Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, với những chính sách phù hợp của nhà nướcđã khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh góp phầnthúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên, các doanh nghiệp cũng có cơ hội đầu tưphát triển hơn nữa Tuy nhiên, cơ hội cũng luôn đi cùng với thách thức, cácdoanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ với những công ty trong nước màcòn có cả những công ty nước ngoài với hàng hoá đa dạng về chủng loại, mẫumã, giá cả và chất lượng để tồn tại và đứng vững trên thị trường Một trongnhững yếu tố cạnh tranh giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên thịtrường đó chính là giá cả và chất lượng sản phẩm Giá cả phải chăng, chấtlượng sản phẩm tốt sẽ giúp cho sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường.Một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng to lớn tới chất lượng sản phẩm cũng nhưgiá cả của sản phẩm trên thị trường đó chính là nguyên vật liệu Đối vớidoanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng, nóđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, nó là yếutố tiền đề tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu lạichiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nênviệc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu cũng như sử dụng hợp lý các yếu tốđầu vào sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản xuất cũng như nâng caođược chất lượng sản phẩm Vì vậy doanh nghiệp cần có các công cụ quản lýhiệu quả trong đó kế toán nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng Kế toánnguyên vật liệu cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình nhập, xuất,tồn của nguyên vật liệu, tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu giúp choBan lãnh đạo đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệucũng như có biện pháp quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý hơngóp phần hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội, một doanhnghiệp có quy mô khá lớn, số lượng sản phẩm sản xuất khá lớn và thấy đượcvai trò của nguyên vật liệu tại công ty, em đã mạnh dạn tìm hiểu và lựa chọnđề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần DệtKim Hà Nội”.
Trang 2Hạch toán kế toán là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu cụ thể đólà tài sản và sự vận động của tài sản với phương pháp nghiên cứu riêng Tronggiới hạn của đề tài này, em chọn phương pháp duy vật biện chứng kết hợp vớiphương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu và bước đầu có một số giảipháp cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tạicông ty.
Bố cục của chuyên đề cuối khoá ngoài Lời nói đầu và kết luận gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán nguyên
vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công tyCổ phần Dệt Kim Hà Nội
Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáocũng như các cán bộ kế toán trong công ty để chuyên đề được hoàn thiệnhơn.
Em xin chân thành cám ơn, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thu Hoài vàcác cán bộ kế toán trong phòng Tài chính kế toán của Công ty Cổ phầnDệt Kim Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!
Hà nội, tháng 04 năm 2008 Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hoa
Trang 3CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁNNGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.1.1 Sự cần thiết của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản
1.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơbản của quá trình sản xuất Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh thì không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và nóchỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh Giá trị toàn bộ củanguyên vật liệu được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo rahoặc là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ chiphí sản xuất và giá thành của sản phẩm.
1.1.3 Yêu cầu quản lý
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuấtkinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêugiá trị ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng.
Khâu thu mua: Để có được nguyên vật liệu đáp ứng được kịp thời cho
quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn chủ yếu là khâu thu mua nên ở khâunày đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, quy cách, chủngloại, giá mua, chi phí thu mua và cả tiến độ thu mua về thời gian phù hợp vớikế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khâu bảo quản dự trữ: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến
bãi, thực hiện tốt chế độ bảo quản và xác định được định mức dự trữ tối thiểu,
Trang 4tối đa cho từng loại nguyên vật liệu để giảm bớt hao hụt, hư hỏng, mất mátđảm bảo an toàn và giữ được chất lượng của vật tư.
Khâu sử dụng: Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở
định mức tiêu hao dự toán chi phí nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phản ánhđầy đủ tình hình thu mua, dự trữ, tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vậtliệu Mặt khác, thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu cung cấp ta còn biếtđược chủng loại, quy cách, chất lượng có đảm bảo hay không, số lượng thừahay thiếu, từ đó người quản lý đề ra những biện pháp thích hợp nhằm kiểmsoát giá cả, chất lượng của nguyên vật liệu nên nhiệm vụ của kế toán nguyênvật liệu là:
Ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyểnnguyên vật liệu về giá cả và hiện vật Thực hiện phân loại, đánh giá nguyênvật liệu phù hợp với các chuẩn mực đã quy định và yêu cầu quản trị củadoanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuậtvề hạch toán nguyên vật liệu Đồng thời, hướng dẫn các bộ phận kế toán, cácđơn vị trong doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán ban đầuvề nguyên vật liệu, đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán nguyên vậtliệu.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vậtliệu, có những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng hoặc kém phẩmchất Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụnggiúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác.
Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho để ghichép, phân loại, tổng hợp số liệu đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình biếnđộng tăng, giảm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanhnhằm cung cấp thông tin cho việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, lậpbáo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
Trang 5Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vậnchuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập, xuất, tồn và quản lýnguyên vật liệu nhằm cung cấp kịp thời cho sản xuất.
1.2 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm rất nhiềuloại Nhằm giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và cóhiệu quả, đồng thời hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phục vụ cho kế toánquản trị thì cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu Mỗi doanh nghiệp,do tính chất, đặc thù sản xuất kinh doanh của mình mà có cách phân loạinguyên vật liệu thích hợp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý và yêu cầu quảntrị của doanh nghiệp Nguyên vật liệu nhìn chung được phân loại theo cáccách sau:
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp gồm
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể của
sản phẩm Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chínhkhông giống nhau, có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệuchính của doanh nghiệp khác, đó là đối với sản phẩm mua ngoài với mục đíchđể tiếp tục gia công chế biến.
- Vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ
có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc là đảm bảocho công cụ dụng cụ hoạt động bình thường được, phục vụ cho bao gói sảnphẩm Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm xăng, dầu Nhiên liệu có thể tồn tạiở thể lỏng, rắn hay khí.
