1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích lợi thế cạnh tranh và phát triển xi mang hà tiên 1

27 778 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 550,5 KB

Nội dung

Công ty Cổ phần Hà Tiên 1 (HT1) là một công ty lớn, phát triển nhiểu năm và ổn định. Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẻ ngành Xi măng trong nước đã tạo thêm nhiều sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chính vì áp lực đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 với mục tiêu phát triển đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong tình hình thị trường đang có những thay đổi lớn.

Trang 1

TRƯỜNG Đ I H C KỸ THU TCƠNG NGH TP.HCM ẠI HỌC KỸ THUẬTCƠNG NGHỆ TP.HCM ỌC KỸ THUẬTCƠNG NGHỆ TP.HCM ẬTCƠNG NGHỆ TP.HCM Ệ TP.HCM

 TIỂU LUẬN: MƠN KINH VI MƠ

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạtđược những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Các công ty và tổ chức kinh tếcũng ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng Tuy nhiên, bên cạnh sự ra đời của nhữngdoanh nghiệp mới thì có hàng loạt các công ty, tập đoàn kinh tế lớn không chỉ trong quy

mô quốc gia, mà với quy mô toàn cầu

Với tình hình nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới biến động khó lườngnhư hiện nay là một nguyên nhân khách quan rất khó khăn đối với bất kỳ doanh nghiệpnào Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một Chiến lược phát triển phùhợp, khả thi để đạt được kết quả lợi nhuận mong muốn, thoát khỏi tình trạng trì trệ dẫntới phá sản cũng như là nâng cao được vị thế của mình

Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đónggóp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.Từ chỗ thiếu xi măng tiêu dùng nội địa,Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên là gia xuất khẩu xi măng và clinker hàng đầu khuvực Từ chỗ là ngành không có sự cạnh tranh cũng là ngành cạnh tranh gay gắt trong nềnkinh tế

Công ty Cổ phần Hà Tiên 1 (HT1) là một công ty lớn, phát triển nhiểu năm và ổnđịnh Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẻ ngành Xi măng trong nước đã tạo thêmnhiều sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp Chính vì áp lực đó Công ty xi măng HàTiên 1 với mục tiêu phát triển đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cần phải nâng cao khảnăng cạnh tranh trong tình hình thị trường đang có những thay đổi lớn

Trang 3

1 Giới thiệu tổng quan về Công ty

1.1 Giới thiệu

Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (Hà tiên 1) là công ty thành viên trực thuộcTổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước và

đã cổ phần hóa chuyển thành Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 kể từ ngày 18 tháng

01 năm 2007 Trong hơn 50 năm qua, Hà Tiên 1 là đơn vị chính của Tổng Công tycông nghiệp xi măng Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, chiếm thị phần 10,9% thị phần

xi măng ở Việt Nam, 31,36% thị phần của thị trường khu vực phía Nam Cùng vớithương hiệu "VICEM Hà Tiên", vị thế của Hà Tiên 1 luôn không ngừng phát triển vớibiểu tượng "Con kỳ lân xanh" và khẩu hiệu "Lớn mạnh do bạn và vì bạn"

Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 toạ lạc tại cửa ngõ phía đông Tp.HCM rất thuận lợicho giao thông vận chuyển sản phẩm đến các thị trường mục tiêu đặc biệt là thị trườngTp.HCM thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất phía nam (chiếm trên 20% tổng lượng cầukhu vực phía nam) Tại vị trí này Hà Tiên 1 rất thuận lợi xuất bán sản phẩm cho các tỉnhĐông nam bộ kể cả đường bộ (theo trục đường quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, Quốc lộ 15,Quốc lộ 20 tới các tỉnh Đông nam bộ) và đường thuỷ (phía sau Công ty có kênh có thểtiếp nhận được tàu trọng tải 500 tấn dễ dàng vận chuyển hàng tới cảng Sài Gòn, các tỉnhLong An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai theo dòng chảy của sông Đồng Nai, các cáckênh rạch trong khu vực Đông nam bộ)

