1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề sinh vật và môi trường sinh học 9

46 802 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 352 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9 2.. 2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng s

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG – SINH HỌC 9

Bộ môn : Sinh học

Năm học 2014 - 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 9

3 Tác giả:

Họ và tên: Dương Thị Tuyến Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 29 - 9 - 1983

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm sinh học

Chức vụ: Tổ phó tổ khoa học tự nhiên

Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Lạc

Điện thoại:0989 931 352

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THCS Đồng lạc

Địa chỉ : Xã Đồng Lạc – Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương

Điện thoại:03203 888 078

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Tên đơn vị: Trường THCS Đồng lạc

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh, Phòng bộ môn, cóđầy đủ thiết bị dạy học đặc biệt các thiết bị dạy học hiện đại,

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015

TÁC GIẢ

(ký, ghi rõ họ tên)

Dương Thị Tuyến

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW8 vềđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình thức, phươngpháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo” Trong xu hướngchuyển đổi đó, việc đổi mới dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, nănglực người học đang được chú trọng

Thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụnăm học, năm học 2014-2015 tiếp cận hình thức dạy học và kiểm tra đánh giátheo hướng phát triển năng lực học sinh Để đổi mới được hình thức, phương

pháp dạy học mới thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư

nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm trađánh giá học sinh Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánhgiá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theoquan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức màchú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phứchợp

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giákhác nhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kếthợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Với đề tài : Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9 sử dụng

trong dạy học chính khóa và dạy học sinh giỏi tập trung nghiên cứu phạm vikiến thức lớp 9 khối THCS , và đây cũng là tiền để học sinh học tiếp chươngtrình THPT sau này Đối với năm học 2014-2015 khi nội dung sách giáo khoachưa đổi mới thì đề tài này có thể sử dụng dạy chuyên đề Sau năm 2015 khi cónội dung chương trình đổi mới của bộ thì đề tài này có thể áp dụng dạy chínhkhóa Đề tài có thể sử dụng để dạy các chủ đề khác trong môn sinh học từ khối

Trang 4

6,7,8,9 Bộ câu hỏi có thể sử dụng làm các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm trađịnh kì hay kiểm tra học kì.

3 Nội dung sáng kiến

Tính mới của đề tài đó là bám sát vào chủ trương, kế hoạch của bộ giáodục về việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy hoc từ hướng tiếp cận nộidung sang hướng tiếp cận năng lực

Sau khi tìm hiểu thực trạng tôi đi tìm hiểu các bước chung, các bước cụthể xây dựng bộ câu hỏi bài tập, rồi sử dụng để kiểm tra thường xuyên, kiểm trađịnh kì môn sinh học 9.Sau đó khảo sát học sinh lấy số liệu thống kê cụ thể rồiđối chiếu với kết quả năm học trước khẳng định hiệu quả của đề tài

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Qua kết quả khảo sát thấy được học sinh phát triển được các năng lựcnhận thức chung , khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thểtương đối tốt Học sinh thấy yêu mến bộ môn và tầm quan trọng của bộ môn làngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức còn phát triển ở học sinh năng lực nhận thức,thói quen tư duy, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nhằm biến các kiến thức sinh học

có tính năng động sáng tạo trong sản xuất, trong chỉ đạo đời sống khỏe mạnh

và có văn hóa trong việc thể hiện danh lam thắng cảnh, trong cuộc đấu tranh cótính chất thế giới quan tư tưởng giữa duy vật và duy tâm

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với nội dung SGK viết theo chủ

đề vì vậy cần đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp

Đối với các cấp cần phải khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức đánhgiá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sảnphẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thôngqua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm… đầu tư trangthiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc dạy học hiệu quả

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụnăm học, năm học 2014-2015 tiếp cận hình thức dạy học và kiểm tra đánh giátheo hướng phát triển năng lực học sinh Để đổi mới được hình thức, phương

pháp dạy học mới thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư

nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm trađánh giá học sinh Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phậnkhông thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiếnhành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung vàphương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả.Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phảnhồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuậtdạy của mìnhvà giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học Như vậy, kiểmtra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nóikiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học

Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, chọn chủ đề : Sinh

vật và môi trường - sinh học 9 làm ví dụ minh họa vì phần sinh vật và môi

trường là nội dung chính của học kì II, chương trình trên lớp học sinh đang tiếpcận nội dung này và đã hoàn thành xong nội dung chương I như vậy dễ dàngdạy thực nghiệm và kiểm tra đánh giá để so sánh với cách dạy học và kiểm trađánh giá theo hướng tiếp cận nội dung đang sử dụng phổ biến hiện nay để thấynhững ưu việt của dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận nănglực học sinh

1.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài : Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9 trong dạy

học chính khóa và dạy học sinh giỏi tập trung nghiên cứu phạm vi kiến thức

Trang 6

lớp 9 khối THCS , và đây cũng là tiền đề để học sinh học tiếp chương trìnhTHPT sau này.