- Phụ tùng thay thế: la các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay
thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật tư được sử dụng cho
công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cảthiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấudùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
Trang 6- Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên Các
loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các phế liệu, vật liệu thuhồi do thanh lý.
Căn cứ vào nguồn hình thành
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự chế biến gia công
- Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp, nhận lại vốn góp, được biếu tặng Căn cứ vào mục đích và công dụng của nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh;- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý;
- Nguyên vật liệu dùng cho các mục đích khác.
1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.2.2.1 Mục đích của việc đánh giá nguyên vật liệu
Tổng hợp nguyên vật liệu khác nhau để báo cáo tình hình nhập, xuất, tồnkho của nguyên vật liệu.
Giúp cho kế toán viên thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền các nghiệpvụ kinh tế phát sinh.
1.2.2.2 Các nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu, hànghoá theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chính xác, chân thựcvà thống nhất Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động củadoanh nghiệp nên phải đánh giá theo trị giá thực tế của nguyên vật liệu domua ngoài hay tự gia công chế biến.
Nguyên tắc giá gốc
Các loại nguyên vật liệu thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, vềnguyên tắc đánh giá phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho Theochuẩn mực 02- Hàng tồn kho – Ban hành và công bố theo quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì hàngtồn kho của doanh nghiệp được đánh giá theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) vàtrong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phảitính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trị thuần có thể thực hiệnđược của nguyên vật liệu là giá ước tính của nguyên vật liệu trong kỳ sản xuất
Trang 7kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn chỉnh sản phẩm và chiphí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Giá gốc nguyên vật liệu được xác định cụ thể cho từng loại nguyên vậtliệu bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quanđến việc sở hữu các loại nguyên vật liệu đó.
- Chi phí mua nguyên vật liệu bao gồm giá mua, các loại thuế khôngđược hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình muanguyên vật liệu trừ ra các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàngmua.
- Chi phí chế biến nguyên vật liệu bao gồm các chi phí có liên quan trựctiếp đến sản xuất chế biến ra các loại nguyên vật liệu đó Trường hợp sản xuấtnhiều loại nguyên vật liệu trên một quy trình công nghệ trong cùng một thờigian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phínày theo tiêu chuẩn thích hợp.
- Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theogiá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này được loại trừ khỏi chi phí chếbiến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
- Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chiphí khác phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp không được tính vào giá gốc nguyên vật liệu.
Nguyên tắc thận trọng: Bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho Trên báo cáo tài chính được thực hiện trên hai chỉ tiêu đó là trịgiá vốn thực tế và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh
giá vật tư phải đảm bảo tính thống nhất, tức là kế toán phải áp dụng phươngpháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán Doanh nghiệp có thể thay đổiphương pháp đã chọn nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phéptrình bày thông tin kế toán trung thực và hợp lý hơn.
Sự hình thành trị giá vốn thực tế : được phân biệt ở các thời điểm khác
nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua.
- Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế của hàng nhập.
Trang 8- Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất.- Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế của hàng tiêu thụ.
1.2.2.3 Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho.
Giá vốn của nguyên vật liệu có tác dụng to lớn trong việc quản lýnguyên vật liệu Nó đươc dùng để hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn khonguyên vật liệu, tính toán và phân bổ chính xác về vật liệu đã tiêu hao trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phản ánh chính xáctrị giá vật liệu thực tế hiện có của doanh nghiệp.
* Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu nhập kho có thể được đánh giá theo trị giá vốn thựctế.Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được xác định theo từng nguồn nhập
Nhập do mua ngoài : Trị giá vốn thực tế bao gồm: giá mua ghi trên hoá
đơn (cả thuế nhập khẩu – nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế Chi phímua thực tế gồm cả chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí phân loại,bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàngđộc lập và khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc quá trình muanguyên vật liệu.
+ Nếu nguyên vật liệu mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hànghoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vậtliệu nhập kho được phản ánh ở tài khoản nguyên vật liệu theo giá mua chưacó thuế GTGT, số thuế GTGT được khấu trừ phản ánh ở tài khoản thuếGTGT được khấu trừ.
+ Nếu nguyên vật liệu mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hànghoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịuthuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trịnguyên vật liệu mua vào được phản ánh trên tài khoản nguyên vật liệu theotổng giá thanh toán.
Nhập do tự sản xuất, gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế là giá thành
sản xuất của nguyên vật liệu gia công chế biến.
Nhập do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế bao gồm trị
giá gốc của nguyên vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng vớichi phí thuê gia công chế biến cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ khi đem đivà khi mang về.
Trang 9Nhập do nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, biếu tặng, pháthiện thừa : Trị giá vốn thực tế sẽ là trị giá của hợp đồng giao nhận cộng với
chi phí liên quan tới việc nhận nguyên vật liệu
Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất: được đánh giá theo giá trị hợp lý.
* Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểmkhác nhau nên có nhiều giá khác nhau Do đó khi xuất kho nguyên vật liệutuỳ thuộc vào đắc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiệntrang bị kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn các phương phápthích hợp để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho Theochuẩn mực 02 – Hàng tồn kho thì trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất khođược thực hiện theo các phương pháp sau:
Theo phương pháp đích danh
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho những doanh
nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, nhận diện được từng loại nguyên vậtliệu Phương pháp này đòi hỏi phải theo dõi nguyên vật liệu theo từng lô hàngvề cả hiện vật và giá trị.
+ Nội dung: Theo phương pháp này thì khi xuất kho nguyên vậtliệu thuộc lô nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô đó để tính trị giá vốn nguyênvật liệu xuất kho.
+ Ưu điểm: Trị giá vật tư xuất kho được tính chính xác.