Các thiết bị công nghệ của nhà máy xi măng Hà Tiên 1 khá hiện đại, luôn đượcchuyên tu và nâng cấp cho phù hợp với xu thế phát triển và cho ra sản phẩm tốt nhất.Các thiết bị chính của dây chuyền sản xuất được sản xuất bởi nhà sản xuất thiết bị sảnxuất xi măng hàng đầu thế giới Polysius - Đức

Năm 2016, Hà Tiên 1 vinh dự là 1 trong 2 Doanh nghiệp của Việt Nam được traogiải thưởng ASEAN-OSHNET do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổchức Lao động quốc tế và Ban điều phối Mạng An toàn, vệ sinh lao động ASEAN dànhcho Doanh nghiệp điển hình tốt về ATVSLĐ của 10 nước ASEAN

1.2 Ngành nghề và sản phẩm kinh doanh:

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính:

Trang 4

Hoạt động chính của HT1 là sản xuất và kinh doanh xi măng và clinker (chiếm đến97% doanh thu):

- Sản xuất kinh doanh xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm từ vôi

- Sản xuất các sản phẩm từ vôi, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa xây tô, bê tông),clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng, phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng

- Mua bán xi măng, các sản phẩm từ xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa xây

tô, bê tông), clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng, vôi, thạch cao, các sảnphẩm từ vôi, thạch cao, cát đá sỏi

Trang 5

Nam PCB40 Premium nâng cao chất lượng vữa xây/tô: Vữa dẻo, bám dính tốt, bề mặttường láng mịn, không răn nứt.

PCB50 Vicem Hà Tiên: là hỗn hợp nghiền mịn xi măng Portland và các phụ gia

khác Phụ gia khoáng Puzzolan, tro bay, xỉ lò, silica fume là các loại phụ gia phổ biếnđược trộn vào xi măng Xi măng Portland hỗn hợp PCB50 Vicem Hà Tiên được sử dụngcho hầu hết các loại công trình từ nhà ở dân dụng đến các cao ốc văn phòng, các dự án…phù hợp với tất cả các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của vữa – bê tông

VICEM Hà Tiên đa dụng: là sản phẩm xi măng được sử dụng cho nhiều mục

đích: đổ bê tông móng, sàn, cột, đà hoặc trộn vữa xây, vữa tô hoặc ốp gạch đá hoặc cánnền Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn TCCS 22:2012/XMHT dựa trên TCVN 6260:2009 và ASTM C1157

Vữa xây : Tiêu chuẩn: TCVN 4314:2003 Cường độ né: Mác 75 và trở lên Dùng

phổ quát cho các công trình công nghiệp, dân dụng 3 cỡ bao: 10, 20, 50 kg/bao

- Sản phẩm có độ kết dính cao, cường độ thích hợp và giảm thiểu rạng nứt bềmặt mang lại tính thẩm mỹ cao

- Giúp tiết kiệm mặt bằng, thời gian thi công và hạn chế tối đa lượng vữa thừakhi xây dựng

- Dẽ quản lý chất lượng và khối lượng công trình, tiện lợi và an toàn

Vữa tô : Tiêu chuẩn: TCVN 4314:2003, Cường độ nén: Mác 75 và trở lên, Sử

dụng cho các công trình công nghiệp, dân dụng 3 cỡ bao: 10kg, 20kg, 50kg/bao

- Sản phẩm có độ kết dính cao, cường độ thích hợp và giảm thiểu rạng nứt bềmặt mang lại tính thẩm mỹ cao

- Giúp tiết kiệm mặt bằng, thời gian thi công và hạn chế tối đa lượng vữa thừakhi xây dựng

- Dễ vận chuyển mang vác, dễ quản lý chất lượng và khối lượng công trình, tiệnlợi và an toàn