Đối với năm học 2014-2015 khi nội dung sách giáo khoa chưa đổi mớithì đề tài này có thể sử dụng dạy chuyên đề Sau năm 2015 khi có nội dungchương trình đổi mới của bộ thì đề tài này có thể áp dụng dạy chính khóa Đềtài có thể sử dụng để dạy các chủ đề khác trong môn sinh học từ khối 6,7,8,9

Bộ câu hỏi có thể sử dụng làm các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kìhay kiểm tra học kì

1.3 Phương pháp nghiên cứu

+ Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc đổi mới kiểm tra đánh giátheo hướng phát triển năng lực học sinh

+ Tham khảo tài liệu: Phương pháp giải các câu hỏi bài tập về sinh vật và môitrường, chuẩn kiến thức kĩ năng

+ Xây dựng bộ cau hỏi theo hướng dẫn của tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểmtra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn sinh học cấptrung học cơ sở

+ Tiến hành khảo sát và thống kê trắc nghiệm và so sánh kết quả để đúc rútkinh nghiệm

2.Cơ sở lí luận của đề tài

Dạy học theo phương pháp tiếp cận năng lực là phương pháp dạy họcnhắm trúng vào năng lực của người học để thiết kế chương trình “Muốn dạyhọc theo phương pháp tiếp cận năng lực đạt hiệu quả mong muốn thì khâu xácđịnh sở thích và năng lực người học là quan trọng hàng đầu, nhưng chỉ dựa vào

sở thích của người học thì đúng, nhưng chưa đủ Để quyết định thành công, yếu

tố có tính quyết định ở đây là năng lực người học Từ trước đến nay, chúng tachủ yếu dạy học theo phương pháp tiếp cận nội dung Chương trình và nộidung giáo dục được xác định là chuẩn mực, không được phép xê dịch Khi học

họ không biết học để làm gì, khi làm không hiểu tại sao phải làm, chính do sựnghiêm túc thái quá vô hình trung là nguyên nhân sâu xa của sự thụ động

Trang 7

không dám sáng tạo, không dám vượt qua những yếu tố chuẩn mực truyềnthống, mặc dù những yếu tố đó đã lạc hậu, bất cập.

Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác nhưđổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học,đổi mới quản lý… Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánhgiá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy họctrở nên tích cực hơn rất nhiều Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là

“nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng

hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin” “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công

của mỗi học sinh trong tương lai.Tại sao người ta nói “kiểm tra đánh giá rất

quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó”.

Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuốicùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn

và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập

GV cho trước… học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu… để đạt đượcđiểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo Và như vậy, kiểm tra đánhgiá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó Bởi khi xây dựng chươngtrình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mụctiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mụctiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụngkết quả kiểm tra đó để làm gì?

Khi giáo viên hiểu được triết lý và tầm quan trọng của đổi mới đánh giágiáo dục, hướng quá trình kiểm tra đánh giá vào phát hiện các năng lực của họcsinh và kiểm tra đánh giá quá trình thay vì chỉ kiểm tra đánh giá kết quả (ghinhớ, học thuộc, làm theo bài mẫu, làm theo cách của thầy…), thì lúc đó quátrình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều và quá trình dạy học đó sẽ nhằmđến mục tiêu xa hơn như là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giáctrong học tập Và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh niềm tin, tôi cónăng lực gì, việc học giúp gì cho tôi trong tương lai và quá trình đó vô cùng

Trang 8

quan trọng để tạo ra mã số thành công của học sinh trong tương lai Vì ngườihọc sinh học xong trường phổ thông vào đời muốn thành công trước hết phải

