩ thuật dạy học khác nhau để mỗi thành viên trong lớp học phải làm việc tích cực Có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học nhưng cần phải thực hiện theo các bước: (a) Chuyển giao nhiêm vụ học tập (b) Thực hiện nhiệm vụ học tập (c) Báo cáo kết quả và thảo luận (d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1.3 Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm kí trong nhà trường Hiện nay, vấn đề xây dựng bài học theo chủ đề mới được triển khai áp dụng nhưng chưa áp dụng đại trà cho tất cả khối THPT, chủ yếu là do các trường tự lựa chọn, sắp xếp, chưa có sự thống nhất chung Khi dạy các tác phẩm thuộc thể loại kí chương trình lớp 12, một số GV đã thấy việc đưa chúng vào cùng một chủ đề là phù hợp Tuy nhiên trên thực tế, đa số GV thiết kế bài học theo từng đơn vị bài cụ thể Theo đánh giá chung, dạy học hướng này chỉ cung cấp được một đơn vị kiến thức hoặc chỉ góp phần hình thành một năng lực cụ thể Khi giảng dạy, do áp lực về thời gian (2 tiết/ 1 bài), GV chủ yếu bám sát nội dung bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng Vì thế đa số GV không dành nhiều thời gian để cung cấp kiến thức về thể loại nên các các em cũng không có tri thức về thể loại kí, gây khó khăn cho HS cảm thụ đúng đắn về tác phẩm và tài năng của tác giả Về vấn đề áp dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy tác phẩm kí với đa số GV - trong đó có bản thân tôi- vẫn còn nhiều lúng túng Trước đây bản thân tôi và một số GV khác cũng cho rằng dạy kí khô khan và khó, HS không biết nhiều về tác giả, thể loại nên việc các em tự phát hiện là khó khăn nên GV chọn phương pháp thuyết trình và vấn đáp là chủ yếu để cung cấp kiến thức Thực tế giảng dạy như trên khiến HS thụ động trong tiếp thu kiến thức, kiến thức có được dễ quên Tiết học cũng trở nên đơn điệu Phần lớn người học cảm thấy tiết học của 2 tác phẩm kí trong SGK nặng nề 2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2.1 Về phương diện xây dựng nội dung bài học theo chủ đề Việc đưa hai văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? vào Chủ đề giúp GV cung cấp kiến thức về đặc trưng thể loại, xác định trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản Nắm được cơ sở lí luận về thể loại, HS có cơ sở để so sánh những tương đồng và khác biệt của đối tượng được tác giả phản ánh trong tác phẩm kí với đối tượng thật ngoài đời, thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của từng nhà văn Điều này sẽ quyết định hiệu quả của quá trình tiếp nhận từ phía HS Một số kiến thức mà HS tiếp nhận và tự khám phá trong quá trình dạy học Chủ đề văn bản Kí là: “Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút…” (Từ điển thuật ngữ văn học) Có đặc điểm là tôn trọng sự thật khách quan, nhà văn viết kí phải đảm bảo được tính xác thực của đời sống Bên cạnh đó, trong sáng tạo nghệ thuật cần 3 hư cấu, từ truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đến kịch, thơ ca và ngay cả kí cũng thế Tuy nhiên hư cấu trong kí phải đảm bảo tính chân thực trong cách thể hiện Điều này được minh chứng qua các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 Trong trang văn của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Đà và sông Hương không chỉ là 2 dòng sông thực mà còn trở thành những nhân vật sống động, là đối tượng thẩm mĩ của nhà văn Con sông Đà được Nguyễn Tuân thổi hồn bằng những những liên tưởng phong phú nhưng hợp lí Nó trở thành một sinh thể mang cá tính độc đáo: vừa hung bạo “như một kẻ thù số một” vừa trữ tình, đằm thắm “như một cố nhân” Qua hình tượng sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện cái nhìn của một nghệ sĩ trong hành trình tìm kiếm cái đẹp và cái thật Dòng sông Hương của xứ Huế thơ mộng cũng vậy Sông Hương trở thành linh hồn của xứ Huế bởi vẻ đẹp rất nữ tính của nó, gắn với những lớp trầm tích về lịch sử văn hoá và thi ca Với Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Thứ nhất, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tôi tài hoa uyên bác Đây cũng là phong cách độc đáo của ông trong tất cả các trang văn Hình ảnh con sông Đà và người lái đò trên sông Đà được cảm nhận ở nhiều góc độ với nhiều lĩnh vực của các ngành khoa học khác nhau: điện ảnh, võ thuật, thể thao, thi ca, hội hoạ… Ở Nguyễn Tuân, khi diễn tả thế giới tự nhiên, nhà văn thường quan sát, khám phá, diễn tả từ phương diện văn hóa, mỹ thuật; khi nhìn nhận, đánh giá con người, nhà văn lại quan sát, khám phá, diễn tả con người từ phương diện tài hoa, nghệ sĩ Vì thế, hình tượng con sông Đà trở thành một công trình mỹ thuật tuyệt vời của thiên nhiên, còn ông lái đò - người lao động trên sông Đà trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác Thứ hai, phong cách viết kí của ông còn là sự kết hợp độc đáo giữa bút kí và tuỳ bút, vừa chính xác về mặt tư liệu vừa phóng túng trong nghệ thuật tổ chức Nghệ thuật dựng cảnh, dựng truyện độc đáo Chẳng hạn như khi xây dựng cuộc vượt thác của người lái đò, Nguyễn Tuân tái hiện một trận chiến dữ dội giữa người lái đò và sông Đà với ba trùng vi thạch trận của con sông Mỗi trùng vi là một thế trận có sự bố trí tỉ mỉ, người lái đò như một dũng tướng tả xung hữu đột vượt qua thạch trận của con sông Với Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua việc khắc hoạ vẻ đẹp sông Hương ở nhiều góc nhìn khác nhau từ địa lí, lịch sử đến văn hoa thơ ca Việc đi tìm cội nguồn của sông Hương chỉ là cái cớ để nhà văn mở ra những vẻ đẹp của sông Hương đồng thời mở ra vẻ đẹp của tâm hồn mình- một người am hiểu về sông Hương, về mảnh đất kinh kì và yêu say đắm với mảnh đất này Thứ nhất là tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ Nhà văn đã huy động những ngôn từ, con chữ đặc sắc nhất để làm toát lên vẻ đẹp đa dạng của sông Hương qua từng góc nhìn, đồng thời toát lên tâm hồn của của Huế Đời sông như đời người Ngôn từ đậm chất thơ, giàu hình ảnh, gợi cảm “Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” Đó là 4 chưa kể đến những ý văn đẹp như một ý thơ : “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”; “những vấn vương của một nỗi lòng”, “đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói”… Dường như, đây không phải là lối diễn đạt thông thường của văn xuôi, nhất là ở thể kí mà là những kiểu chữ nghĩa thường thấy trong thơ ca Thứ hai là tài hoa trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật Tác giả sử dụng thành công và hiệu quả các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh: Sông Hương - cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, sông Hương – người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở ; sông Hương mềm như tấm lụa, sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu sử dụng những liên tưởng phong phú, bất ngờ: liên tưởng sông Hương, thiên nhiên xứ Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều, liên tưởng sông Hương với tính cách của nàng Kiều: “và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, còn nhớ ” Để đảm bảo tính hệ thống và trọng tâm trong Chủ đề Kí, vấn đề cần đọc hiểu của mỗi văn bản có thể được xác định như sau: + Bài Người lái đò sông Đà: tập trung vào tìm hiểu sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân qua việc thể hiện hình tượng sông Đà và ông lái đò trên sông Đà + Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?: tập trung tìm hiểu thể loại kí, ngôn ngữ viết kí và lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về sông Hương theo các góc nhìn + Văn bản dùng để luyện tập theo chủ đề là Hồi kí Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) 2.2 Về phương diện vận dụng phương pháp và kĩ thuật giảng dạy trong mô hình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực Khi dạy tác phẩm kí theo chủ đề, tôi nhận thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua nhiệm vụ học tập là cần thiết Song việc áp dụng phải linh hoạt trong từng nhiệm vụ, từng hoạt động 2.2.1 Trong hoạt động chuẩn bị bài mới Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc ở nhà Mục đích của hoạt động này là tổ chức học sinh tự học Hoạt động chuẩn bị bài có thể được thực hiện dưới hình thức hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm Chẳng hạn: Bài tập chuẩn bị phần đọc hiểu hai văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Học sinh làm việc cá nhân: + Đọc hai văn bản kí trong sách giáo khoa; + Hoàn thành phiếu học tập số 1 cho bài Người lái đò sông Đà; + Tìm kiếm những tranh ảnh và nội