Trang 6

Gạch Block Bê tông: được sản xuất theo TCVN 6477:1999, sản xuất từ xi măng,

cốt liệu và chất phụ gia, được gia công ép bằng máy ép thủy lực và bàn khuôn rung Côngtrình xây dựng bằng gạch block bê tông có những tính năng vượt trội so với bất kì loạihình xây dựng truyền thống khác.Gạch block giúp việc xây dựng được hiệu quả, chínhxác, nhanh chóng Gạch có kích thước, cường độ và độ bền tiêu chuẩn, không tốn chi phícho vật liệu dư thừa và có đặc trưng xây dựng lắp ghép từng phần khi thi công Chính vìthế, chúng ta dễ dàng tính toán sơ bộ lượng gạch cần cho công trình

- Kích thước gạch chuẩn, phẳng ít cong vênh là giảm chiều dày mạch hồ, tiết kiệmvữa xây đáng kể tăng tốc độ thi công công trình

- Độ xốp cao tăng cường khả năng dính kết hồ xi măng hạn chế vữa xây dư và rơivãi Cường độ chịu nén, ép, uốn cao đảm bảo cho các công trình có một khung xươngvững chắc theo thời gian, là sản phẩm sạch, xanh góp phần đem lại môi trường trong sạchkhông khói bụi Ứng dụng: Tường cách âm, cách nhiệt, chống lửa Tường rào, vành đaibao che nhà máy…

Gạch tự chèn: Được sản xuất theo TCVN 6477:1999, sản xuất từ xi măng, cốt liệu

và chất phụ gia, được gia công ép bằng máy ép thủy lực và bàn khuôn rung Công trình

sử dụng gạch tự chèn có những tính năng vượt trội so với bất kì loại hình xây dựngtruyền thống khác Ứng dụng sân trường học, công trỉnh nhà ở, khu dân cư, trung tâmthương mại, lát vỉa hè, hồ bơi, sân bay, lát sân vườn, biệt thự

Cát tiêu chuẩn: được sản xuất trên tiêu chuẩn TCVN 6227 : 1996 Là sản phẩm từ

cát nguyên liệu được rửa sạch, sấy khô và nghiền đến các kích cỡ hạt nhất định Có hàmlượng silic tự nhiên đạt đến 98% Tính năng và chỉ số vượt trội: Cát tiêu chuẩn được sửdụng cho thử nghiệm chất lượng xi măng

1.3 Thị Trường kinh doanh

Hà Tiên 1 có thị phần tiêu thụ nội địa dẫn đầu cả nước và miền Nam: Công ty Cổphần Xi măng Hà Tiên 1 là công ty con lớn nhất của Tổng công ty xi măng Việt Nam(Vicem), có thị phần 9,11% trên cả nước và 27,89% tại thị trường Miền Nam (2014) Thịtrường của công ty chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam, từ Bình Định đến Cà Mau.Trong năm 2014, công ty tiêu thụ được 4,64 triệu tấn xi măng nội địa, dẫn đầu cả nước

Trang 7

Năng lực sản xuất lớn nhất VICEM: HT1 đang sở hữu 3 dây chuyền sản xuấtclinker công nghệ lò quay, một dây chuyền đặt tại Nhà máy Xi măng Bình Phước (6.000tấn/ngày) và hai tại Nhà máy Xi măng Kiên Lương (3.000 và 3.300 tấn/ngày) Tổng côngsuất nung clinker đạt khoảng 4 triệu tấn/năm (đứng thứ 2 cả nước sau The Vissai, đứngđầu các công ty thành viên VICEM) và công suất nghiền xi măng 6,6 triệu tấn/năm Tuynhiên, HT1 có khả năng vận hành các dây chuyền đạt 120-125% công suất thiết kế khicần thiết

Mạng lưới trạm nghiền và hệ thống phân phối rộng khắp miền Nam: 4 trạm nghiềncủa HT1 được đặt tại các vị trí chiến lược tại khu vực Nam Bộ HT1 hiện đang phân phối

xi măng ngay tại các trạm nghiền và qua 55 nhà phân phối, tập trung chủ yếu ở Khu vựcĐông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Biểu đồ 1: Thị phần tiêu thụ xi măng Miền Nam 2016

Nguồn: vcbs.com.vn

Về thị trường xuất khẩu Công ty Hà Tiên xuất khẩu Xi măng và Clinker năm 2016 đến các nước Philippin, Bangladesh, Đài Loan, Chile, Malaysia, Campuchia, Lào,

Australia, Indonesia, Mianma, Trung Quốc

2 Phân tích môi trường kinh doanh:

2.1 Môi trường kinh tế

Năm 2016, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo; giánhiều hàng hóa cơ bản và giá dầu thô ở mức thấp, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự

Trang 8

báo, thiên tai và sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng

nề đến kinh tế - xã hội nước ta Tăng trưởng GDP nước ta ước đạt mức 6,21%, thấp hơn

so với mục tiêu đề ra (6,7%) Tuy vậy, với sự điều hành sát sao của Chính phủ và quyếttâm của các Bộ, ngành, nền kinh tế vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực, lạm phát đượckiểm soát, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển; tái cơ cấu nền kinh tế đạt một số kếtquả; đầu tư khu vực tư nhân chuyển biến mạnh mẽ; niềm tin của xã hội và thị trườngtăng lên

Thị trường tài chính - tiền tệ năm 2016 với những quyết sách lớn của NHNN

2016 có thể coi là một năm khá thành công của ngành ngân hàng khi chính sách tiền tệ

có nhiều đổi mới như áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt giúp tỷ giá có một nămtương đối ổn định, hạn chế ảnh hưởng của các cú sốc lớn bên ngoài, tạo thuận lợi chophát triển kinh tế

Cùng với đà phục hồi của thị trường Bất động sản (BĐS), hàng loạt dự án BĐSđang được triển khai xây dựng, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2016 đạt 76,86triệu tấn, tăng 5% so với 2015, đạt 100% so với kế hoạch; trong đó tiêu thụ nội địa đạtgần 59,79 tấn xi măng (tăng hơn 10% so với 2015)

Trong năm 2016, Vicem Hà Tiên đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực có tínhchất chiến lược trong tất cả các khâu từ sản xuất, tiêu thụ và quản trị để đạt được hiệuquả sản xuất

3.2 Phân tích yếu tố cạnh tranh

3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Thị trường xi măng Đông nam bộ tuy chỉ có 6 tỉnh nhưng chiếm 26% thị trườngtoàn quốc, có tốc độ tăng trưởng nhanh và là trung tâm phát triển kinh tế của Việt Namnên khá nhiều nhà sản xuất xi măng tập trung vào thị trường này

Các công ty cung cấp xi măng có nhà máy tại khu vực phía nam bao gồm cả nhàmáy sản xuất clinker và các trạm nghiền có công suất khoảng 8,4 triện tấn xi măng, đếnnăm 2010 nâng lên khoảng trên 16 triệu tấn Do các nhà sản xuất khu vực chưa đáp ứnghết nhu cầu nên có khá nhiều các xi măng phía bắc xâm nhập thị trường phía nam nhưPhúc Sơn, Hoàng Thạch, Chinfon, Nghi Sơn, Giông Gianh

Đối thủ cạnh tranh của Hà Tiên 1 có thể chia thành ba nhóm chính : nhómnhững đối thủ chính có nhà máy sản xuất trong khu vực (Holcim, Nghi Sơn, Hà Tiên 2,

Trang 9

Chinfon, Lavilla, Cotec, Tafico); nhóm các trạm nghiền nhỏ tại đại phương (Sadico,Tiên Cần Thơ, An Giang…); nhóm sản xuất tại phía bắc đưa hàng vào thị trường miềnnam (Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Sông Gianh…)