“hiểu rõ mình có những khả năng/ năng lực gì, phải biết cách xác định mục

tiêu, phải xác định được một nhóm các năng lực nhận thức như trí thông minh, trí sáng tạo, … một nhóm các năng lực phi nhận thức như sự tự tin, khả năng vượt khó, tính độc lập…” là sống còn với mình, bằng cách nào để tự phát triển

chúng, để trên cơ sở đó hoạch định thời gian, chọn lựa những mục tiêu trongcuộc sống

3 Thực trạng của vấn đề

Thực tiễn giảng dạy môn Sinh học 9 tôi nhận thấy rằng: Trong dạy họcmôn sinh học cần truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản về sinh giới mộtcách vững chắc, đó chính là những khái niệm sinh học Ðồng thời còn làm rõkhả năng vận dụng những kiến thức này trong đời sống Học sinh phải đượclàm quen với các phương pháp và biện pháp kỹ thuật khoa học tự nhiên Cần

phối hợp thống nhất giữa truyền thụ kiến thức với phát triển năng lực và giáo dục Kiến thức đạt được là cơ sở cho sự hoạt động có mục đích, cho hướng

nghiệp một cách có ý thức khi chọn nghề cũng như cho nghề nghiệp tương lai

và khả năng hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh

Môn sinh học ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức còn phát triển ở học sinhnăng lực nhận thức, thói quen tư duy, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nhằm biếncác kiến thức sinh học có tính năng động sáng tạo trong sản xuất, trong chỉ đạođời sống khỏe mạnh và có văn hóa trong việc thể hiện danh lam thắng cảnh,trong cuộc đấu tranh có tính chất thế giới quan tư tưởng giữa duy vật và duytâm

Hiện nay trong các nhà trường, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chếcác hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sửdụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15phút, 1 tiết… , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chínhgiáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở họcsinh Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động

Trang 9

học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học(như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…) Trong khi đó,yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thứcđánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp…đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày,thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằngcác tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được

vì chưa được đào tạo

Tính ì của giáo viên, từ trước đến nay vì họ thường kiểm tra đánh giádựa trên những kinh nghiệm, họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra

15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm Giáo viênthường ra đề kiểm tra, đề thi dựa trên theo lối mòn (kinh nghiệm, thói quen…)

mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết đề thi hay đềkiểm tra Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiếnthức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiếnthức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việcđánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi Giáo viên chọn kiểu câuhỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ yếu do bắt trước những đề mẫu,theo “sách”… mà ít khi để ý đến mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ

về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiếnthức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình

rõ ràng Chính vậy họ sưu tầm một số đề họ thấy “hay” trong sách GK hay sáchtham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách làm Còn các kiến thức được tập huấn

về thiết kế đề thi như thế nào cho khoa học, xây dựng bảng trọng số, viết itemthế nào… nhiều lúc còn mới lạ với họ

Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên thường chỉ quan tâmđến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩrằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinhnghiệm…đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở họcsinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm

Trang 10

tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểmtra đánh giá còn có nhiều chức năng khác…

Như vậy, hiểu biết của giáo viên về triết lý, các phương pháp, kỹ thuật,hình thức kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn

Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này những năm học trước tôivẫn thực hiện dạy các tiết học theo hướng tiếp cận nội dung phổ biến hiện naybám sát sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải Cácbài kiểm tra thường tái hiện lại kiến thức sách giáo khoa, có 1 ý nhỏ liên hệthực tế Năm học 2013-2014 kết quả bài kiểm tra 15 phút số 1 học kì II, vớikhối 9 tổng số 32 học sinh đối tượng lớp 9A như sau:

Phân tích kết quả: Số học sinh đạt điểm giỏi chưa nhiều nguyên nhân là

do trong câu hỏi kiểm tra có ý vận dụng vào thực tiễn các em làm còn lúngtúng, phần lí thuyết kiến thức cơ bản các em nắm tương đối tốt nhưng phần vậndụng các em gặp khó khăn Còn một số em bị điểm yếu do ghi nhớ máy móckiến thức vì vậy khi bị quên 1 ý là các em không nhớ được kiến thức của bài

4 Các bước thực hiện

4.1 Các bước chung xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Bước 1 Xác định chuẩn kiến thức, Kĩ năng, thái độ

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (KT, KN, TĐ) ,TL Hướng dẫngiảm tải của Bộ để xác định KT, KN, TĐ của chủ đề

Bước 2 Xác định những năng lực có thể đánh giá

Căn cứ vào hệ thống năng lực chung và các năng lực chuyên biệt của bộ môn

để xác định những năng lực có thể đánh giá

Bước 3 Xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt

Trang 11

Cơ sở để xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi chủ đề là dựavào tiêu chí hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của bộ môn.