+ Nhược điểm: Phức tạp trong công tác quản lý, chỉ áp dụng đối
với những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, trị giá lớn, nhậndiện được từng lô hàng.
Theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Nội dung: Trị giá vốn thực tế xuất kho được tính căn cứ vào số
lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:
Đơn giá bình quân được xác định cho từng thứ vật tư có thể là đơn giábình quân cố định, đơn giá bình quân trước mỗi lần xuất kho.
- Đơn giá bình quân cố định:
Sinh viên: Đào Thị Hoa Lớp KHC9/21.22
Trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho
Đơn giá bình quân gia quyềnSố lượng NVL
xuất trong kỳ
Đơn giá
Trị giá của vật liệu tồn đầu kỳ
Trị giá của vật liệu nhập trong
+9
Trang 10Đơn giá bình quân trước mỗi lần xuất kho
=
Trị giá thực tế vật tư tồn kho tại thời điểm xuất kho
Số lượng vật tư tồn kho tại thời điểm xuất kho
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khoá
+ Ưu điểm: Việc tính toán theo đơn giá bình quân cố định đơn giản + Nhược điểm: Trị giá vật liệu xuất kho tính theo phương pháp này không
chính xác bằng phương pháp đích danh, đơn giá tính theo phương pháp nàyche đậy sự biến động về giá, cuối kỳ mới có số liệu ghi chép vật liệu xuấtkho.
- Đơn giá bình quân có thể xác định trước mỗi lần xuất kho
+ Ưu điểm: Xác định được trị giá vốn kịp thời và xác định hàng ngày
được, chỉ thay đổi khi có lô hàng mới nhập vào.
+ Nhược điểm: Công việc tính toán phức tạp, phù hợp với những doanhnghiệp đã áp dụng phần mềm kế toán.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải theo
dõi được đơn giá của từng lần nhập.
+ Nội dung: Phương pháp này giả định nguyên vật liệu nào nhập trước
sẽ được xuất trước, khi xuất kho nguyên vật liệu lấy ở lô nào thì lấy đơn giácủa lô đó để tính Trị giá của nguyên vật liệu tồn cuối kỳ được tính theo đơngiá của những lần nhập sau cùng.
+ Ưu điểm: Phương pháp này phản ánh tương đối chính xác giá trị của
nguyên vật liệu xuất dùng và tồn kho cuối kỳ Khi giá có xu hướng tăng thì áp
quân cố định
Số lượng vật
liệu tồn đầu kỳ +
Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
Trang 11dụng phương pháp này sẽ có lãi nhiều hơn khi áp dụng các phương pháp khácvì giá vốn hàng bán hiện tại được tạo ra từ giá trị nguyên vật liệu nhập kho từtrước với giá thấp hơn hiện tại.
+ Nhược điểm: Doanh nghiệp phải theo dõi từng nghiệp vụ nhập
kho và doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thuhiện tại được tạo ra từ chi phí trong quá khứ.
Theo phương pháp nhập sau xuất trước
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải theo
dõi được đơn giá của từng lần nhập.
+ Nội dung: Phương pháp này giả định nguyên vật liệu nào nhập sau
sẽ được xuất trước, khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô nào thì lấy đơn giánhập kho của lô đó để tính.
+ Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát, doanh
thu và chi phí trong hiện tai có sự phù hợp, khi giá nguyên vật liệu tăng thì giávốn sẽ cho cao hơn.
+ Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua luồng nhập, xuất nguyên vật liệu
trong thực tế, giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn giá thực tế nếu cóxu hướng tăng lên và đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ.
Theo giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu thường xuyên có sự biếnđộng về giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán đểđánh giá nguyên vật liệu Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xâydựng phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Giá này khôngcó tác dụng giao dịch với bên ngoài Sử dụng giá hạch toán, việc xuất khohàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán phải tính ra giáthực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp Để tính được giá thực tế, trước hết phảitính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu luân chuyểntrong kỳ theo công thức:
Trị giá thực tế của vật tư nhập kho trong kỳTrị giá
thực tế của vật tư còn tồn đầu kỳ
Trị giá hạch + Trị giá hạch
H =
Trang 12Giá trị thực tế của vật tư xuất kho trong kỳTrị giá hạch toán của vật tư xuất trong kỳhệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán trong kỳ
Trang 131.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu1.3.1 Khái niệm
Là phương pháp kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơsở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có vàtình hình biến động của từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư về số lượng vàgiá trị Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toánchi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp để góp phần tăngcường quản lý nguyên vật liệu
1.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu nhập kho – Mẫu 01-VT+ Phiếu xuất kho – Mẫu 02 - VT
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá- Mẫu 05 - VT+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ- Mẫu 03- VT
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ- Mẫu 04- VT + Bảng kê mua hàng – Mẫu 06 -VT
1.3.3 Các phương pháp hạch toán chi tiết
Phương pháp ghi thẻ song song
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp
dùng giá mua thực tế để ghi chép kế toán nguyên vật liệu.
+ Ở kho: Mở thẻ kho, thẻ chi tiết cho từng loại, từng thứ vật tư để
ghi chép nghiệp vụ, phản ánh số hiện có và tình hình biến động củanguyên vật liệu trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu Cuốitháng, đối chiếu số liệu hạch toán chi tiết ở phòng kế toán
+ Ở phòng kế toán: Mở thẻ chi tiết cho từng loại hay từng thứ
nguyên vật liệu và theo từng địa điểm bảo quản để ghi chép số hiện có vàsự biến động của từng loại hay từng thứ vật liệu trên cơ sở các chứng từnhập, xuất hàng ngày.
Cuối tháng, kế toán lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho để đối chiếu sốliệu hạch toán chi tiết với số liệu kế toán tổng hợp trên tài khoản tổng hợp.