dung giới thiệu cho bức tranh của mình cho bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - GV sử dụng kĩ thuật đọc và ghi chú bên lề: + GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhiệm vụ cụ thể 5 GV nhắc học sinh đọc văn bản Người lái đò sông Đà và ghi chú bên lề sách giáo khoa những thông tin sau: Thông tin 1: Nhà văn đã thể hiện con sông Đà hung bạo và trữ tình như thế nào? Thông tin 2: Người lái đò tài hoa được thể hiện qua những chi tiết nào? Vì đặc điểm sách giáo khoa lề không đủ rộng, GV có thể chuyển thông tin ghi chú thành phiếu học tập Khi đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, GV yêu cầu HS: Đọc kĩ đoạn văn “Trong những dòng sông đẹp mà tôi thường nghe (…)chung tình với quê hương xứ sở.” đánh dấu những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của sông Hương, ghi vắn tắt những cảm nhận của mình về vẻ đẹp đó theo phiếu ghi chú sau: Từ ngữ được đánh dấu Cảm nhận của cá nhân Ví dụ: 1 Vẻ dữ dội và hùng tráng của sông Hương 1 rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy 2 Vẻ đẹp của một cô gái duyên dáng làm 2 dịu dàng, say đắm: say đắm lòng người ……………………………………… …………………………………………… ……………………………………… …………………………………………… Bài tập chuẩn bị phần: Tìm hiểu chung về thể loại kí - HS làm việc theo nhóm (tổ): + Tìm kiếm những tri thức về thể loại kí- thiết kế kịch bản theo hình thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và sử dụng phương pháp đóng vai trong việc triển khai nội dung bài học thông qua hoạt động sân khấu hoá Cụ thể bài tập như sau: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS với các nội dung sau: - Đặc trưng của thể kí hiện đại Việt Nam - Phân biệt tuỳ bút và bút kí Yêu cầu: HS xây dựng kịch bản về buổi đối thoại giữa nhà văn Nguyễn Tuân và độc giả với chủ đề: Thể kí Việt Nam hiện đại Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - thảo luận viết kịch bản Bước 3: HS chuyển kịch bản cho GV, GV nhận xét đánh giá, chọn kịch bản tốt nhất cho HS diễn Bước 4: HS sân khấu hoá trước lớp, GV đánh giá, định hướng nội dung 2.2.2 Trong tiến trình hoạt động trên lớp 2.2.2.1 Hoạt đông khởi động Mục đích là tạo tâm thế ban đầu cho bài học Hoạt động này giúp GV xác định được HS có những hiểu biết về chủ đề và những vấn đề ngoài thực tiễn liên quan đến hai tác phẩm kí trong chương trình như thế nào, đồng thời giúp HS phát huy vốn kiến thức, kĩ năng đã có để tiếp nhân kiến thức mới Ở hoạt động này, GV có thể sử dụng kĩ thuật phòng tranh - kĩ thuật trình bày 1 phút để tạo tâm thế cho HS vào tiết học GV cho HS giới thiệu những bức ảnh mà các em sưu tầm (dán lên bảng) về sông Đà, con người lao động vùng Tây Bắc và sông Hương, văn hoá Huế Từ phần giới thiệu của học HS, GV tạo tâm thế cho HS 2.2.2.2 Hoạt động hình thành kiến thức 6 Trong hoạt động này, GV cần tổ chức phương pháp phù hợp với chủ đề, giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới, tích hợp với phân môn Tiếng Việt và Làm văn bằng các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực như: a Phương pháp đọc sáng tạo và kĩ thuật đọc- ghi chú bên lề Đọc tác phẩm văn học là một nghệ thuật Nó được nâng lên thành một phương pháp để dạy văn với tên gọi là “phương pháp đọc sáng tạo”, nhằm nhấn mạnh đến vai trò tích cực của người đọc trong việc cảm thụ tác phẩm văn chương và đào sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình đọc, giúp HS có năng lực tri giác ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng, tái hiện hình tượng, năng lực cảm xúc thẩm mĩ Đọc sáng tạo đảm bảo các yêu cầu như: giản dị, tự nhiên, phát âm rõ ràng, đúng giọng điệu và truyền đạt đúng thể loại, phong cách tác giả Để cảm nhận được vẻ đẹp của sông Đà hùng vĩ, hung bạo, GV phải hướng dẫn cho HS đọc đúng giọng điệu, những câu văn mạnh mẽ như “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây”, hay những câu văn mềm mại như thơ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai…” Với văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, để giúp HS cảm nhận chất thơ trong bút kí trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì GV hướng dẫn HS đọc văn bản với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng Điều mà tôi nhận thấy khi đọc văn bản ký có hiệu quả và rút ngắn thời gian, GV cần giao nhiệm vụ cho HS ghi chú bên lề những thông tin cần thiết trong quá trình đọc Để thực hiện nhiệm vụ này có hiệu quả, GV phải yêu cầu cụ thể Chẳng hạn như: “Trong quá trình đọc, em hãy gạch chân những câu văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương và ghi chú bên cạnh Tìm những câu văn có biện pháp so sánh.”