Thông hiểu(Mô tả yêu cầucần đạt)

Vận dụng thấp(Mô tả yêu cầucần đạt)

Vận dụngcao

(Mô tả yêucầu cần đạt)

Bước 4 Biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập

+ Tìm bối cảnh phù hợp không chỉ với nội dung, kĩ năng, thái độ định kiểm trađánh giá mà còn phải phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm địa phương, tìnhhình đất nước,

+ Xác định loại câu hỏi/bài tập

+ Viết câu hỏi/bài tập theo đúng mức độ yêu cầu của từng chuẩn gắn với thựctiễn

* Lưu ý :Mỗi câu hỏi/bài tập có thể tương ứng với 1 hoặc 2 chuẩn, nhưng

cũng có thể chỉ thực hiện 1 yêu cầu nào đó trong 1 chuẩn.

Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã

mô tả

Bước 6: Chỉnh sửa lại hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức

đã mô tả.

Lưu ý : Bước 5, 6 thực hiện trong quá trình biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập

nhưng có thể không thể hiện ở văn bản sản phẩm cuối cùng

Bước 7: Nêu phương pháp và kĩ thuật dạy học đối với chủ đề:

- Phương pháp: Dạy học nhóm; Nêu vấn đề; Dạy học dự án…

-Xây dựng các hoạt động học trong chủ đề

Trang 12

4.2.Các bước xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề: Sinh vật và môi trường – Sinh học 9

Bước 1: Xác định chủ đề: Sinh vật và môi trường - Sinh học 9

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng thái độ của chủ đề Sinh vật và môi

trường – Sinh học 9

Kiến thức:

- Khái niệm về sinh vật và môi trường:

+ Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, Nêu các loại môitrường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó

+ Phân biệt được các nhân tố sinh thái Nêu các nhóm nhân tố sinh thái: Vôsinh , Hữu sinh gồm Con người và sinh vật khác

+ Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái

+ Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái Nêu ví dụ

- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánhsáng,độ ẩm) đến sinh vật

+ Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giảiphẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật

+ Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường

+Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tínhcủa sinh vật

+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ môi trườngđến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơlược.Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật

+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đếncác đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật Phân tích rút ra sựthích nghi của sinh vật

+Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm : ưa sáng, ưa bóng, ưa

ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt……

Trang 13

- Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài vàkhác loài

+ Học sinh nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinhvật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác

Kĩ năng :

+ Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiêncác nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật

+ Học sinh biết cách thu thập mẫu

Thái độ: Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Bước 3: Các năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:

1 Các năng lực chung

+ NL tự học

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:

Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái

Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh sáng,độ

ẩm ) đến sinh vật

Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tốsinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) Nêu được một số ví dụ về sự thích nghicủa sinh vật với môi trường

Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài

- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề

+ NL giải quyết vấn đề

- HS giải quyết được các tình huống học tập Ví dụ: Tại sao cây sống ở nơiquang đãng có đặc điểm khác cây sống trong bóng râm?Gấu Bắc cực kiểu hìnhkhác gấu Việt Nam? Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với các nhân tốsinh thái?

Những ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa sinhvật và môi trường sống

Trang 14

+ NL tư duy sáng tạo

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:

Tại sao lại nuôi vịt đàn, lợn đàn, trồng xen canh, thả nhiều cá trong 1 ao?

- Đề xuất được ý tưởng:

Vận dụng trong thực tế đề xuất các biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi trồngtrọt để có năng xuất cao

- Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận

+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)

- Sưu tầm tư liệu môi trường sống của một số sinh vật, hình ảnh một số loạithực vật, động vật

+ NL sử dụng ngôn ngữ

- NL sử dụng Tiếng Việt:Trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề

2 Các năng lực đặc thù bộ môn sinh học

+ Năng lực quan sát

- Học sinh quan sát tranh ảnh, vi deo, mẫu vật, mô tả được đặc điểm quan sát

về hình thái của thực vật, cấu tạo ngoài một só động vật do ảnh hưởng của một

số nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

+ Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Căn cứ vào các đặc điểm sắp xếp các

sinh vật vào các nhóm theo các nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

+ Tìm mối liên hệ: Đặc điểm của sinh vật thích nghi với các nhân tố sinh thái

của môi trường

+ Tính toán: Tính giới hạn sinh thái của một số loài

+ Xử lí và trình bày các số liệu: Sử lí số liệu và vẽ biểu đồ giới hạn sinh thái + Thí nghiệm: Thu thập và sử lí các mẫu vật bài thực hành ảnh hưởng của các

Trang 15

nhân tố sinh thái đến sinh vật.