3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng xuất phát từ 3 nguồn chính : các dự án xi măngđang đầu tư trong vùng Đông nam bộ (Tafico, Chinfon, Hạ Long, Cẩm Phả, ThăngLong…), các nhà máy mới xây dựng tại miền bắc nhưng không có thị trường sẽchuyển sản phẩm vào thị trường miền nam và xi măng nhập khẩu từ khối Asian, TrungQuốc vào theo hiệu ứng của AFTA, WTO

Các dự án xi măng đầu tư tại khu vực Đông nam bộ đi vào hoạt động lượng cungtại chỗ cho thị trường tăng trên 7,5 triệu tấn Đặc biệt các dự án của các thương hiệu đã

có vị trí trên thị trường như Holcim, Chinfon, Tafico…thì tình hình cạnh tranh sẽ thêmgay gắt

Các nhà máy đang xây dựng ở Bắc bộ và Trung bộ cũng như các dự án xi măngtiềm năng có khả năng sẽ chuyển vào tiêu thụ tại nam bộ vì cung sẽ vượt cầu tại Bắc bộ

và Trung bộ vào năm 2020 cung vượt cầu khoảng trên 3 triệu tấn Tại vùng Đông Nam

bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn thiếu một lượng lớn xi măng khoảng 11 triệutấn năm 2015 và 17 triệu tấn năm 2020 (tính xi măng sản xuất bằng lượng linker sảnxuất tại chỗ, không tính các trạm nghiền nhập clinker ttừ khu vực khác)

3.3 Sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế trong sản xuất xi măng và trong tiêu dùng :

Trong sản xuất xi măng : Các nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng bao gồm

đá vôi, đất sét, các phụ gia điều chỉnh như quặng, sắt, Laterit, cát … và các loại phụ giapozzolana, thạch cao (gypsum), tro bay (fly ash), xỉ (xlag) để pha trộn với clinker đượcnghiền tạo thành xi măng theo mác hoặc chủng loại yêu cầu

Ở nước ta các nguyên liệu này dồi dào cho sản xuất xi măng (như phân tích ở phần2.2.1.2) Nhìn chung không có nguyên liệu nào khác có thể thay thế đá vôi và đất sét vìthuộc tính tự nhiên của nó

Đối với các trạm nghiền thì nguyên liệu chính là clinker và phụ gia, Clinker không

Trang 10

thể thay thế bằng vật liệu khác để sản xuất ra xi măng.

Trong tiêu dùng : Các loại vật liêu có khả năng thay thế hay cũng làm ảnh hưởng

đến việc sử dụng nguyên liệu xi măng là gạch, gỗ, các kết cấu thép, gạch ceramic, nhựađường, các loại thép tấm, kiếng, nhựa…

Gạch gồm gạch bằng đất nung, và gạch làm hỗn hợp xi măng đá mi, cát Gạch vẫn

là 1 loại nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng Hiện tại, Việt Nam vẫn quen với

sử dụng gạch đất nung, gạch xi măng chỉ mới bắt đầu được ưa chuộng tại các vùng đôthị do giá thành rẻ, thuận tiện và có nhiều tính năng vượt trội hơn gạch đất nung, việc sửdụng loại gạch này sẽ góp phần tăng nhu cầu xi măng

Gỗ, các kết cấu thép, gạch ceramic, các loại vật liệu này làm phong phú thêm lựachọn của người tiêu dùng Tuy nhiên, nhìn chung giá thành xây dựng nếu sử dụng gỗtăng 25% so với vật liệu truyền thống gạch, cát và xi măng Việc khai thác gỗ tròn hiện

đã bị luật pháp cấm, các loại gỗ được sử dụng chủ yếu là từ các loại gỗ nhân tạo Cáckết cấu thép và kiếng tại Việt Nam cũng đang trở nên thông dụng nhưng giá thànhcao hơn so với sử dụng vật liệu xi măng gạch