+ Trình tự ghi sổ:
Trang 14Sơ đồ 01: Trình tự ghi sổ của phưpưng pháp ghi thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng
+ Ưu điểm: Ghi chép đơn giản
+ Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn
trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có chủng
loại vật tư ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi hàng ngày về tình hìnhnhập, xuất, tồn kho Phương pháp này ít áp dụng trong thực tế.
+ Ở kho: Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có và sự biến
động của từng thữ nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
+ Ở phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để lập bảng kê
nhập ( xuất) hoặc tổng hợp để ghi lên sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳtheo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
+ Trình tự ghi sổ:
Thẻ kho
Thẻ kế toán chi tiêt
Bảng kê nhâp- xuất- tồn
Sổ kế toán tổng hợp
Trang 15+ Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chi ghi
một lần vào cuối tháng.
+ Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn sổ ghi trùng lặp giữa kho và
phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng và giá trị Việc kiểm tra số liệu giữa phòngkế toán và kho chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểmtra của kế toán.
Phương pháp ghi sổ số dư
+ Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng giá
hạch toán để kế toán chi tiết nguyên vật liệu tồn kho.
+ Ở kho: Mở các thẻ kho để ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình
biến động của nguyên vật liệu về số lượng trêm cơ sở các chứng từ nhập, xuấtkho.
Trang 16Thẻ kho
Phiếu xuất khoSổ số dư
Phiếu nhập kho
Phiếu giao nhận chứng từPhiéu giao nhân chứng từ
Bảng luỹ kế nhậpBảng kê nhập- xuất- tồnBảng luỹ kế xuất
Sổ kế toán tổng hợp
+ Ở phòng kế toán: Không cần mở sổ(thẻ) chi tiết cho từng loại, từng
thứ nguyên vật liệu mà chỉ mở bảng kê luỹ kế nhập, luỹ kế xuất phản ánh trịgiá hạch toán của hàng nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm ở từng kho Cuốitháng, căn cứ vào bảng kê luỹ kế nhập, luỹ kế xuất lập bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn theo chỉ tiêu giá trị chi tiết từng nhóm với số liệu hạch toán nghiệpvụ ở kho hàng.
Hàng ngày, hoặc định kỳ ngắn kế toán viên phụ trách phần hành kế toánvật tư phải kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ trên các thẻ kho ở các kho bảoquản và tính số dư hiện còn lại tại thời điểm đã kiểm tra trên các thẻ kho.Cuối tháng, sau khi kiểm tra lần cuối cùng, kế toán kê số dư vật tư hiện còn cảvề số lượng và trị giá hạch toán vào bảng kê số dư để đỗi chiếu với sổ chi tiếtcủa kế toán.
+ Trình tự ghi sổ
Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ của phương pháp ghi sổ số dư
Trang 17Ghi chú
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng
+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chi ghi chỉ tiêu
số tiền và ghi theo nhóm vật tư Kế toán kiểm tra thường xuyên việc ghi chépvà bảo quản trong kho của thủ kho, công việc được dàn đều trong tháng.
+ Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi được chi tiết từng thứ vật tư,
để có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn thì lại phải căn cứ vào thẻ kho,việc đối chiếu kiểm tra phát hiện sai sót giữa kho và phòng kế toán phứctạp.
1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khaithường xuyên(KKTX).
Khái niệm
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thườngxuyên là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyênliên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, tồn kho của nguyên vật liệu trêncác tài khoản kế toán hàng tồn kho.
Chứng từ kế toán bắt buộc và các chứng từ hướng dẫn đã được chế độ
+ Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu hướng dẫn số 05-VT)
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ( Mẫu hướng dẫn số 07- VT) Tài khoản sử dụng
* Nội dung : Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường: dùng
để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp đã mua, đã
Trang 18thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và sốhàng đang đi đường cuối tháng trước.
* Nội dung : Tài khoản 152- Nguyên vật liệu: Tài khoản này phản
ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu theo giá gốc
* Kết cấu:
- Bên Nợ:
+ Trị giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ.
+ Số tiền điều chỉnh tăng giá khi đánh giá lại nguyên vật liệu + Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
+ Kết chuyển giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ từ TK611( Phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có:
+ Trị giá gốc của vật liệu xuất dùng
+ Số điều chỉnh giảm khi đánh giá lại nguyên vật liệu + Số tiền được giảm giá nguyên vật liệu khi mua + Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê
+ Kết chuyển trị giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ sangTK 611( Phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số dư Nợ: Phản ánh giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho
Trang 19* Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng tài khoản cấp 2 theotừng loại nguyên vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tếvà yêu cầu quản trị doanh nghiệp, bao gồm:
+ TK 1521- Nguyên vật liệu chính + TK 1522- Nguyên vật liệu phụ + TK 1523- Nhiên liệu
Ngoài các tài khoản liên quan trên, kế toán tổng hợp tăng, giảm vật tưcòn sử dụng các tài khoản liên quan như TK 111, TK 112, TK 141, TK 128,TK 411, TK 621, TK 627, TK 641, TK 331
Trình tự hạch toán
a Theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ.
a.1 Trường hợp tăng nguyên vật liệu:
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài về nhập kho:
+ Trường hợp nguyên vật liệu và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơnvà các chứng từ liên quan như phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu vật liệu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141 Tổng giá thanh toán + Trường hợp nguyên vật liệu về chưa có hoá đơn:
- Nếu trong tháng hoá đơn về thì kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho vàhóa đơn để ghi sổ như trường hợp trên.
- Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về thì kế toán nhập kho theo giá tạm tính:Nợ TK 152 ( Theo giá tạm tính)
Có TK 331 (Theo giá tạm tính)
Sang tháng khi nhận được hoá đơn, nếu giá hoá đơn bằng giá tạm tínhphản ánh thêm thuế GTGT đầu vào: Nợ TK 133/ Có TK 331 , nếu có sự
Trang 20chênh lệch giữa giá tạm tính và giá thực tế theo hoá đơn ngoài bút toán phảnánh thuế GTGT như trên thì phải điều chỉnh theo giá thực tế:
- Cách 1: Xoá bút toán ghi theo giá tạm tính bằng bút toán đỏ và ghi lạibằng bút toán thường.
- Cách 2: Điều chỉnh phần chênh lệch + Nếu chênh lệch tăng thì ghi bổ sung Nợ TK 152 – Phần chênh lệch Có TK 331 Phần chênh lệch + Nếu chênh lệch giảm thì điều chỉnh giảm: (Nợ TK 152- Nguyên liệu vật liệu) (Có TK 331- Phần chênh lệch)
+ Trường hợp hoá đơn về nhưng nguyên vật liệu chưa về, kế toán lưuhoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường”.
- Nếu trong tháng nguyên vật liệu về thì kế toán căn cứ vào phiếu nhậpkho và hoá đơn để ghi sổ như trường hợp đầu tiên.
- Nếu trong tháng nguyên vật liệu chưa về nhập kho hoặc chuyển cho đốitượng sử dụng, căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
Sang tháng khi nguyên vật liệu về nhập kho hoặc chuyển cho các đốitượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu vật liệu
Nợ TK 621, 627, 641, 642- Sử dụng cho sản xuất, quản lý Có TK 151- Hàng mua đang đi đường
+ Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải tính thuếnhập khẩu theo giá nhập khẩu và tính thuế GTGT nộp cho ngân sách nhànước Căn cứ vào các chứng từ liên quam như phiếu nhập kho, vận đơn,hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan kế toán ghi:
Nợ TK 152- Trị giá NVL nhập kho Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 311, 144 Giá nhập khẩu + cước phí Có TK 333(2)- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trang 21Có TK 333(3)- Thuế nhập khẩu
Có TK 333(12)- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
+ Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng mua, hàng mua trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 152 – Trị giá NVL
Có TK 133- Thuế GTGT đầu vào
Khi doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi : Nợ TK 331
Có TK 515- Chi phí tài chính
- Các trường hợp nhập kho nguyên vật liệu còn lại như nhập do tự sảnxuất gia công chế biến, thuế ngoài gia công chế biến, nhập do nhận vốngóp, nhận được vốn góp, nhập do nhận lại vốn góp, nhập do được biếutặng hoặc nguyên vật liệu đã xuất dùng, sử dụng không hết nhập lại khođược thể hiện qua sơ đồ:
Trang 22TK 152TK 154
NVL nhập kho do nọân lại vốn góp
NVL nhập kho do được biếu tặng
NVL đã xuất dùng, sử dụng không hết nhập lại kho
Sơ đồ 04: Trình từ hạch toán tăng nguyên vật liệu theo phương pháp
KKTX, tính thuế theo phương pháp khấu trừ của các trường hợp còn lại:
a.2 Trường hợp giảm nguyên vật liệu
Các trường hợp giảm nguyên vật liệu như xuất cho sản xuất sản phẩm,xuất thuê ngoài gia công chế biến, xuất bán hoặc gửi bán, xuất để góp vốnvào công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được phản ánhtheo sơ đồ:
Trang 23Sơ đồ 05: Trường hợp giảm nguyên vật liệu theo phương phpá KKTX,
tính thuế theo phương pháp khấu trừ
b Theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp:
b.1 Trường hợp tăng nguyên vật liệu
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài về nhập kho:
Xuất kho NVL dùng cho hđ SXKD
Xuất kho NVL thuê ngoài gia công cbiến
Xuất kho NVL bán hoăc gửi bán
Xuất kho NVL góp vốn vào CTy liên kết
Xuất kho NVL góp vốn vào CSKD đồng kiểm soát
CLệch tăng t/ứng với lợi ích của các bên khác trong
CLệch tăng t/ứng với lợi ích của chính DN trong
LDclệch tăng
Clêch giảm
Khi NVL bán cho Đtượng thứ 3
Trang 24+ Trường hợp nguyên vật liệu và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơnvà các chứng từ liên quan như phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu vật liệu
Có TK 111, 112, 331, 141 Tổng giá thanh toán + Trường hợp nguyên vật liệu về chưa có hoá đơn:
- Nếu trong tháng hoá đơn về thì kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho vàhóa đơn để ghi sổ như trường hợp trên.
- Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về thì kế toán nhập kho theo giá tạm tính:Nợ TK 152 ( Theo giá tạm tính)
+ Nếu chênh lệch giảm thì điều chỉnh giảm bằng cách ghi đỏ bút toán: (Nợ TK 152 Phần chênh lệch)
Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
Sang tháng khi nguyên vật liệu về nhập kho hoặc chuyển cho các đốitượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu vật liệu
Nợ TK 621, 627, 641, 642- Sử dụng cho sản xuất, quản lý Có TK 151- Hàng mua đang đi đường
Trang 25+ Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải tính thuếnhập khẩu theo giá nhập khẩu và tính thuế GTGT nộp cho ngân sách nhànước Căn cứ vào các chứng từ liên quam như phiếu nhập kho, vận đơn,hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan kế toán ghi:
Nợ TK 152- Trị giá NVL nhập kho
Có TK 111, 112, 331, 311, 144 Giá nhập khẩu + cước phí Có TK 333(2)- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333(3)- Thuế nhập khẩu
Có TK 333(12)- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
+ Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng mua, hàng mua trả lại, kế toán ghi:
b.2 Các trường hợp xuất kho nguyên vật liệu thực hiện tương tự như
trường hợp tính thuế theo GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ(KKĐK).