Bước 4: Xây dựng bảng ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi- bài tập đánh giánăng lực của học sinh ở chủ đề: Sinh vật và môi trường – sinh học 9

Nội dung kiến thức chủ đề : Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Bài 45,46: Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của các nhân tố

sinh thái lên đời sống sinh vật

14.1

Xác định các loại môi trường sống của sinh vật

Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái, tại sao con người tách thành nhóm riêng.

Kĩ năng :

Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường 14.2, 14.3,15,16,17

Vẽ biểu đồ giới hạn sinh thái

18, 19

So sánh giới hạn sinh thái của một số loài để xác định khả năng phân

bố của sinh vật

20,21

Trang 16

ưa bóng, động vật

ưa sáng, động vật

ưa tối 8,9,12,13

Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt

- Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng

về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.

nhiệt độ, độ ẩm của môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược.

Nêu được các nhóm sinh vật : ưa sáng,

ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt

và biến nhiệt……

22.1,23.1

Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật.

Phân biệt sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

Kĩ năng :

Nhận biết được các sinh vật : ưa sáng,

ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn,biến nhiệt

và hằng nhiệt trong thực tế

10,11, 23, 24

Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt

22.3, 25

Giải thích một số đặc điểm thích nghi của sinh vật với nhân

tố sinh thái 26

27 1

+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.

27.2, 28

Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt

Giải thích ứng dụng mối quan hệ sinh học trong thực tiễn 27.3

Bước 5: Bộ câu hỏi và bài tập chủ đề : Sinh vật và môi trường – Sinh học 9

Trang 17

1 Phần trắc nghiệm

1 Điều sau không đúng với môi trường:

A Bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật

B Gồm 3 loại: môi trường đất, nước và sinh vật

C Ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

D Là nơi sinh sống của các sinh vật

2 Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm :

A Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

B Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinhvật

C Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trườngxung quanh sinh vật

D Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanhsinh vật

3 Điều sau không đúng với nhân tố vô sinh:

A Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật

B Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật

C Là thế giới sinh vật của môi trường

D Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

4 Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:

A Thực vật, động vật và con người

B Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người

C Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

D Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật vớinhau

5 Điều sau không đúng với nhân tố hữu sinh:

A.Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

B Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường

C Là thế giới hữu cơ của môi trường

D Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật

Trang 18

6 Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

A Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng

di chuyển trong không gian

B Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản

C Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản

D Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện chođộng vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian

7 Đặc điểm sau không phải của cây ưa sáng:

B Phiến lá dày D Mô giậu phát triển

Cho các cây sau đây (dùng cho câu 8 và 9):

I Phi lao II Vạn niên thanh III Xà cừ

8 Những cây sau đều là cây ưa sáng

A I, III, V B III, IV, V C I, III, IV D II, III,VI

9 Những cây sau đều là cây ưa bóng:

A I, III, IV B IV, V, VI C I, II, III D II, V, VI

10 Những sinh vật sau là sinh vật hằng nhiệt:

A Vi khuẩn, lạc đà, đà điểu, sóc C Gấu, dơi, hươu sao, cá heo

B Thằn lằn, thỏ, chó sói, cá sấu D Dơi, chuột chù, rùa biển, cá voi

11 Những loài sau là độngvật biến nhiệt:

A.Cá heo, cá rô phi, cá lưỡi trâu C Cá rô phi, cá heo, cá nóc

B Cá chim, cá voi, cá chép D Cá sấu, cá nhám, cá đuối

12 Những động vật hoạt động ban đêm là:

A Lươn, bướm đêm, trâu C Muỗi, thằn lằn,chim sẽ

B Ong, gà rừng, bồ câu D Chim cú, chim lợn, dơi

13 Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:

Trang 19

giun đũa, giun đất, cá rô phi, sáo.

