Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO BÀI: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC N
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO BÀI: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA LÍ 10
Người thực hiện: Lê Thị Hiên Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí
THANH HOÁ NĂM 2017
Trang 22.4.3 Đối với phong trào giáo dục của nhà trường, địa phương 19
Trang 3MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
11 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Trang 41
1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin Người học có thể tiếp nhận kiến thức, từ nhiều nguồn, kênh khác nhau Với thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách và cần thiết phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, đẩy mạnh ứng dụng thông tin và truyền thông trong dạy và học
Từ thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5, môn Địa Lí không được học sinh chú trọng nhiều, đặc biệt là chương trình Địa Lí 10 vì nội dung kiến thức liên quan đến các quy luật, khái niệm, các vấn đề tự nhiên, kinh tế-xã hội chung, kiến thức trìu tượng
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, có khả năng xác định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn học, biết vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, xã hội
Muốn hình thành và phát triển năng lực của học sinh, để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải có hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo Các hoạt động học phải được tổ chức đa dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Đây chính là thử thách lớn đối với toàn ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có bộ môn Địa Lí
Trước yêu cầu phát triển của xã hội, với mong muốn tạo hứng thú, sự yêu thích môn học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Tôi mạnh dạn chọn
đề tài “Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Bài:
Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - Địa lí 10” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô
và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua các tiết học theo phương pháp định hướng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả, góp phần hình thành năng lực cho học sinh thông qua các hoạt động học và hứng thú hơn với môn Địa Lí
Trang 52
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các lớp 10B3, 10B4, Trường THPT Triệu Sơn 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp chủ đạo:
+ Phương pháp nguyên cứu lí luận: tham khảo, nghiên cứu từ tài liệu
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - thực nghiệm: Thiết kế bài giảng theo
phương pháp định hướng phát triển năng lực học sinh, tiến hành thực nghiệm đánh giá tình hình học tập môn Địa Lí của học sinh tại lớp 10B3, 10B4
Trang 63
2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận
Năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với trọng tâm: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, kèm theo quyết định
711QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực” Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, đa
dạng hóa các hình thức học tập
Luật giáo dục nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Như vậy, chúng ta có thể thấy: định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã khẳng định, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động Bản chất của dạy học theo hướng năng lực là tổ chức cho học sinh các hoạt động học mà học sinh chính là chủ thể nhận thức còn giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh (chiếm lĩnh và xây dựng tri thức) trong
sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh Cho phép cá nhân hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực người học [1] Giúp người học phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới Mặt khác còn giúp các em tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo sở thích, năng lực và nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong tập thể, có khả năng học tập suốt đời
2.2 Thực trạng của vấn đề
Những năm qua, từ thực tiễn Trường THPT Triệu Sơn 5 và các nhà trường tôi nhận thấy: trong xu hướng hiện nay môn Địa Lí không được học sinh chú trọng nhiều đặc biệt Địa Lí lớp 10 vì liên quan đến nhiều khái niệm, quy luật, vấn đề chung Vậy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh chủ động nắm kiến thức
và hứng thú nhiều hơn với môn học
Trang 7kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống [2] Tạo được sự hứng thú say
mê với môn học Vì một thực tiễn môn Địa Lí hiện nay: “xã hội không có nhu cầu, học sinh không hứng thú học” Đổi mới phương pháp dạy là cần thiết
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Các bước tiến hành xây dựng chuyên đề theo định hướng năng lực dựa trên chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Trong phần này giáo viên cần phải lựa chọn được chủ đề dạy học với các nội dung
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
Trong bảng mô tả giáo viên cần chia theo các mức độ nhận thức, gồm 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao
2 Năng lực chuyên biệt:
Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức, kĩ năng
và năng lực:
Trang 85
Bài tập theo định hướng phát triển năng lực được xây dựng theo 4 mức độ nhận thức: Câu hỏi nhận biết, câu hỏi thông hiểu, câu hỏi vận dụng thấp, câu hỏi vận dụng cao
Bước 5 Tiến trình dạy học theo chủ đề [2]
Trên đây là đề xuất các bước tiến hành, sau đây là giải pháp thực hiện theo các bước xây dựng chuyên đề trong bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT Địa lí 10
(Hình thức Bài lên lớp: Dạy kiến thức và kĩ năng mới)
I Nội dung bài học
Nội dung 1:
1 Vai trò của ngành giao thông vận tải
2 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân ngành GTVT
1 Nhân tố tự nhiên
2 Nhân tố kinh tế-xã hội
II Mục tiêu
1 Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế-xã hội
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải [4]
- Thái độ nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong bài học
- Có ý thức chấp hành luật An toàn giao thông, bảo vệ môi trường
4 Định hướng năng lực được hình thành
4.1 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
4.2 Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí,
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,
Trang 9- Trình bày được đặc điểm của ngành
GTVT
- Phân tích được vai trò của các nhân tố tới phát triển và phân bố GTVT
- So sánh được
sự khác biệt giữa GTVT với ngành sản xuất vật chất
- Chứng minh được vai trò của GTVT đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, mối liên
hệ kinh tế giữa các vùng miền, các quốc gia
- Liên hệ được vai trò của GTVT trong chiến tranh bảo vệ, thống nhất đất nước được thể hiện trong Văn Học, Lịch Sử, trong Thơ Ca cách mạng Việt Nam
- Vận dụng vào thực tiễn GTVT Việt Nam
Những năng lực có thể hướng tới:
1 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
2 Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí,
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,
2 Biên soạn hệ thống câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức, kĩ năng và năng lực:
2.1 Câu hỏi nhận biết
Câu 1 GV cho HS xem sơ đồ, một số hình ảnh sau:
Trang 10Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, an ninh quốc phòng,
Dựa vào hình ảnh trên và kiến thức trong SGK, hãy trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
Gợi ý trả lời:
- Tham gia cung ứng vật tư, trang thiết bị kĩ thuật, nguyên, nhiên liệu cho các cơ sở
sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
- Giúp cho việc thực hiện các mối quan hệ giao lưu kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, các quốc gia
- Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng, tạo mối giao lưu kinh tế trên thế giới [3]
Câu 2 Dựa vào kiến thức trong SGK và vốn hiểu biết, hãy trình bày đặc điểm của
ngành giao thông vận tải?