Khái niệm
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ(KKĐK) là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cáchthường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho củanguyên vật liệu trên các tài khoản hàng tồn kho Các tài khoản mà chỉ phảnánh trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ.
Tài khoản sử dụng: TK 151- Hàng mua đang đi đường, TK 152 –
Nguyên liệu vật liệu, TK 611- Mua hàng.
Nội dung của TK151, TK152 là dung để phản ánh trị giá gốc của hàng
mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Trang 26TK 611: dùng để phản ánh tình hình mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp.TK 611 có 2 tiểu khoản : - TK 6111 – Mua nguyên vật liệu
- Trị giá gốc của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ
Đầu kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi
đường hiện có đầu kỳ Trị giá hàng mua trả lại, CKTM, giảm giá hàng mua
Trị giá nguyên vật liệu mua
vào trong kỳ Clệch giảm khi đánh giá lại
K/c trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong
kỳTrị giá nguyên vật liệu
tăng trong kỳ do các nguyên nhân khác
Cuối kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có cuối kỳTK 133
(nếu có)
TK 133(nếu có)
TK 152, TK 151
Trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho cuối kỳ
Trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu
tồn kho đầu kỳSD Nợ:Trị giá gốc của
hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ
Trang 27+ Theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ 07: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK,
tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.5 Kiểm kê và đánh giá vật tư1.5.1 Khái niệm
Là việc cân đong đo đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng,giá trị của tài sản, nguồn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm kiểm kê đểkiểm kê, đối chiếu với số lượng trong sổ kế toán.
Kiểm kê thường được diễn ra định kỳ vào cuối kỳ hoặc cuối năm trướckhi lập báo cáo tài chính, trong chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm
K/c trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong
Đầu kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi
đường hiện có đầu kỳ
Trị giá hàng mua trả lại, CKTM, giảm giá hàng
Trị giá nguyên vật liệu mua vào trong kỳ
Clệch giảm khi đánh giá lại
Trị giá nguyên vật liệu tăng trong kỳ do các
nguyên nhân khác Cuối kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có cuối kỳTK 111,112,331,141…
TK 621,627,641,642
Trang 28dứt hợp đồng mua, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp, chuyển đổi hìnhthức sở hữu doanh nghiệp, xảy ra hoả hoạn, lũ lụt, các thiệt hại bất thường.Ngoài ra việc kiểm nhận vật tư trước khi nhập kho cũng là một trường hợpkiểm kê Trước khi tiến hành kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập hội đồnghoặc ban kiểm kê, sau khi kiểm kê, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợpkết quả kiểm kê, trường hợp có chênh loch số liệu thực tế kiểm kê với sốliệu ghi sổ kế toán (hoặc chứng từ) doanh nghiệp phải xác định nguyên nhânvà phản ánh số chênh loch và kết quả xử lý vào sổ kế toán theo từng trườnghợp cụ thể.
Đánh giá lại nguyên vật liệu là nhằm xác định giá trị hợp lý của nguyênvật liệu tại thời điểm đánh giá lại Việc đánh giá lại nguyên vật liệu thườngđược thực hiện khi có quyết định của Nhà Nước, khi đem góp vốn liêndoanh, khi chia tay, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hợpđồng, hoặc mua, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp, khi chuyển đổi hìnhthức sở hữu doanh nghiêp Khi đánh giá lại nguyên vật liệu phải lập hộiđồng đánh giá lại hoặc ban đánh giá, sau khi đánh giá phải lập biên bảnđánh giá lại nguyên vật liệu, chênh lệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kếtoán được phản ánh vào tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
1.5.2 Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới kiểm kê và đánh giá lạinguyên vật liệu
1.5.2.1 Trường hợp kiểm nhận nguyên vật liệu
+ Trường hợp kiểm nhận phát hiện thừa
- Nếu thừa do sai số của dụng cụ đo lường của hai bên mua bán thì kếtoán ghi số lượng thực nhập còn giá trị ghi theo hoá đơn.
- Nếu thừa do nhầm lẫn của đơn vị bán thì báo ngay cho đơn vị bán nhậnlại số hàng đó Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán phản ánh trị giánguyên vật liệu thừa bằng bút toán:
Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công- Khi chưa xác định được nguyên nhân, doanh nghiệp sẽ nhập toàn bộ số
hàng, kế toán sẽ định khoản là:
Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu nhập
Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331- Phải trả người bán
Trang 29Có TK 338(1)- Trị giá hàng thừa
+ Trường hợp kiểm nhận phát hiện thiếu
- Nếu nguyên vật liệu thiếu trong định mức thì kế toán ghi số lượng theosố lượng thực nhập còn giá trị ghi theo hoá đơn.
- Nếu nguyên vật liệu thiếu trên định mức, chưa xác định được nguyênnhân thì hạch toán qua TK138(1) đó là:
Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Nợ TK 138(1)- Phải thu khác
Có TK 331- Phải trả người bán
- Nếu nguyên vật liệu thiếu trên định mức, xác định ngay được nguyênnhân thì không phải hạch toán qua tài khoản 138(1).
1.5.2.2 Trường hợp kiểm kê vật tư
+ Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa
- Nếu không xác định được nguyên nhân được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 08: Kiểm kê phát hiện thừa không xác định được nguyên nhân
- Nếu xác định ngay được nguyên nhân không phải hạch toán qua TK 338(1) hoặc Ghi Nợ TK 002
+ Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:
- Nếu phát hiện thiếu không xác định ngay được nguyên nhân
Sơ đồ 09: Kiểm kê phát hiện thiếu không xác định được nguyên nhân
Trang 30- Nếu xác định được nguyên nhân thì không phải hạch toán qua TK 138(1)mà hạch toán thẳng vào tài khoản liên quan.