1.Trình bày khái niệm môi trường sống của sinh vật, có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Cho biết môi trường sống của các loại sinh vật kể trên?

2 Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái trong môi trường? Trâu chịu tác động của những nhân tố sinh thái nào? Các nhân tố sinh thái đó thuộc vào những nhân tố sinh thái nào?

Đáp án

1 Khái niệm môi trường:

- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanhchúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản củasinh vật

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước

+ Môi trường trên mặt đất – không khí

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường sinh vật

- Môi trường sống của các loài sinh vật:

* Trâu: Môi trường mặt đất và không khí

* Lợn: Môi trường sinh vật mặt đất và không khí

* Ve: Môi trường sinh vật

* Sán lá gan: Môi trường sinh vật

* Sán xơ mít: Môi trường sinh vật

* Cá rô phi: Môi trường nước

* Giun đất: Môi trường trong đất

* Giun đũa: Môi trường sinh vật

* Sáo: Môi trường mặt đất và không khí

2 Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường, có tác động trực tiếphay gián tiếp lên đời sống sinh vật

Sinh vật phản ứng lại bằng các phản ứng thích nghi, hình thành các đặcđiểm thích nghi ở sinh vật

Trang 20

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm nhân tố vô sinh: Là các yếu tố không sống trong môi trường nhưánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí và gió, lượng mưa hàng năm, thànhphần hóa học của đất, … có tác động lên cơ thể sinh vật, gây ảnh hưởng đếnsinh trưởng và phát triển của sinh vật

Ví dụ: Đất có nhiều mùn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; ánh sánggiúp thực vật quang hợp và các động vật sưởi ấm, giúp cơ thể tăng cường hấpthụ canxi…

+ Nhóm nhân tố hữu sinh: Là các yếu tố sống trong môi trường bao gồmcác sinh vật và nhân tố con người Nhân tố hữu sinh bao gồm tác động của cácsinh vật khác trong môi trường và tác động trực tiếp hay gián tiếp của conngười lên cơ thể sinh vật…

Ví dụ: Cây thụ phấn nhờ côn trùng, hạt lan nảy mầm nhờ vi khuẩn

Rhizoctonia, giun sán gây bệnh cho người…

Con người là sinh vật cấp cao, ngoài hoạt động bản năng con người còn

có các hoạt động có ý thức khác nên con người có thể khai thác, sử dụng tàinguyên và cải tạo môi trường

- Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến trâu: ánh sáng, nhiệt độ, không khí,nước, cỏ, người, ve, sán lá gan, sáo…

Các nhân tố sinh thái đó gồm 3 nhóm:

+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước

+ Nhân tố hữu sinh: Cỏ, ve, sán lá gan, sáo…

+ Nhân tố con người: Con người

Câu 15: Khi nuôi gà chúng ta cố gắng chọn những giống gà tốt Tùy theo mục đích nuôi gà mà họ chọn theo hướng trứng hay hướng thịt, trong quá trình chăm sóc chú ý : Cho ăn thức ăn đầy đủ: Bột cá, ngô cua, ốc, giun…Và nuôi dưỡng chúng trong chuồng cao và ánh sáng đầy đủ để chống bệnh tật.

a Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ? Những loại nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của gà? Hãy sắp xếp những nhân tố trên theo phân loại đó?

Trang 21

b Hãy phân tích sự tác động của các nhân tố sinh thái trên lên đời sống của gà?

Đáp án

a Có hai nhóm nhân tố sinh thái:

+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình + Nhân tố hữu sinh:

Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,

Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép tác độngtiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng

*Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gà là:

+ Nhân tố vô sinh: Chuồng cao ráo, sạch sẽ, độ ẩm, gió, nhiệt độ, ánh sángđầy đủ

+ Nhân tố hữu sinh: Chính là thức ăn (bột cá, cua, ốc, ngô, giun)

+ Nhân tố con người: Tạo ra những giống gà chuyên sản xuất trứng, thịt,chăm sóc tốt(chuồng, thức ăn)

b Phân tích sự tác động của các nhân tố lên sự sinh trưởng, phát triển của

gà:

+ Nhân tố vô sinh: Chuồng cao ráo, sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ ảnh hưởng tốtđến sự sinh trưởng, phát triển của gà dẫn đến gà cho sản phẩm chất lượng cao + Nhân tố hữu sinh: Bột cá, ngô, cua, ốc, giun là thức ăn có thành phần dinhdưỡng cao cũng ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của gà, làm cho gà

có sản phẩm chất lượng cao

*Nhận xét: Vậy tất cả các nhân tố sinh thái đều đã tạo nên một tác động tổnghợp lên cơ thể gà để gà cho sản phẩm có chất lượng Nếu một trong các nhân tốsinh thái trên không tốt đối với gà cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm thuhoạch Cụ thể: nếu giống gà không tốt có chăm sóc tốt, thức ăn đầy đủ thì cũngchỉ cho sản phẩm ở mức giới hạn đó Hoặc nếu chuồng sạch, cao ráo, ánh sángđầy đủ cùng với giống tốt nhưng thức ăn thiếu, kém chất lượng thì gà sẽ bịbệnh, gầy và sản phẩm thu hoạch cũng không được như ý muốn

Câu 16: Bài tập 1 SGKtr121

Trang 22

Chuột sống trong rừng mư nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh tháisau: Mức độ ngập nước, kiến độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ

ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gôc giá thổi, gỗ mục, thảm

lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa Hãy sắp xếp các nhân tố

đó vó các nhóm nhân tố sinh thái

Câu 19 Thế nào là giới hạn sinh thái? Giới hạn sinh thái có quan hệ như thế nào với sinh vật?

Trả lời

Khái niệm giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tốsinh thái nhất định

- Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái.Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi

- Giới hạn trên: điều kiện tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được

- Giới hạn dưới: điều kiện tối thiểu mà sinh vật có thể chịu đựng được.Trong giới hạn sinh thái, điểm cực thuận là điều kiện thích hợp nhất đểsinh vật sinh trưởng và phát triển tốt

Ví dụ: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,60C – 420C, cá quả

là 20C – 440C

Giới hạn sinh thái có quan hệ với sinh vật

Vượt ra ngoài hai giới hạn chịu đựng (trên và dưới) sinh vật sẽ yếu dầnrồi chết: Nhiệt độ quá thấp làm tê liệt các hoạt động như nảy mầm, hô hấp,thoát hơi nước, nhiệt độ quá cao làm chết tế bào

Trang 23

Giới hạn sinh thái có thể rộng hay hẹp tùy thuộc từng loài, từng yếu tốmôi trường khác nhau và được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

Câu20: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của Cá Rô Phi ở nước ta, chúng chết ở nhiệt độ dưới 5,6 0 C và trên 42 0 C Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30 0 C Người ta tiến hành nuôi cá Rô Phi ở môi trường có nhiệt

độ khác nhau là: 4 0 C, 29 0 C, 40 0 C, 5,7 0 C Em hãy so sánh sự phát triển của cá

Rô Phi trong các môi trường trên Từ đó hãy rút ra nhận xét?

Trả lời

Trong những môi trường có nhiệt độ như vậy thì cá rô phi phát triển tốt hơn cả

là ở nhiệt độ 290C còn ở nhiệt độ 5,70C và 400C cá phát triển chậm hơn và cóthể dẫn đến rối loạn hoạt động sống vì nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, gần v-ượt quá giới hạn chịu đựng của cá rô phi Nếu tiếp tục kéo dài thì cá sẽ chết.Còn ở nhiệt độ 40C cá rô phi sẽ chết vì đã vượt quá giới hạn chịu đựng về nhiệt

độ ( 420C - 5,60C = 36,40C)

* Nhận xét: Như vậy càng ở xa điểm cực thuận sinh vật phát triển càng kém

Câu 21: Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,6 0 C hoặc khi cao hơn 42 0 C và sinh sống tốt ở nhiệt độ 30 0 C

a Đối với cá rô phi, các giá trị về nhiệt độ 5,6 0 C, 42 0 C và 30 0 C gọi là gì?

b Cá chép sống ở nước ta có cá giá trị về nhiệt độ tương ứng là 2 0 C,

44 0 C và 28 0 C

So sánh 2 loài cá rô phi và cá chép, loài nào co khả năng phân bố rộng hơn so với loài kia?

c Biên độ dao động nhiệt độ của nước ao hồ ở miền Bắc nước ta là 2 0 C và

42 0 C và ở miền Nam nước ta là 10 0 C và 40 0 C loài nào sống ở đâu sẽ thích hợp, tại sao?

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w