Nhựa đường vẫn là loại nguyên liệu được sử dụng chính trong các công trình làmđường Nếu sử dụng công nghệ bê tông cốt thép để làm đường thì giá thành sẽ tăng lên 2

- 3 lần so với bê tông nhựa, nhưng ngược lại tuổi thọ công trình nếu thi công bằng bêtông nhựa thì khoảng 20 năm và bê tông cốt thép là 50 năm, chi phí duy tu bảo dưỡnghàng năm đối với loại bê tông nhựa cao Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ này cần phải

có sự tác động từ cấp quản lý vĩ mô và cấp chuyên môn là ngành giao thông

3.4 Phân tích Nhà cung cấp.

Đối với trạm nghiền: các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính bao gồm

clinker, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao, Pozzolana, tro bay…), điện năng,dầu máy, các phụ tùng máy thay thế…

Đối với nhà máy xi măng: các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính bao

gồm nguồn đá vôi, đất sét, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao, Pozzolana, trobay…), nhiên liệu, điện năng, dầu máy, phụ tùng thay thế…

Clinker là nguyên vật liệu chính Hà Tiên 1 đang phải mua hiện nay, nguồnclinker chủ yếu từ :

▪ Hà Tiên 2 cung cấp khoảng 10% nhu cầu của Hà Tiên 1, đây là thành viên trong

Trang 11

Tổng công ty xi măng Việt Nam và được tổng công ty giao nhiệm vụ sản xuất clinker hỗtrợ cho Hà Tiên 1 do đó nguồn cung cấp từ Hà Tiên 2 khá ổn định và không bị áp lực vềgiá Tuy nhiên Hà Tiên 2 đang xây dựng trạm nghiền công suất 500 ngàn tấn tại Long

An và sẽ hoạt động từ năm 2006 do đó nguồn clinker cung cấp cho Hà Tiên 1 sẽ hạn chếlại để cung cấp cho trạm nghiền này

▪Nguồn từ các nhà máy phía bắc đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của Hà Tiên 1 hiệnnay, nguồn này chủ yếu từ các công ty thành viên trong tổng công ty XMVN, mặtkhác từ các nhà máy mới như Phúc Sơn, Sông Gianh, Tam Điệp…đang thừa công suấtsản xuất vì đầu ra hạn chế (thương hiệu mới, hệ thống phân phối chưa tốt) Nguồn cungcấp này hiện nay đang dồi dào và khả năng thương lượng của nhà cung cấp không cao,tuy nhiên về lâu dài thì nguồn này không ổn định Một số các dự án mở rộng của cáccông ty thành viên VNCC (Hoàng Thạnh, Bút Sơn, Bỉm Sơn mở rộng) đã ký hợp đồngcung cấp clinker dài hạn cho Hà Tiên 1 với giá ưu đãi, nguồn này sẽ đáp ứng 50% nhucầu clinker Hà Tiên 1 trong thời gian tới

▪ Nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Indonesia : các nước này đang dư thừa khoảng30% công suất sản xuất clinker do đó trong một vài năm tới nguồn nhập từ cácnước này vẫn ổn định

▪ Dự án xi măng Bình Phước đi vào hoạt động thì Hà Tiên 1 chủ động được 50%clinker cho nhà máy hiện tại và 50% sẽ nhập từ các dự án xi măng mở rộng phía bắc (đã

có hợp đồng thoả thuận) do đó nguồn cung cấp clinker cho nhà máy xi măng Hà Tiên 1Thủ Đức là an toàn và không bị biến động

Với các trạm nghiền khác phụ thuộc chủ yếu vào nguồn clinker nhập khẩu thì trong

1 vài năm tới sẽ rất khó khăn trong việc mua clinker

Đá vôi : Các nhà máy xi măng (bao gồm cả khâu sản xuất clinker) khi hoạt động

đều được chính phủ cấp phép cho khai thác tại một khu vực mỏ đá vôi nhất định Xemphụ lục số 9,8,7 để biết thêm về tình hình vùng nguyên liệu đá vôi hiện tại của các nhàmáy xi măng Trong tương lai, lợi thế cạnh tranh thuộc về các nhà máy có vùng nguyênliệu lớn, dồi dào để khai thác