1.5.2.3 Trường hợp đánh giá lại vật tư
Khi đánh giá lại nguyên vật liệu theo quy định của nhà nước phải lậphội đồng kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu và biên bản đánh giá lại phảighi rõ phần chênh lệch trước và sau khi đánh giá:
- Nếu có chênh lệch tăng khi đánh giá lại thì kế toán ghi:
Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu đánh giá tăng Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản- Nếu có sự chênh lệch giảm khi đánh giá lại thì kế toán ghi: Nợ TK 412 – Trị giá nguyên vật liệu đánh giá tăng Có TK 152- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1.5.3 Phương pháp kế toán xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại vậttư
1.5.3.1 Đối với trường hợp kiểm nhận vật tư
* Trường hợp kiểm nhận thừa nguyên vật liệu được xử lý như sau:
Sơ đồ 10: Xử lý kiểm nhận phát hiện thừa
QĐịnh trả lại cho người bán
Trang 31 Trường hợp nguyên vật liệu thiếu được xử lý
Sơ đồ 11: Xử lý kiểm kê phát hiện thiếu
1.5.3.2 Đối với trường hợp kiểm kê nguyên vật liệu
- Nếu tài sản thừa thì kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Trị giá nguyên vật liệu thừa Có TK 632- Giá vốn hàng bán
- Nếu thiếu xác định được nguyên nhân, người chịu trách nhiệm bồithường, kế toán ghi:
Nợ TK 138(8), 334 Có TK 138(1)
- Nếu nguyên vật liệu thiếu trong định mức được tính vào chi phí, kếtoán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 138(1) – Phải thu khác
1.5.3.3 Đối với trường hợp đánh giá lại vật tư
- Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
- Nếu chênh lệch giảm được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh ghi:TK152
Trang 32Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho1.6.1 Mục đích
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tínhvào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời đIểm cuối niên độ kho giá trị thuần cóthể thực hiện được của nguyên vật liệu tồn kho nhỏ hơn giá gốc Giá trị dựphòng được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho lớnhơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có nguồntài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toànvốn kinh doanh cho doanh nghiệp Hơn nữa, việc trích dự phòng đảm bảocho doanh nghiệp không phản ánh giá trị nguyên vật liệu không cao hơn giácả thị trường tại thời điểm báo cáo.
1.6.2 Nguyên tắc
Lập sự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kếtoán Trường hợp doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữaniên độ hoặc quý thì phải lập dự phòng cả ở thời điểm lập báo cáo tài chínhgiữa niên độ.
Lập dự phòng phải theo đúng cơ chế tài chính hiện hành, theo nghị đinh29 ngày 3/12/2004, thông tư 33 ngày 29/04/2005… và quy chế hiện hànhcủa pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp
- Đối tượng lập dự phòng: nguyên liệu vật liệu dùng cho sản xuất …mà giá
trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá ghi sổ và thoả mãn điều kiện đólà: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho và cónhững chứng từ hợp lệ chứng minh giá gốc(ghi sổ) của chúng Giá trị thuầncó thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn khotrong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi các chi phí ước tính cầnthiết để tiêu thụ sản phẩm, trường hợp nguyên liệu có giá trị thuần có thểthực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm được sảnxuất ra từ nguyên vật liệu này không làm giảm giá thì không phải
lập dự phòng.
Trang 33- Mức trích lập dự phòng: Là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hàng
tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Xử lý thiệt hại: Các khoản thiệt hại giảm giá hàng tồn kho được bù đắp từ
dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
1.6.3 Tài khoản sử dụng
- Nội dung: TK159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Phản ánh việc
trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.- Kết cấu:
TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Xử lý số trích lập dự phòng( bù đắp thiệt hại khi xử lý)
- Hoàn nhập phần clệch số DP chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập DP cuối năm nay
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho( Phần clệch sốphải trích lập dự phòng cuối năm nay lớn hơn số dư DP chưa sử dụng hết năm trước)
- SDC: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ
Số được bừ đắp từ DPXử lý thiệt hại
Trích lập DP giảm giá HTK(CLệch giữa số phải trích lập cuối năm nay>số dư dự phòng chưa sử dụng
hết năm trước)
Trang 34Hình thức kế toán là hệ thống sổ cái kế toán bao gồm số lượng sổ, kếtcấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ được phép sử dụng để ghi chép, tổnghợp hóa số liệu chứng từ gốc theo một trình tự nhất định và phương phápghi sổ nhất định nhằm cung cấp các tài liệu liên quan đến các chi tiêu kinhtế tài chính, phục vụ cho việc thiết lập các báo cáo kế toán.
Mỗi hình thức có một hệ thống sổ riêng, các doanh nghiệp phải căn cứ vàohệ thống sổ do Bộ Tài Chính quy định để lựa chọn và áp dụng một hệthống sổ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn, phải mở sổ, ghi chép, lưugiữ và bảo quản sổ kế toán theo đúng các quy định của Luật kế toán vàquyết định 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính.
Doanh nghiệp mở hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán năm Các nghiệp vụkinh tế phát sinh được phản ánh ghi chép vào sổ kế toán một cách đầy đủ,thường xuyên liên tục, chính xác, trung thực và đúng với chứng từ kế toán.Các hình thức sổ kế toán gồm:
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung- Hình thức sổ nhật ký chứng từ- Hình thức sổ nhật ký sổ cái- Hình thức sổ chứng từ ghi sổ
1.7.2 Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Đặc trưng: Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ
nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phátsinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó sau đó lấy số liệu trêncác nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ:
Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ kế tpán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiếtSổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
chi tiết
Trang 35Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khoá
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
1.7.3 Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
* Đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là các chứng từ ghi sổ, việc
ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng kýchứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toántổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghisổ được đánh số hiệu liên tục trong tháng hoặc cả năm( theo thứ tự của sổđăng ký chứng từ ghi sổ) và các chứng từ gốc kèm theo chữ ký của kế toántrưởng.