… (Hình ảnh trang sách được ghi chú) b Phương pháp vấn đáp và nêu vấn đề Vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua hệ thống câu hỏi Qua việc trả lời câu hỏi của GV, học sinh thể hiện được suy nghĩ của mình, từ đó lĩnh hội được đối tượng học tập Xuất phát từ đặc trưng của thể kí: lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở, người dạy có thể xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện để giúp HS hiểu biết về những sự việc, hiện tượng của cuộc sống được phản ánh trong văn bản kí 7 Nêu vấn đề là phương pháp sử dụng câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết để tạo tình huống có vấn đề từ đó kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học, đòi hỏi HS vận dụng những kiến thức sẵn có để giải quyết các tình huống mới Phương pháp này phù hợp với dạy học chủ đề kí Sự kết hợp giữa phương pháp vấn đáp và nêu vấn đề được thể hiện thông qua hệ thống các câu hỏi GV đặt câu hỏi theo từng mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng để HS tìm kiếm tri thức, giải quyết được các tình huống có vấn đề Ví dụ: Khi đọc hiểu về hình tượng sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà, GV xây dựng chuỗi các câu hỏi theo các mức độ: từ nhận biết đến vận dụng như: (?) Giáo viên trình chiếu hoặc treo trên bảng các hình ảnh: và đặt câu hỏi: Tìm những câu văn của Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh trên? ( Qua ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà có những đặc điểm, tính cách nào? ( Điểm độc đáo trong nghệ thuật miêu tả các hình ảnh vách đá bờ sông, thác ghềnh, vực xoáy là gì? ( Con sông Đà bày thạch trận trên sông như thế nào? Chỉ ra diện mạo và tâm địa hiểm độc, dữ dội của thác đá? ( Hình dung về thác đá trong thực tế như thế nào? ( Câu văn: “ Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết ở trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện (…)một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp ấy? Câu văn có phải chỉ đơn thuần là tưởng tượng của tác giả hay không? Vì sao? ( Em hãy đánh giá về ngòi bút viết kí của Nguyễn Tuân qua những câu văn này? ( Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả thác đá của Nguyễn Tuân? Qua chuỗi câu hỏi được thiết kế theo mức độ như trên HS có thể chủ động tìm kiếm, phát hiện nội dung cần đạt theo mục tiêu bài học c Phương pháp dạy học theo nhóm với kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”, kĩ thuật trình bày 1 phút Dạy học theo nhóm còn gọi là dạy học hợp tác, một hình thức tổ chức dạy họclấy HS làm trung tâm Trong hoạt động nhóm, các thành viên không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến các thành viên khác của nhóm Trong hoạt động hình thành kiến thức, GV đưa ra một số tình huống có vấn đề, chia nhóm và cho HS thảo luận các để rút ngắn thời gian, đồng thời để cho HS phát huy kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình Phương pháp này, GV có thể vận dụng linh hoạt các kĩ thuật như mảnh ghép, sơ dồ tư duy, trình bày một phút… Dạy Chủ đề văn bản Kí, GV cho HS làm việc theo các hình thức nhóm như: 8 ... giảng dạy mô hình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển lực Khi dạy tác phẩm kí theo chủ đề, tơi nhận thấy việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh phát giải vấn đề thông... HS trình bày cho điểm khích lệ hoạt động học sinh 2.3 Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề văn kí GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: CHỦ ĐỀ KÍ (5 tiết) BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC 12. .. phương pháp dạy học xem hồn cốt người thầy bục giảng Dạy học theo định hướng phát triển lực người học, thiết kế học theo chủ đề cho phù hợp tình hình mới, với môn Ngữ Văn cấp THPT cũng Đây

Ngày đăng: 22/11/2022, 08:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w