Phụ gia Pozzolana, quặng bôxít… ở Việt Nam khá dồi dào, do đó nhà sản xuất cóthể mua một cách dễ dàng hoặc xin phép khai thác mỏ đá (xem thêm phần phụ lục số9) Thạch cao tại Việt Nam không có vùng nguyên liệu, do đó phải nhập từ Lào, TháiLan, Campuchia, Trung Quốc Tại các nước này nguồn thạch cao phong phú và dư

Trang 12

thừa nên Việt Nam dễ dàng nhập Thạch cao từ các nước này, đặc biệt là Lào vàCampuchia nằm kề ngay biên giới Việt Nam.

Nhiên liệu than antraxit: dùng để đốt lò, nung clinker trữ lượng than của Việt

Nam khoảng 3,88 tỷ tấn, ngành công nghiệp than theo qui hoạch đến năm 2010 đạt côngsuất khoảng 20 triệu tấn Chắc chắn nguồn than sẽ đủ cung ứng cho ngành xi măng và

hỗ trợ ngành xi măng theo chỉ thị của Chính Phủ (43)

Điện : các nhà máy xi măng tiêu tốn 1 lượng điện khá lớn, hiện tại hầu hết các nhà

máy xi măng đều sử dụng nguồn điện quốc gia để sản xuất Từ 2003 Chính Phủ đãkhông hạn chế cấp điện cho sản xuất vào tạo mọi điều kiện để nguồn điện đủ đáp ứngcho sản xuất Theo qui hoạch ngành điện đến 2010 thì nguồn điện xây dựng mới sẽkhoảng 10.740MW và nhập khẩu 2.000MW từ Lào Dự báo toàn ngành xi măng sẽ tiêuthụ khoảng 4.500 triệu kwh vào năm 2010, chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng điện quốcgia

Các phụ tùng thay thế: chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị cho các

nhà máy xi măng Đây cũng là khó khăn cho các nhà máy vì phụ tùng thay thế mỗi lầnmua không nhiều, chỉ mua đơn lẻ nên giá mua cao thậm chí một số phụ tùng không

Hà Tiên 1 do có thời gian hoạt động lâu, đã mua hàng qua nhiều lần và có mốiquan hệ tốt với các nhà cung cấp trên thế giới nên không bị áp lực, Mặt khác Hà Tiên 1từng bước đồng bộ thiết bị theo chuẩn của một hãng, và cải tạo thiết bị theo công nghệmới nhất, hai dự án Bình phước và quận 9 sử dụng thiết bị cùng loại nên khi mua phụtùng thay thế theo kế hoạch cho cả ba nhà máy sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn, không bị áplực từ nhà sản xuất cung ứng

Các phụ tùng khác như gạch chịu lửa các thiết bị cơ đơn giản Việt Nam cũng đãsản xuất được với giá khá rẻ và chất lượng đạt yêu cầu Các ngành phụ trợ cho côngnghiệp xi măng tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển do đó việc tìm phụ tùng thaythế không phải là áp lực cao với ngành

3.5 Phân tích Khách hàng.

Khách hàng của các công ty xi măng có thể xét đến khách hàng là nhà phân phối(gồm nhà phân phối chính, nhà bán lẻ) và người sử dụng (người sử dụng dân dụng/cáctrạm bê tông tươi, các công ty xây dựng) Hiện tại các công ty xi măng phía nam thườngphân phối theo mô hình :

- Khách hàng là nhà phân phối (cửa hàng VLXD và NPPC):

Trang 13

Ngày càng có nhiều Nhãn hiệu mới tham gia thị trường, nhiều nhà cung cấp mới do

đó “Sức mạnh” thương lượng với nhà sản xuất của nhóm khách hàng này gia tăng, đặcbiệt đối với các nhà phân phối lớn - có tiềm lực về tài chính - hệ thống cửa hàng phânphối