Gợi ý trả lời:
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa
- Chỉ tiêu đánh giá: Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa), khối lượng luân chuyển (gười.km, tấn.km) cự li vận chuyển Tb (km)
2.2 Câu hỏi thông hiểu
Câu 1 GV cho HS xem hình ảnh sau
Trang 11Câu 2 Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có thuận lợi khó khăn gì
đối với ngành giao thông vận tải?
Gợi ý trả lời:
- Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường sông
- Không thuận lợi cho giao thông đường ô tô, đường sắt vì đòi hỏi xây dựng nhiều công trình cầu, phà và dễ gây tắc nghẽn giao thông mùa mưa lũ
2.3 Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1 So sánh sự khác biệt về sản phẩm của ngành GTVT so với các ngành sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp?
+ Cây lương thực (lúa gạo, ngô, sắn, )
+ Cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, dừa, )
+ Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn )
+ Gia cầm (gà, vịt, chim, )
+ Đánh bắt, nuôi trrồng thủy sản
- Sản phẩm
là sự chuyên chở người
Câu 2 Chứng minh điều kiện kinh tế-xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển và phân bố các ngành giao thông vận tải [3]
- Sự phát tiển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển và phân bố và hoạt động của ngành GTVT: các ngành kinh tế là khách hàng của GTVT, phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển, quan hệ kinh
tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình, hướng và cường độ vận chuyển
Ví dụ: Sự phát triển của trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ sản
xuất công nghiệp =>nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm
mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu,thị trường tiêu thụ,
- Phân bố dân cư, thành phố, đô thị lớn ảnh hưởng tới vận tải hành khách
Trang 129
2.4 Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1 Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, giao thông vận
tải phải đi rước một bước?[3]
Gợi ý trả lời:
- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giưa miền núi với đồng bằng, nhờ thế
sẽ phá được thế “cô lập” “ tự cấp, tự túc” của nền kinh tế
- Sẽ có điều kiện khai thác tài nguyên, hình thành nông, lâm trường, phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi
- Các hoạt động dịch vụ (văn hoá, giáo dục, y tế,) cũng có điều kiện phát triển
Câu 2 Tại sao nói: Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm
thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới?[3]
Gợi ý trả lời:
- Tiến bộ của GTVT mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương, khu vực trên thế giới
- Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và quản lí làm cho tốc độ vận chuyển người
và hàng hóa tăng lên, thời gian vận chuyển giảm xuống, chi phí vận chuyển giảm, mức độ tiện nghi, an toàn ngày càng cao => sản xuất đặt ở gần các tuyến vận tải lớn, gần đầu mối GTVT đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất,
- Tốc độ vận tải nhanh hơn, quan niệm khoảng cách không gian thay đổi Dân cư không cần tập trung gần nơi làm việc, gần công sở hay gần trung tâm thành phố, có thể ở ngoại thành, xa nơi làm việc nhưng vẫn đi về hàng ngày, làm mở rộng thêm không gian, phát triển nhanh các thành phố lớn còn ở vùng xa xôi hẻo lánh nhờ có GTVT mà có thể di dân quy mô lớn đến khai thác tài nguyên,
IV Thiết kế tiến trình dạy học
1 Mục tiêu: sau bài học, học sinh đạt được:
1.1 Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải [4]
1.2 Kĩ năng
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, để trình bày về:
+ Vai trò Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
+ Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố giao thông vận tải
- Vận dụng tích hợp kiến vào thực tiễn cuộc sống