* Sơ đồ:
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức chứng từ ghi sổ
Sinh viên: Đào Thị Hoa Lớp KHC9/21.22Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiếtBảng tổng hợp
chứng từ gốcSổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinhSổ đăng ký
chứng từ
35
Trang 36Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khoá
Trang 37Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
1.7.4 Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
Đặc trưng: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự
thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợpduy nhất là sổ nhật ký-sổ cái Căn cứ vào sổ nhật ký- sổ cái là các chứngtừ gốc hoặc bảng cân đối tổng hợp chứng từ gốc.
Sơ đồ
Sơ đồ 15: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
1.7.5 Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
Đặc trưng:
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiếtBảng tổng hợp
chứng từ gốcSổ quỹ
chi tiết
Báo cáo tài chính
Trang 38- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Cócủa tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theocác tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theotrình tự thời gian và hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinhtế( theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trêncùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lýkinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ:
Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
1.8 Việc áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có rất nhiều chủng loại, phongphú và biến động thường xuyên Do đó, yêu cầu đặt ra là phải quản lý tớitừng loại, từng nhóm Với yêu cầu này phải mã hoá các đối tượng kế toán là
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiếtNhật ký chứng
từBảng kê
chi tiết
Báo cáo tài chính
Trang 39đối tượng nguyên vật liệu đến từng danh điểm Vì vậy, danh mục nguyênvật liệu phải xây dựng cho từng danh điểm và khi kết hợp với tài khoảnhàng tồn kho sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng nguyên vật liệu Khi nhập dữliệu phải chỉ ra danh điểm nguyên vật liệu và để tăng tính tự động hoá có thểđặt sẵn mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của từng nguyên vật liệu ở phầndanh mục Chia phần hành kế toán thành hai phần đó là kế toán nghiệp vụxuất và nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu Đặc biệt trong điều kiện ứng dụngmáy vi tính trong kế toán sẽ giúp cho kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại khovà phòng kế toán rất thuận tiện nhất là theo phương pháp ghi thẻ song songkhi mà phòng kế toán và ở kho nối mạng.
- Đối với các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu cần thiết phải nhập mãnguyên vật liệu về giá mua và các chi phí liên quan được tính vào giá vốnhàng nhập kho Nếu phát sinh chi phí thu mua cần phân bổ chi phí này chotừng loại nguyên vật liệu để là căn cứ tính giá vốn hàng xuất kho Để tạothuận lợi cho việc nhập các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu cần xây dựngdanh mục chi tiết các chứng từ nhập như phiếu nhập kho, phiếu nhập khonguyên vật liệu nhập khẩu… Yêu cầu đối với chương trình không chỉ ởquản lý được nguyên vật liệu mà còn phải tổng hợp các nghiệp vụ nhập đểtrình bày lên tờ khai thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, chươngtrình phải tự động tính thuế giá trị gia tăng khi nhập giá mua và mức thuếsuất thuế giá trị gia tăng và điền vào bút toán.
- Đối với các nghiệp vụ xuất kho chương trình phải tự động tính đượcgiá vốn xuất kho Theo quy định, giá vốn hàng xuất kho có thể được tínhtheo các phương pháp như nhập sau xuất trước, theo giá đích danh, theophương pháp bình quân, theo phương pháp nhập trước xuất trước và theogiá hạch toán Nguyên vật liệu có thể xuất cho sản xuất, quản lý và cácmục đích khác nhưng thông thường là xuất kho cho sản xuất tạo thành chiphí nguyên vật liệu, do đó phải chọn chứng từ phù hợp thường là phiếuxuất kho cho sản xuất Kế toán chỉ cần nhập số liệu trên chứng từ như sốchứng từ phiếu xuất, tên nguyên vật liệu…chứng từ sẽ thông báo số lượngtồn kho ở mỗi kho và xem có đủ xuất hay không và tính giá vốn để đIềnvào bút toán chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí trực tiếp tính cho đốitượng chi phí Do đó, khi xuất nguyên vật liệu phải chi ra tên đối tượng để
Trang 40tập hợp chi phí theo khoản mục tạo đIều kiện thuận lợi cho việc tính giáthành sau này.
- Đối với nguyên vật liệu xuất bán thì ngoài việc phản ánh doanh thu cònphải phản ánh giá vốn hàng xuất bán nên cũng cần có chứng từ cần thiếtphù hợp cho nghiệp vụ xuất ở hoạt động này Các chứng từ xuất bán đượcphản ánh ở các chứng từ, các nghiệp vụ xuất, nếu danh mục nguyên vậtliệu đã nhập giá bán và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, chương trình sẽtự động điền giá bán vào bút toán phản ánh doanh thu, tính thuế giá trị giatăng đầu ra để phản ánh và đưa vào bảng kê chứng từ hàng hoá bán ra.Thông thường chương trình cũng cho phép theo dõi công nợ và thời hạnthanh toán cho từng hóa đơn nên khi nhập nguyên vật liệu mua ngoài cũngcần những thông tin về thời hạn thanh toán.
Như vậy, đối với kế toán nguyên vật liệu chương trình kế toán phảicho phép theo dõi được từng lần nhập, chi phí thu mua phân bổ cho hàngnhạp đồng thời cho biết số lượng hàng tồn kho khi xuất và tính giá vốnhàng xuất kho để phản ánh vào bút toán giá vốn cùng với các bút toánkhác và các sổ sách liên quan Vậy với việc áp dụng phần mềm thì tại bấtkỳ thời điểm nào cũng có thể biết được số lượng tồn kho của từng thứnguyên vật liệu giúp cho việc quản lý, dự trữ phù hợp với kế hoạch sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.