Điều quan tâm nhất của đối tượng khách hàng này là lợi nhuận và các sản phẩm dễbán(có chất lượng- chất lượng thương hiệu, sản phẩm, chất lượng giá…)

Xu hướng hiện nay của đối tượng khách hàng này là đa dạng các nhãn hiệu xi măngkinh doanh và chọn kinh doanh các nhãn hiệu có mức lợi nhuận cao, nguồn lực của họdành cho các nhãn hiệu bị chia sẻ, lòng trung thành với nhà sản xuất, với thương hiệu sẽgiảm Sự trung thành với các nhãn hiệu giảm dần

Sự liên kết giữa những nhà phân phối chính lớn để áp lực lại với nhà sản xuất vềvấn đề giá, cung ứng…hoặc lũng đoạn thị trường, tẩy chay các nhà sản xuất nhà sản xuất

là nguy có lớn nhất Các nhà phân phối chính khu vực đông Nam bộ liên kết lại làm áplực với công ty xi măng Holcim – không đưa hàng ra thị trường, vào hồi đầu tháng01/2006 khi công ty này tăng giá bán và cắt giảm khuyến mại, chiết khấu cho hệthống phân phối, sau đó Holcim phải có nhượng bộ

Các nhà sản xuất đang có xu hướng thành lập nhiều nhà phân phối chính , giới hạncác nhà phân phối chính ở mức sản lượng vừa phải để hạn chế áp lực từ nhóm kháchhàng này Tuy nhiên, việc Việt Nam giai nhập WTO vào cuối năm nay sẽ tạo cơ hội chokhá nhiều tập đoàn bán lẻ phân phối vào Việt Nam chắc chắn ngành xi măng sẽ bị ảnhhưởng, hiện tại Metro Việt Nam đã bước đầu xâm nhập phân phối VLXD và đã kí hợpđồng phân phối xi măng Hà Tiên 1 và Holcim Biện pháp duy nhất để giảm áp lực từ nhàphân phối là các nhà sản xuất xi măng cần có chính sách thích hợp để gắn kết chặt chẽvới nhà phân phối hiện tại, tăng lòng trung thành của họ với nhà sản xuất và xây dựng hệthống phân phối đủ mạnh để không bị ảnh hưởng khi tập đoàn nước ngoài vào thị trườngViệt Nam

- Khách hàng là người sử dụng :

Người tiêu dùng dân dụng: Đặc điểm của nhóm khách hàng này : Xây dựng thường

là rất quan trọng với họ, xây dựng nhà cửa thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản củađối tượng khách hàng này nên việc chọn lựa xi măng thường là một khâu quan trọng.Quyết định chọn nhãn hiệu nào ảnh hưởng bởi tư vấn –giới thiệu của người bán(CH), nhà thầu xây dựng, và tư vấn thiết kế với các nhà biệt thự - công trình lớn

Ngày đăng: 23/12/2018, 18:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Công ty cổ phần Hà Tiên 1, http://www.hatien1.com.vn/ Link
8. Công ty chứng khoán Bảo Việt http://www.bvsc.com.vn 9. Báo cáo doanh thu và lợi nhuận, http://vietstock.vn/ Link
1. Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến Lược Cạnh Tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter, NXB Trẻ Khác
2. Hồ Đức Hùng, (2000), Phương pháp quản trị doanh nghiệp, Lưu hành nội bộ, trường Đại học Kinh Tế Tp,HCM Khác
3.Indochine research LTD (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu, Dự nghiên cứu các thương hiệu và thị trường xi măng Việt Nam Khác
4. Kotler, Phillip, (1997), Quản Trị Marketing, Người Dịch Vũ Trọng Hùng, NXB Thống Kê Khác
5. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến Lược Và Chính Sách Kinh Doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
6. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w